« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 33/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường: Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất


Tóm tắt Xem thử

- 1 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG.
- THÔNG TƯ Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010.
- Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;.
- Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;.
- QUY ĐỊNH:.
- Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường đất, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc..
- Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương.
- các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương;.
- Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương..
- Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn.
- Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Chương II của Thông tư này.
- Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích quy định tại Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới..
- QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG ĐẤT.
- Mục tiêu quan trắc.
- Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường đất là: 1.
- Đánh giá hiện trạng môi trường đất;.
- Xác định xu thế, diễn biến, cảnh báo nguy cơ ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đất.
- Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường quốc gia, khu vực, địa phương..
- Thiết kế chương trình quan trắc.
- Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản.
- Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường đất cụ thể như sau:.
- Kiểu quan trắc Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.
- Địa điểm và vị trí quan trắc a) Để xác định chính xác các địa điểm và vị trí quan trắc, phải tiến hành khảo sát hiện trường trước đó;.
- b) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mục tiêu chung và điều kiện cụ thể của mỗi vị trí quan trắc.
- c) Quy mô của vị trí quan trắc môi trường đất phụ thuộc vào mật độ lấy mẫu theo không gian, thời gian và tùy theo từng loại đất.
- Các vị trí quan trắc thường ở vị trí trung tâm và xung quanh vùng biên.
- d) Vị trí quan trắc môi trường đất được lựa chọn theo nguyên tắc đại diện (địa hình, nhóm đất, loại hình sử dụng đất…) và phải đảm bảo tính dài hạn của vị trí quan trắc.
- đ) Vị trí quan trắc môi trường đất được chọn ở nơi đất chịu tác động chính như: vùng đất có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp (chất thải công nghiệp, thành phố, hạ lưu các dòng chảy trong thành phố).
- Thông số quan trắc a) Phải xem xét vị trí quan trắc là khu dân cư, khu sản xuất, loại hình sản xuất hay các vị trí phát thải, nguồn thải để từ đó lựa chọn các thông số đặc trưng và đại diện cho địa điểm quan trắc.
- b) Đối với quan trắc môi trường nền: các thông số quan trắc được chọn lọc sao cho phản ánh đầy đủ các yếu tố đặc trưng của môi trường đất trên ba mặt: hiện trạng, các quá trình và nhân tố tác động đến quá trình đó.
- c) Đối với quan trắc môi trường tác động: các thông số quan trắc theo từng loại hình đặc thù và có tính chỉ định, thông số cụ thể.
- d) Dựa vào bản chất của thông số mà chia ra hai nhóm thông số cơ bản: nhóm thông số biến đổi chậm và nhóm thông số biến đổi nhanh.
- Nhóm thông số biến đổi chậm như: thành phần cơ giới, khả năng trao đổi cation, cacbon hữu cơ, nitơ tổng số, lân tổng số, kali tổng số;.
- Nhóm thông số biến đổi nhanh như: các cation trao đổi, ion hoà tan, các chất độc hại, tồn dư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
- đ) Việc lựa chọn các thông số quan trắc môi trường đất căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc môi trường đất.
- Nếu là lần đầu tiên quan trắc môi trường đất thì cần thiết phải phân tích tất cả các tính chất lý hoá sinh học thông thường của đất.
- e) Các thông số chung quan trắc môi trường đất là:.
- Thông số vật lý · Thành phần cơ giới.
- Thông số hóa học · pH (H2O, KCl.
- Thông số sinh học · Vi sinh vật tổng số trong đất.
- Ngoài các thông số trên, có thể xem xét, bổ sung thêm các thông số khác theo chỉ định của chuyên gia cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
- Thời gian và tần suất quan trắc.
- Việc xác định thời gian và tần suất quan trắc như sau:.
- a) Thời gian quan trắc môi trường đất phải lựa chọn phù hợp với mục tiêu quan trắc, kiểu quan trắc và bảo đảm việc quan trắc môi trường đất không bị cản trở bởi những yếu tố ngoại cảnh.
