« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra


Tóm tắt Xem thử

- THANH TRA CHÍNH PHỦ THANH TRA CHÍNH PHỦ.
- Quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra.
- Căn cứ Luật Thanh tra năm 2004.
- Căn cứ Nghị định số 65/2008/NĐ-CP ngày 20 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
- Thanh tra Chính phủ quy định về phòng, chống tham nhũng trong ngành Thanh tra như sau:.
- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.
- Thông tư này quy định về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các hoạt động khác của cơ quan thanh tra nhà nước.
- Thông tư này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thanh tra nhà nước và các đối tượng khác có liên quan.
- Cơ quan thanh tra nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý hành vi tham nhũng và tuân thủ các quy định tại Thông tư này.
- Mọi hành vi tham nhũng, vi phạm pháp luật, vi phạm các quy định tại Thông tư này phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng danh nghĩa cơ quan thanh tra nhà nước để vụ lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong cơ quan thanh tra nhà nước a) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ động, phối hợp với các cơ quan hữu quan ban hành hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành các quy trình, quy chế đối với các hoạt động của mình.
- Quy trình, quy chế phải quy định rõ trình tự, thủ tục, thời gian tiến hành, phân định rõ trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện phù hợp với yêu cầu, đặc điểm từng hoạt động và cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý vi phạm.
- b) Công khai, minh bạch các hoạt động theo quy định của pháp luật và quy định tại Thông tư này.
- Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước a) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này.
- c) Chấp hành và chịu sự đôn đốc, kiểm tra của Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp trên.
- thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng cơ quan thanh tra cấp dưới về công tác phòng, chống tham nhũng và thực hiện các quy định tại Thông tư này.
- d) Chịu trách nhiệm về việc để xảy ra hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị do mình quản lý, phụ trách theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan thanh tra nhà nước và các cá nhân có liên quan a) Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- quy chế, quy trình công tác, nội quy của cơ quan và các quy định tại Thông tư này.
- PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
- TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA Điều 5.
- Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra.
- Kế hoạch thanh tra hàng năm phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.
- hướng dẫn của cơ quan thanh tra cấp trên.
- Tiến hành thanh tra phải đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục, công khai, minh bạch, dân chủ.
- kết luận thanh tra, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra phải chính xác, khách quan, trung thực, kịp thời, đúng pháp luật.
- Việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra phải công khai, khách quan, trung thực, góp phần đảm bảo hiệu lực các kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra.
- Công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra.
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về thanh tra, chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm đã được phê duyệt ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt.
- trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Thông báo bằng văn bản đến đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức liên quan hoặc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc phân công thực hiện nhiệm vụ thanh tra, quyết định phân công thanh tra viên chuyên ngành hoạt động độc lập, quyết định phân công người giám sát đoàn thanh tra, quyết định thanh tra, kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra, báo cáo giám sát đoàn thanh tra ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt.
- Kế hoạch tiến hành thanh tra, phân công nhiệm vụ thành viên Đoàn thanh tra, báo cáo tiến độ, báo cáo kết quả thanh tra và các văn bản chỉ đạo, bổ sung, thay thế khác phải công khai trong Đoàn thanh tra và người được giao nhiệm vụ giám sát Đoàn thanh tra.
- Lưu trữ tài liệu thanh tra.
- Toàn bộ thông tin, dữ liệu, tài liệu trong quá trình thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá và các tài liệu khác để xây dựng, trình, duyệt kế hoạch thanh tra, báo cáo kết quả thanh tra, kết luận thanh tra, tài liệu đôn đốc, kiểm tra thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra phải được lập, lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ Điều 8.
- Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.
- Lợi dụng vị trí công tác can thiệp vào việc xây dựng kế hoạch thanh tra, tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc thực hiện kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra để vụ lợi.
- Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ được giao đưa nội dung không cần thanh tra hoặc không đưa những nội dung cần thanh tra vào phạm vi thanh tra.
- Quyết định thanh tra trái thẩm quyền, thanh tra vượt quá phạm vi, nội dung ghi trong quyết định thanh tra.
- Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, thủ trưởng cơ quan, đơn vị để giải quyết công việc của cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, nhũng nhiễu với đối tượng thanh tra, đơn vị, cá nhân có liên quan.
- Tiết lộ, cung cấp thông tin, tài liệu về kế hoạch thanh tra khi chưa được phê duyệt, nội dung kết luận thanh tra khi chưa được người có thẩm quyền ký, duyệt.
- Các hành vi khác bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Đơn, thư khiếu nại, tố cáo và tin phản ánh từ các nguồn đến cơ quan thanh tra nhà nước phải được tiếp nhận, xử lý kịp thời, lập hồ sơ, ghi sổ theo dõi, tổng hợp, báo cáo theo đúng quy định của pháp luật.
- bảo vệ người tố cáo theo quy định của pháp luật.
- Việc xác minh, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo thông qua Đoàn thanh tra thực hiện theo các quy định đối với hoạt động thanh tra.
- Công khai, minh bạch trong giải quyết khiếu nại a) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
- Công khai, minh bạch trong giải quyết tố cáo a) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử quy định của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo, phân công chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xử lý đơn, thư, tin tố cáo ngay sau khi người có thẩm quyền ký, duyệt.
