« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 08/2010/TT-NHNN Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng


Tóm tắt Xem thử

- Quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2004.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng như sau: Chương I.
- Thông tư này quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng, bao gồm.
- Tổ chức tín dụng Nhà nước.
- Tổ chức tín dụng cổ phần.
- Tổ chức tín dụng liên doanh.
- Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng quy định tại Điều 1 Thông tư này.
- Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- “Kiểm soát đặc biệt” là việc một tổ chức tín dụng được đặt dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) do có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.
- “Ban kiểm soát đặc biệt” là một tổ chức gồm những thành viên được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (sau đây gọi là Thống đốc) để kiểm soát trực tiếp tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- “Khoản vay đặc biệt” là khoản vay do Ngân hàng Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cho tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt vay trong trường hợp cấp bách nhằm bảo đảm khả năng chi trả tiền gửi cho khách hàng.
- Khoản vay đặc biệt được ưu tiên hoàn trả trước tất cả các khoản nợ khác của tổ chức tín dụng.
- “Thời hạn kiểm soát đặc biệt” là khoảng thời gian từ khi có quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đến khi có quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đó.
- “Người đại diện tổ chức tín dụng” là người của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước do Thống đốc chỉ định thay mặt tổ chức tín dụng để quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp khuyết các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc).
- “Phương án củng cố tổ chức và hoạt động” là Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Quyết định việc kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- Chỉ định tổ chức tín dụng khác tham gia kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đồng thời chỉ định cán bộ của tổ chức tín dụng đó tham gia vào Ban kiểm soát đặc biệt.
- Chỉ định người đại diện tổ chức tín dụng tham gia quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư.
- Quyết định việc Ngân hàng Nhà nước cho tổ chức tín dụng vay khoản vay đặc biệt theo quy định tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư này.
- Văn bản của tổ chức tín dụng đề nghị các vấn đề liên quan tại Thông tư này do Chủ tịch Hội đồng quản trị (trường hợp khuyết chức danh Chủ tịch thì một trong số thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, hoặc Tổng giám đốc ký) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư ký.
- Hồ sơ của tổ chức tín dụng gửi tới Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt đặt trụ sở chính (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh) bằng một trong các hình thức: gửi trực tiếp.
- MỤC 1: KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT.
- Điều kiện đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.
- Tổ chức tín dụng có thể bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt khi lâm vào một hoặc những trường hợp sau đây: 1.
- Số lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng lớn hơn 50% tổng số vốn điều lệ thực có và các quỹ.
- Giám sát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước có thể áp dụng các biện pháp giám sát đặc biệt sau: a) Cử cán bộ của Ngân hàng Nhà nước đến trực tiếp tại tổ chức tín dụng, giám sát hoạt động hàng ngày của tổ chức tín dụng.
- c) Yêu cầu tổ chức tín dụng báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước.
- Quyết định kiểm soát đặc biệt.
- Thống đốc xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi tổ chức tín dụng có một trong các dấu hiệu nêu tại Điều 6 Thông tư này.
- Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt bao gồm những nội dung sau: a) Tên tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
- b) Lý do kiểm soát đặc biệt.
- Quyết định kiểm soát đặc biệt được thông báo tới tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và các trường hợp cụ thể khác do Thống đốc quyết định.
- Không công bố công khai Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều này.
- Phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
- Phương án củng cố tổ chức và hoạt động phải bao gồm tối thiểu những nội dung sau: 1.
- Tên, địa chỉ, website của tổ chức tín dụng.
- Tên, địa chỉ, số điện thoại của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng hoặc người đại diện tổ chức tín dụng.
- Tóm tắt thực trạng tình hình tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng.
- Nguyên nhân tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Thiết lập kênh thông tin chính xác, đầy đủ, cập nhật, đảm bảo hoạt động thông suốt đối với Ban kiểm soát đặc biệt trong thời gian kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này, có trách nhiệm: a) Xây dựng Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trình Ban kiểm soát đặc biệt thông qua.
- tổ chức triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được Thống đốc phê duyệt.
- b) Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức tín dụng theo đúng quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước, trừ trường hợp bị tạm đình chỉ quyền quản trị, điều hành, kiểm soát tổ chức tín dụng.
- c) Làm việc thường xuyên tại tổ chức tín dụng để triển khai thực hiện Phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
- d) Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động tổ chức tín dụng trước, trong và sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt.
- đ) Chấp hành nghiêm túc các yêu cầu của Ban kiểm soát đặc biệt liên quan đến tổ chức, quản trị, kiểm soát, điều hành tổ chức tín dụng.
- h) Bố trí địa điểm, phương tiện làm việc cho Ban kiểm soát đặc biệt.
- Trong thời gian được kiểm soát đặc biệt, khi chưa có sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, nghiêm cấm tổ chức tín dụng: a) Cho phép Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban và các thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) chuyển nhượng cổ phần (đối với tổ chức tín dụng cổ phần).
- MỤC 2: BAN KIỂM SOÁT ĐẶC BIỆT.
- Cơ cấu tổ chức của Ban Kiểm soát đặc biệt.
- Thành viên Ban kiểm soát đặc biệt là cán bộ tại các đơn vị có liên quan thuộc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, hoặc là cán bộ của tổ chức tín dụng khác do Thống đốc đề nghị.
- Cơ chế hoạt động của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Các thành viên Ban kiểm soát đặc biệt làm việc tại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt theo cơ chế kiêm nhiệm.
- Ban kiểm soát đặc biệt kết thúc nhiệm vụ khi Thống đốc có quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- Tiêu chuẩn, điều kiện của thành viên Ban kiểm soát đặc biệt.
