« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư liên tịch 05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Hướng dẫn tổ chức phiên tòa trực tuyến


Tóm tắt Xem thử

- QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH TỔ CHỨC PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp liên tịch quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành tổ chức phiên tòa trực tuyến..
- Thông tư liên tịch này quy định chi tiết và hướng dẫn việc xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến.
- yêu cầu đối với phiên tòa trực tuyến.
- trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
- chuẩn bị phiên tòa trực tuyến.
- phiên tòa trực tuyến..
- Thông tư liên tịch này áp dụng đối với cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến phiên tòa trực tuyến..
- Điểm cầu trung tâm là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án tại trụ sở Tòa án hoặc địa điểm do Tòa án lựa chọn, được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT- TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án, có sự tham gia của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật và bảo đảm các yêu cầu về trang thiết bị công nghệ hỗ trợ tổ chức phiên tòa trực tuyến..
- Điểm cầu thành phần là không gian tổ chức phiên tòa xét xử vụ án do Tòa án tổ chức hoặc chấp nhận, có sự tham gia của các chủ thể và được tổ chức theo quy định của Thông tư liên tịch này..
- người tham gia tố tụng khác.
- Xem xét, quyết định mở phiên tòa trực tuyến.
- Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường thì trong thời hạn chậm nhất 07 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét giải quyết như sau:.
- a) Đánh giá vụ án có thuộc hay không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;.
- c) Đối với vụ án hình sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến;.
- d) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà có đương sự, bị hại tham gia tố tụng nhận là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và không đủ điều kiện kỹ thuật, công nghệ tham gia phiên tòa trực tuyến, thì Tòa án giải thích cho đương sự, bị hại biết họ có quyền đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước xem xét, thụ lý vụ việc và hỗ trợ việc tham gia phiên tòa trực tuyến đồng thời thông báo cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước biết để liên hệ..
- Đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, thì trong thời hạn chậm nhất 02 ngày, trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa phải xem xét giải quyết như sau:.
- a) Đánh giá vụ án có thuộc hoặc không thuộc trường hợp được tổ chức phiên tòa trực tuyến quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 33/2021/QH15 ngày 12 tháng 11 năm 2021 của Quốc hội;.
- c) Đối với vụ án hình sự thì phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử có ý kiến về việc mở phiên tòa trực tuyến..
- Việc mở phiên tòa trực tuyến phải được ghi rõ trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử về điểm cầu trung tâm và số lượng điểm cầu thành phần..
- Yêu cầu đối với các điểm cầu.
- Phòng xử án tại điểm cầu trung tâm được tổ chức theo quy định tại Thông tư số 01/2017/TT-TANDTC ngày 28/7/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định về phòng xử án và bảo đảm một số yêu cầu cụ thể như sau:.
- b) Phòng xử án trang bị các thiết bị phục vụ phiên tòa trực tuyến như sau: Hệ thống chiếu sáng.
- thiết bị hiển thị hình ảnh tại điểm cầu trung tâm và các điểm cầu thành phần phiên tòa trực tuyến.
- thiết bị camera ghi hình toàn bộ diễn biến phiên tòa.
- máy chiếu vật thể dùng để trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa.
- Phiên tòa trực tuyến chỉ được kết nối tối đa không quá 03 điểm cầu thành phần và phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:.
- a) Đối với phiên tòa dân sự, hành chính phải bảo đảm không gian tại điểm cầu lịch sự, nghiêm túc, yên tĩnh.
- các thiết bị điện tử phù hợp bảo đảm việc truyền âm thanh và hình ảnh tại phiên tòa được thực hiện rõ nét, không gián đoạn;.
- b) Đối với phiên tòa hình sự mà có đương sự không tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ hoặc điểm cầu trung tâm thì điểm cầu thành phần mà đương sự đó tham gia phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;.
- c) Đối với phiên tòa hình sự mà điểm cầu thành phần đặt tại cơ sở giam giữ thì phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
- Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, vận hành và quản lý hệ thống tổ chức phiên tòa trực tuyến phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu theo quy định của Tòa án nhân dân tối cao trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này..
- Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, vận hành và quản lý hệ thống phiên tòa trực tuyến tại cơ sở giam giữ phải bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, dữ liệu theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng..
- CHUẨN BỊ PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN.
- Trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến Trong thời hạn 03 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục thông thường, 01 ngày đối với vụ án giải quyết theo thủ tục rút gọn, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án quy định tại điểm c khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 3 của Thông tư liên tịch này, Viện kiểm sát phải có văn bản trả lời về việc mở phiên tòa trực tuyến và giải quyết như sau:.
- Trường hợp Viện kiểm sát đồng ý mở phiên tòa trực tuyến mà xét thấy cần thiết phải cử người tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần thì phải ghi rõ họ và tên của người được cử.
