« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh


Tóm tắt Xem thử

- công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg.
- Căn cứ Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ như sau: Chương 1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Điều 1.
- Thông tư này hướng dẫn một số nội dung của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg) bao gồm: Lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được tạo thành từ việc thực hiện các hoạt động lâm sinh (sau đây gọi tắt là dự án lâm sinh)..
- Dự án lâm sinh đã bao gồm cả thiết kế kỹ thuật, nội dung cụ thể đến từng lô tác nghiệp và đặc thù của công trình đầu tư lâm sinh.
- Chương 2 LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT DỰ ÁN LÂM SINH.
- Điều kiện lập dự án lâm sinh Việc lập dự án lâm sinh phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 4 của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
- Nội dung công việc chuẩn bị lập dự án.
- d) Thu thập các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến hoạt động lâm sinh..
- Việc khảo sát thực bì có nội dung khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại dự án lâm sinh.
- Khảo sát thực bì đối với Dự án trồng rừng: xác định cấp thực bì, chiều cao, mật độ.
- Khảo sát thực bì đối với Dự án nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng: xác định trạng thái rừng, tổ thành, mật độ, chiều cao cây gỗ và cây tái sinh, lập biểu tổng hợp trữ lượng gỗ.
- Khảo sát thực bì đối với Dự án cải tạo rừng: xác định trạng thái rừng, tổ thành, mật độ, chiều cao cây gỗ, khả năng tận thu lâm sản..
- đ) Khảo sát các yếu tố tự nhiên: Địa hình, độ cao, độ dốc, cự ly đi làm, cự ly vận chuyển cây con cho từng lô trong dự án.
- e) Điều tra khảo sát các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa trong vùng dự án;.
- Công tác nội nghiệp a) Xác định biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho từng lô trong dự án lâm sinh.
- c) Tính chi phí đầu tư bình quân/ha theo từng lô của dự án, chi phí cho toàn bộ dự án trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật, giá nhân công, vật tư tại địa phương và thời điểm lập dự án.
- d) Lập kế hoạch tác nghiệp và chi phí cho từng năm thực hiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc dự án theo từng nội dung hoạt động.
- đ) Xây dựng bản đồ thành quả thiết kế kỹ thuật các hoạt động lâm sinh theo tỷ lệ qui định.
- e) Xây dựng báo cáo thuyết minh dự án lâm sinh..
- Lập dự án Chủ đầu tư có trách nhiệm lập hoặc thuê các tổ chức tư vấn lập dự án, bao gồm: 1.
- Bản thuyết minh dự án lâm sinh (theo mẫu tại phụ lục 1 ban hành kèm theo thông tư này).
- Hệ thống biểu kèm theo Dự án lâm sinh (theo mẫu tại phụ lục 2 ban hành kèm theo thông tư này) 3.
- Bản đồ tác nghiệp lâm sinh..
- Nội dung chủ yếu của thuyết minh dự án lâm sinh.
- Khái quát chung về dự án.
- a) Chủ quản đầu tư b) Chủ đầu tư c) Chủ sử dụng đất d) Tên dự án: Xác định rõ loại dự án lâm sinh là trồng rừng, nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, xây dựng nguồn giống cây rừng..
- đ) Xuất xứ hình thành Dự án: Nêu rõ dự án lâm sinh là một bộ phận của dự án phát triển lâm nghiệp (dự án ô) đã được phê duyệt (số quyết định, ngày.
- cấp phê duyệt) hay dự án độc lập được lập trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt.
- e) Mục tiêu: Xác định rõ mục tiêu của dự án lâm sinh (mục đích phòng hộ, đặc dụng, sản xuất hay xây dựng nguồn giống) cần đạt được về chất lượng rừng, chất lượng nguồn cung cấp giống.
- h) Cơ sở pháp lý và tài liệu sử dụng liên quan đến lập dự án lâm sinh.
- Nội dung dự án a) Các hoạt động của dự án;.
- b) Kết quả đạt được của dự án;.
- c) Thời gian thực hiện dự án;.
- Đề xuất, kiến nghị Những đề xuất, kiến nghị của Chủ đầu tư liên quan đến việc thẩm định, phê duyệt và thực thi dự án.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và Bản đồ thiết kế kỹ thuật (bản đồ tác nghiệp) lâm sinh.
