« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 52/2011/TT-BNNPTNT quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi


Tóm tắt Xem thử

- THÔNG TƯ Qui định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi, cụ thể như sau: Chương I QUY ĐỊNH CHUNG.
- Thông tư này quy định về phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi (bao gồm tôm giống và tôm nuôi thương phẩm) và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi..
- Đối tượng áp dụng Tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm trên lãnh thổ Việt Nam và cơ quan quản lý có liên quan trên phạm vi cả nước..
- c) Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm 1991 trên tôm chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở khu vực Châu Mỹ La tinh như: Hawaii, Colombia, Peru… và một số nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan…Ở Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về dịch bệnh này.
- Ở nước ta bệnh được phát hiện lần đầu trên tôm sú nuôi ở Quảng Ninh năm 2002.
- b) Đối với những bệnh mới khác chưa xác định được tác nhân gây bệnh nhưng có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tổ chức, cá nhân nuôi tôm, Cục Thú y trực tiếp chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
- Chương II PHÒNG DỊCH BỆNH.
- Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên tôm.
- Cục Thú y xây dựng nội dung và chương trình tuyên truyền phòng, chống các bệnh thường gặp, các bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi.
- Hướng dẫn Chi cục Thú y tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chi cục Thú y) hoặc Cơ quan được phân công nhiệm vụ quản lý Thú y Thủy sản (sau đây gọi là Cơ quan quản lý TYTS địa phương) triển khai thực hiện.
- Uỷ ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các tổ chức đoàn thể thực hiện thông tin tuyên truyền tại địa phương theo nội dung tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh tới tổ chức, cá nhân nuôi tôm.
- Công tác thông tin tuyên truyền phải thực hiện thường xuyên, liên tục, đầy đủ để các đối tượng trên hiểu đúng, đầy đủ và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, bao gồm: a) Khuyến khích áp dụng qui trình thực hành nuôi tốt (GAP) trong nuôi tôm theo khuyến cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản hoặc Chi cục Thủy sản.
- c) Tuyên truyền để tổ chức, cá nhân nuôi tôm, sản xuất, kinh doanh tôm cam kết thực hiện “3 không”: không giấu dịch.
- d) Tuyên truyền để tổ chức, cá nhân nuôi tôm từng bước thay đổi phương thức nuôi, chuyển từ nuôi tôm nhỏ lẻ, phân tán, quảng canh sang nuôi theo hướng tập trung, quảng canh cải tiến, bán thâm canh và thâm canh theo qui hoạch nuôi trồng thủy sản của địa phương..
- Tổ chức, cá nhân nuôi tôm, sản xuất tôm giống phải thực hiện đúng các yêu cầu sau: a) Bể, ao/đầm nuôi tôm, sản xuất tôm giống phải nằm trong khu vực quy hoạch nuôi tôm của cơ quan có thẩm quyền.
- b) Chuẩn bị bể, ao/đầm nuôi, sản xuất tôm giống theo đúng qui trình: tẩy dọn bể, ao/đầm, diệt tạp, phơi đáy, khử trùng nền đáy và nước nuôi tôm đảm bảo môi trường nước phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm.
- d) Tôm giống thả nuôi, tôm bố mẹ tham gia sinh sản phải có nguồn gốc rõ ràng, có giấy chứng nhận kiểm dịch do Cục Thú y hoặc Chi cục Thú y cấp.
- i) Thường xuyên theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước trong bể, ao/đầm nuôi (pH, ô xy hòa tan, độ kiềm, khí độc) theo hướng dẫn của Chi cục Nuôi trồng thủy sản địa phương.
- l) Áp dụng các qui trình kỹ thuật nuôi tôm của cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản.
- UBND các cấp có trách nhiệm chỉ đạo các ban, ngành hữu quan hướng dẫn tổ chức, cá nhân nuôi tôm tại địa phương thực hiện các qui trình nuôi đảm bảo an toàn dịch bệnh.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất tôm giống phải thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh:.
- Tổ chức, cá nhân nuôi tôm phải thực hiện giám sát dịch bệnh: a) Hàng ngày, kiểm tra hoạt động bơi lội của tôm (đặc biệt khi thời tiết thay đổi).
- b) Lấy mẫu kiểm tra sự sinh trưởng và xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi để có biện pháp xử lý thích hợp (nếu có điều kiện).
- Chi cục Thú y: xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh (theo dõi tình hình sức khỏe tôm, tiến hành thu mẫu định kỳ hoặc đột xuất làm xét nghiệm) theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm phát hiện bệnh sớm, kịp thời.
- Kiểm dịch nhập khẩu và kiểm soát vận chuyển qua biên giới: a) Tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu phải được nuôi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh theo qui định hiện hành và hướng dẫn của Cục Thú y.
- c) Trạm kiểm dịch biên giới thường xuyên thực hiện khử trùng, tiêu độc mọi phương tiện vận chuyển tôm giống, tôm bố mẹ và tôm thương phẩm qua cửa khẩu.
- Chi cục Thú y thực hiện: a) Giám sát dịch bệnh toàn bộ các lô tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch.
- b) Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống xuất phát từ các cơ sở sản xuất giống có áp dụng chương trình giám sát dịch bệnh.
- lấy mẫu xét nghiệm các bệnh có trong danh mục các bệnh phải công bố dịch đối với tất cả các lô tôm giống xuất phát từ các cơ sở sản xuất giống không thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh.
- b) Thực hiện kiểm dịch và xử phạt với các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo qui định hiện hành.
- Buộc chủ hàng thực hiện nuôi cách ly lô tôm giống để theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm bệnh.
- Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc đánh tráo, cơ quan kiểm dịch thực hiện kiểm dịch lại.
- Chương III CHỐNG DỊCH.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm khi phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay cho nhân viên thú y xã hoặc cơ quan thú y nơi gần nhất.
- đồng thời báo ngay cho các tổ chức, cá nhân nuôi, sản xuất tôm xung quanh biết để có biện pháp phòng, chống dịch.
- Trạm Thú y huyện trong vòng 24 giờ khi nhận được thông báo của nhân viên thú y xã hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm, phải nhanh chóng đến kiểm tra, xác minh dịch bệnh.
- hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm thực hiện ngay các biện pháp quản lý bể, ao/đầm nuôi có bệnh nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan..
- Chi cục Thú y lấy mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm, đồng thời báo ngay cho cơ quan thú y cấp trên.
- Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu bệnh phẩm phải tuân thủ theo hướng dẫn của Cục Thú y.
- Trong trường hợp cần thiết, Chi cục Thú y đề xuất với UBND cấp tỉnh hoặc UBND cấp huyện được ủy quyền ra quyết định tiêu hủy tôm nuôi trong bể, ao/đầm có tôm mắc bệnh mà không cần chờ kết quả xét nghiệm theo quy định tại điểm c, d khoản 3 Điều 11 của Thông tư này.
- Việc chẩn đoán phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời để giúp phòng, chống bệnh có hiệu quả.
- Phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển bệnh phẩm được thực hiện theo hướng dẫn của Cục thú y.
- c) Đối với bệnh mới, phải báo cáo Cục thú y để liên hệ với các chuyên gia, phòng thử nghiệm trong và ngoài nước xác định tác nhân gây bệnh.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công bố dịch bệnh, vùng uy hiếp dịch bệnh trên tôm khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Dịch bệnh thuộc danh mục các bệnh thủy sản phải công bố dịch (sau đây gọi chung là danh mục) xảy ra trong tỉnh có khả năng lây lan rộng.
- b) Có báo cáo bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện về diễn biến tình hình dịch bệnh.
- c) Kết quả xét nghiệm của phòng thử nghiệm thuộc Cơ quan Thú y vùng hoặc phòng thử nghiệm được Cục Thú y chỉ định, khẳng định bệnh thuộc danh mục và có văn bản đề nghị công bố dịch của Chi cục Thú y hoặc Cục Thú y.
- Trường hợp bệnh mới (chưa có trong danh mục) nhưng có khả năng lây lan nhanh trên diện rộng, gây chết tôm hàng loạt, Cục Thú y gửi văn bản đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định công bố vùng dịch và vùng bị dịch uy hiếp..
- Các biện pháp chống dịch 1.
- Chủ tịch UBND cấp xã huy động các lực lượng thú y, công an và các tổ chức đoàn thể của địa phương tham gia chống dịch.
- Các biện pháp chống dịch cần tập trung vào những nội dung sau: a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm khoanh vùng, dập dịch, nghiêm cấm xả nước, chất thải từ ổ dịch ra ngoài môi trường.
- c) Đối với tôm nhỏ không thể sử dụng để làm thực phẩm thì phải dùng hóa chất tiêu hủy theo hướng dẫn của Chi cục Thú y.
- d) Các bể, ao/đầm nuôi tôm sau khi thu hoạch hoặc tiêu hủy phải khử trùng nước trong bể, ao/đầm.
- Những người tham gia quá trình xử lý, tiêu huỷ tôm phải thực hiện việc vệ sinh cá nhân để tiêu diệt mầm bệnh, tránh làm phát tán mầm bệnh ra các địa điểm khác.
- đ) Tiến hành kiểm tra toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm, nuôi tôm trong vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp nhằm phát hiện các trường hợp tôm bị bệnh.
- trong vòng 1-3 ngày tại phạm vi xã có dịch và các xã liền kề xung quanh cần lập danh sách thống kê các cơ sở nuôi tôm và các cơ sở có tôm bị bệnh để giám sát và thông báo cơ quan quản lý thú y và nuôi trồng thủy sản địa phương.
- Biện pháp xử lý đối với các bể, ao/đầm nuôi chưa có bệnh trong vùng dịch: a) Áp dụng các biện pháp nuôi an toàn sinh học và thường xuyên vệ sinh tiêu độc môi trường, khu vực nuôi tôm.
- c) Không thay nước, không thả tôm giống bổ sung vào bể, ao/đầm nuôi trong thời gian có dịch bệnh..
- Chế độ hỗ trợ thiệt hại do dịch bệnh thủy sản gây ra thực hiện theo Thông tư số 39/2010/TT-BNNPTNT ngày 28/6/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn các loại thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm được hỗ trợ theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ.
- Cục Thú y hướng dẫn loại hoá chất, liều lượng, phương pháp sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh và xử lý dịch bệnh trên tôm nuôi.
- c) Chi cục Thú y có văn bản báo cáo, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định công bố hết dịch và vùng hết bị dịch uy hiếp.
- Chương IV TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
- Cục Thú y.
- a) Xây dựng Chương trình quốc gia về phòng, chống dịch bệnh trên tôm, để Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- tổ chức, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chương trình ở các địa phương;.
- b) Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh trên tôm ở các địa phương;.
- c) Tổ chức thanh tra, kiểm tra trên phạm vi toàn quốc về công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm;.
- d) Chủ trì, phối hợp với các chuyên gia, phòng thử nghiệm trong và ngoài nước trong việc chẩn đoán, xét nghiệm tác nhân gây bệnh đối với các bệnh mới xuất hiện, gây thiệt hại và lây lan trên diện rộng vùng nuôi tôm.
- Ban hành hướng dẫn phòng, trị bệnh kịp thời để hạn chế thiệt hại cho tổ chức, cá nhân nuôi tôm khi xảy ra bệnh mới..
- a) Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các văn bản qui phạm pháp luật hướng dẫn xử lý môi trường và phục hồi môi trường sau dịch bệnh trên tôm nuôi.
- b) Phối hợp với Cục Thú y trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên tôm.
- Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân ở địa phương 1.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh a) Chỉ đạo hệ thống quản lý thú y địa phương, các cấp, các ngành có liên quan xây dựng Chương trình phòng, chống dịch bệnh và xây dựng cơ sở an toàn bệnh trên tôm tại địa phương.
- triển khai công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi.
- b) Củng cố, tăng cường cho hệ thống quản lý thú y cấp tỉnh, cấp huyện, đặc biệt là mạng lưới thú y xã, phường để thực thi nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh theo Thông tư liên tịch số 37/2011/TTLT-BNN-BNV ngày 23/5/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Thú y trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Các địa phương chưa có mạng lưới thú y xã, phường thì thực hiện Công văn số 1569/TTg - NN ngày của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ phụ cấp cho thú y xã, phường.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn a) Tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng chương trình phòng, chống dịch bệnh trên tôm của tỉnh và kế hoạch hàng năm trên cơ sở Chương trình phòng, chống dịch bệnh trên tôm cấp quốc gia.
- b) Chỉ đạo Chi cục Thú y xác định vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng có nguy cơ cao với các bệnh trên tôm có trong danh mục các bệnh phải công bố dịch, bệnh mới.
- c) Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác phòng, chống bệnh trên tôm của tỉnh..
- Chi cục Thú y a) Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai và kiểm tra công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm trong địa bàn tỉnh, thành phố.
- b) Hướng dẫn chuyên môn về các biện pháp phòng chống bệnh, tổ chức triển khai giám sát dịch bệnh trên tôm, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất khi có dịch xảy ra theo qui định.
- c) Tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất với UBND cấp tỉnh phê duyệt: Chương trình giám sát dịch bệnh đối với tôm nuôi, đặc biệt tại các cơ sở sản xuất giống, vùng nuôi tôm tập trung, khu vực có nguy cơ cao, có ổ dịch cũ.
- dự trù kinh phí mua hóa chất, vật tư, thuốc thú y thủy sản nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh trên tôm tại địa phương;.
- Chi cục Nuôi trồng Thủy sản hoặc Chi cục Thủy sản a) Hướng dẫn người nuôi, sản xuất, kinh doanh tôm phục hồi môi trường sau dịch bệnh và quản lý chất lượng môi trường trong nuôi tôm theo qui định.
- b) Phối hợp với Chi cục Thú y trong hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên tôm.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện a) Thành lập đội chuyên trách phòng chống dịch bệnh trên tôm.
- b) Phối hợp với Chi cục Thú y chỉ đạo các Trạm Thú y huyện, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm trong địa bàn huyện.
- c) Huy động lực lượng phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt công tác tiêu hủy, xử lý tôm mắc bệnh.
- d) Cấp ngân sách địa phương cho công tác phòng chống dịch bệnh của huyện.
- Trạm Thú y hoặc Phòng Nông nghiệp, Phòng Kinh tế huyện a) Trực tiếp tổ chức thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm tại huyện.
- b) Hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh đến tận xã, thôn/ấp.
- c) Báo cáo kịp thời nhu cầu về kinh phí, vật tư hóa chất, lao động cho Ủy ban nhân dân huyện và Chi cục Thú y.
- d) Hàng tháng báo cáo công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm về Chi cục Thú y với các nội dung: diện tích thả nuôi, tình hình bệnh trên tôm (nếu có) của các huyện..
- Ủy ban nhân dân cấp xã a) Bố trí cán bộ có chuyên môn để hướng dẫn kỹ thuật nuôi an toàn dịch bệnh, thường trực và tổng hợp tình hình dịch bệnh.
- b) Chỉ đạo trưởng thôn/ấp trực tiếp kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh.
- phối hợp với các tổ chức đoàn thể quần chúng (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và các tổ chức đoàn thể khác) vận động nhân dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch.
- Nhân viên thú y xã a) Giám sát phát hiện bệnh trên tôm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống, bể, ao/đầm nuôi trên địa bàn xã và báo cáo kịp thời cho UBND xã và Trạm Thú y huyện.
- b) Trực tiếp tham gia công tác phòng chống dịch bệnh..
- Trách nhiệm tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm, nuôi tôm Chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm qui định đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tôm và nuôi tôm tại Thông tư này.
- Chi cục Thú y, Chi cục NTTS các tỉnh, TP;