« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 33/2010/TT-BTC Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TƯ Ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
- Căn cứ Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- Căn cứ Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Sinh Hùng tại công văn số 346/VPCP-ĐMDN ngày 15/1/2010 của Văn phòng Chính phủ về cơ chế hoạt động đối với Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Bộ Tài chính ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp như sau: I - QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1.
- Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003, các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động được quy định tại Thông tư này.
- Tên tiếng Việt: Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (sau đây gọi tắt là Công ty mua, bán nợ)..
- Công ty mua, bán nợ có trụ sở chính tại Hà Nội và các chi nhánh, văn phòng đại diện, các công ty thành viên tại một số tỉnh, thành phố.
- Công ty mua, bán nợ là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty nhà nước..
- Công ty mua, bán nợ có con dấu riêng.
- Vốn hoạt động của Công ty mua, bán nợ.
- Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của Công ty mua, bán nợ bao gồm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phòng chức năng giúp việc, các chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Công ty mua, bán nợ được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Tổng giám đốc..
- Đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước Bộ Tài chính là đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước đối với Công ty mua, bán nợ theo quy định của pháp luật.
- Bộ Tài chính uỷ quyền cho Hội đồng quản trị Công ty thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại Công ty mua, bán nợ theo quy định tại Thông tư này.
- "Mua, bán nợ, tài sản tồn đọng" là việc chủ nợ có nợ phải thu, chủ tài sản có tài sản tồn đọng bán cho Công ty mua, bán nợ.
- Công ty mua, bán nợ trở thành chủ nợ mới của khách nợ, chủ sở hữu mới của tài sản..
- "Phương án mua nợ" là phương án do Công ty mua, bán nợ xây dựng để mua lại một hoặc một số khoản nợ phải trả của một khách nợ.
- II - NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG TY MUA, BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP.
- Nhiệm vụ của Công ty:.
- Trường hợp không có đủ hồ sơ, không còn tài sản thì Công ty mua, bán nợ có văn bản thông báo với cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp biết lý do chưa tiếp nhận để có phương án xử lý theo quy định, đồng thời báo cáo Bộ Tài chính..
- Trong quá trình đòi nợ, Công ty mua, bán nợ được phép.
- Thực hiện tái cơ cấu lại doanh nghiệp cùng với việc chuyển nợ, tài sản thành vốn góp của Công ty mua, bán nợ.
- Trong trường hợp này, Công ty mua, bán nợ được phép thực hiện giảm trừ một phần nghĩa vụ trả nợ cho khách nợ theo nguyên tắc.
- Công ty mua, bán nợ được áp dụng phương thức thoả thuận trực tiếp sau khi đã thực hiện đấu giá công khai hoặc chào giá cạnh tranh nhưng không thành công..
- Quyền hạn của Công ty mua, bán nợ về tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh 1.
- Thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh và quy định của pháp luật.
- Được mời đối tác kinh doanh trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động của Công ty.
- cử đại diện Công ty ra nước ngoài công tác, học tập, khảo sát theo quy định của pháp luật.
- Quyền hạn của Công ty mua, bán nợ về tổ chức kinh doanh: 1.
- Được sử dụng vốn và các Quỹ hợp pháp của công ty để kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hiệu quả.
- Công ty có quyền yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước đã sắp xếp, chuyển đổi sở hữu thuộc đối tượng chuyển giao nợ và tài sản tồn đọng đã loại trừ khi xác định giá trị doanh nghiệp kèm theo các tài liệu liên quan khi chuyển giao nợ.
- Nghĩa vụ của Công ty mua, bán nợ.
- Công ty có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và các nghĩa vụ sau: 1.
- Công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin khác về hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước.
- Cung cấp cho khách hàng đầy đủ thông tin có liên quan đến hoạt động mua, bán các khoản nợ và tài sản tồn đọng do công ty thực hiện.
- III - TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY MUA, BÁN NỢ VÀ TÀI SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP.
- Mục 1 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ.