- b) Căn cứ vào mục tiêu của chương trình quan trắc và chu kỳ biến đổi hàm lượng, tần suất quan trắc môi trường đất như sau.
- Đối với nhóm thông số biến đổi chậm: quan trắc tối thiểu 01 lần/3-5 năm.
- Đối với nhóm thông số biến đổi nhanh: quan trắc tối thiểu 01 lần/ năm..
- Lập kế hoạch quan trắc Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau: a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia.
- b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có).
- c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm.
- d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường.
- e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;.
- g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường.
- h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường..
- Thực hiện chương trình quan trắc.
- Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau: 1.
- Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:.
- a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu.
- d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu: đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định;.
- e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu.
- h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;.
- Lấy mẫu và đo tại hiện trường a) Tiến hành lấy mẫu đất.
- Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường theo các tiêu chuẩn hiện hành quy định tại Bảng 1 dưới đây:.
- Phương pháp lấy mẫu đất tại hiện trường.
- Phương pháp lấy mẫu đất.
- Chất lượng đất - Từ vựng - Phần 2: Các thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến lấy mẫu.
- Chất lượng đất - Lấy mẫu - Yêu cầu chung.
- Chất lượng đất - Lấy mẫu Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.
- Chất lượng đất - Phương pháp đơn giản để mô tả đất.
- Phương pháp lấy mẫu.
- Ở một điểm quan trắc: tiến hành lấy 01 mẫu chính, 04 mẫu phụ ở các địa điểm xung quanh điểm quan trắc (trên cùng một thửa ruộng, cánh đồng hay vùng nghiên cứu được xem là đồng nhất):.
- Đối với phẫu diện đất: việc lấy mẫu đất và miêu tả theo phẫu diện (bao gồm bản tả và xác định tên đất) bắt buộc phải do chuyên gia ngành khoa học đất thực hiện, độ sâu của tầng lấy mẫu thay đổi tùy thuộc vào loại đất;.
- Đối với vùng đất bạc màu, lấy mẫu ở độ sâu từ 0-15 cm ở tầng mặt và 15-40 cm ở tầng 2 căn cứ vào từng điểm quan trắc;.
- Đối với vùng đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn, ô nhiễm kim loại nặng phải lấy mẫu đất theo chiều sâu phẫu diện để đánh giá và so sánh.
- Căn cứ theo mục tiêu quan trắc, chiều sâu lấy mẫu theo phẫu diện dao động từ 0-150 cm.
- Số lượng tầng lấy mẫu phụ thuộc vào sự phân tầng cụ thể trong suốt phẫu diện, có thể lấy đến 4-5 tầng trong một phẫu diện;.
- Khi lấy mẫu đất chứa nhiều vật liệu cỡ lớn (sỏi, xác hữu cơ.
- Lấy mẫu để đo tại hiện trường: tương tự như lấy mẫu để phân tích trong phòng thí nghiệm, theo các tiêu chuẩn hiện hành quy định tại Bảng 1..
- c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường..
- b) Riêng đối với các thông số sinh học cần phân tích mẫu tươi, việc bảo quản phải theo quy trình riêng.
- Phân tích trong phòng thí nghiệm.
- a) Căn cứ thuộc vào năng lực phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2 dưới đây:.
- Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm.
- Thông số.
- Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp 1..
- Phương pháp ống hút Robinson 2..
- Phương pháp picnomet 3..
- Phương pháp ống trụ kim loại 4..
- Phương pháp MPN (tổng số tối đa có thể) 26..
- Phương pháp MPN (tổng số tối đa có thể) 27..
- Phương pháp MPN (tổng số tối đa có thể).
- b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 2 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 2 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn.
- c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường..
- a) Xử lý số liệu - Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trường.
- Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm.
- Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định..
- Tổ chức thực hiện 1.
- Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này..
- Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết./..
- Các đơn vị trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia;