« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ưu đãi


Tóm tắt Xem thử

- Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với Tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền cấp các C/O ưu đãi, thương nhân và các tổ chức, cá nhân có liên quan..
- Tổ chức cấp C/O ưu đãi của Việt Nam (trong Thông tư này gọi tắt là Tổ chức cấp C/O) là các tổ chức cấp C/O đã được quy định tại các Thông tư liên quan về quy tắc xuất xứ.
- Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O.
- Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:.
- Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O.
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;.
- Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá.
- Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có).
- Hợp tác và tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;.
- Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu..
- Trách nhiệm của Tổ chức cấp C/O Tổ chức cấp C/O có trách nhiệm: 1.
- Hướng dẫn người đề nghị cấp C/O nếu được yêu cầu.
- Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ thương nhân và hồ sơ đề nghị cấp C/O.
- Gửi mẫu chữ ký của những người được ủy quyền ký C/O và con dấu của Tổ chức cấp C/O cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất Nhập khẩu) theo quy định của Bộ Công Thương để đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu.
- Trao đổi các thông tin có liên quan đến việc cấp C/O với các Tổ chức cấp C/O khác;.
- Đăng ký hồ sơ thương nhân.
- Người đề nghị cấp C/O phải đăng ký hồ sơ thương nhân với tổ chức cấp C/O khi đề nghị cấp C/O lần đầu tiên và chỉ được xem xét cấp C/O khi đã đăng ký hồ sơ thương nhân..
- Hồ sơ thương nhân được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện đến trụ sở Tổ chức cấp C/O..
- Hồ sơ thương nhân bao gồm:.
- a) Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký đơn đề nghị cấp C/O, ký C/O và mẫu con dấu của thương nhân (Phụ lục 1).
- b) Bản sao có dấu sao y bản chính của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân.
- Mọi thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O.
- Trong trường hợp không có thay đổi, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.
- Trong trường hợp muốn được cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây do bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng, người đề nghị cấp C/O phải đăng ký hồ sơ thương nhân và nộp các giấy tờ sau cho Tổ chức cấp C/O mới: a) Công văn đề nghị được cấp C/O tại Tổ chức cấp C/O mới.
- b) Giấy xác nhận hoặc bản in thông báo trên hệ thống eCOSys của Tổ chức cấp C/O trước đó về việc thương nhân không còn nợ chứng từ của những lần cấp C/O trước đó, không vi phạm các quy định của Thông tư này trong vòng 6 tháng về trước kể từ ngày có văn bản đề nghị thay đổi nơi cấp C/O..
- Các lý do chính đáng để được đề nghị cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây, bao gồm: a) Thuận tiện cho thủ tục xuất khẩu hàng hóa của thương nhân.
- b) Các lý do thích hợp khác do thương nhân cung cấp..
- Hồ sơ đề nghị cấp C/O 1.
- đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn.
- Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu, hoặc sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu, ngoài các chứng từ nêu trên, trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể đi kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất của thương nhân và yêu cầu người đề nghị cấp C/O nộp thêm các tài liệu, chứng từ sau dưới dạng bản sao có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân: a) Quy trình sản xuất ra hàng hoá;.
- Những tài liệu, chứng từ nêu tại khoản 2 điều này có giá trị trong vòng 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho tổ chức cấp C/O.
- Thương nhân phải lưu trữ tài liệu, chứng từ của từng lô hàng xuất khẩu nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp C/O để xuất trình cho Tổ chức cấp C/O khi Tổ chức này hậu kiểm xuất xứ của những lô hàng đã được cấp C/O.
- Trường hợp thương nhân có xuất khẩu thêm mặt hàng mới mà chưa nộp hồ sơ chi tiết, thương nhân phải nộp bổ sung hồ sơ chi tiết như quy định tại khoản 2 điều này cho mặt hàng này.
- Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này để đối chiếu trong trường hợp có căn cứ rõ ràng để nghi ngờ tính xác thực của những chứng từ này và phải nêu rõ những căn cứ này bằng văn bản, có chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O trên văn bản yêu cầu đó..
- Tổ chức cấp C/O cũng có thể yêu cầu thương nhân cung cấp bản chính của các bản sao nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này để đối chiếu một cách ngẫu nhiên..
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O.
- Thương nhân lần đầu tiên đề nghị cấp C/O có thể nộp hồ sơ thương nhân đồng thời cùng với hồ sơ đề nghị cấp C/O.
- Thương nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến trụ sở Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân..
- Thương nhân có thể lựa chọn việc đề nghị cấp C/O qua mạng Internet theo quy định tại Chương IV của Thông tư này..
- Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp C/O.
- Khi nhận được hồ sơ bằng văn bản của thương nhân gửi đến, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau.
- Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O.
- Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);.
- Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này).
- Từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau: a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân.