- Tổ chức, cá nhân lập dự án và chủ đầu tư đồng xác nhận trên bản đồ thành quả của dự án lâm sinh.
- Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án lâm sinh Hồ sơ trình thẩm định, phê duyệt dự án lâm sinh gồm: 1.
- Tờ trình thẩm định, phê duyệt dự án (theo mẫu tại phụ lục 4 ban hành kèm theo thông tư này.
- Dự án lâm sinh, có ký tên, đóng dấu của chủ đầu tư và tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án.
- bản đồ tác nghiệp lâm sinh (bản chính);.
- Biên bản nghiệm thu ngoại nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);.
- Biên bản nghiệm thu nội nghiệp giữa Chủ đầu tư với tổ chức, cá nhân tư vấn lập dự án (bản chính);.
- Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án lâm sinh 1.
- Đối với các Bộ, ngành khác có dự án lâm sinh cơ quan được Bộ, ngành giao thẩm định có báo cáo thẩm định và trình Bộ, ngành đó ra quyết định;.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã thẩm định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Bộ, ngành có dự án lâm sinh phải ra quyết định phê duyệt dự án lâm sinh và trả kết quả cho các tổ chức cá nhân đứng đơn.
- Chương 3 THỰC HIỆN, NGHIỆM THU DỰ ÁN LÂM SINH.
- Thực hiện dự án lâm sinh.
- Sau khi dự án được phê duyêt, Chủ đầu tư chủ động xây dựng kế hoạch chi tiết, bố trí các nguồn lực để thực hiện dự án.
- Việc thực hiện dự án tuân thủ theo kế hoạch và thiết kế dự án đã được phê duyệt.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm toàn bộ về tiến độ, chất lượng, khối lượng thực hiện dự án.
- Nếu dự án có nhiều công đoạn thì phải kết thúc việc nghiệm thu sơ bộ, lập biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công đoạn trước mới được triển khai thực hiện công đoạn kế tiếp;.
- Giữa bên nhận khoán và chủ đầu tư phải có sự kết hợp chặt chẽ để không ảnh hưởng đến thời vụ và tiến độ thực hiện công việc theo kế hoạch của dự án;.
- Việc thanh toán trong quá trình thực hiện dự án được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính về việc quản lý, thanh toán, quyết toán dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh.
- Nghiệm thu hàng năm đối với từng hoạt động trong quá trình thực hiện dự án lâm sinh.
- Việc nghiệm thu hàng năm là kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch đã được phê duyệt trong dự án lâm sinh nhằm xác định kết quả đã đạt được, làm cơ sở để thanh quyết toán khối lượng thực hiện giữa Chủ đầu tư và nhà thầu hoặc người nhận khoán theo hợp đồng.
- Nghiệm thu hàng năm chỉ áp dụng đối với dự án lâm sinh có thời gian thực hiện dự án trên 01 năm (dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, làm giàu rừng, cải tạo rừng)..
- b) Hội đồng nghiệm thu tiến hành nghiệm thu tại hiện trường tác nghiệp dự án.
- c) Đối với các hạng mục lâm sinh có nhiều hoạt động liên tục kế thừa nhau, có thể nghiệm thu qua nhiều bước.
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thành lập hội đồng nghiệm thu và tổ chức nghiệm thu hàng năm đối với từng hạng mục thực hiện trong dự án lâm sinh.
- Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm lập báo cáo kết quả nghiệm thu trình Chủ đầu tư, làm cơ sở cho việc thanh quyết toán những nội dung đã hoàn tất trong quá trình thực thi dự án.
- Trình tự nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh.
- Khi kết thúc dự án lâm sinh, Chủ đầu tư thành lập Hội đồng nghiệm thu gồm các thành phần như sau: a) Đại diện chủ đầu tư (lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật, kế toán, cán bộ giám sát thực thi dự án).
- Hội đồng nghiệm thu thực hiện nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh theo nội dung, phương pháp hướng dẫn tại Thông tư này và báo cáo kết quả nghiệm thu và các đề xuất kiến nghị lên Chủ đầu tư dự án lâm sinh xem xét và phê duyệt kết thúc dự án.
- 3) Hồ sơ nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh bao gồm:.
- a) Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu.
- b) Dự án đầu tư xây dựng công trình lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- c) Hồ sơ nghiệm thu hàng năm giữa Chủ đầu tư và bên nhận khoán (đối với dự án thực hiện trên 01 năm);.
