« Home « Kết quả tìm kiếm

Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn


Tóm tắt Xem thử

- Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn: Chương I.
- Thông tư này quy định về điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn theo phương thức thủ công hoặc bán tự động.
- Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động giết mổ lợn trên lãnh thổ Việt Nam.
- Làm sạch: Là việc thực hiện các biện pháp cơ học để thu gom, loại bỏ các chất thải chất vô cơ, hữu cơ bám dính vào bề mặt của thiết bị, dụng cụ, đồ bảo hộ, nhà xưởng nền sàn của cơ sở giết mổ.
- Khử trùng: Là việc sử dụng các tác nhân vật lý, hóa học để loại bỏ các vi sinh vật bất lợi cho sức khỏe của người và vật nuôi trong cơ sở giết mổ.
- Vệ sinh: Là điều kiện đối với công nhân, thiết bị dụng cụ, nhà xưởng của cơ sở giết mổ để đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện trong một môi trường phù hợp và sản phẩm tạo ra đáp ứng được các tiêu chí an toàn đối với người sử dụng..
- Khu vực sản xuất: Bao gồm khu nuôi nhốt lợn chờ giết mổ và khu giết mổ.
- Khu giết mổ: Là nơi diễn ra các hoạt động tắm lợn, gây choáng, tháo tiết, lấy phủ tạng, làm sạch phủ tạng, rửa thân thịt lần cuối, kiểm tra thân thịt lần cuối và dán tem, đóng dấu kiểm soát giết mổ.
- QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y.
- c) Có hố sát trùng hoặc phương tiện khử trùng xe và người ra vào khu giết mổ.
- d) Có hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng phù hợp với công suất giết mổ.
- Yêu cầu đối với nơi nhập lợn và chuồng nuôi nhốt lợn trước khi giết mổ 1.
- Chuồng nuôi nhốt lợn trước khi giết mổ: a) Có mái che, nền được làm bằng các vật liệu bền nhẵn, chống trơn trượt, dễ thoát nước, dễ vệ sinh tiêu độc, được chia thành các ô chuồng khác nhau.
- b) Có diện tích để nuôi nhốt số lượng lợn gấp đôi công suất giết mổ của cơ sở.
- Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra lợn trước khi giết mổ.
- Có các đường thu gom nước thải đổ thẳng vào nơi xử lý chất thải lỏng, các đường thoát thải này không được chảy qua khu vực giết mổ.
- Yêu cầu đối với khu giết mổ lợn.
- Được thiết kế bảo đảm quá trình giết mổ theo nguyên tắc một chiều từ khu bẩn đến khu sạch.
- Cơ sở có dây chuyền giết mổ treo, khoảng cách từ thiết bị treo đến trần hoặc mái ít nhất là 1m..
- Tường phía trong khu giết mổ: được làm bằng vật liệu chắc chắn, bền, chịu nhiệt, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ vệ sinh và khử trùng.
- Sàn khu vực giết mổ: a) Được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ vệ sinh và khử trùng.
- Nơi kiểm tra thân thịt lần cuối: được bố trí cuối dây chuyền giết mổ treo hoặc sau vị trí rửa lần cuối để kiểm tra thân thịt, đóng dấu kiểm soát giết mổ trước khi đưa thịt ra khỏi cơ sở..
- Hệ thống thoát nước thải: a) Cống thoát nước thải từ khu vệ sinh công nhân được đổ thẳng vào ống thoát nước thải bên ngoài khu giết mổ.
- b) Cống thoát nước thải trong khu giết mổ phải được thiết kế để nước có thể chảy từ khu sạch đến khu bẩn, đảm bảo không bị đọng nước trên sàn sau khi vệ sinh.
- e) Thường xuyên thu gom, dọn sạch chất thải rắn sau mỗi ca giết mổ..
- a) Cường độ ánh sáng trắng phải đạt tối thiểu tại nơi giết mổ và pha lóc thịt là 300Lux, nơi lấy nội tạng, nơi khám thịt của cán bộ thú y và kiểm tra lần cuối là 500Lux, nơi đóng gói và đông lạnh là 200Lux.
- Yêu cầu đối với nước sử dụng trong cơ sở giết mổ 1.
- Nước và nước nóng cung cấp cho hoạt động giết mổ và vệ sinh phải đầy đủ.
- Phải có qui định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ.
- Nước dùng cho hoạt động giết mổ phải đạt QCVN 01:2009/BYT.
- Yêu cầu đối với tiện nghi vệ sinh cho công nhân 1.
- Nhà vệ sinh được trang bị đầy đủ dụng cụ vệ sinh cá nhân, trong tình trạng hoạt động tốt, thông thoáng, sạch sẽ và cách biệt hoàn toàn với khu vực giết mổ, không được mở cửa trực tiếp vào khu giết mổ.
- Có nơi bảo quản quần áo và đồ dùng cá nhân cách biệt với khu vực giết mổ.
- a) Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn, không độc.
- a) Nơi bảo quản, dự trữ dụng cụ giết mổ phải riêng biệt với nơi để hóa chất.
- Phải duy trì thường xuyên quy trình vệ sinh và khử trùng trong cơ sở.
- Kiểm tra lại vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ trước khi bắt đầu mỗi ca giết mổ.
- Chỉ khi nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ đạt yêu cầu vệ sinh thì mới được bắt đầu giết mổ.
- Định kỳ kiểm tra vệ sinh đối với dụng cụ giết mổ.
- Không được nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu vực giết mổ..
- Yêu cầu đối với vệ sinh công nhân 1.
- a) Người trực tiếp giết mổ lợn được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng một lần theo quy định của Bộ Y tế.
- b) Những người đang mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh ngoài da theo danh mục quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp vào quá trình giết mổ.
- Vệ sinh cá nhân trong cơ sở giết mổ:.
- a) Người giết mổ phải mang bảo hộ lao động.
- Bảo hộ lao động phải được làm sạch trước và sau mỗi ca giết mổ.
- d) Không được ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực giết mổ.
- e) Không được mang thực phẩm vào khu vực giết mổ.
- Vận chuyển lợn sống đến cơ sở giết mổ:.
- a) Lợn được vận chuyển đến cơ sở giết mổ phải có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền.
- c) Sau khi vận chuyển, phương tiện phải được vệ sinh khử trùng.
- a) Thịt và phủ tạng trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu kiểm soát giết mổ hoặc tem vệ sinh thú y..
- Yêu cầu đối với lợn được đưa vào giết mổ 1.
- Lợn được vận chuyển đến cơ sở trước khi giết mổ ít nhất 6 giờ, chuyển lợn xuống an toàn.
- Lợn được tắm trước khi giết mổ, kỹ thuật chích điện và thời gian lấy huyết phải được thực hiện như sau: a) Phải chích sốc điện gia súc trước khi giết mổ.
- Điều 19: Yêu cầu về quy trình giết mổ và kiểm soát giết mổ 1.
- Có nhân viên thú y thực hiện việc kiểm soát giết mổ theo quyết định số 87/2005/QĐ-BNN.
- Thịt, phủ tạng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh phải được hướng dẫn xử lý theo quy định của cơ quan Thú y.
- Cơ sở phải bố trí một người chịu trách nhiệm về vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm trong hoạt động giết mổ.
- Mọi thủ tục và hoạt động liên quan tới sản xuất phải được ghi chép và lưu tại cơ sở giết mổ..
- Chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y 1.
- Cơ sở giết mổ lợn phải được cơ quan thú y kiểm tra và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh thú y 2 năm một lần.
- Trình tự, thủ tục kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện vệ sinh thú y cơ sở giết mổ theo quy định của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ sở giết mổ lợn chịu sự thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.
- Triển khai hướng dẫn việc thực hiện thông tư này cho chủ cơ sở giết mổ, người giết mổ và cán bộ thú y tại các tỉnh, thành phố.
- Chỉ đạo cơ sở giết mổ lợn trong địa bàn phụ trách áp dụng quy định điều kiện vệ sinh thú y bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổ lợn.
- Tổ chức kiểm tra và cấp giấy chứng nhận điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở có đủ điều kiện theo quy định tại thông tư này.
- Trách nhiệm của các cơ sở giết mổ lợn 1.
- (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25 tháng 10 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Phụ lục số 1: Bảng kiểm tra đánh giá đối với cơ sở giết mổ lợn Mức độ A = Bắt buộc thực hiện.
- Vị trí của cơ sở giết mổ có phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền không?.
- Nơi nhập lợn và nuôi nhốt trước khi giết mổ.
- Diện tích chuồng nuôi nhốt có gấp đôi công suất giết mổ không? Có hệ thống cung cấp nước cho lợn uống không?.
- Có lối đi cho cán bộ thú y kiểm tra gia súc trước khi giết mổ không?.
- Khu giết mổ.
- Tường phía trong có được lát bằng vật liệu nhẵn, dễ vệ sinh khử trùng không?.
- Cơ sở giết mổ treo, thiết bị treo có thấp hơn trần ít nhất là 1m và cao hơn mặt sàn ít nhất 0,3m không?.
- Sàn có được làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, dễ vệ sinh khử trùng và thoát nước tốt không?.
- Có bố trí hệ thống bồn rửa tay, khử trùng dụng cụ giết mổ tại những vị trí thuận tiện cho công nhân không?.
- Hệ thống thoát nước thải có thích hợp để có thể thoát tất cả các chất cần thiết trong quá trình giết mổ và làm vệ sinh không?.
- Nước và nước nóng cung cấp cho hoạt động giết mổ và vệ sinh có liên tục và đầy đủ không?.
- Nước sử dụng giết mổ có phù hợp với quy định hiện hành (QCVN 01:2009/BTY)?.
- Có quy định về giám sát chất lượng nước và bảo trì hệ thống cung cấp nước dùng cho hoạt động giết mổ không? Hồ sơ có được lưu tại cơ sở không?.
- Tiện nghi vệ sinh cho công nhân.
- Có đủ phòng vệ sinh cho công nhân không?.
- Phòng vệ sinh có ở tình trạng hoạt động tốt không? Cửa có mở thẳng về khu giết mổ không?.
- Phòng thay quần áo, bảo quản đồ dùng cá nhân cho công nhân có cách biệt với khu vực giết mổ không?.
- Trang thiết bị sử dụng cho giết mổ có được làm bằng vật liệu bền, không rỉ, không bị ăn mòn và không độc không?.
- Vệ sinh nhà xưởng.
- Có quy trình vệ sinh khử trùng chi tiết (bao gồm: loại hóa chất, nồng độ hóa chất được sử dụng, quy trình làm sạch và vệ sinh, danh sách thiết bị, máy móc, tần suất làm sạch và vệ sinh) không?.
- Có thường xuyên duy trì quy trình vệ sinh khử trùng không?.
- Trước mỗi ca sản xuất, các thiết bị dùng cho giết mổ và pha lóc thịt có được làm sạch không?.
- Có nuôi chim, chó, mèo và bất kỳ động vật nào khác trong khu giết mổ không?.
- Vệ sinh công nhân.
- Người trực tiếp giết mổ lợn có được khám sức khỏe trước khi tuyển dụng và định kỳ 6 tháng/lần theo quy định của Bộ Y tế không?.
- Có tài liệu tập huấn và tiến hành tập huấn cho người làm việc trong cơ sở giết mổ không?.
- Xe vận chuyển lợn sống đến cơ sở giết mổ có theo quy định không?.
- Thịt và phủ tạng trước khi đưa ra khỏi cơ sở giết mổ phải có dấu KSGM hoặc tem vệ sinh thú y không?.
- Giết mổ và kiểm soát giết mổ.
- Lợn có được chuyển đến cơ sở ít nhất 6 giờ trước khi giết mổ không?