« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư 79/2005/TT-BNV Hướng dẫn chuyển xếp lương cân đối CBCNVC thay đổi công việc


Tóm tắt Xem thử

- 1- Cán bộ, công chức, viên chức có thay đổi công việc do được bầu cử, bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thôi giữ chức danh lãnh đạo.
- 1- Đối với cán bộ được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo theo nhiệm kỳ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ gồm Bộ trưởng và tương đương trở lên và cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây viết tắt là chức danh xếp lương chức vụ theo nhiệm kỳ)..
- a) Hiện giữ chức danh nào thì xếp lương chức vụ theo chức danh đó.
- nếu đồng thời giữ nhiều chức danh khác nhau thì xếp lương theo chức danh có hệ số lương chức vụ cao nhất;.
- nếu chưa xếp lương ở ngạch công chức, viên chức thì tùy từng trường hợp để bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư này..
- 3- Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện xếp lương theo ngạch công chức, viên chức hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành Tòa án, Kiểm sát (sau đây gọi chung là ngạch công chức, viên chức)..
- a) Làm công việc gì thì bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức đó.
- được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào thì xếp lương theo ngạch công chức, viên chức đó..
- d) Khi được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, thì giữ nguyên ngạch, bậc lương đang hưởng và hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo được đảm nhiệm.
- 5- Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn (cấp xã), các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thì được bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mới được đảm nhiệm.
- Chế độ tập sự hoặc thử việc khi chuyển công tác thực hiện theo quy định của pháp luật, thời gian tập sự hoặc thử việc (nếu có) này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác..
- 2- Cán bộ được bầu giữ chức danh chuyên trách cấp xã..
- Nếu hệ số lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách này thấp hơn hệ số lương của chức danh chuyên môn đang hưởng, thì được hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương chuyên môn đang hưởng.
- hệ số chêch lệch bảo lưu này giảm tương ứng khi cán bộ được xếp lương bậc 2 của chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm hoặc xếp lương ở chức danh chuyên trách khác cao hơn..
- d) Cán bộ chuyên trách cấp xã đang xếp lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách nhiệm kỳ đầu 9kể cả được bầu bổ sung), đến nhiệm kỳ thứ hai được tái cử (cùng chức danh) hoặc được bầu giữ chức danh káhoặc có cùng hệ số lương chức vụ thì khi có đủ 60 tháng hưởng lương bậc 1 tính từ nhiệm kỳ đầu được xếp lương vào bậc 2 ở chức danh chuyên trách hiện đảm nhiệm..
- đ) Cán bộ chuyên trách cấp xã được bầu giữ chức danh chuyên trách mới có hệ số lương chức vụ khác với hệ số lương chức vụ của chức danh chuyên trách đã đảm nhiệm trước đó (sau đây gọi là chức danh chuyên trách cũ), thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất ở chức danh chuyên trách mới (hiện đảm nhiệm).
- Nếu chức danh chuyên trách mới có hệ số lương bậc 2 thấp hơn hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ, thì được bảo lưu hệ số lương đang hưởng ở chức danh chuyên trách cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào bậc 2 của chức danh chuyên trách mới (hiện đảm nhiệm)..
- Trường hợp đang xếp lương bậc 1 ở chức danh chuyên trách cũ, mà chức danh chuyên trách cũ này có hệ số lương bậc 1 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 cao hơn so với hệ số lương bậc 1 của chức danh chuyên trách mới, thì được xếp vào bậc 1 ở chức danh chuyên trách mới.
- Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A được bầu giữ chức danh Thường trực Đảng ủy xã B từ ngày 01 tháng 11 năm 2004 và được xếp vào bậc 1 hệ số lương 1,95 của chức danh này.
- Do ông A đang xếp bậc 1 ở chức cũ mà chức danh cũ này có hệ số lương bậc 1 là 1,95 thấp hơn nhưng có hệ số lương bậc 2 là 2,45 cao hơn so với hệ số lương 2,15 (bậc 1) của chức danh mới (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã), nên kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2005 ông A được chuyển từ bậc 1 hệ số lương 1,95 của chức danh cũ (Thường trực Đảng ủy xã) vào bậc 1 hệ số lương 2,15 của chức danh mới (Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã).
