« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 39/2007/TT-BTC về chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng, kẽm chưa khai thác


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TƯ.
- Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005.
- Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
- Sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện như sau: I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG.
- 1- Phạm vi thực hiện bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bao gồm: a- Các khu vực dự trữ tài nguyên và đấu thầu thăm dò, khai thác tài nguyên quặng chì, kẽm ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh Tuyên Quang theo thông báo của Bộ Tài nguyên và Môi trường..
- 2- Đối tượng được hưởng các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương bao gồm: Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thiệt hại, thay đổi nơi cư trú, nơi hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện khảo sát, thăm dò và triển khai công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác..
- Đồng thời, Nhà nước quy định chính sách đảm bảo kinh phí thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật..
- 5- Thời gian tổ chức thực hiện bảo vệ khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác kể từ khi Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định khu vực, điểm, mỏ có tài nguyên quặng chì, kẽm đã được điều tra, đánh giá và thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc khi địa phương phát hiện khu vực, điểm, mỏ có tài nguyên quặng chì, kẽm nhưng chưa được điều tra, đánh giá hoặc chưa được Bộ Tài nguyên và Môi trường thông báo cho đến khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định cấp phép khai thác..
- II- NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO.
- QUYỀN LỢI CỦA ĐỊA PHƯƠNG 1- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm trong trường hợp không phải thuê đất có trách nhiệm thoả thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị ảnh hưởng, thiệt hại do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện chính sách theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan.
- 2- Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò sử dụng đất thường xuyên tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm phải thuê đất thì thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn có liên quan như sau:.
- a- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm dò thoả thuận được với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định hướng dẫn Luật Đất đai thì thực hiện theo sự thoả thuận đó.
- Nhà nước không tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ..
- b- Trường hợp Nhà nước tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất:.
- Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư.
- nội dung bồi thường, hỗ trợ bao gồm: b.1- Bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do phải thay đổi nơi cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước..
- Trợ cấp ngừng việc cho người lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong thời gian ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện việc di chuyển địa điểm.
- Đối tượng, điều kiện, thủ tục, mức bồi thường thiệt hại về đất và tài sản gắn liền với đất, hỗ trợ ổn định đời sống, sản xuất theo quy định tại tiết b.1 và b.2 điểm 2 mục II của Thông tư này được thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính.
- b.3- Chi trả kinh phí bồi thường đất công ích của xã, phường, thị trấn và cơ sở hạ tầng công cộng nơi thu hồi đất và được nộp vào ngân sách nhà nước, điều tiết cho ngân sách các cấp theo quy định.
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới theo quy định của Luật Đất đai..
- Tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất đã chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư vào Việt Nam có thực hiện ứng trước tiền để chi trả bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP thì được trừ số tiền đã chi trả bồi thường về đất, hỗ trợ về đất vào tiền thuê đất phải nộp cho Nhà nước.
- Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định.
- giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật.
- căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cụ thể việc thực hiện các dự án tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở..
- 5- Chính quyền địa phương các cấp có trách nhiệm ưu tiên tuyển dụng lao động phù hợp từ bộ phận dân cư phải di chuyển do ảnh hưởng của hoạt động khảo sát, thăm dò hoặc thực hiện phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác vào cơ quan, đơn vị thuộc địa phương theo các phương án đầu tư phát triển kinh tế nhằm đảm bảo ổn định đời sống của nhân dân..
- 6- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí cán bộ, công chức, trang thiết bị, phương tiện làm việc, kinh phí hoạt động cho các cơ quan, đơn vị để tổ chức thực hiện đề án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt..
- TÀI NGUYÊN QUẶNG CHÌ, KẼM CHƯA KHAI THÁC..
- Việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác được thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, trong đó chú ý một số nội dung sau:.
- thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các khoản thu khác từ hoạt động khảo sát, thăm dò theo quy định của pháp luật..
- 2- Căn cứ đề án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cơ quan tài chính lập dự toán chi ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, để thực hiện các nhiệm vụ chi quy định tại điểm 6 mục II của Thông tư này.
- Trường hợp nguồn kinh phí ngân sách địa phương không đảm bảo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các Bộ có liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện.
