« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 28/2011/TT-BTNM: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn


Tóm tắt Xem thử

- 1 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;.
- Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;.
- QUY ĐỊNH:.
- Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc.
- Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau: a) Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.
- các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương;.
- b) Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương;.
- Thông tư này không áp dụng cho hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn bằng các thiết bị tự động, liên tục..
- Bụi: là hệ phân tán mịn trong đó môi trường phân tán là pha khí, còn pha phân tán là các hạt rắn có kích thước lớn hơn kích thước phân tử và nhỏ hơn 100 (m..
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Chương II của Thông tư này.
- Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích quy định tại Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới..
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC.
- MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH.
- Mục tiêu quan trắc Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường không khí xung quanh là: 1.
- Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương.
- Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian;.
- Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí;.
- Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.
- Thiết kế chương trình quan trắc Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản.
- Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí xung quanh cụ thể như sau:.
- Kiểu quan trắc.
- Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động..
- Địa điểm và vị trí quan trắc a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc.
- b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc.
- Sau khi đi khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ.
- c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải chú ý:.
- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm.
- Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.
- Thông số quan trắc.
- a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất.
- loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc;.
- b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh là:.
- Thời gian và tần suất quan trắc a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:.
- Mục tiêu quan trắc;.
- Thông số quan trắc;.
- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc.
- Thiết bị quan trắc;.
- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;.
- b) Tần suất quan trắc - Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng.
- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm..
- c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc: Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó.
- Lập kế hoạch quan trắc Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau: a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia.
- b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có).
- c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.
- d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường.
- g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường.
- h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.
- Thực hiện quan trắc.
- Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau: 1.
- Công tác chuẩn bị Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:.
- đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định.
- h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;.
- Theo các quy định quan trắc khí tượng của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.
- Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc khí tượng của các hãng sản xuất..
- c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường..
- Bảo quản và vận chuyển mẫu a) Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm.
- c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường..
- a) Xử lý số liệu - Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trường.
- b) Báo cáo kết quả Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định..
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC TIẾNG ỒN.
- Mục tiêu quan trắc.
- Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn là:.
- Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;.
- Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;.
- Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;.
- Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương..
- Thiết kế và thực hiện chương trình quan trắc 1.
- Địa điểm quan trắc tiếng ồn a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc.
- tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra không phân biệt loại nguồn gây tiếng ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn..
- b) Các khu vực phải đo tiếng ồn bao gồm:.
- c) Lựa chọn vị trí điểm quan trắc tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995.
- Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độ xác định.
- d) Đối với các cơ sơ sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999.
- Các thông số trong quan trắc tiếng ồn gồm: a) LAeq mức âm tương đương.
- d) Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp).
- Thời gian và tần suất quan trắc a) Tần suất quan trắc Tần suất quan trắc tiếng ồn được xác định tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý chương trình quan trắc, kinh phí và mục đích của chương trình quan trắc nhưng tối thiểu phải là 04 lần/năm..
- b) Thời gian quan trắc - Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;.
- Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc;.
- Do các mức âm bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, vì vậy, khi chọn thời gian quan trắc tiếng ồn phải chú ý các điểm sau.
- Thiết bị quan trắc a) Thiết bị quan trắc được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995;.
- b) Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số.
- Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian phải được ghi lại và dùng phương pháp phân bố thống kê để tính LAeq,T.
- c) Để đảm bảo chất lượng quan trắc, thiết bị đo tiếng ồn phải được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị.
- Phương pháp quan trắc.
- Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995 và TCVN 5965:1995.
- b) Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng Các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần được quan tâm.
- c) Các phép đo tiếng ồn giao thông - Độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.
- Phải tránh các nguồn tiếng ồn gây nhiễu ảnh hưởng tới phép đo.
- d) Các phép đo trong nhà - Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm.
- Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN .
- Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động.
- Xử lý số liệu và báo cáo a) Xử lý số liệu - Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc tiếng ồn.
- Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ quan trắc (biên bản, nhật ký, kết quả đo tại hiện trường,.
- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.
- b) Báo cáo kết quả Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc tiếng ồn phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định..
- Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này;.
- Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết./..
- Các đơn vị trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia;