« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TƯ Quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu,.
- Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ như sau: Chương I.
- Thông tư này quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ.
- Cơ quan Hải quan.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh được làm thủ tục hải quan tại các địa điểm làm thủ tục hải quan do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện.
- Phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh được làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu do Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu nghị, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cầu Treo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Lao Bảo, Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài thực hiện.
- địa điểm làm thủ tục hải quan để xuất khẩu hàng hóa và thông quan hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư này..
- Phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa phải là phương tiện chuyên dùng của doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu niêm phong hải quan, giám sát hải quan.
- Khi phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh phải làm thủ tục hải quan theo quy định hiện hành.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ thư, túi ngoại giao, túi lãnh sự, hàng cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu) thực hiện thủ tục hải quan theo đúng quy định đối với loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng..
- Trên cơ sở xác định thời gian phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu hoặc chuyến hàng được vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp đăng ký trước bằng văn bản gửi Chi cục Hải quan liên quan về thời gian làm thủ tục hải quan đối với phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (bao gồm thời gian làm thủ tục thường xuyên và thời gian làm thủ tục đối với các trường hợp đột xuất)..
- chứng từ vận chuyển và phiếu chuyển hàng hóa xuất khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh đường bộ (theo mẫu 02-PCCKCPN ban hành kèm theo Thông tư này) có xác nhận của Hải quan cửa khẩu xuất..
- Về doanh nghiệp sử dụng dấu đóng trên tờ khai hải quan thực hiện theo quy định dưới đây: 6.1.
- Tiếp nhận văn bản đề nghị đăng ký sử dụng dấu đóng trên tờ khai hải quan của doanh nghiệp.
- Chuyển nội dung đề nghị của doanh nghiệp (đã được Cục Hải quan thành phố chấp thuận) đến các Chi cục Hải quan liên quan để phối hợp với doanh nghiệp triển khai thực hiện..
- Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và kiểm tra hải quan.
- Quy định về phân luồng hàng hóa nhập khẩu và kiểm tra hải quan: 1.1.
- Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
- Trường hợp xét thấy cần thiết thì lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra xác suất theo tỷ lệ từ 1% đến 5% của cả luồng hàng.
- Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng thiết bị máy soi hàng.
- Về kiểm tra hải quan: hàng hóa luồng này thực hiện kiểm tra thực tế 100% hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
- Quy định về phân luồng hàng hóa xuất khẩu và kiểm tra hải quan: 2.1.
- Lãnh đạo Chi cục Hải quan quyết định đối với lô hàng cần phải kiểm tra thực tế hàng hóa bằng biện pháp thủ công.
- THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU.
- Hàng hóa nhập khẩu được làm thủ tục hải quan tại địa điểm làm thủ tục hải quan do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất thực hiện..
- chuyển bản lược khai hàng hóa cho Chi cục Hải quan chậm nhất 02 giờ trước khi chuyến hàng được vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan..
- Khai hải quan: 1.3.1.
- Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân là người khai hải quan.
- Doanh nghiệp thực hiện khai hải quan cho từng chuyến hàng được vận chuyển đến địa điểm làm thủ tục hải quan..
- Doanh nghiệp căn cứ nội dung bản lược khai hàng hóa và các chứng từ kèm theo lô hàng (nếu có) để khai hải quan..
- Việc khai hải quan bao gồm cả việc phân luồng hàng hóa theo quy định tại điểm 1.2, khoản 1 Điều này.
- Hàng hóa không phải nộp thuế thực hiện khai hải quan theo Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế (theo mẫu HQ 01-BKHCPN ban hành kèm theo Thông tư này.
- Bản kê chi tiết hàng hóa xuất khẩu / nhập khẩu không có thuế có gía trị pháp lý như tờ khai hải quan thông thường.
- Doanh nghiệp tiếp nhận quyết định của Chi cục Hải quan về nội dung khai hải quan phải điều chỉnh (nếu có)..
- Đối với doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng vi tính giữa doanh nghiệp với Chi cục Hải quan thì doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện các nội dung dưới đây trên hệ thống mạng vi tính: 1.4.1.
- Gửi nội dung khai hải quan cho Chi cục Hải quan..