- Nếu được bổ nhiệm vào ngạch khác thì phải chuyển ngạch cho phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mới đảm nhiệm..
- c) Trường hợp trước khi giữ chức danh chuyên trách cấp xã chưa xếp lương theo ngạch, bậc công chức, viên chức, thì căn cứ vào trình độ đào tạo chuyên ngành đã đạt được, nội dung công việc và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức để thực hiện bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống.
- Cách chuyển xếp lương khi được bổ nhiệm vào ngạch (từ ngạch chuyên viên và tương đương trở xuống) được tính như sau:.
- Tính từ bậc 1 của ngạch được bổ nhiệm và thời gian giữ chức danh chuyên trách cấp xã có đóng bảo hiểm xã hội (không nhất thiết phải cùng chức danh và nếu có thời gian giữ chức danh chuyên trách đứt quãng mà chưa được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) để xếp vào bậc lương trong ngạch được bổ nhiệm (theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên ở ngạch đó).
- Nếu hệ số lương cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu dó) được xếp ở ngạch được bổ nhiệm thấp hơn hệ số lương chức vụ đang hưởng ở chức danh chuyên trách cấp xã, thì được bảo lưu hệ số lương chức vụ đang hưởng ở chức danh chuyên trách cấp xã đó trong 6 tháng, sau đó xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm.
- Trường hợp đang trong thời gian 6 tháng bảo lưu lương mà tính xếp lương ở ngạch được bổ nhiệm có hệ số lương bằng hoặc cao hơn hệ số lương chức vụ đang được bảo lưu thì thôi hưởng bảo lưu lương chức vụ để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm..
- đến ngày 01 tháng 10 năm 2004 được chuyển xếp vào bậc 1 hệ số lương mới 2,15.
- Do bà B có trình độ trung cấp và đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch cán sự nên được bổ nhiệm vào ngạch cán sự và được tính xếp lương vào ngạch cán sự như sau: Tính từ ngày 01 tháng 12 năm 2001 (ngày giữ chức danh Phó Bí thư Đảng ủy xã) bà B được xếp vào bậc 1 ngạch cán sự, đến ngày 01 tháng 12 năm 2003 (sau đủ 2 năm và trong thời gian này bà B luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật), bà B được tính xếp lên 1 bậc (2 năm/1 bậc) vào bậc 2 hệ số lương mới 2,06 ngạch cán sự.
- Do hệ số lương bà B đang hưởng khi là Phó Bí thư Đảng ủy xã (2,15) cao hơn hệ số lương 2,06 được xếp ở ngạch cán sự, nên bà B được hưởng bảo lưu hệ số lương 2,15 trong 6 tháng (kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2005 đến hết tháng 2 năm 2006).
- Nhưng đến ngày 01 tháng 12 năm 2005 (khi chưa hết thời gian 6 tháng bảo lưu) bà B đủ điều kiện để nâng bậc lương ở ngạch cán sự lên bậc 3 hệ số lương 2,26 cao hơn so với hệ số lương đang được bảo lưu (2,15) nên bà B thôi hưởng bảo lưu lương chức vụ (2,15) để xếp lương vào bậc 3 hệ số lương 2,26 ngạch cán sự.
- d) Trường hợp thôi giữ chức danh chuyên trách cấp xã do được bầu giữ chức danh theo nhiệm kỳ thuộc diện xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ, thì được bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức danh bầu cử được đảm nhiệm.
- việc xếp lương khi bổ nhiệm vào ngạch công chức hành chính thực hiện theo hướng dẫn tại điểm a, b và c khoản 3 này..
- 4- Cán bộ, công chức, viên chức nâng ngạch..
- Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
- nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ (riêng trường hợp có ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 mà tại thời điểm ngày 01 tháng 10 năm 2004 có hệ số lương cũ ở ngạch cũ thấp hơn hệ số lương cũ ở ngạch được bổ nhiệm, khi tính chuyển xếp sang lương mới có hệ số lương mới ở ngạch cũ cao hơn hệ số lương mới ở ngạch được bổ nhiệm, thì thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2004)..