- Hội đồng quản trị là đại diện trực tiếp của chủ sở hữu nhà nước tại Công ty mua, bán nợ, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, quyền lợi của Công ty mua, bán nợ trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính..
- Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm trước đại diện chủ sở hữu và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của Công ty mua, bán nợ.
- Tiếp nhận, quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác do Nhà nước giao cho Công ty mua, bán nợ.
- Xây dựng, trình đại diện chủ sở hữu phê duyệt chiến lược, kế hoạch phát triển dài hạn và trung hạn của Công ty mua, bán nợ.
- trên cơ sở đó, quyết định kế hoạch hoạt động hàng năm của Công ty.
- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Điều lệ, phê duyệt sửa đổi và bổ sung Điều lệ, Quy chế tài chính của Công ty mua, bán nợ.
- Kiểm tra, giám sát mọi hoạt động trong công ty.
- kiểm tra giám sát Tổng giám đốc Công ty trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo luật định.
- Thông qua phương án tổ chức quản lý (bao gồm cả việc thành lập, chia tách, sáp nhập, giải thể các Chi nhánh, Văn phòng đại diện), tổ chức kinh doanh, bộ máy quản lý, kế hoạch lao động của Công ty và các Chi nhánh, Văn phòng đại diện và điều chỉnh khi cần thiết trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Quyết định phương án đầu tư, phương án mua, bán, cho thuê, thanh lý tài sản, các hợp đồng kinh tế, huy động vốn theo Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác ban hành kèm theo Nghị định số 09/2009/NĐ-CP ngày của Chính phủ..
- Riêng đối với hoạt động mua nợ thì tuỳ theo giá trị và đối tượng khách nợ Hội đồng quản trị Công ty được quyết định các phương án mua nợ theo phân cấp như sau: a) Trường hợp có giá mua nợ từ 3 tỷ đồng trở lên.
- Đối với đối tượng khách nợ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì Hội đồng quản trị Công ty được quyết định các phương án mua nợ có giá mua nợ tối đa không quá 50% giá trị sổ sách của khoản nợ mua (bao gồm cả gốc và lãi.
- Đối với đối tượng khách nợ còn lại thì Hội đồng quản trị Công ty được quyết định các phương án mua nợ có giá mua nợ tối đa không quá 30% giá trị sổ sách của khoản nợ mua (bao gồm cả gốc và lãi)..
- Đối với đối tượng khách nợ là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thì Hội đồng quản trị Công ty được quyết định các phương án mua nợ có giá mua nợ tối đa không quá 70% giá trị sổ sách của khoản nợ mua (bao gồm cả gốc và lãi)..
- Đối với đối tượng khách nợ còn lại thì Hội đồng quản trị Công ty được quyết định các phương án mua nợ có giá mua nợ tối đa không quá 50% giá trị sổ sách của khoản nợ mua (bao gồm cả gốc và lãi)..
- Xem xét báo cáo hoạt động hàng Quý, 6 tháng và hàng năm của Công ty.
- thông qua báo cáo tài chính hàng năm của Công ty do Tổng giám đốc trình.
- phê duyệt phương án sử dụng lợi nhuận sau thuế của Công ty.
- Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với số vốn Công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác.
- cử, bãi miễn, thay thế, khen thưởng, kỷ luật đối với người đại diện vốn của Công ty tại doanh nghiệp khác theo đề nghị của Tổng giám đốc.
- Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy và con dấu của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ của mình.
- báo cáo không trung thực tình hình tài chính công ty;.
- Hội đồng quản trị có thể họp bất thường để giải quyết những vấn đề cấp bách của Công ty.
- Khi bàn về nội dung công việc của công ty có liên quan đến các vấn đề quan trọng của địa phương nào thì Hội đồng quản trị phải mời đại diện của cấp chính quyền địa phương có liên quan đó dự họp.
- Nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị có tính bắt buộc thi hành đối với Công ty.