- d) Báo cáo kết quả thực hiện dự án kèm theo các văn bản xác nhận khối lượng, chất lượng hoàn thành theo từng năm kế hoạch của Chủ đầu tư đối với dự án lâm sinh (đối với dự án thực hiện trên 01 năm);.
- e) Báo cáo kết quả thực hiện dự án lâm sinh của Chủ đầu tư.
- Đánh giá mức độ hoàn thành so với mục tiêu, yêu cầu của dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho giai đoạn tiếp theo đối với từng lô rừng đã hình thành..
- Yêu cầu đối với nghiệm thu kết thúc dự án.
- Xác định giá trị tài sản của công trình đầu tư lâm sinh: Diện tích rừng được hình thành qua đầu tư công trình lâm sinh tương đương giá trị Nhà nước đã đầu tư (không kể phần bị mất do thiên tai bất khả kháng - có văn bản xác nhận).
- Tất cả các dự án lâm sinh đều phải tổ chức nghiệm thu tại thực địa..
- Việc nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh đối với từng loại dự án lâm sinh thực hiện theo nội dung và phương pháp quy định tại các Điều 14, Điều 15 và Điều 16 của thông tư này..
- Kết quả nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh được tổng hợp và lập thành biên bản (theo mẫu qui định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này)..
- Nội dung, phương pháp nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh đối với dự án trồng rừng, dự án cải tạo rừng, làm giầu rừng, xây dựng nguồn giống cây rừng 1.
- Nghiệm thu về khối lượng.
- a) Xem xét kết quả thực hiện khối lượng công việc thông qua các Biên bản nghiệm thu hàng năm của Chủ đầu tư..
- Nghiệm thu về chất lượng: a) Đối với trồng rừng toàn diện: Phương pháp nghiệm thu: Dùng phương pháp rút mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra, tỷ lệ lô rút mẫu là 10% tổng số lô trong dự án cho một giải pháp tác động.
- Nghiệm thu kết thúc dự án khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng.
- Nghiệm thu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có tác động biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
- a) Nghiệm thu về khối lượng.
- c) Tiêu chí nghiệm thu.
- Nghiệm thu kết thúc dự án nuôi dưỡng rừng.
- Dự án nuôi dưỡng rừng được thực hiện trọn trong năm, kết quả nghiệm thu hàng năm cũng là kết quả nghiệm thu kết thúc dự án..
- Phúc tra nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh 1.
- Phúc tra nghiệm thu: Là kiểm tra lại kết quả nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh.
- Phúc tra nghiệm thu thực hiện sau khi hoàn thành nghiệm thu kết thúc dự án hoặc nghiệm thu hàng năm đối với dự án lâm sinh.
- Hồ sơ phúc tra nghiệm thu a) Dự án phát triển lâm nghiệp(dự án ô), hoặc quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của địa phương đã được phê duyệt.
- b) Dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- d) Biên bản nghiệm thu kết thúc dự án lâm sinh của Chủ đầu tư.
- đ) Báo cáo kết quả thực hiện dự án lâm sinh của Chủ đầu tư.
- b) Nội dung và phương pháp phúc tra nghiệm thu chất lượng thực hiện như đối với nghiệm thu kết thúc dự án..
- Đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn trong hoạt động xây dựng công trình lâm sinh: Cơ sở đào tạo là các Trường Đại học, Cao đẳng chuyên ngành lâm nghiệp và các trường dạy nghề có chuyên ngành lâm nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc các tổ chức được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ) tổ chức đào tạo và cấp chứng nhận đào tạo hành nghề tư vấn lập dự án lâm sinh.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh và các Chủ đầu tư dự án lâm sinh có tỷ lệ rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng cao (>.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh hoặc Chủ đầu tư dự án lâm sinh (đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước) có tỷ lệ rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng thấp (<70% đối với rừng trồng trên cạn hoặc <50 % đối với rừng trồng trên đất ngập mặn) phải kiểm điểm và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra các cấp, các ngành thuộc địa phương thực hiện tốt Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ và các qui định hướng dẫn tại Thông tư này.
- Chủ đầu tư thực hiện Giám sát và đánh giá đầu tư công trình lâm sinh: theo qui định tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày của Chính phủ về Giám sát và đánh giá đầu tư.