- Là cán bộ của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, và tổ chức tín dụng khác (khi cần thiết).
- Có bằng Đại học hoặc trên Đại học về ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm trong quá trình thực hiện việc kiểm soát đặc biệt tại tổ chức tín dụng.
- Không phải là người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc của tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt.
- Trách nhiệm, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt: a) Trách nhiệm: (i) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Thống đốc về các quyết định của mình trong quá trình thực hiện kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- (ii) Sau thời gian tối đa 30 ngày kể từ ngày Thống đốc ký Quyết định theo quy định tại Điều 8 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt phải chỉ đạo Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện tổ chức tín dụng theo quy định tại Khoản 9 Điều 3 Thông tư này xây dựng Phương án củng cố tổ chức và hoạt động, thông qua và trình Thống đốc phê duyệt Phương án này.
- (iii) Chỉ đạo, giám sát tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt triển khai các biện pháp được nêu trong Phương án củng cố tổ chức và hoạt động.
- (v) Báo cáo Ngân hàng Nhà nước về những biến động bất thường của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt, những hoạt động không phù hợp trong quá trình triển khai thực hiện những nội dung theo Phương án củng cố tổ chức và hoạt động đã được phê duyệt.
- (vi) Giữ bí mật về thực trạng của tổ chức tín dụng bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- chỉ cung cấp thông tin có liên quan về tổ chức tín dụng này khi có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
- b) Quyền hạn: (i) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng cho Ban Kiểm soát đặc biệt.
- (ii) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có hoặc thực hiện kiểm toán độc lập để đánh giá thực trạng tài chính của tổ chức tín dụng tại thời điểm tổ chức tín dụng được đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- (iii) Đề nghị tổ chức tín dụng được đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt mời các khách nợ, chủ nợ đến đối chiếu công khai để xác định khả năng thu nợ, trả nợ.
- (v) Đình chỉ những hoạt động không phù hợp với Phương án củng cố tổ chức và hoạt động, với các quy định về an toàn trong hoạt động ngân hàng trong thời gian kiểm soát đặc biệt và báo cáo ngay Thống đốc về quyết định này.
- (viii) Yêu cầu Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) miễn nhiệm, đình chỉ công tác ngay lập tức đối với những người có hành vi vi phạm pháp luật, không chấp hành Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trong thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- (ix) Kiến nghị Thống đốc gia hạn hoặc chấm dứt thời hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- (x) Kiến nghị Thống đốc về cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- (xi) Kiến nghị Thống đốc về các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành.
- (xii) Đề nghị Thống đốc quyết định những vấn đề phát sinh không nêu tại Phương án củng cố tổ chức và hoạt động trong thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- b) Chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề có liên quan đến quá trình kiểm soát đặc biệt.
- c) Chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc điều hành Ban kiểm soát đặc biệt và các quyết định liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt.
- Thời hạn kiểm soát đặc biệt tối đa là 02 năm kể từ ngày Quyết định đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Thống đốc có hiệu lực.
- Trong trường hợp kiến nghị Thống đốc gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Tiết (ix) Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt có Tờ trình đề nghị Thống đốc cho gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng hoặc từ chối việc gia hạn (nêu rõ lý do).
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt, Cơ quan thanh tra giám sát lấy ý kiến đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định việc gia hạn hoặc không gia hạn kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng (nêu rõ lý do).
- Chấm dứt kiểm soát đặc biệt.
- Thống đốc ra Quyết định chấm dứt việc kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Hết hạn kiểm soát đặc biệt mà không được gia hạn.
- b) Tổ chức tín dụng đã khắc phục được các nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt và hoạt động bình thường.
- c) Tổ chức tín dụng không có khả năng khắc phục được nguyên nhân đặt vào kiểm soát đặc biệt dẫn đến tình trạng phá sản.
- d) Trước khi kết thúc thời hạn kiểm soát đặc biệt, tổ chức tín dụng tổ chức lại theo các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành.
- Trong trường hợp kiến nghị Thống đốc chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo quy định tại Tiết (ix) Điểm b Khoản 1 Điều 14 Thông tư này, Ban kiểm soát đặc biệt có Tờ trình Thống đốc đề nghị chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng.
- Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Ban kiểm soát đặc biệt nêu tại Khoản 2 Điều này, Cơ quan thanh tra giám sát lấy ý kiến đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định chấm dứt kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Kiểm tra, phát hiện và báo cáo kịp thời với Thống đốc khi tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này.
- Cử cán bộ tham gia Ban kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của Thống đốc.
- Làm đầu mối tiếp nhận báo cáo và đề nghị của tổ chức tín dụng, của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh, Ban kiểm soát đặc biệt, lấy ý kiến của các đơn vị liên quan, tổng hợp và trình Thống đốc quyết định các vấn đề liên quan kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng theo quy định tại Thông tư này.
- Chịu trách nhiệm về quản lý và lưu giữ hồ sơ theo chế độ Mật liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng.
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, Giám sát có văn bản đề nghị, Vụ Pháp chế có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề pháp lý trong quá trình kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gửi Cơ quan Thanh tra, Giám sát.
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày Cơ quan Thanh tra, Giám sát có văn bản đề nghị, Vụ Tài chính - Kế toán có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến cơ chế hạch toán và hoàn lại khoản vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng đang trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Kiểm tra, phát hiện và báo cáo Thống đốc kịp thời khi tổ chức tín dụng có nguy cơ lâm vào một trong các trường hợp nêu tại Điều 6 Thông tư này.
- Đề xuất xử lý các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng theo đề nghị của tổ chức tín dụng và Ban kiểm soát đặc biệt theo các quy định tại Thông tư này.
- Tổ chức thực hiện