« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 58/2016/TT-BTC Quy định việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm tài sản


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH CHI TIẾT VIỆC SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC ĐỂ MUA SẮM NHẰM DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC, ĐƠN VỊ THUỘC LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN, ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI, TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI - NGHỀ NGHIỆP,.
- Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi Tiết thi hành một số Điều của Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu;.
- Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư quy định chi Tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp..
- Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, các tổ chức khoa học và công nghệ công lập (sau đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) khi sử dụng vốn nhà nước theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này để mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên..
- Nội dung mua sắm gồm:.
- a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của các cơ quan và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;.
- b) Mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ an toàn lao động, phòng cháy, chữa cháy;.
- c) Mua sắm phương tiện vận chuyển: Ô tô, xe máy, tàu, thuyền, xuồng và các phương tiện vận chuyển khác (nếu có);.
- e) Mua sắm các sản phẩm công nghệ thông tin gồm: Máy móc, thiết bị, phụ kiện, phần mềm và các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin khác, bao gồm cả lắp đặt, chạy thử, bảo hành (nếu có) thuộc dự án công nghệ thông tin sử dụng vốn sự nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;.
- i) Dịch vụ tư vấn bao gồm: Tư vấn lựa chọn công nghệ, tư vấn để lập, phân tích, đánh giá hồ sơ dự thầu và các dịch vụ tư vấn khác trong mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị;.
- l) Các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn khác được mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị..
- Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:.
- a) Mua sắm vật tư, trang thiết bị thuộc dự án đầu tư;.
- b) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện đặc thù, chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh;.
- c) Mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ tại nước ngoài để phục vụ hoạt động thường xuyên của các cơ quan Việt Nam ở nước ngoài;.
- d) Đối với việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng thuộc Danh Mục mua sắm tập trung cấp quốc gia và Danh Mục mua sắm tập trung của Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày.
- Các hình thức lựa chọn nhà thầu.
- Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt..
- Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định..
- Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ Điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu.
- nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm Mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ..
- Thu, chi trong hoạt động lựa chọn nhà thầu 1.
- e) Các nội dung chi khác phục vụ cho lựa chọn nhà thầu..
- Cơ quan, đơn vị khi tổ chức mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được sử dụng nguồn kinh phí quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này để chi phí cho quá trình đấu thầu, giải quyết các kiến nghị của nhà thầu.
- Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, người đứng đầu cơ quan khác ở trung ương quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý..
- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước thuộc phạm vi quản lý của địa phương..
- Thủ trưởng đơn vị dự toán các cấp quyết định việc mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đối với nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị thuộc phạm vi được cơ quan có thẩm quyền phân cấp.
- đồng thời được quyết định mua sắm các nội dung, danh Mục dự toán mua sắm có giá trị không quá 100 triệu đồng trong phạm vi dự toán đã được cơ quan có thẩm quyền giao..
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định việc mua sắm tài sản theo quy định tại Khoản 2 Điều 41 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP ngày 03/6/2009 của Chính phủ quy định quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước..
- Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 5 Thông tư này phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp mình theo quy định..
- Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ hoặc cơ quan, tổ chức được người có thẩm quyền quyết định lựa chọn làm bên mời thầu thực hiện phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu..
- Trách nhiệm thẩm định trong lựa chọn nhà thầu 1.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu:.
- a) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Sở Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;.
- b) Đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương thì Thủ trưởng cơ quan ở Trung ương quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;.
- c) Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ mà Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng dự toán mua sắm quyết định việc mua sắm theo quy định tại Điều 5 Thông tư này.
- thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu..
- Thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:.
- Bên mời thầu quyết định cơ quan, tổ chức, bộ phận làm nhiệm vụ thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và kết quả lựa chọn nhà thầu..
- KẾ HOẠCH LỰA CHỌN NHÀ THẦU Điều 9.
- Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ được cơ quan có thẩm quyền giao đầu năm và lập kế hoạch bổ sung đối với các Khoản dự toán mua sắm được giao bổ sung trong năm..
- Trường hợp chưa đủ Điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước..
- Trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu..
- Việc phân chia dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện, bảo đảm tính đồng bộ trong việc mua sắm và có quy mô gói thầu hợp lý.
- Nghiêm cấm việc chia lẻ gói thầu để thực hiện việc mua sắm theo các hình thức không phải đấu thầu hoặc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu không đúng quy định..
- Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có quyết định phê duyệt dự toán mua sắm hoặc đồng thời với quá trình lập dự toán mua sắm..
- Căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ 1.
- trang thiết bị, phương tiện làm việc hiện có cần thay thế, mua bổ sung, mua sắm mới phục vụ cho yêu cầu công việc..
- Quyết định mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ của cấp có thẩm quyền (quy định tại Điều 5 Thông tư này) hoặc kế hoạch, danh Mục dự toán mua sắm được cấp có thẩm quyền phê duyệt..
- Đề án mua sắm trang bị cho toàn ngành được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (nếu có)..
- Có nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư này..
- Dự toán mua sắm thường xuyên được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;.
- Nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu Nội dung của từng gói thầu bao gồm:.
- Tên gói thầu..
- Giá gói thầu..
- Khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:.
- b) Dự toán mua sắm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (gồm: chủng loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ, số lượng, đơn giá hoặc toàn bộ dự toán được bố trí để mua sắm một loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong năm);.
- d) Giá thị trường tại thời Điểm mua sắm được tham khảo từ thông tin chính thống do các nhà cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam công bố được khai thác qua mạng Internet;.
- đ) Giá của gói thầu mua sắm loại hàng hóa tương tự trong thời gian trước đó gần nhất, tối đa không quá 30 ngày..
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu..
- Thời gian bắt đầu tổ chức lựa chọn nhà thầu..
- Trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Bên mời thầu có trách nhiệm trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu lên người có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 6 Thông tư này xem xét phê duyệt.
- b) Phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này;.
- c) Phần công việc thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu bao gồm nội dung công việc và giá trị tương ứng hình thành các gói thầu được thực hiện theo một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Thông tư này.
- Trong phần này phải nêu rõ cơ sở của việc chia dự toán mua sắm thành các gói thầu.
- Đối với gói thầu không áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, trong văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ lý do áp dụng hình thức lựa chọn khác;.
- Tổng giá trị của phần này không được vượt tổng dự toán mua sắm được phê duyệt..
- Khi trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ phải gửi kèm bản chụp các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 10 Thông tư này..
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- Thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu là việc tiến hành kiểm tra, đánh giá các nội dung theo quy định tại các Điều 9, 10, 11 Thông tư này..
- Cơ quan, tổ chức được giao thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu lập báo cáo thẩm định trình người có thẩm quyền quyết định phê duyệt..
- Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
- chức lựa chọn nhà thầu hoặc đồng thời với quá trình phê duyệt dự toán mua sắm trong trường hợp đủ Điều kiện..
- CHỈ ĐỊNH THẦU, CHÀO HÀNG CẠNH TRANH, MUA SẮM TRỰC TIẾP, TỰ THỰC HIỆN VÀ LỰA CHỌN NHÀ THẦU TRONG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT.
- c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác.
- Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá đồng (một trăm triệu đồng)..
- a) Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;.
- Đối với gói thầu quy định tại Khoản 2 Điều 15:.
- b) Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa thông dụng (có nhiều người sử dụng và có nguồn cung cấp đảm bảo, ổn định), sẵn có trên thị trường (hàng hóa được giao ngay khi có nhu cầu mà không phải thông qua đặt hàng để thiết kế, gia công, chế tạo, sản xuất), có đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa (theo tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn quốc tế hoặc tiêu chuẩn nước ngoài) và tương đương nhau về chất lượng (có khả năng thay thế lẫn nhau do có cùng đặc tính kỹ thuật, tính năng sử dụng và các đặc tính khác)..
- b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền..
- Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ..
- Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại Khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ..
- MUA SẮM TRỰC TIẾP.
- Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự toán mua sắm hoặc thuộc dự toán mua sắm khác..
- Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:.
- b) Có văn bản phê duyệt dự toán mua sắm của cấp có thẩm quyền;.
- đ) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó;.
- e) Thời hạn từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng..
- Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó..
- Quy trình mua sắm trực tiếp.
- Tự thực hiện được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu..
- Quy trình lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
- Người có thẩm quyền lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo quy định tại Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Thông tư này.
- Căn cứ ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, người có thẩm quyền trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu..
- Bộ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện lựa chọn nhà thầu trong mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
- Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16 tháng 5 năm 2016 và thay thế Thông tư số 68/2012/TT-BTC ngày 26/4/2012 của Bộ Tài chính quy định việc đấu thầu để mua sắm tài sản