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan: 2.1.
- Tiếp nhận bản lược khai hàng hóa và nội dung khai hải quan từ doanh nghiệp.
- để nghiên cứu, phân tích, tiến hành kiểm tra việc khai hải quan (bao gồm cả việc phân loại hàng hóa) của doanh nghiệp..
- Nếu có nội dung khai hải quan phải điều chỉnh thì công chức hải quan (công chức thực hiện theo ủy quyền của lãnh đạo Chi cục Hải quan) quyết định ngay nội dung phải điều chỉnh để doanh nghiệp thực hiện việc điều chỉnh (quyết định điều chỉnh được ghi ở cột ghi chú - mẫu HQ 01-BKHCPN).
- Đối với “hàng hóa chưa xác định được nội dung khai báo hải quan” quy định tại điểm 1.3, khoản 1, Điều 6 Thông tư này thì Chi cục Hải quan hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện khai hải quan theo Bản kê hàng hóa nhập khẩu chưa xác định nội dung khai báo hải quan (theo mẫu HQ02-BKHCPN ban hành kèm theo Thông tư này)..
- Doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng vi tính giữa doanh nghiệp với Chi cục Hải quan thì Chi cục Hải quan thực hiện nội dung quy định tại các điểm khoản 2 Điều này trên hệ thống mạng vi tính..
- Căn cứ quyết định của Chi cục Hải quan đối với nội dung khai hải quan để thực hiện phân luồng thực tế hàng hóa.
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính (đối với hàng hóa khác hàng hóa không phải nộp thuế.
- Xuất trình hàng hóa phải kiểm tra thực tế cho công chức hải quan.
- Doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị được trả lại nơi gửi hàng đối với hàng hóa nhập khẩu không phát được cho chủ hàng.
- Sau khi được lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp thuận, doanh nghiệp nộp bản chính tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan).
- xuất trình hàng hoá cho công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi xuất khẩu hàng hóa để trả lại nơi gửi hàng.
- Đối với hàng hóa lạc tuyến quốc tế (hàng hóa từ nước này lạc tuyến sang nước khác) thì doanh nghiệp có văn bản gửi Chi cục Hải quan đề nghị được chuyển hoàn hàng hóa lạc tuyến đến nước gửi (nước xuất khẩu) hoặc chuyển hàng hóa lạc tuyến đến nước có địa chỉ được ghi trên bao bì sau khi được lãnh đạo Chi cục Hải quan chấp thuận.
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:.
- Thực hiện việc kỉêm tra hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
- THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU Điều 9.
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu 1.
- Thực hiện việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
- Trường hợp hàng hoá không đủ điều kiện xuất khẩu thì Chi cục Hải quan thông báo lý do để doanh nghiệp làm thủ tục hoàn trả cho chủ hàng (riêng hàng hoá là mặt hàng cấm xuất khẩu phải xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật).
- Tiếp nhận hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan tại các Chi cục Hải quan khác chuyển cửa khẩu đến để xuất sang Trung Quốc / Lào / Campuchia..
- Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, của khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Mộc Bài: 1.1.
- Nộp bản lược khai hàng hóa nhập khẩu cho Chi cục Hải quan.
- chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất để thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định.
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, của khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Mộc Bài: 1.2.1.
- Niêm phong hải quan phương tiện vận tải chứa hàng nhập khẩu.
- Giao hồ sơ chuyển cửa khẩu có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa nhập khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất / Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu toàn bộ chuyến hàng.
- Tiếp nhận 01 phiếu chuyển cửa khẩu có nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất / Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu toàn bộ chuyến hàng chuyển lại.
- Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu toàn bộ chuyến hàng: 2.1.
- Đề nghị Chi cục Hải quan làm thủ tục chuyển cửa khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu sau khi doanh nghiệp đã phân loại thực tế hàng hóa theo địa chỉ người nhận theo khu vực..
- Tại Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu toàn bộ chuyến hàng thì doanh nghiệp không phải thực hiện nội dung tại các điểm nêu trên.
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan: 2.2.1.
- kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan, đối chiếu với nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, của khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Mộc Bài trên phiếu chuyển cửa khẩu.
