« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 33/2011/TT-BGDĐT Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
- THÔNG TƯ Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- giáo viên giáo dục thường xuyên.
- Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009.
- Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
- Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục.
- Căn cứ vào Biên bản họp thẩm định ngày 02 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng thẩm định Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên.
- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định: Điều 1.
- Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên..
- Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Hội đồng Quốc gia Giáo dục.
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
- CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN GIÁO VIÊN GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN.
- ngày 08 tháng 8 năm 2011của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) I.
- MỤC ĐÍCH Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên là căn cứ của việc quản lý, chỉ đạo, tổ chức, biên soạn tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên giáo dục thường xuyên, nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên giáo dục thường xuyên với yêu cầu phát triển giáo dục thường xuyên và yêu cầu về nghề nghiệp đối với giáo viên giáo dục thường xuyên.
- ĐỐI TƯỢNG BỒI DƯỠNG Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên áp dụng cho tất cả cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên (sau đây gọi chung là giáo viên) đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục thường xuyên trong phạm vi toàn quốc.
- các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thường xuyên.
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG.
- Khối kiến thức bắt buộc a) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học đối với giáo dục thường xuyên áp dụng trong cả nước (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 1): Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về đường lối, chính sách phát triển giáo dục thường xuyên, chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức các môn học, hoạt động giáo dục thuộc chương trình giáo dục thường xuyên..
- b) Nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục thường xuyên theo từng thời kỳ của mỗi địa phương (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 2): Sở giáo dục và đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học các nội dung bồi dưỡng về phát triển giáo dục thường xuyên của địa phương, thực hiện chương trình, sách giáo khoa, tài liệu, kiến thức giáo dục địa phương.
- phối hợp với các dự án (nếu có) qui định nội dung bồi dưỡng theo kế hoạch của các dự án..
- Khối kiến thức tự chọn (sau đây gọi là nội dung bồi dưỡng 3): bao gồm các mô đun bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp của giáo viên giáo dục thường xuyên như sau: Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng.
- Mục tiêu bồi dưỡng.
- Nâng cao năng lực hiểu biết về giáo dục thường xuyên và đối tượng của giáo dục thường xuyên.
- Giáo dục thường xuyên (GDTX) trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Sự hình thành và phát triển các mô hình cơ sở giáo dục thường xuyên ở Việt Nam.
- Đặc điểm của đối tượng học viên giáo dục thường xuyên Nắm vững các đối tượng học viên tương ứng với các chương trình GDTX;.
- Giáo dục thường xuyên và phát triển cộng đồng Trình bày được khái niệm “Cộng đồng” và lý giải vì sao giáo viên GDTX cần có sự am hiểu về cộng đồng.
- Đổi mới phương pháp dạy học trong Giáo dục thường xuyên Phân tích được quan niệm về đổi mới PPDH và những khó khăn, thuận lợi khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong GDTX..
- Trình bày được xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nói chung và trong giáo dục thường xuyên nói riêng..
- Một số phương pháp dạy học tích cực phù hợp với giáo dục thường xuyên.
- Thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục thường xuyên,.
- Phân tích được thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở các cơ sở giáo dục thường xuyên và biết cách đánh giá năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và khai thác, sử dụng thiết bị dạy học hiện đại..
- Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong Giáo dục thường xuyên.
- Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở các trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Phân tích được vai trò của công tác chủ nhiệm lớp và người giáo viên chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Nêu được những nội dung cơ bản, cần thiết trong công tác chủ nhiệm lớp trong trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Liên hệ được thực trạng về công tác chủ nhiệm lớp tại trung tâm giáo dục thường xuyên nơi công tác.
- Đề xuất các phương pháp, hình thức phù hợp để thực hiện nội dung công tác chủ nhiệm lớp phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên trong trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Một số kĩ năng đặc thù của công tác chủ nhiệm lớp ở trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Biết cách tiếp cận, xử lý những mâu thuẫn nảy sinh giữa các học viên trong lớp học và biết cách giáo dục thuyết phục học viên cá biệt.
- Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.
- GDTX 25 Một số vấn đề chung về Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.
- Mục tiêu, nội dung Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ..
- Trình bày được những mục tiêu cụ thể của các Chương trình thành phần của Chương trình Giáo dục thường xuyên đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ.
- Nêu khái quát được những nhóm nội dung cơ bản trong các Chương trình: Chương trình giáo dục pháp luật.
- Chương trình giáo dục văn hóa - xã hội.
- Chương trình giáo dục bảo vệ môi trường.
- Chương trình giáo dục bảo vệ sức khỏe.
- Một số kĩ năng cần thiết để tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ..
- Biết lựa chọn phương pháp tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng.
- Biết lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đáp ứng yêu cầu của người học, cập nhật kiến thức, kĩ năng, chuyển giao công nghệ phù hợp đối tượng..
- Nâng cao năng lực hỗ trợ của giáo viên đối với trung tâm học tập cộng đồng.