- b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng như quy định tại Điều 9.
- đ) Người đề nghị cấp C/O không cung cấp đầy đủ hồ sơ lưu trữ theo quy định để chứng minh xuất xứ hàng hóa khi Tổ chức cấp C/O tiến hành hậu kiểm xuất xứ hàng hóa;.
- Phương thức thông báo, hướng dẫn cho thương nhân.
- Việc thông báo, hướng dẫn cho thương nhân phải được thực hiện nhanh nhất và thuận lợi nhất.
- Đối với thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O trực tiếp tại trụ sở làm việc của Tổ chức cấp C/O, Tổ chức cấp C/O phải thông báo bằng văn bản, nêu rõ những nội dung cần thông báo cho thương nhân như quy định tại Điều 11 và gửi lại cho người đề nghị cấp C/O..
- Đối với thương nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O qua bưu điện, Tổ chức cấp C/O phải thông báo bằng phương thức nhanh nhất cho thương nhân qua điện thoại hoặc thư điện tử, nêu rõ những nội dung cần thông báo cho thương nhân như quy định tại Điều 11.
- Đối với trường hợp thương nhân nộp hồ sơ qua bưu điện, thời gian cấp C/O là 1 ngày làm việc kể từ ngày nhận ghi trên bì thư..
- Trường hợp thương nhân vi phạm về xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm, Tổ chức cấp C/O niêm yết công khai tên thương nhân đó tại nơi cấp.
- Thời gian cấp C/O cho những thương nhân này là 3 ngày kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Sau 6 tháng kể từ ngày xử lý vi phạm, nếu thương nhân không có hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, Tổ chức cấp C/O sẽ xem xét và xóa tên thương nhân khỏi danh sách vi phạm.
- Thương nhân được xóa tên khỏi danh sách vi phạm sẽ được áp dụng thời gian cấp C/O quy định tại khoản 1 điều này..
- Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp có căn cứ rõ ràng cho thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó.
- Khi lập đoàn kiểm tra tại nơi sản xuất của thương nhân, Tổ chức cấp C/O phải có công văn gửi thương nhân đề nghị kiểm tra và gửi một bản sao cho Bộ Công Thương (Vụ Xuất nhập khẩu) biết.
- Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản.
- Trong quá trình xem xét ký cấp C/O, nếu phát hiện hàng hoá không đáp ứng xuất xứ hoặc bộ hồ sơ không hợp lệ, Tổ chức cấp C/O thông báo cho người đề nghị cấp C/O theo khoản 2, khoản 3 Điều 11.
- Thu hồi C/O đã cấp Tổ chức cấp C/O thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau: 1.
- Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo chứng từ.
- Thương nhân đề nghị cấp C/O thông báo bằng văn bản đề nghị hủy bỏ C/O đã được cấp..
- Đăng ký đề nghị cấp C/O qua mạng Internet 1.
- Thương nhân khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet có trách nhiệm trang bị máy vi tính, các thiết bị ngoại vi, kết nối mạng Internet, trang bị và cài đặt các thiết bị kỹ thuật cần thiết khác theo quy định của Bộ Công Thương trước khi khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet..
- Để thực hiện việc khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet, thương nhân liên hệ với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin tại địa chỉ để được hướng dẫn chi tiết theo địa chỉ.
- Khai báo hồ sơ đề nghị cấp C/O qua mạng Internet 1.
- Thương nhân thực hiện việc khai báo các dữ liệu theo yêu cầu qua hệ thống eCOSys tại trang thông tin điện tử www.ecosys.gov.vn trên cơ sở các thông tin xác thực, sẵn có trên hồ sơ đề nghị cấp C/O.
- Thương nhân ký điện tử và truyền những dữ liệu này đến Tổ chức cấp C/O.
- Trong thời gian 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được dữ liệu điện tử do thương nhân truyền đến, Tổ chức cấp C/O xem xét thông tin khai báo điện tử của thương nhân và thông báo cho thương nhân kết quả kiểm tra những thông tin này qua mạng Internet tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn.
- a) Đồng ý cấp C/O trong trường hợp các thông tin khai báo điện tử của thương nhân phù hợp các quy định hiện hành.
- b) Đề nghị thương nhân sửa đổi, bổ sung thông tin qua mạng Internet.
- Tổ chức cấp C/O chỉ thông báo đồng ý cấp C/O khi các thông tin khai báo điện tử của thương nhân hợp lệ..
- Sau khi nhận được thông báo đồng ý cấp C/O của Tổ chức cấp C/O qua mạng Internet, thương nhân nộp bộ hồ sơ giấy đề nghị cấp C/O tại Tổ chức cấp C/O.
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ của Tổ chức cấp C/O thực hiện theo các quy định tại Điều 11, Điều 12 , Điều 13 (khoản 2, khoản 3, khoản 4) và Điều 14..