- Chi phí hoạt động của Hội đồng quản trị, kể cả tiền lương, phụ cấp được tính vào chi phí quản lý của Công ty.
- Các thành viên chuyên trách của Hội đồng quản trị hưởng chế độ lương và tiền thưởng tương ứng với kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh hàng năm của công ty.
- Thành viên Hội đồng quản trị không được nhân danh cá nhân để thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc không được giữ chức vụ kế toán trưởng, thủ quỹ tại Công ty và tại các Chi nhánh của Công ty.
- Các thành viên Hội đồng quản trị phải cùng chịu trách nhiệm trước người quyết định bổ nhiệm và pháp luật về các quyết định của Hội đồng quản trị, kết quả và hiệu quả hoạt động của Công ty.
- kịp thời phát hiện và báo cáo ngay Hội đồng quản trị về những hoạt động không bình thường, có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong Công ty.
- Tổ chức Công đoàn trong công ty cử một đại diện đủ tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này tham gia thành viên Ban kiểm soát.
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty, là người có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao..
- Tổng giám đốc do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Hội đồng quản trị Công ty.
- Quyết định phương án đầu tư, phương án mua, bán nợ, tài sản, các hợp đồng kinh tế, huy động vốn, các dự án đầu tư, góp vốn, phương án mua, bán, cho thuê, thanh lý tài sản của Công ty theo phân cấp, ủy quyền của Hội đồng quản trị..
- Tổ chức điều hành mọi hoạt động của Công ty.
- triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị và của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về hoạt động kinh doanh của Công ty và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- thực hiện chế độ công khai tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật.
- trình Hội đồng quản trị phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận sau thuế của Công ty.
- Đề nghị Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty.
- Trình Hội đồng quản trị thông qua đề án tổ chức quản lý công ty, kể cả phương án điều chỉnh khi thay đổi tổ chức bộ máy quản lý của Công ty và các Chi nhánh, Văn phòng đại diện.
- Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty.
- Kế toán trưởng giúp Tổng giám đốc chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kế toán tài chính, thống kê của công ty, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
- Hệ thống các phòng, Chi nhánh và Văn phòng đại diện có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành công việc của Công ty.
- Hội đồng quản trị công ty quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy giúp việc trên cơ sở đề nghị của Tổng giám đốc..
- IV - TẬP THỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÔNG TY.
- Đại hội công nhân viên chức của Công ty.
- Đại hội công nhân viên chức của Công ty là hình thức để người lao động trực tiếp tham gia quản lý Công ty.
- Người lao động trong Công ty thông qua Đại hội công nhân viên chức hoặc Tổ chức công đoàn Công ty thực hiện các quyền sau: 1.
- V - CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY.
- Cơ chế tài chính - kế toán của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp 1.
- Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo thống kê theo Quy chế tài chính của Công ty do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và các văn bản pháp luật về tài chính có liên quan.
- Hoạt động kinh doanh mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của Công ty thực hiện theo cơ chế thị trường, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.
- Trường hợp Công ty thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại doanh nghiệp nhà nước theo chỉ định của cấp có thẩm quyền được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí theo hướng dẫn của Bộ Tài chính 2.
- Chế độ tiền lương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Ban Kiểm soát và người lao động tại Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Lao động Thương binh Xã hội.
- Tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp Việc tổ chức lại, chuyển đổi hình thức sở hữu Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính..
- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày và Quyết định số 50/2007/QĐ-BTC ngày 21/6/2007 về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 199/2003/QĐ-BTC ngày của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành điều lệ tạm thời về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Các phương án mua và xử lý nợ gắn với tái cơ cấu lại doanh nghiệp khách nợ chưa phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư này thì Hội đồng quản trị Công ty có trách nhiệm tổ chức rà soát đối chiếu với quy định của pháp luật áp dụng chung đối với doanh nghiệp để đề xuất biện pháp giải quyết báo cáo Bộ Tài chính xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
- Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp phản ánh về Bộ Tài chính để xem xét giải quyết./..
- Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;