- Sau khi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền quyết định, cơ quan tài chính có trách nhiệm đảm bảo nguồn kinh phí theo tiến độ thực hiện.
- IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1- Các Bộ, cơ quan Trung ương trong phạm vi chức năng nhiệm vụ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, hỗ trợ các địa phương trong việc thực hiện các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương theo các quy định tại Thông tư này.
- đồng thời thực hiện rà soát các cơ chế chính sách thuộc phạm vi quản lý để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác theo đúng Quyết định số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ..
- 2- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm: a- Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác để làm căn cứ thực hiện ở địa phương.
- b- Chỉ đạo Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan xác định nhu cầu kinh phí thuộc nhiệm vụ chi ngân sách địa phương theo quy định tại Thông tư này và chủ động cân đối, sử dụng ngân sách địa phương và các nguồn tài chính hợp pháp khác trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện..
- c- Chỉ đạo và thường xuyên kiểm tra các sở, ban, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.
- chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp, nhất là Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của nhà nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại xã, tại thôn, niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, tại thôn theo quy định..
- d- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công nghiệp và các Bộ có liên quan tình hình thực hiện công tác bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
- TRÌNH BỘ V/v:Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác..
- Thực hiện chỉ đạo của Bộ, Vụ Ngân sách Nhà nước đã phối hợp với Vụ Pháp chế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác và thống nhất ý kiến trình Bộ như sau:.
- Dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động điều tra, khảo sát, tìm kiếm, thăm dò,..”.
- Nay tiếp thu sửa đổi theo đúng quy định của Luật Khoáng sản sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò.
- 3- Về nội dung quy định tại khoản 1, 2 mục II dự thảo Thông tư:.
- a/ Về các hình thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong từng trường hợp tổ chức, cá nhân khi thực hiện khảo sát, thăm dò không thuê đất và có thuê đất (dự thảo Thông tư trước đây chưa quy định rõ vấn đề này): Căn cứ quy định của Luật Đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính, Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn, để quy định cụ thể hơn về các hình thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong các trường hợp tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò không thuê đất và trường hợp sử dụng đất thường xuyên phải thuê đất.
- Trường hợp không thuê đất: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thoả thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng, thiệt hại do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện chính sách theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan..
- Trường hợp phải thuê đất: Thực hiện theo 2 hình thức: Tổ chức, cá nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm dò thoả thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoặc Nhà nước đứng ra tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định.
- b/ Đối với các hình thức nhận bồi thường, hỗ trợ: dự thảo Thông tư trước đây (điểm 2 mục II) quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.” Dự thảo trên dễ gây hiểu nhầm về nguồn (ngân sách nhà nước chi) và không rõ về hình thức nhận bồi thường, hỗ trợ.
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới theo quy định của Luật Đất đai.” Đồng thời dự thảo Thông tư cũng quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong trường hợp nào thì phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái đầu tư, trường hợp nào không phải chi trả hỗ trợ tái đầu tư và số tiền chi trả ứng trước bồi thường về đất, hỗ trợ về đất được trừ vào tiền thuê đất phải nộp theo chế độ quy định tại Điều 3 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và Điều 4 Nghị định 17/2006/NĐ-CP (Thông tư trước đây chưa có nội dung này).
- Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định.”.
- 4- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư (Tại điểm đ khoản 1 mục II dự thảo Thông tư trước đây): Dự thảo Thông tư trước đây quy định:“Khi giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò phải.
- giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.” Nay bổ sung thêm vào đoạn cuối cụm từ “theo quy định của pháp luật” cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản và sửa lại như sau: “Khi giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò phải.
- giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật.” 5- Về nội dung quy định tại khoản 4 mục II (khoản 5 mục II dự thảo trước đây): Điều 33 – Lập và thực hiện dự án tái định cư, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định: “Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để bảo đảm phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.
- Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng”..
- Do hoạt động khảo sát, thăm dò chủ yếu là hoạt động nhỏ lẻ thường diễn ra trên địa bàn miền núi, khu vực hẻo lánh nên việc xây dựng khu tái định cư cho dân thực tế khó thực hiện.
