« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 47/2012/TT-BGTVT Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


Tóm tắt Xem thử

- THƯ VIỆN PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI.
- Quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Căn cứ Quyết định số 107/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
- Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ..
- Thông tư này quy định về tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ đang khai thác (trừ đường cao tốc).
- Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc cơ quan quản lý đường bộ và Đơn vị bảo trì đường bộ có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên hệ thống quốc lộ đang khai thác.
- Tuần đường là hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Đơn vị bảo trì đường bộ và cá nhân thuộc đơn vị này khi được giao thực hiện nhiệm vụ.
- Tuần kiểm đường bộ là hoạt động tuần tra, kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải và cá nhân thuộc cơ quan này khi được giao nhiệm vụ.
- Nhân viên tuần đường là nhân viên được giao nhiệm vụ tuần đường.
- Tuần kiểm viên là viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ.
- Đơn vị bảo trì đường bộ là tổ chức thực hiện bảo dưỡng thường xuyên kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- BẢO VỆ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ.
- Công tác tuần đường: a) Nhân viên tuần đường được bố trí chuyên trách ở Đơn vị bảo trì đường bộ.
- b) Nhiệm vụ tuần đường bao gồm: Theo dõi tổ chức giao thông, tai nạn giao thông, tình trạng công trình đường bộ.
- phát hiện kịp thời hư hỏng hoặc các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ.
- c) Nhiệm vụ tuần đường được thực hiện tất cả các ngày trong năm.
- Công tác tuần kiểm đường bộ: a) Tuần kiểm viên được bố trí chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ.
- b) Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ bao gồm: Theo dõi, giám sát kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ.
- xử lý hoặc phối hợp xử lý các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ.
- c) Nhiệm vụ tuần kiểm đường bộ được thực hiện tối thiểu 01 (một) lần/01 (một) tuần.
- Đối với Dự án đường bộ thực hiện đầu tư theo hình thức BOT, BTO, PPP, doanh nghiệp dự án tổ chức hoạt động tuần đường theo quy định tại Thông tư này.
- chịu sự quản lý của Tuần kiểm viên và Khu Quản lý đường bộ phụ trách khu vực.
- Tuần tra, kiểm tra phạm vi đất của đường bộ 1.
- b) Đối với công trình đường bộ.
- Thống kê, nắm rõ số lượng, vị trí, tình trạng chi tiết của công trình đường bộ trong đoạn tuyến được giao.
- báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để có biện pháp xử lý.
- c) Đối với giao thông trên tuyến.
- Theo dõi việc thi công công trình trên đường bộ đang khai thác, nhắc nhở nhà thầu thi công bảo đảm an toàn giao thông.
- d) Công tác quản lý, bảo vệ phạm vi đất của đường bộ: Phát hiện kịp thời, lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ.
- Tuần kiểm viên: a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ.
- d) Đình chỉ hành vi vi phạm, lập biên bản vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định, phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương ngăn chặn, xử lý các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 8 và khoản 2 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ.
- đ) Tham gia kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất công trình đường bộ.
- đề xuất kế hoạch sửa chữa với Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
- Tuần tra, kiểm tra hành lang an toàn đường bộ 1.
- Nhân viên tuần đường: a) Thống kê, nắm rõ hệ thống cọc mốc giải phóng mặt bằng, cọc mốc lộ giới, hiện trạng phạm vi hành lang an toàn đường bộ của đoạn tuyến được giao quản lý.
- b) Phát hiện kịp thời hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
- lập biên bản xác nhận hành vi vi phạm, báo cáo Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên.
- Tuần kiểm viên: a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của Nhân viên tuần đường và của Đơn vị bảo trì đường bộ.
- b) Đình chỉ hành vi, lập biên bản vi phạm theo thẩm quyền được pháp luật quy định, báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải và phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương xử lý hành vi vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- b) Báo cáo kịp thời hành vi vi phạm, sự cố gây mất an toàn giao thông và kết quả xử lý ban đầu cho Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để có biện pháp xử lý kịp thời.
- c) Tất cả các diễn biến về thời tiết, tình trạng cầu, đường, tình hình vi phạm công trình và hành lang an toàn đường bộ (kể cả các biên bản và ý kiến giải quyết) trong ca làm việc đều được ghi chi tiết vào sổ Nhật ký tuần đường theo mẫu tại Phụ lục số I của Thông tư này.
- Cuối ca làm việc phải báo cáo kết quả và trình Nhật ký tuần đường cho Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ.
- đ) Nhân viên tuần đường chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ về kết quả thực hiện nhiệm vụ và chịu sự kiểm tra, giám sát của Tuần kiểm viên.
- e) Khi thực hiện nhiệm vụ, Nhân viên tuần đường phải mặc đồng phục và mang trang thiết bị cần thiết theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
- Nhân viên tuần đường phải đeo biển hiệu ở phía trên túi áo bên phải và có quyết định giao nhiệm vụ của Đơn vị bảo trì đường bộ.
- Tuần kiểm viên: a) Kiểm tra, nhận xét kết quả thực hiện nhiệm vụ của Nhân viên tuần đường và Đơn vị bảo trì đường bộ;.
- trường hợp cần thiết phải báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải xử lý.
- d) Tuần kiểm viên chịu trách nhiệm trước Lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải về kết quả thực hiện nhiệm vụ.
- Tuần kiểm viên phải đeo biển hiệu ở phía trên túi áo bên phải và có quyết định giao nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
- Nhiệm vụ của Đơn vị bảo trì đường bộ 1.
- Đơn vị bảo trì đường bộ bố trí đủ số lượng Nhân viên tuần đường theo quy định tại Thông tư này, có quyết định giao nhiệm vụ cho Nhân viên tuần đường.
- Hàng ngày, Đơn vị bảo trì đường bộ xử lý các kiến nghị và nội dung trong Nhật ký tuần đường.
- Hàng tháng tổng hợp và báo cáo công tác bảo trì đường bộ, tình trạng công trình đường bộ, đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ và lưu trữ tài liệu theo quy định.
- Đơn vị bảo trì đường bộ phối hợp với Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải, chính quyền địa phương thực hiện biện pháp ngăn chặn những hành vi xâm hại đến công trình giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Nhân viên tuần đường..
- Nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải 1.
- Kiểm tra, chỉ đạo Tuần kiểm viên và Đơn vị bảo trì đường bộ thực hiện tốt công tác bảo trì đường bộ, công tác đảm bảo an toàn giao thông, công tác quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Tuần kiểm viên và Đơn vị bảo trì đường bộ.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, chỉ đạo Đơn vị bảo trì đường bộ có biện pháp ngăn chặn hành vi xâm hại công trình giao thông đường bộ, vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của Đơn vị bảo trì đường bộ và Nhân viên tuần đường.
- Theo dõi, giám sát việc thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Công tác phối hợp với các cơ quan chức năng Khi phát hiện các sự cố, vi phạm quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ: 1.
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TUẦN ĐƯỜNG, TUẦN KIỂM ĐƯỜNG BỘ.
- Nhân viên tuần đường có trình độ chuyên môn từ trung cấp nghề chuyên ngành đường bộ hoặc công nhân bậc 5 (năm) trở lên.
- hiểu biết pháp luật, có năng lực tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giải thích pháp luật về giao thông đường bộ.
- Nhân viên tuần đường phụ trách một đoạn tuyến hoặc công trình cầu, hầm phù hợp nội dung, nhiệm vụ tuần đường.
- Tuần kiểm viên phụ trách một đoạn tuyến theo quyết định giao nhiệm vụ của Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
- phía trên túi áo có lô gô "Đường bộ Việt Nam" và hàng chữ "Tuần kiểm đường bộ.
- phía trên túi áo có lô gô “Đường bộ Việt Nam” và hàng chữ “Tuần kiểm đường bộ.
- phía trên túi áo có lô gô “Đường bộ Việt Nam” và hàng chữ “Tuần kiểm đường bộ”;.
- Trang phục, thiết bị phục vụ nhiệm vụ tuần đường 1.
- phía trên túi áo bên trái có lô gô “Đơn vị bảo trì đường bộ” hoặc tên công ty và hàng chữ “Tuần đường” màu xanh tím than.
- d) 01 (một) Sổ Nhật ký tuần đường.
- đ) 01 (một) mũ bảo hiểm có hàng chữ “Tuần đường”.
- Phương tiện đi lại của Nhân viên tuần đường là mô tô, xe máy.
- Bãi bỏ Quyết định số 2044/QĐ-GT ngày của Cục Đường bộ Việt Nam về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tuần đường..
- Trách nhiệm thi hành Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
- Các Khu Quản lý đường bộ;.
- Mẫu Sổ nhật ký tuần đường.
- NHẬT KÝ TUẦN ĐƯỜNG Quyển số.
- Đơn vị bảo trì đường bộ .
- Nhân viên tuần đường.
- Nhật ký tuần đường là tài liệu quan trọng trong công tác quản lý vì vậy phải được ghi chép đầy đủ và lưu trữ tại các Đơn vị bảo trì đường bộ.
- Người làm nhiệm vụ tuần đường phải ghi chép trong khi làm nhiệm vụ nhằm phản ánh đầy đủ mọi tình trạng, sự cố xảy ra đối với đoạn đường, cây cầu và công trình, hành lang an toàn đường bộ có trên tuyến được giao nhiệm vụ.
- Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ đọc nội dung ghi chép trong sổ vào cuối ngày và ghi ý kiến xử lý, đồng thời ký tên dưới ý kiến đó.
- Nhật ký tuần đường là sản phẩm của người làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra cầu đường của Đơn vị bảo trì đường bộ (Tuần đường).
- Căn cứ nội dung ghi chép trong Nhật ký để đánh giá chất lượng công tác của Nhân viên tuần đường.
- Đối với Đơn vị bảo trì đường bộ, Nhật ký tuần đường đánh giá một phần chất lượng và trình độ, phương thức quản lý của cán bộ Đơn vị bảo trì đường bộ.
- Các vi phạm hành lang an toàn đường bộ (theo Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày và Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày ghi rõ hình thức, diện tích lấn chiếm, kết cấu xây dựng, vị trí.
- còn phải báo cáo ngay Đơn vị bảo trì đường bộ để Đơn vị bảo trì đường bộ báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải ngay trong ngày.
- Cuối ngày phải được tập trung ở Đơn vị bảo trì đường bộ.
- có thể nguy hiểm cho người và xe cộ đi lại thì bản thân Nhân viên tuần đường phải giải quyết ngay nếu công việc đơn giản, khối lượng ít, hoặc báo ngay cho Đơn vị bảo trì đường bộ và Tuần kiểm viên để xử lý, rào chắn và hướng dẫn xe cộ qua lại.
- b) Lãnh đạo Đơn vị bảo trì đường bộ hàng ngày phải đọc các phản ánh của Nhân viên tuần đường ghi trong sổ và ghi biện pháp xử lý hoặc báo cáo Khu Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải.
- Trong trường hợp khẩn cấp, Đơn vị bảo trì đường bộ phải huy động mọi lực lượng để giải quyết tạm nhằm hạn chế những thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
- Ý kiến của Tuần kiểm viên.
- Quần áo Nhân viên tuần đường.
- Biển hiệu Tuần kiểm viên đường bộ.
- Biển hiệu Nhân viên tuần đường