« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 38/2010/TT-BGDĐT Quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh các ngành hoặc chuyên ngành trình độ Thạc sĩ


Tóm tắt Xem thử

- đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo.
- Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ như sau:.
- Văn bản này quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình cho phép đào tạo, đình chỉ tuyển sinh, thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Điều kiện được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ.
- Các đại học, học viện, các trường đại học được xem xét để cấp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây: 1.
- Đã đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy ngành tương ứng với ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ và có ít nhất 2 khóa sinh viên đã tốt nghiệp..
- Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức và quản lý đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ ở các ngành hoặc chuyên ngành đang đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ..
- Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ thạc sĩ ở ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, cụ thể:.
- a) Giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên tham gia giảng dạy ít nhất 70% chương trình đào tạo.
- b) Có ít nhất 5 giảng viên cơ hữu có bằng tiến sĩ cùng ngành đề nghị cho phép đào tạo, trong đó có ít nhất 3 người cùng chuyên ngành..
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo ngành hoặc chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, cụ thể:.
- a) Có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm với các trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo;.
- b) Thư viện có phòng tra cứu thông tin cung cấp các nguồn thông tin tư liệu (sách, giáo trình và tạp chí trong và ngoài nước) được xuất bản trong 5 năm trở lại đây, đáp ứng yêu cầu dạy, học các học phần trong chương trình đào tạo và thực hiện đề tài luận văn.
- Cơ sở đào tạo có năng lực, kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo.
- Có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, được xây dựng theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành..
- Tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo có trong Danh mục ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành..
- Trường hợp tên ngành hoặc chuyên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục, cơ sở đào tạo phải trình bày luận cứ khoa học về ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua.
- thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của một số trường đại học đã được kiểm định ở nước ngoài..
- Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ.
- đã xây dựng quy định đào tạo trình độ thạc sĩ của cơ sở đào tạo.
- Ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của địa phương, khu vực và quốc gia..
- Điều kiện được xem xét để cấp phép đào tạo các chuyên ngành trình độ tiến sĩ 1.
- Các đại học, học viện, các trường đại học được xem xét để cấp phép đào tạo các chuyên ngành ở trình độ tiến sĩ khi bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Đã đào tạo trình độ thạc sĩ ngành hoặc chuyên ngành tương ứng với chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ, có ít nhất 2 khóa học viên đã tốt nghiệp;.
- b) Không vi phạm các quy định hiện hành về tuyển sinh, tổ chức, quản lý đào tạo trình độ đại học, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ ở các ngành hoặc chuyên ngành đang đào tạo và các quy định liên quan khác của pháp luật trong thời hạn 3 năm tính đến ngày cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo chuyên ngành trình độ tiến sĩ.
- c) Có đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để tổ chức đào tạo trình độ tiến sĩ ở chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, cụ thể:.
- Có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ, có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu, hướng dẫn, chỉ đạo nghiên cứu sinh xây dựng đề cương nghiên cứu đề tài luận án, hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án, viết luận án và tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ.
- d) Có đủ khả năng và điều kiện để thành lập hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ và tổ chức đánh giá luận án theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành;.
- đ) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm đáp ứng yêu cầu đào tạo trình độ tiến sĩ, cụ thể.
- Thư viện có đủ nguồn thông tin tư liệu và phương tiện để nghiên cứu sinh tìm hiểu, tra cứu khi thực hiện đề tài luận án, viết luận án như sách, giáo trình, tạp chí khoa học trong và ngoài nước, thư viện điện tử có thể liên kết với các cơ sở đào tạo cùng lĩnh vực, cùng chuyên ngành đào tạo trong và ngoài nước.
- g) Đã hợp tác với các trường đại học trên thế giới trong hoạt động đào tạo và hoạt động khoa học công nghệ;.
- h) Có chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần trong chương trình đào tạo của chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo, được xây dựng theo quy định của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ hiện hành do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành..
- Tên chuyên ngành đào tạo có trong Danh mục chuyên ngành đào tạo trình độ tiến sĩ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành..
- Trường hợp tên chuyên ngành đào tạo chưa có trong Danh mục, cơ sở đào tạo phải trình bày luận cứ khoa học về chuyên ngành đào tạo mới đã được Hội đồng khoa học đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua.
- thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới, kèm theo chương trình đào tạo tham khảo của một số trường đại học đã được kiểm định ở nước ngoài;.
- i) Có đơn vị quản lý chuyên trách đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ quản lý hoạt động đào tạo trình độ tiến sĩ.
- đã xây dựng quy định đào tạo trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo..
- Các viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ chuyên ngành đầu tiên khi bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều này.
- Thẩm quyền quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 2, Điều 3 của Thông tư này.
- Việc cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ trong những trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định..
- Hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Tờ trình đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành ở trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo (Phụ lục I).
- Đề án đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ được xây dựng theo quy định tại Phụ lục II, bao gồm các nội dung: Sự cần thiết phải xây dựng đề án.
- năng lực của cơ sở đào tạo.
- chương trình và kế hoạch đào tạo của ngành hoặc chuyên ngành đăng ký đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ và các minh chứng kèm theo.
- Biên bản thông qua hồ sơ của Hội đồng Khoa học và Đào tạo của cơ sở đào tạo.
- Biên bản kiểm tra các điều kiện về đội ngũ giảng viên cơ hữu, về trang thiết bị, thư viện phục vụ đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của sở giáo dục và đào tạo.
- Biên bản thẩm định chương trình đào tạo của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo của chính cơ sở đào tạo hoặc của một cơ sở đào tạo có uy tín do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định.
- Quy trình xem xét cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, giám đốc sở giáo dục và đào tạo ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra.
- thư viện phục vụ đào tạo ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo và lập biên bản kiểm tra..
- Biên bản kiểm tra phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của trưởng đoàn kiểm tra và của thủ trưởng cơ sở đào tạo, đóng dấu của sở giáo dục và đào tạo và của cơ sở đào tạo.
- Sở giáo dục và đào tạo lưu 01 bản, cơ sở đào tạo lưu 01 bản và gửi 04 bản kèm theo hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở..
- c) Hội đồng thẩm định gồm 5 thành viên gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ hoặc tiến sĩ khoa học thuộc ngành hoặc chuyên ngành đề nghị cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- d) Nội dung và cách thức tiến hành phiên họp của Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo được quy định tại Phụ lục VI của Thông tư này.
- Biên bản thẩm định phải có chữ ký, ghi rõ họ tên của Chủ tịch hội đồng thẩm định, thư ký hội đồng và đóng dấu của cơ sở đào tạo.
- Cơ sở đào tạo nơi thành lập hội đồng thẩm định lưu 01 bản, gửi cơ sở đào tạo đề nghị thẩm định 05 bản (lưu 01 bản và 04 bản kèm theo hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo)..
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo được chỉ định làm nhiệm vụ thẩm định xác nhận vào biên bản của Hội đồng thẩm định và vào chương trình đào tạo ở Phụ lục IV trong hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở đào tạo..
- Kinh phí để sở giáo dục và đào tạo thực hiện kiểm tra và kinh phí tổ chức thẩm định của Hội đồng thẩm định do cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo chi trả theo quy định hiện hành..
- Sau khi thực hiện các quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, cơ sở đào tạo đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ gửi Hồ sơ đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- a) Việc xem xét hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ được thực hiện trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày mùng 1 của tháng 3, tháng 6 và tháng 9 hằng năm.
- Nếu hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện và đạt yêu cầu theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ..
- Nếu hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo của cơ sở đào tạo bảo đảm các điều kiện theo quy định, nhưng vẫn còn một số nội dung cần phải hoàn thiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ sở đào tạo kết quả thẩm định và những nội dung cần hoàn thiện..