- Vì vậy, trên cơ sở quy định của Điều 33 Nghị định 197/2004/NĐ-CP, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ sửa đổi lại cho phù hợp để có thể thực hiện được trong thực tế, cụ thể: “Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định cụ thể việc thực hiện các dự án tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.” II- Về nội dung giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây: 1- Về nội dung quy định tại khoản 2 mục III dự thảo Thông tư: Để thực hiện Đề án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ngoài những nơi được thăm dò, khảo sát được tổ chức, cá nhân đền bù, có những vùng không được thăm dò, khảo sát nhưng vẫn được bảo vệ.
- Vì vậy, đối với những địa phương khó khăn, ngân sách không cân đối được, thì ngân sách Trung ương hỗ trợ ngân sách địa phương để thực hiện.
- Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây: “Trường hợp nguồn kinh phí ngân sách địa phương không đảm bảo, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để phối hợp với các Bộ có liên quan trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương để thực hiện.”.
- 2- Về đề nghị một số vấn đề cần hướng dẫn thêm theo quy định tại điều và 20 Luật Khoáng sản 1996:.
- Luật Khoáng sản 1996 quy định.
- Về nội dung quy định tại Điều 16 Luật Khoáng sản đã được quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư..
- Về nội dung quy định tại Điều 17 Luật Khoáng sản đã được quy định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.
- Về nội dung quy định tại Điều 18 Luật Khoáng sản (sử dụng nước) thực chất cũng là về môi trường, nên đã được quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư..
- quy định tại Điều 19 và 20 Luật Khoáng sản không thuộc phạm vi bảo vệ quyền lợi của địa phương nên trình Bộ giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây, không cần bổ sung thêm.
- III- Về những nội dung đã tiếp thu không đưa vào nội dung hướng dẫn của Thông tư: 1- Về quy định tại khoản 4 mục II dự thảo Thông tư trước đây: “Trường hợp hộ gia đình phải thay đổi nơi cư trú, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chính sách ưu đãi về định canh, định cư, ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới theo quy định tại Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn .
- 2- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư trước đây: “Các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải di chuyển đến nơi sản xuất kinh doanh mới được coi như cơ sở mới thành lập và được hưởng các chế độ ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.” Trình Bộ xem xét, quyết định./..
- TRÌNH BỘ V/v:Hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác.
- Thực hiện chi đạo của Bộ, Vụ Ngân sách Nhà nước đã phối hợp với Vụ Pháp chế (Cục Quản lý công sản) nghiên cứu sửa đổi, bổ sung dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đảm bảo quyền lợi của địa phương trong bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác và thống nhất ý kiến trình Bộ như sau:.
- Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân do các Tổ chức, cá nhân thuê đất theo quy định đã được quy định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư.
- Mặc khác, để tạo điều kiện cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có thể được chọn nhiều hình thức bồi thường nhằm sớm ổn định đời sống từ nguồn kinh phí do tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định của Luật đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.” Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ sửa lại theo hướng: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất hợp pháp ở nơi có tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác cần được bảo vệ mà phải thay đổi nơi cư trú, nơi sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì được Nhà nước tạo điều kiện bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau: Bồi thường bằng nhà ở.
- Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới theo quy định của Luật Đất đai.”.
- Ngoài ra, Vụ Ngân sách đã căn cứ quy định Luật Đất đai.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai, Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính và các văn bản hướng dẫn, để quy định cụ thể hơn về các hình thức thực hiện bồi thường, hỗ trợ trong các trường hợp tổ chức, cá nhân khảo sát, thăm dò không thuê đất và trường hợp phải thuê đất.
- Trường hợp không thuê đất: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thoả thuận với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị ảnh hưởng, thiệt hại do hoạt động khảo sát, thăm dò gây ra về mức bồi thường, hỗ trợ thực hiện chính sách theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan..
- Trường hợp tổ chức, cá nhân thuê đất để hoạt động khảo sát, thăm dò thoả thuận được với các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang cư trú, hoạt động, sản xuất kinh doanh, dịch vụ hợp pháp tại khu vực, điểm, mỏ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác bị thu hồi đất về mức bồi thường, hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì thực hiện theo sự thoả thuận đó.
- Trường hợp Nhà nước tổ chức, thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất:.
- Căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao việc thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc Tổ chức phát triển quỹ đất giúp Uỷ ban nhân dân cùng cấp lập và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư theo quy định..