- Trong quá trình xem xét hồ sơ giấy, nếu phát hiện có sai sót, không hợp lệ, Tổ chức cấp C/O sẽ yêu cầu thương nhân sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian cấp C/O khi thương nhân thực hiện khai báo qua mạng Internet 1.
- Hồ sơ đề nghị cấp C/O khai báo qua hệ thống mạng Internet được xem xét giải quyết trước các hồ sơ đề nghị cấp C/O được nộp trực tiếp hoặc được gửi qua đường bưu điện tới Tổ chức cấp C/O..
- Hồ sơ đề nghị cấp C/O khai báo qua hệ thống mạng Internet được cấp trong thời gian sớm nhất, trường hợp chậm nhất cũng không quá 4 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ bằng giấy đầy đủ và hợp lệ của thương nhân theo quy định hiện hành..
- Trường hợp không nhất trí với việc không cấp C/O hoặc yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Tổ chức cấp C/O, người đề nghị cấp C/O có quyền khiếu nại với Tổ chức cấp C/O đó hoặc khiếu nại với Bộ Công Thương.
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CẤP C/O Điều 20.
- Văn phòng, trang thiết bị của Tổ chức cấp C/O 1.
- Văn phòng của Tổ chức cấp C/O được thiết kế thành khu vực riêng cho cán bộ làm việc và chỗ ngồi chờ cho người đề nghị cấp C/O..
- Tổ chức cấp C/O phải có trang bị máy vi tính có kết nối mạng Internet, kết nối hệ thống eCOSys, trong đó có trang bị ít nhất một máy vi tính để thương nhân có thể nhập tại chỗ các dữ liệu theo yêu cầu qua hệ thống eCOSys tại trang thông tin điện tử www.ecosys.gov.vn trên cơ sở các thông tin xác thực, sẵn có trên hồ sơ đề nghị cấp C/O..
- Hồ sơ thương nhân, hồ sơ đề nghị cấp C/O phải được lưu trữ theo năm, tháng.
- Năng lực, thái độ của cán bộ làm việc tại Tổ chức cấp C/O.
- Cán bộ làm việc tại Tổ chức cấp C/O phải có đủ năng lực chuyên môn, kiến thức về Quy tắc xuất xứ, trình độ ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu việc cấp C/O và kiểm tra xuất xứ hàng hóa..
- Thái độ của cán bộ làm việc tại Tổ chức cấp C/O phải nhiệt tình, vui vẻ, mang tính phục vụ thương nhân.
- Niêm yết công khai quy trình cấp C/O Tổ chức cấp C/O phải niêm yết công khai quy trình cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức một cách rõ ràng, thuận tiện để người đề nghị cấp C/O và các tổ chức, cá nhân có liên quan có thể xem xét, tham khảo..
- Hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc cấp C/O, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về xuất xứ cho các Tổ chức cấp C/O, các cán bộ làm việc tại các Tổ chức cấp C/O và các thương nhân có liên quan.
- Thực hiện các thủ tục đăng ký mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký cấp C/O và mẫu con dấu của các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam với các nước thành viên trong các hiệp định khu vực thương mại tự do tương ứng;.
- In Mẫu C/O ưu đãi và phát hành cho các Tổ chức cấp C/O;.
- Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ cập nhật số liệu cấp C/O qua hệ thống eCOSys hàng ngày với đầy đủ các thông tin cần phải khai báo theo quy định tại đơn đề nghị cấp C/O.
- Tổ chức cấp C/O chưa kết nối hệ thống eCOSys phải triển khai kết nối hệ thống eCOSys với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin trực thuộc Bộ Công Thương trong vòng 2 tháng kể từ ngày được ủy quyền cấp C/O.
- Trong thời gian chưa hoàn tất kết nối hệ thống eCOSys, Tổ chức cấp C/O phải thực hiện chế độ báo cáo tháng bằng văn bản và báo cáo qua thư điện tử (gửi bằng dữ liệu Excel).
- Tổ chức cấp C/O vi phạm các quy định về chế độ báo cáo nêu tại khoản 1, khoản 2 điều này đến lần thứ ba sẽ bị đình chỉ cấp C/O và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.moit.gov.vn.
- Sau thời gian ít nhất là 6 tháng, Bộ Công Thương sẽ xem xét việc ủy quyền lại cho Tổ chức cấp C/O đã bị đình chỉ cấp C/O trên cơ sở đề nghị và giải trình của tổ chức này..
- Xử lý vi phạm Thương nhân có hành vi vi phạm trong quá trình nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
- và c) Niêm yết công khai tại trụ sở của các Tổ chức cấp C/O..
- Các tổ chức cấp C/O có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích cụ thể, rõ ràng các quy định trong Thông tư này cho thương nhân