- Kiểm sát viên được cử tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần giúp việc cho Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại điểm cầu trung tâm;.
- Trường hợp Viện kiểm sát không đồng ý mở phiên tòa trực tuyến thì phiên tòa được tổ chức theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự..
- Trách nhiệm của cơ sở giam giữ trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến 1.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử mà cơ sở giam giữ xét thấy không thể trích xuất bị cáo đến địa điểm do Tòa án quyết định thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ của mình.
- Nếu Tòa án chấp nhận việc tổ chức điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ thì thông báo cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử biết về việc thay địa điểm tổ chức điểm cầu thành phần.
- Trường hợp triệu tập người tham gia tố tụng tại điểm cầu này thì gửi lại giấy triệu tập ghi rõ địa điểm phiên tòa..
- Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại cơ sở giam giữ..
- Trách nhiệm của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước trong việc tổ chức phiên tòa trực tuyến.
- Trường hợp vụ án hình sự, dân sự, hành chính có đương sự, bị hại là đối tượng thuộc diện được trợ giúp pháp lý và có yêu cầu trợ giúp pháp lý thì Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phải bảo đảm điều kiện kỹ thuật, công nghệ, không gian tổ chức theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này và có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do mình bố trí..
- Văn bản đề nghị Tòa án cho phép tổ chức điểm cầu thành phần do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí phải được gửi ngay cho Tòa án sau khi có đề nghị của đương sự, bị hại..
- Phối hợp với Tòa án bố trí điểm cầu thành phần tại điểm cầu do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước bố trí..
- Triệu tập tham gia phiên tòa trực tuyến.
- Tòa án triệu tập người tham gia tố tụng tham gia phiên tòa trong đó ghi rõ điểm cầu mà họ tham gia..
- Đối với người tham gia tố tụng được triệu tập tham gia phiên tòa tại điểm cầu thành phần, giấy triệu tập phải ghi rõ yêu cầu khi tham gia phiên tòa theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch này..
- PHIÊN TÒA TRỰC TUYẾN Điều 10.
- Thành phần tham gia.
- Tại điểm cầu trung tâm, thành phần tham gia bắt buộc gồm Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên được phân công giải quyết vụ án..
- người bào chữa, người tham gia tố tụng khác (nếu có) tham gia tại điểm cầu trung tâm nếu họ lựa chọn hoặc Tòa án triệu tập..
- Trường hợp phiên tòa được tổ chức công khai thì Tòa án có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết để cá nhân, cơ quan, tổ chức tham dự phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật..
- Tại điểm cầu thành phần:.
- a) Đối với vụ án hình sự mà điểm cầu thành phần được đặt tại cơ sở giam giữ thì thành phần tham gia gồm: bị cáo, người bào chữa.
- Trường hợp điểm cầu thành phần đặt tại trụ sở Tòa án khác thì thành phần tham gia gồm:.
- công chức Tòa án nơi đặt điểm cầu thành phần hỗ trợ tổ chức phiên tòa.
- b) Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần được đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì thành phần tham gia gồm: người tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có)..
- Đối với vụ án có người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự thì họ tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận..
- Trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự không thể tham gia phiên tòa tại một trong các điểm cầu mà Tòa án đã bố trí hoặc chấp nhận thì phải có văn bản đề nghị Tòa án cho phép tham gia phiên tòa tại điểm cầu mình tự bố trí.
- Điểm cầu thành phần của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự phải bảo đảm theo quy định tại khoản 2 Điều 4, khoản 1 Điều 5 của Thông tư liên tịch này..
- Người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự được quyền trao đổi với bị cáo, bị hại, đương sự khi được chủ tọa phiên tòa đồng ý..
- Yêu cầu khi tham gia phiên tòa trực tuyến 1.
- Không được tạo các tạp âm khác trong khi thiết bị điện tử đang để chế độ mở tiếng, gây ảnh hưởng đến phiên tòa..
- Người tham gia phiên tòa phải mặc trang phục nghiêm chỉnh.
- không đứng dậy hay rời đi trong thời gian xét xử khi chưa được chủ tọa phiên tòa cho phép.
- không chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, ghi hình có âm thanh, phát tán tài liệu hoặc phát tán thông tin tài khoản đăng nhập vào hệ thống xét xử trực tuyến, phát trực tiếp phiên tòa trên không gian mạng..
- Đương sự, bị hại, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bị hại tham gia phiên tòa trực tuyến phải xuất trình một trong các giấy tờ tùy thân (như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, thẻ luật sư, thẻ trợ giúp viên pháp lý) để đối chiếu..
- Phối hợp chuẩn bị phiên tòa trực tuyến.
- Chậm nhất 01 ngày trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, Tòa án phải kiểm tra, chuẩn bị điều kiện về hoạt động kết nối thử thành công giữa điểm cầu trung tâm với các điểm cầu thành phần..
- Chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến, điểm cầu trung tâm phải tổ chức kết nối xong với các điểm cầu thành phần bảo đảm các điểm cầu đều nhìn thấy hình ảnh và nghe rõ âm thanh của nhau.
- Trường hợp điểm cầu thành phần được tổ chức tại trụ sở Tòa án khác hoặc cơ sở giam giữ thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án chủ động, phối hợp với các cơ quan này trong việc cung cấp tài khoản, mật khẩu để kết nối với hệ thống trực tuyến tại điểm cầu trung tâm..
- Đối với vụ án hình sự, dân sự, hành chính mà điểm cầu thành phần đặt tại nơi đương sự hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lựa chọn được Tòa án chấp nhận thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án chủ động yêu cầu người tham gia tố tụng hoặc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước phối hợp kiểm tra kỹ thuật, chất lượng tín hiệu hình ảnh, âm thanh của hệ thống trực tuyến và kết nối xong chậm nhất 01 giờ trước khi diễn ra phiên tòa trực tuyến..
- Trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên tòa trực tuyến.
- Trình tự, thủ tục phiên tòa trực tuyến thực hiện như phiên tòa thông thường theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính..
- Một số yêu cầu cần thực hiện tại phiên tòa trực tuyến như sau:.
- a) Tòa án kiểm tra căn cước của những người tham gia phiên tòa thông qua so sánh trực tuyến các giấy tờ tùy thân hoặc thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư..
- Đối với phiên tòa xét xử vụ án hình sự tại điểm cầu thành phần thì công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ phiên tòa phải kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập và thông báo cho Thư ký phiên tòa;.
- b) Khi khai mạc, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải phổ biến thêm việc xét xử trực tuyến vẫn đảm bảo các trình tự, thủ tục tố tụng.
- c) Trường hợp người tham gia tố tụng tại điểm cầu thành phần cung cấp thêm tài liệu, chứng cứ thì thực hiện như sau:.
- Đối với vụ án hình sự thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa tiếp nhận tài liệu, chứng cứ theo hình thức dữ liệu điện tử.
- Yêu cầu công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ hỗ trợ thực hiện sao chụp và trình chiếu tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa cho Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên tại điểm cầu trung tâm xem xét, quyết định.
- Sau khi kết thúc phiên tòa phải chuyển ngay biên bản kèm tài liệu, chứng cứ cho Thẩm phán chủ tọa phiên tòa..
- Chủ tọa phiên tòa phải công bố (trừ trường hợp tài liệu, chứng cứ liên quan đến bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự), xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ này sau khi nhận được bản sao chụp tài liệu, chứng cứ;.
- d) Phiên tòa trực tuyến phải được ghi âm, ghi hình có âm thanh dưới dạng dữ liệu điện tử;.
- đ) Biên bản phiên tòa tuân thủ biểu mẫu theo quy định của pháp luật tố tụng.
- Ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào.
- ghi rõ họ, tên Kiểm sát viên, công chức Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ, tại điểm cầu thành phần..
- Trường hợp có người tham gia tố tụng đề nghị được xem biên bản phiên tòa thì Thư ký phiên tòa trình chiếu biên bản phiên tòa cho người đề nghị và thực hiện các thủ tục khác có liên quan (nếu có) theo quy định của pháp luật về tố tụng;.
- Phần mở đầu của bản án, quyết định của Tòa án phải ghi rõ phiên tòa diễn ra tại các điểm cầu nào.
- Xác định tư cách tham gia tố tụng của người hỗ trợ tổ chức phiên tòa tại điểm cầu thành phần như sau:.
- Xử lý tình huống xảy ra tại phiên tòa.
- Trường hợp trước khi diễn ra phiên tòa hoặc trong quá trình diễn ra phiên tòa trực tuyến mà hệ thống trực tuyến bị gián đoạn do lỗi kết nối đường truyền, mất điện hoặc sự cố khác làm phiên tòa không thể tiếp tục được thì Hội đồng xét xử ra quyết định tạm ngừng phiên tòa.
- Công chức Tòa án hoặc cán bộ, chiến sỹ thuộc cơ sở giam giữ thông báo quyết định tạm ngừng phiên tòa cho những người tham gia tại điểm cầu thành phần..
- Trường hợp đến ngày mở lại phiên tòa mà vẫn không thể tổ chức được thì Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa.
- Tòa án xem xét, quyết định việc mở lại phiên tòa theo hình thức trực tuyến hoặc theo hình thức thông thường theo quy định của pháp luật..
- Đối với vụ án hình sự tại phiên tòa người tham gia tố tụng đưa thêm vật chứng, tài liệu ra xem xét có thể dẫn đến thay đổi tội danh, thêm tội danh, thêm đối tượng, phải trưng cầu giám định.
- mà tại phiên tòa không thể bổ sung thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa..
- Nếu vụ án thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì không hoãn phiên tòa