- chuyển trả 01 phiếu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị / của khẩu Cầu Treo / cửa khẩu Lao Bảo / cửa khẩu Mộc Bài.
- Làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo đề nghị của doanh nghiệp.
- Trường hợp hàng nhập khẩu không thực hiện được niêm phong hải quan thì Chi cục Hải quan giao hàng nhập khẩu cho doanh nghiệp và doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguyên trạng của hàng hóa..
- 2.2.6.2 Lập 02 Phiếu chuyển cửa khẩu gửi Chi cục Hải quan nơi hàng đến..
- Giao hồ sơ chuyển cửa khẩu có niêm phong hải quan (gồm Bản kê hàng chuyển cửa khẩu, 02 Phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển đến Chi cục Hải quan nơi hàng đến.
- Tiếp nhận 01 phiếu chuyển cửa khẩu (có nội dung xác nhận) do Chi cục Hải quan nơi hàng đến chuyển lại.
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan nơi hàng đến: 2.2.7.1.
- kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan, đối chiếu với nội dung xác nhận trên phiếu chuyển của Chi cục Hải quan cửa khẩu lập phiếu.
- chuyển trả 01 phiếu cho Chi cục Hải quan cửa khẩu lập phiếu.
- Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến cửa khẩu Hữu Nghị để xuất đi Trung Quốc.
- Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến cửa khẩu Lao Bảo / Cầu Treo để xuất đi Lào / Thái Lan / Singapore / Malaysia..
- Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thực hiện thủ tục chuyển cửa khẩu từ địa điểm làm thủ tục hải quan đến cửa khẩu Mộc Bài để xuất đi Campuchia.
- Tại Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất, Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu toàn bộ chuyến hàng: 3.1.1.
- Nộp bản lược khai hàng hóa xuất khẩu cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
- Xuất trình phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan.
- Tổ chức thực hiện việc xếp hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan lên phương tiện vận tải để vận chuyển hàng hóa xuất khẩu đến Chi cục Hải quan liên quan.
- Tiếp nhận, bảo quản hồ sơ chuyển cửa khẩu (có niêm phong hải quan) từ Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu toàn bộ chuyển hàng (như Chi cục Hải quan khu chế xuất, công nghiệp.
- và chuyển hồ sơ cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất để thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định..
- Trách nhiệm của Chi cục Hải quan: 3.1.2.1.
- Giám sát việc xếp hàng xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan lên phương tiện vận tải để vận chuyển hàng xuất khẩu đến cửa khẩu xuất liên quan.
- Niêm phong hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan / bao bì / phương tiện vận tải chứa hàng hóa xuất khẩu đã làm thủ tục hải quan để thực hiện chuyển cửa khẩu hàng hóa xuất khẩu đến cửa khẩu xuất liên quan.
- Giao hồ sơ chuyển cửa khẩu có niêm phong hải quan (gồm bản lược khai hàng hóa xuất khẩu, 02 phiếu chuyển cửa khẩu) cho doanh nghiệp để doanh nghiệp chuyển cho Chi cục Hải quan liên quan thực hiện tiếp các thủ tục theo quy định..
- Tiếp nhận 01 phiếu chuyển cửa khẩu có nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan liên quan chuyển lại.
- Tại Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, của khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Mộc Bài: 3.2.1.
- Nộp hồ sơ chuyển cửa khẩu do Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất chuyển cho Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị, của khẩu Cầu Treo, cửa khẩu Lao Bảo, cửa khẩu Mộc Bài.
- kiểm tra tình trạng seal, niêm phong hải quan, đối chiếu với nội dung xác nhận của Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất trên phiếu chuyển cửa khẩu.
- chuyển trả 01 phiếu cho Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất.
- Chương VI THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ QUÁ CẢNH Điều 12.
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
- Sau khi hàng hóa nhập khẩu quá cảnh được chuyển cửa khẩu từ cửa khẩu nhập đến Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất thì doanh nghiệp tiến hành lập bản kê hàng nhập khẩu quá cảnh (ký tên, đóng dấu doanh nghiệp).
- Đề nghị Chi cục Hải quan Bắc Hà Nội, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu quá cảnh