- Xác định được các nội dung cần bồi dưỡng đối với cán bộ quản lý và giáo viên trung tâm học tập cộng đồng.
- Một số kĩ năng cần thiết của giáo viên GDTX để tham gia các hoạt động chính trị xã hội Trình bày được sự cần thiết phải tham gia hoạt động chính trị -xã hội đối với giáo viên giáo dục thường xuyên.
- Một số vấn đề chung về nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên..
- Trình bày được những nội dung cơ bản của phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên.
- Nêu được một số phương pháp nghiên cứu khoa học trong giáo dục thường xuyên;.
- Nắm được quy trình nghiên cứu khoa học và các bước tiến hành phổ biến khoa học trong giáo dục thường xuyên;.
- Nêu được thực trạng nghiên cứu khoa học hiện nay tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, liên hệ với bản thân về thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học sư phạm về giáo dục thường xuyên;.
- Biết cách tiếp cận để phát hiện những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn của giáo dục thường xuyên, từ đó đề xuất được nhiệm vụ nghiên cứu hoặc đưa ra sáng kiến kinh nghiệm thiết thực.
- Biết vận dụng lý luận để đề xuất biện pháp giải quyết vấn đề nảy sinh từ thực tiễn của giáo dục thường xuyên bằng một đề tài khoa học hoặc sáng kiến kinh nghiệm.
- Thực hiện được một đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng/sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên..
- Biết tổ chức và thực hiện phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học/sáng kiến kinh nghiệm về giáo dục thường xuyên.
- Biết hợp tác, chia sẻ với đồng nghiệp trong nghiên cứu và phổ biến ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn giáo dục thường xuyên..
- Tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên.
- Trình bày được một số vấn đề lý luận về tự học, tự bồi dưỡng.
- Nêu được thực trạng của công tác tự học, tự bồi dưỡng ở các cơ sở giáo dục thường xuyên;Liên hệ, đề xuất được các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác tự học, tự bồi dưỡng đối với giáo viên giáo dục thường xuyên;.
- Lập được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho bản thân phù hợp với nhiệm vụ được giao..
- Phát triển năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục GDTX 35.
- Giáo dục vì sự phát triển bền vững trong giáo dục thường xuyên.
- giáo dục vì sự phát triển bền vững..
- Mô tả các nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững và con đường thực hiện giáo dục vì sự phát triển bền vững ở giáo dục thường xuyên.
- Thực hành các nội dung giáo dục vì sự phát triển bền vững ở các cơ sở giáo dục thường xuyên..
- Giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên.
- Phân tích được các khái niệm cơ bản của giáo dục hòa nhập và phân tích các yếu tố của giáo dục hòa nhập trong giáo dục thường xuyên.
- Xác định được các hình thức và nội dung giáo dục hòa nhập với các đối tượng của giáo dục hòa nhập ở cơ sở giáo dục thường xuyên.
- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được hướng dẫn, bổ sung hằng năm.
- a) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 1, thường xuyên bổ sung nội dung bồi dưỡng 3..
- b) Sở giáo dục và đào tạo hướng dẫn nội dung bồi dưỡng 2..
- Thời lượng thực hiện từng nội dung bồi dưỡng:.
- a) Mỗi giáo viên giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình bồi dưỡng 120 tiết/năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 1: khoảng 30 tiết/năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 2: khoảng 30 tiết/năm học.
- Nội dung bồi dưỡng 3: khoảng 60 tiết/năm học.
- b) Các cấp quản lý giáo dục có thể thay đổi thời lượng bồi dưỡng ở từng nội dung bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, kế hoạch giáo dục của địa phương trong từng năm học nhưng không thay đổi tổng số thời gian bồi dưỡng của mỗi giáo viên trong năm học (120 tiết/ năm học).
- c) Căn cứ nội dung bồi dưỡng 3, giáo viên tự lựa chọn các mô đun cần bồi dưỡng phù hợp với nhu cầu cá nhân và quy định của sở giáo dục và đào tạo về thời lượng thực hiện khối kiến thức này trong từng năm học.
- Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hằng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên.
- Các trung tâm giáo dục thường xuyên là đơn vị nòng cốt trong việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn, học tập theo nhóm giáo viên của từng trung tâm hoặc cụm trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Các lớp bồi dưỡng tập trung (nếu có) chủ yếu để báo cáo viên giải đáp thắc mắc, hướng dẫn tự học, luyện tập kỹ năng cho giáo viên..
- Tài liệu học tập để giáo viên thực hiện chương trình bồi dưỡng: a) Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- b) Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- c) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 1 theo hướng dẫn của Bộ giáo dục và Đào tạo.
- d) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 2 theo hướng dẫn của sở giáo dục và đào tạo, của các đề tài, dự án.
- đ) Các tài liệu phục vụ nội dung bồi dưỡng 3 theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc đánh giá thực hiện Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên giáo dục thường xuyên của các địa phương và đánh giá kết quả bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên được thực hiện hàng năm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.