- Nếu hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo của cơ sở đào tạo chưa đáp ứng các điều kiện, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản tình trạng hồ sơ và đề nghị cơ sở đào tạo cần tiếp tục chuẩn bị các điều kiện..
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thẩm định lại tại cơ sở đào tạo..
- b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện của cơ sở đào tạo (đối với những hồ sơ được thông báo cần hoàn thiện), nếu hồ sơ đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ..
- Đình chỉ tuyển sinh ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Cơ sở đào tạo bị đình chỉ tuyển sinh ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi xảy ra một trong những trường hợp sau đây: a) Không bảo đảm một trong các điều kiện được phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ quy định tại Điều 2, Điều 3 của Thông tư này.
- c) Tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngoài địa điểm đã được phép đào tạo trình độ thạc sĩ;.
- Quyết định đình chỉ tuyển sinh ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ phải xác định rõ lý do đình chỉ tuyển sinh, thời hạn đình chỉ tuyển sinh, các biện pháp cụ thể đảm bảo quyền lợi của học viên, giảng viên..
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ tuyển sinh.
- Sau thời hạn đình chỉ tuyển sinh, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh được khắc phục thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép cơ sở đào tạo được tuyển sinh trở lại..
- Thu hồi quyết định cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Cơ sở đào tạo bị thu hồi quyết định cho phép đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: a) Có hành vi gian lận để được phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức, đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- c) Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh ngành hoặc chuyên ngành đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh;.
- d) Không đạt tiêu chuẩn tại các kỳ kiểm định chất lượng (kiểm định cơ sở đào tạo, kiểm định chương trình đào tạo) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định thu hồi quyết định cho phép đào tạo.
- Trách nhiệm của cơ sở đào tạo 1.
- Đảm bảo tính trung thực, chính xác của hồ sơ đề nghị cho phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ.
- Tổ chức tự kiểm tra, thanh tra theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở..
- Đối với các cơ sở đào tạo được phép tự tổ chức thẩm định chương trình đào tạo của cơ sở mình, phải thực hiện nghiêm túc quy trình thẩm định.
- phải thực hiện thẩm định khách quan, trung thực và chịu trách nhiệm về sự chính xác của các kết quả thẩm định chương trình đào tạo..
- Thủ trưởng cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm về các điều kiện bảo đảm chất lượng cho hoạt động đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của cơ sở mình..
- Trách nhiệm và quyền của sở giáo dục và đào tạo 1.
- Tổ chức kiểm tra và xác nhận các điều kiện thực tế về đội ngũ giảng viên cơ hữu, trang thiết bị phục vụ đào tạo, thư viện khi các cơ sở đào tạo đề nghị..
- Chịu trách nhiệm về sự trung thực và chính xác của các kết quả kiểm tra thực tế tại cơ sở đào tạo.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về kết quả kiểm tra các điều kiện thực tế của các cơ sở đào tạo..
- Trách nhiệm và quyền của cơ sở đào tạo được chỉ định thẩm định chương trình đào tạo.
- Thẩm định chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của các cơ sở đào tạo theo đúng quy định hiện hành khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ định.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thẩm định chương trình đào tạo.
- Chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng có thẩm quyền về kết quả thẩm định chương trình đào tạo..
- Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Tổ chức xem xét hồ sơ và các điều kiện đề nghị cho phép đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ của các cơ sở đào tạo.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện nhiệm vụ đào tạo ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ, tiến sĩ theo kế hoạch, đảm bảo chất lượng..
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc kiểm tra và xác nhận các điều kiện của các sở giáo dục và đào tạo, việc thẩm định chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo được chỉ định làm nhiệm vụ thẩm định..
- Bãi bỏ Điều 4, Điều 5 của Quyết định số 45/2008/QĐ-BGDĐT ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ.
- Điều 4, Điều 5 và Điều 6 của Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT ngày 7 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ..
- Website Bộ Giáo dục và Đào tạo