- b) Trường hợp khi nâng ngạch mà đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch cũ chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch được bổ nhiệm..
- Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch.
- Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm theo quy định tại điểm b này, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm thấp hơn so với hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ, thì kể từ ngày bổ nhiệm vào ngạch được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảolưu cho bằng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ.
- Hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch được bổ nhiệm hoặc được nâng ngạch khác cao hơn..
- Căn cứ vào hệ số lương 4,98 ở bậc cuối cùng trong ngạch chuyên viên (ngạch cũ) chuyển xếp vào hệ số lương cao hơn gần nhất la 5,08 bậc 3 ngạch chuyên viên chính (ngạch được bổ nhiệm).
- Do chênh lệch giữa hệ số lương 5,08 được xếp ở ngạch chuyên viên chính so với hệ số lương 4,98 (bậc cuối cùng) ở ngạch chuyên viên là nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề (0,33) ở ngạch chuyên viên, nên thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch chuyên viên chính của ông C được tính kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2005 (ngày tính hưởng 6% phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch chuyên viên).
- Đồng thời do hệ số lương 5,08 được xếp ở ngạch chuyên viên chính thấp hơn so với hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch chuyên viên (4,98 + 6%VK), nên kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 (ngày được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính) ông C được hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu là VK – 5,08).
- Khi ông C được nâng bậc lương (bậc 3 lên bậc 4) ở ngạch chuyên viên chính thì do hệ số lương tăng thêm khi nâng bậc là 0,34 lớn hơn hệ số chêch lệch bảo lưu (0,20) đang hưởng, nên ông C thôi hưởng hệ số chêch lệch bảo lưu 0,20 này..
- 5- Cán bộ, công chức, viên chức chuyển ngạch..
- a) Trường hợp chuyển ngạch mà được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ (ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương), thì chuyển ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới được bổ nhiệm..
- b) Trường hợp chuyển ngạch mà được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số bậc lương cao hơn so với hệ số cùng bậc lương đang giữ ở ngạch cũ (nhóm 3 vào nhóm 2.
- c) Trường hợp chuyển ngạch mà được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số bậc lương thấp hơn so với hệ số cùng bậc lương đang giữ ở ngạch cũ (nhóm 2 vào nhóm 3.
- nhóm 1 vào nhóm 2, nhóm 1 hoặc nhóm 2 vào nhóm 3), thì chuyển ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ (kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ) sang ngạch mới được bổ nhiệm.
- Đồng thời được hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng ở ngạch cũ.
- hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch được bổ nhiệm hoặc được nâng ngạch..
- a) Chuyển xếp hệ số lương cấp hàm đang hưởng vào hệ số lương của ngạch, bậc công chức, viên chức được bổ nhiệm kể từ ngày chuyển công tác như sau:.
- Trường hợp theo vị trí công việc mới được đảm nhiệm và có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức, thì căn cứ vào hệ số lương cấp hàm đang hưởng chuyển xếp vào hệ số lương ở ngạch được bổ nhiệm theo bảng sau:.
- Hệ số lương cấp hàm đang hưởng (sĩ quan quân đội, sĩ quan và hạ sĩ.
- Hệ số lương của ngạch được bổ nhiệm (tính theo chế độ tiền lương tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP).
- Ngạch công chức, viên chức (nếu có đủ tiêu chuẩn.
- Hệ số lương trong ngạch.
- Trường hợp theo vị trí công việc mới được đảm nhiệm và theo tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức mà được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức cùng loại nhưng ở nhóm 2 hoặc nhóm 3 (nhóm có hệ số bậc lương thấp hơn so với hệ số cùng bậc lương nhóm 1) hoặc được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức thấp hơn so với ngạch công chức, viên chức ghi ở cột 2 bảng chuyển xếp này, thì được xếp vào hệ số lương bằng hoặc thấp hơn gần nhất trong ngạch được bổ nhiệm so với hệ số lương ghi ở cột 4 bảng chuyển xếp này..
- Hệ số chênh lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật khi chuyển công tác được xác định bằng chênh lệch giữa hệ số lương cấp hàm (hoặc hệ số nâng lương lần 1 hoặc lần 2) đang hưởng khi chuyển công tác so với hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được chuyển xếp ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại diểm a khoản 6 này..
- Hệ số chêch lệch bảo lưu nêu tại điểm b này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) được hưởng tối thiểu 18 tháng kể từ ngày chuyển công tác.
- Trong thời gian hưởng bảo lưu lương (theo quy định tại điểm b này) thì hệ số chêch lệch bảo lưu giảm.
- tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch được bổ nhiệm hoặc được nâng ngạch..
- a) Chuyển xếp hệ số lương chuyên môn kỹ thuật đang hưởng vào hệ số lương của ngạch, bậc công chức, viên chức được bổ nhiệm kể từ ngày chuyển công tác theo 2 bước sau:.
- Bước 1: Căn cứ vào hệ số lương chuyên môn kỹ thuật đang hưởng trừ đi hệ số tiền lương chênh lệch cao hơn giữa tiền lương của chức danh chuyên môn kỹ thuật so với tiền lương của công chức, viên chức theo bảng sau:.
- Chức danh chuyên môn kỹ.
- Hệ số chênh lệch trừ đi giữa tiền lương của chức danh chuyên môn kỹ thuật so với tiền lương của công chức, viên chức (tính.
- lên (công chức, viên chức loại A1,.
- Nếu được bổ nhiệm.
- vào công chức, viên.
- Nếu được bổ nhiệm vào ngạch cán sự.
- chức, viên chức loại B).
- Nếu được bổ nhiệm vào ngạch nhân viên (công chức,.
- viên chức loại C).
- 2- Loại trung cấp Không được bổ nhiệm vào các.
- Không được bổ nhiệm vào.
- Bước 2: Căn cứ vào kết quả hệ số lương của phép trừ nêu trên, thực hiện chuyển xếp vào bậc có hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất trong ngạch được bổ nhiệm (trường hợp hệ.
- số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch được bổ nhiệm thấp hơn so với hệ số lương của phép trừ nêu trên thì được xếp vào bậc lương cuối cùng trong ngạch được bổ nhiệm đó)..
- Hệ số chêch lệch bảo lưu theo quy định của pháp luật khi chuyển công tác được xác định bằng chênh lệch giữa hệ số lương chuyên môn kỹ thuật cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) đang hưởng khi chuyển công tác so với hệ số lương cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được chuyển xếp ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại điểm a, khoản 7 này..
- Thời gian hưởng bảo lưu lương và mức giảm hệ số chênh lệch bảo lưu nêu tại điểm b này được thực hiện như hướng dẫn tại điểm b khoản 6 mục III Thông tư này (thực hiện như đối với sĩ quan chuyển công tác)..
- Căn cứ vào vị trí công việc mới được đảm nhiệm và tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức, viên chức, nếu được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch đã được xếp trước khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp) thì xếp lương theo ngạch đó.
- Hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm khi chuyển công tác được thực hiện như sau:.
- Căn cứ vào hệ số lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức trước khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp (nếu hệ số lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức theo hệ số lương cũ trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 thì chuyển đổi sang hệ số lương mới tương ứng) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm.
- Thời gian giữ bậc lương đã được xếp ở ngạch, bậc công chức, viên chức cho đến khi giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp cộng với thời gian giữ chức vụ quản lý doanh nghiệp (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) được tính để nâng bậc lương lần sau hoặc để xếp lên bậc lương cao hơn hoặc tính hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch được bổ nhiệm theo chế độ nâng bậc lương thường xuyên và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch được bổ nhiệm đó..
- Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo quy định tại điểm a này, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương chức vụ quản lý doanh nghiệp đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác, thì tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào tương quan tiền lương nội bộ, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét , quyết định cho hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu..
- Nếu được hưởng hệ số chêch lệch bảo lưu, thì hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch bổ nhiệm (khi chuyển công tác) hoặc khi được nâng ngạch..
- Trong thời gian chưa có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Nội vụ thì tạm thời giữ nguyên hệ số lương chức vụ quản lý doanh nghiệp đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác..
- a) Căn cứ vào hệ số lương theo chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ đang hưởng tại thời điểm chuyển công tác (sau đây gọi là hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ) để chuyển xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm (ngạch tương đương hoặc ngạch thấp hơn so với ngạch cũ đã được xếp trong công ty Nhà nước).
- Thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch công chức, viên chức mới được bổ nhiệm so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức.
- nếu nhỏ hơn chênh lệch giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ..
- b) Trường hợp trong thời gian làm việc ở công ty Nhà nước mà xếp lương chưa đúng với quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền tại các thời điểm tương ứng, thì phải xếp lại lương cho phù hợp, sau đó mới thực hiện chuyển xếp lương vào ngạch bậc công chức, viên chức được bổ nhiệm theo hướng dẫn tại điểm a khoản 9 này..
- Chuyên gia cao cấp và nghệ nhân trong công ty Nhà nước được chuyển công tác vào làm việc trong cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thì tùy từng trường hợp cụ thể Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét, bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức cho phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc được đảm nhiệm.
- Nếu có trình độ đại học trở lên thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch chuyên viên và tương đương (loại A1).
- nếu có trình độ cao đẳng thì bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức loại A0.
- Việc chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm được căn cứ vào thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội theo thang lương, bảng lương do Nhà nước quy định (trừ thời gian tập sự hoặc thử việc khi tuyển dụng lần đầu vào làm việc ở cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hoặc ở công ty Nhà nước) để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo cách tính sau:.
- Tính từ bậc 1 của ngạch được bổ nhiệm, cứ sau mỗi khoảng thời gian 3 năm (đủ 36 tháng) đối với các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 và cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 năm (đủ 24 tháng) đối với các ngạch công chức, viên chức từ loại B trở xuống (nếu có thời gian đứt quãng mà chưa hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì được cộng dồn) được xếp lên 1 bậc lương trong ngạch được bổ nhiệm.
- Sau khi quy đổi thời gian để xếp vào bậc lương trong ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm nêu trên, nếu có số tháng chưa đủ 36 tháng (đối với công chức, viên chức loại A0 và loại A1) hoặc chưa đủ 24 tháng (đối với công chức, viên chức từ loại B trở xuống), thì số tháng này được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) trong ngạch được bổ nhiệm..
- b) Trường hợp không làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo đúng chuyên ngành đã được đào tạo, thì thực hiện bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch công chức, viên chức cho phù hợp với vị trí và chuyên môn, nghiệp vụ của công việc mới được đảm nhiệm.
- Cách chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm đối với các trường hợp này thực hiện như cách chuyển xếp lương hướng dẫn tại điểm a khoản 10 này..
- c) Sau khi chuyển xếp lương vào ngạch công chức, viên chức được bổ nhiệm theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 10 này, nếu hệ số lương được xếp ở ngạch được bổ nhiệm cộng với phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) thấp hơn so với hệ số lương đang hưởng (theo thang lương, bảng lương trong công ty Nhà nước) tại thời điểm chuyển công tác, thì tùy từng trường hợp cụ thể và căn cứ vào tương quan tiền lương nội bộ, Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức xem xét quyết định cho hưởng thêm hệ số chêch lệch bảo lưu.
- Nếu được hưởng hệ số chêch lệch bảo lưu, thì hệ số chêch lệch bảo lưu này (được tính tròn số sau dấu phẩy 2 số) giảm tương ứng khi cán bộ, công chức, viên chức được nâng bậc lương hoặc được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung trong ngạch được bổ nhiệm (khi chuyển công tác) hoặc khi được nâng ngạch..
- 4- Việc bổ nhiệm và xếp lương vào ngạch đối với cán bộ, công chức, viên chức khi thay đổi công việc và các trường hợp chuyển công tác quy định tại Thông tư này được thực hiện theo phân cấp hiện hành.