- 2- Về nội dung thứ hai (Tại khoản 4 mục II dự thảo): Để đảm bảo quyền lợi cho các hộ gia đình thuộc đối tượng thực hiện chính sách về định canh, định cư, ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới theo quy định tại dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Trường hợp hộ gia đình phải thay đổi nơi cư trú, nếu đủ điều kiện thì được hưởng chính sách ưu đãi về định canh, định cư, ổn định dân di cư và xây dựng vùng kinh tế mới theo quy định tại Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn .
- Vụ ngân sách đã tiếp thu không quy định nội dung trên trong thông tư này..
- 3- Về nội dung thứ ba (Tại khoản 5 mục II dự thảo): Căn cứ vào điều 33 – Lập và thực hiện dự án tái định cư, Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày của Chính phủ quy định: “Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Việc lập dự án và xây dựng khu tái định cư thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng” Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây: “Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập và thực hiện các dự án tái định cư để đảm bảo phục vụ tái định cư cho người bị thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở.” 4- Về nội dung thứ tư (Tại khoản 2 mục III dự thảo): Để thực hiện phương án bảo vệ tài nguyên quặng chì, kẽm chưa khai thác được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đối với những địa phương khó khăn, ngân sách không cân đối được, thì ngân sách Trung ương phải hỗ trợ để thực hiện.
- 5.2- Về một số vấn đề cần hướng dẫn thêm theo quy định tại điều và 20 Luật Khoáng sản 1996: Luật Khoáng sản 1996 quy định.
- Về nội dung quy định tại Điều 16 Luật Khoáng sản đã được quy định tại khoản 2 mục II dự thảo Thông tư..
- Về nội dung quy định tại Điều 18 Luật Khoáng sản thực chất cũng là về môi trường, nên đã được quy định tại khoản 4 mục II dự thảo Thông tư..
- quy định tại Điều 19 và 20 Luật Khoáng sản đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Mặt khác, một số nội dung liên quan đến bồi thường về tài sản, đất,..đã được quy định trong nội dung khoản 2 mục II dự thảo Thông tư..
- Vụ Ngân sách Nhà nước đã tiếp thu sửa đổi theo đúng quy định của Luật Khoáng sản sửa đổi như sau: “Tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khảo sát, thăm dò.
- 5.4- Về quy định tại điểm đ khoản 1 mục II dự thảo Thông tư: “Khi giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò phải.
- giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.” Quy định này vừa phục vụ công tác quản lý nhà nước và cũng đồng thời là quyền lợi của địa phương.
- Mặt khác, căn cứ để quy định nội dung trên dựa vào khoản 2 điều 30 Luật Khoáng sản năm 1996 quy định: “Khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực thì: Các quyền liên quan đến giấy phép thăm dò cũng chấm dứt;Trong thời hạn do Chính phủ quy định, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải.
- Vì vậy, Vụ Ngân sách nhà nước trình Bộ cơ bản giữ nguyên như dự thảo Thông tư trước đây, chỉ thêm vào đoạn cuối cụm từ “theo quy định của pháp luật” cho phù hợp với quy định của Luật Khoáng sản như sau: “Khi giấy phép khảo sát, thăm dò chấm dứt hiệu lực thì tổ chức, cá nhân được phép khảo sát, thăm dò phải.
- giao nộp các mẫu vật, số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật.” 5.5- Về quy định tại khoản 3 mục II dự thảo Thông tư trước đây quy định: “Các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ phải di chuyển đến nơi sản xuất kinh doanh mới được coi như cơ sở mới thành lập và được hưởng các chế độ ưu đãi theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.” Vụ ngân sách Nhà nước đã tiếp thu không quy định nội dung trên vào thông tư này..
- 5.6- Về đề nghị bỏ câu cuối trong khoản 6 mục II: “..Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khảo sát, thăm dò trên phạm vi diện tích đất được giao, có trách nhiệm chi trả trước tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định và được tính vào vốn đầu tư của dự án.”.
- Vấn đề này thực hiện theo quy định tại Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn Luật Đất đai và chưa được quy định tại mục III trong dự thảo Thông tư.
- Mức được trừ không vượt quá số tiền thuê đất phải nộp theo quy định.” Trình Bộ xem xét, quyết định./.