« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT Ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên Trung học phổ thông trình độ Đại học


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TƯ Ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;.
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học..
- Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Thông tư này thay thế Quyết định số 03/2008/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Giám đốc các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- QUY ĐỊNH.
- Về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- (Ban hành kèm theo Thông tư số 49/2012/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo .
- Văn bản này quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Văn bản này áp dụng đối với các đại học, học viện, trường đại học (sau đây gọi chung là trường) có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học là một tổ hợp bao gồm mục tiêu, chuẩn đầu ra.
- phương thức tổ chức đào tạo, đánh giá và các nguồn lực đảm bảo để triển khai đào tạo một ngành học.
- Chất lượng của chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học là sự đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của Luật Giáo dục, phù hợp với nhu cầu sử dụng giáo viên trung học phổ thông của địa phương và xã hội.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học là mức độ yêu cầu và điều kiện mà chương trình cần đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- Mục đích ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học là công cụ để nhà trường tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo và giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng đào tạo.
- để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.
- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC.
- Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu, chuẩn đầu ra, cơ cấu tổ chức, quản lý đào tạo và công tác đánh giá hoạt động đào tạo.
- Mục tiêu của chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học (sau đây gọi là chương trình) đáp ứng các quy định hiện hành và được định kỳ rà soát, bổ sung.
- a) Mục tiêu của chương trình đáp ứng mục tiêu giáo dục đại học theo quy định.
- b) Mục tiêu của chương trình đáp ứng mục tiêu đào tạo khối ngành sư phạm theo quy định.
- c) Mục tiêu của chương trình được định kỳ rà soát và điều chỉnh theo hướng cải tiến, nâng cao chất lượng.
- Chuẩn đầu ra của chương trình đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
- Tổ chức và quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông có hiệu quả a) Có cơ cấu tổ chức hợp lý trong việc thực hiện chương trình.
- b) Thực hiện đào tạo và quản lý đào tạo có chất lượng và hiệu quả.
- c) Định kỳ tổng kết đánh giá và cải tiến cơ cấu tổ chức và quản lý trong việc thực hiện chương trình.
- Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu.
- Các hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông được định kỳ đánh giá để cải tiến nâng cao chất lượng.
- a) Định kỳ triển khai đánh giá các hoạt động đào tạo.
- b) Có biện pháp giám sát thực hiện đánh giá định kỳ các hoạt động đào tạo.
- c) Có biện pháp cải tiến để nâng cao chất lượng các hoạt động đào tạo theo kết quả đánh giá.
- Tiêu chuẩn 2: Chương trình và các hoạt động đào tạo.
- Việc xây dựng chương trình đào tạo phải đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý.
- a) Chương trình đào tạo được xây dựng theo các quy định hiện hành.
- b) Chương trình đào tạo được xây dựng phải phù hợp với mục tiêu giáo dục trung học phổ thông.
- c) Chương trình đào tạo được xây dựng phải đáp ứng nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương và xã hội.
- Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các đối tượng liên quan và có cấu trúc hợp lý.
- a) Chương trình đào tạo được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, nhà tuyển dụng và người tốt nghiệp.
- b) Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo tính hệ thống.
- c) Chương trình đào tạo được xây dựng đảm bảo cân đối giữa lý thuyết, thực hành và tự học, tự nghiên cứu.
- Có kế hoạch đào tạo và đề cương chi tiết đáp ứng yêu cầu.
- a) Có và thực hiện đầy đủ kế hoạch đào tạo cho các hệ đào tạo khác nhau.
- Thực hiện việc kiểm tra đánh giá người học có hiệu quả.
- Kết hợp các hoạt động dạy và học với nghiên cứu khoa học trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
- Tiêu chuẩn 3: Đội ngũ giảng viên và nhân viên tham gia chương trình.
- a) Có đủ số lượng giảng viên để thực hiện nhiệm vụ đào tạo theo quy định.
- b) Đội ngũ giảng viên có chuyên môn phù hợp với yêu cầu đào tạo.
- c) Cơ cấu giảng viên phù hợp với cơ cấu chuyên môn và quy mô đào tạo.
- b) Đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm đáp ứng được yêu cầu đào tạo của chương trình.
- c) Năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu khoa học của chương trình.
- a) Giảng viên thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình đào tạo.
- a) Giảng viên được phân công giảng dạy đúng theo năng lực chuyên môn được đào tạo.
- Giảng viên được định kỳ đánh giá năng lực và được tạo điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ.
- Có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu đào tạo của chương trình.
- Tiêu chuẩn 4: Người học và công tác hỗ trợ người học.
- Người học được tuyển chọn công bằng và khách quan.
- a) Quy trình, hoạt động tuyển chọn người học đảm bảo công bằng và khách quan.
- c) Việc xử lý các đơn thư khiếu nại, đơn đề nghị phúc khảo trong công tác tuyển sinh của nhà trường liên quan đến chương trình được thực hiện theo quy định.
- Người học được phổ biến đầy đủ các quy định cần thiết.
- a) Tổ chức phổ biến, giới thiệu, quán triệt các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà trường cho người học, cung cấp cho người học tài liệu về cẩm nang đào tạo ngay từ khi mới nhập học.
- b) Định kỳ có các hoạt động phổ biến, giới thiệu, quán triệt các quy định về tổ chức đào tạo, kiểm tra, thi và công nhận tốt nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường cho người học.
- Người học được tạo điều kiện học tập và tham gia nghiên cứu khoa học.
- a) Có những chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho người học trong học tập.
- c) Có kinh phí sử dụng để hỗ trợ cho người học trong học tập và nghiên cứu khoa học hàng năm.
- a) Quan tâm đến việc rèn luyện chính trị, đạo đức của người học, tạo điều kiện cho người học được tham gia tổ chức Đảng.
- b) Tạo điều kiện cho người học tham gia công tác Đoàn, Hội và các hoạt động xã hội khác theo quy định của pháp luật.
- c) Người học được tạo điều kiện rèn luyện lối sống lành mạnh và các kỹ năng sống.
- a) Người học được cung cấp thông tin và đảm bảo chế độ chính sách xã hội theo quy định.
- Người học thực hiện tốt nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
- a) Người học tự giác, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập và đạt kết quả tốt.
- Tiêu chuẩn 5: Cơ sở vật chất phục vụ chương trình.
- a) Có thư viện điện tử, đáp ứng yêu cầu truy cập thông tin của cán bộ, giảng viên, người học.
- b) Có đủ đầu giáo trình, sách tham khảo chính, tạp chí, tài liệu chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu của chương trình và được bổ sung, cập nhật thường xuyên.
- c) Công tác thư viện phục vụ có hiệu quả các hoạt động đào tạo của chương trình.
- Có các biện pháp cải tiến nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ chương trình.
- c) Định kỳ đánh giá chất lượng và hiệu quả sử dụng các cơ sở vật chất khác và có các biện pháp cải tiến nâng cao hiệu quả sử dụng.
- Đảm bảo môi trường sư phạm phục vụ chương trình đào tạo.
- c) Có biện pháp đảm bảo an toàn cho người học.
- Tiêu chuẩn 6: Công tác tài chính phục vụ chương trình đào tạo.
- Có kế hoạch tài chính và quản lý tài chính đảm bảo cho hoạt động đào tạo giáo viên trung học phổ thông.
- a) Có dự trù kinh phí hàng năm cho chương trình đào tạo một cách rõ ràng, chi tiết.
- b) Có sự tham gia của các đơn vị thực hiện chương trình trong việc xây dựng kế hoạch và phân bổ tài chính cho các hoạt động của chương trình.
- c) Đảm bảo kinh phí được phân bổ đúng quy định, phục vụ hiệu quả các hoạt động của chương trình, đáp ứng yêu cầu rèn luyện nghiệp vụ sư phạm và kiến tập, thực tập sư phạm của người học.
- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo về tài chính theo quy định.
- b) Hàng năm, có báo cáo quyết toán và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính phục vụ hoạt động của chương trình một cách rõ ràng và minh bạch.
- Có các nguồn tài chính hợp pháp phục vụ chương trình.
- a) Có nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ các hoạt động đào tạo của chương trình.
- b) Có nguồn tài chính hợp pháp hỗ trợ công tác nghiên cứu khoa học của chương trình.
- c) Có chiến lược để tăng kinh phí của các nguồn thu hợp pháp để đáp ứng các hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Tiêu chuẩn 7: Công tác đánh giá sinh viên tốt nghiệp và hoạt động tư vấn việc làm.
- Thực hiện tốt việc đánh giá sinh viên tốt nghiệp.
- Thực hiện đánh giá tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp.
- a) Hàng năm, tổ chức các hoạt động tư vấn nghề nghiệp và việc làm cho người học sắp tốt nghiệp.
- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Trách nhiệm của trường thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học.
- Các trường có thực hiện chương trình đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học phải căn cứ vào tình hình cụ thể của trường để lập kế hoạch xây dựng chương trình đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn và có các biện pháp thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
- Các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục căn cứ vào các tiêu chuẩn này để đánh giá, xem xét và công nhận chương trình giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục cho từng giai đoạn