- cơ quan, tổ chức có liên quan văn bản thông báo thụ lý giải quyết tố cáo, quyết định xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo, kết quả thực hiện các kiến nghị, quyết định xử lý tố cáo theo quy định của pháp luật về tố cáo.
- Thông tin, dữ liệu, tài liệu về chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ trong tiếp nhận, phân loại, xử lý, xác minh, kết luận, kiến nghị giải quyết, quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo phải được lập và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
- TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG Điều 13.
- thông tin, tài liệu thu thập, báo cáo phải được lập thành hồ sơ theo quy định.
- báo cáo, cung cấp kết quả xác minh đúng quy định của pháp luật.
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật phòng, chống tham nhũng.
- thanh tra vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thực hiện theo quy định đối với hoạt động thanh tra.
- Giải quyết tố cáo trong hoạt động phòng, chống tham nhũng thực hiện theo quy định giải quyết tố cáo.
- Công khai, minh bạch trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định của pháp luật, các chương trình, kế hoạch, đề án về phòng, chống tham nhũng, báo cáo phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
- Lưu trữ tài liệu phòng, chống tham nhũng.
- báo cáo về phòng, chống tham nhũng phải được lập và lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động phòng, chống tham nhũng.
- Những hành vi quy định tại Điều 8 Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.
- thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
- Những hành vi quy định tại Điều 12 Thông tư này khi thực hiện nhiệm vụ giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng.
- chế độ, định mức đãi ngộ đối với từng loại chức danh phù hợp với quy định chung và điều kiện cụ thể từng ngành, địa phương.
- Điều động, cho thôi việc, cho thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, kỷ luật, giải quyết chế độ chính sách không đúng quy định.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật trong công tác tổ chức - cán bộ.
- PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG.
- Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động khoa học - công nghệ.
- Yêu cầu phòng, chống tham nhũng trong hoạt động khoa học - công nghệ Việc xét, tuyển chọn, giao đề tài, đánh giá, nghiệm thu kết quả nghiên cứu, phân bổ ngân sách cho các đề tài nghiên cứu phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về nghiên cứu khoa học.
- Công khai, minh bạch trong hoạt động khoa học - công nghệ a) Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử các quy định pháp luật, quy trình, quy chế, định mức của ngành về quản lý nghiên cứu khoa học, kế hoạch nghiên cứu, danh mục đề tài và kết quả nghiên cứu được nghiệm thu.
- b) Công khai trong cơ quan việc quản lý, sử dụng ngân sách, các khoản hỗ trợ, viện trợ, đầu tư, các khoản thu từ hoạt động nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật.
- Việc xây dựng, kiểm tra, thẩm định, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Nghiêm cấm xây dựng, ban hành văn bản quy định trái pháp luật.
- Phòng, chống tham nhũng trong đào tạo, bồi dưỡng.
- Tiêu chuẩn, điều kiện về đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, đội ngũ giảng viên, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, văn bằng, chứng chỉ phải đúng quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng và yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thanh tra.
- Quy trình, quy chế tuyển sinh, quản lý đào tạo, kiểm tra, đánh giá kết quả, cấp văn bằng chứng chỉ phải phù hợp với quy định pháp luật về quản lý đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn, điều kiện của ngành thanh tra.
- Công khai trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc đưa lên trang thông tin điện tử, phát hành ấn phẩm quy định của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng, tiêu chuẩn, quy trình, quy chế, chương trình đào tạo, bồi dưỡng của ngành.
- Công khai tại cơ sở đào tạo việc thu, quản lý, sử dụng học phí, lệ phí tuyển sinh, các khoản thu từ hoạt động tư vấn, các khoản hỗ trợ, viện trợ đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- c) Thu phí, lệ phí và các khoản thu khác trong đào tạo, bồi dưỡng trái quy định.
- Phòng, chống tham nhũng trong hoạt động đối ngoại..
- Mục 3 PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG.
- Các đơn vị, tổ chức, các đoàn, tổ công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước phải công khai theo quy định của pháp luật nội dung sau: 1.
- Chính sách quản lý tài chính, chế độ, định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định.
- Thực hiện quy định quản lý tài chính, tài sản.
- Các đơn vị, tổ chức, đoàn, tổ công tác trong cơ quan thanh tra nhà nước phải thực hiện đúng, đủ, kịp thời: 1.
- Chế độ, tiêu chuẩn, định mức do Nhà nước quy định.
- Thanh tra nhân dân phải giám sát thường xuyên.
- người đứng đầu cơ quan thanh tra nhà nước định kỳ tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định quản lý tài chính, tài sản, chế độ thống kê, kế toán, kiểm toán, quy định công khai tài chính.
- báo cáo giám sát, kết luận thanh tra phải được công khai trong cơ quan, đơn vị.
- Quy định các khoản thu, lập, sử dụng quỹ trái pháp luật.
- Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật trong quản lý tài chính, tài sản.
- Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước các cấp, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có vấn đề mới phát sinh phản ánh kịp thời về Thanh tra Chính phủ để được hướng dẫn hoặc sửa đổi, bổ sung.
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;.
- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ;.
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;.
- TỔNG THANH TRA