« Home « Kết quả tìm kiếm

Thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam.
- Luận văn ThS ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật;.
- Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.
- Tổng kết thực tiễn thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản, cũng như các phương hướng hoàn thiện cơ chế như: đổi mới quan điểm, nhận thức rõ vai trò của nhân dân, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chú trọng sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học vào quá trình xây dựng luật pháp, minh bạch hóa, công khai hóa hoạt động xây dựng pháp luật và tăng cường các nguồn lực bảo đảm cho việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.
- Keywords: Hoạt động lập pháp, Luật hành chính, Quốc hội.
- Kể từ khi lập quốc, vai trò của nhân dân thể hiện rõ ở mọi mặt của đời sống xã hội, từ những công việc đời thường đến những công việc lớn như đắp đê, trị thuỷ, ngăn lũ, chống giặc ngoại xâm..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời rất đề cao vai trò của nhân dân.
- Kế thừa và phát huy truyền thống đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước hiện nay, Đảng và nhà nước ta luôn quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong tổ chức và hoạt động của mình theo cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm chủ” nhằm mục tiêu xây dựng “dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh”..
- Đại hội Đảng IX đã tổng kết một bài học truyền thống, đó là “đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo.
- Đổi mới là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
- Để công cuộc đổi mới thành công phải động viên được mọi tầng lớp nhân dân và các thành phần kinh tế tham gia".
- Hơn nữa, việc thực hiện thành công đường lối của Đảng còn tuỳ thuộc vào vai trò giám sát, góp ý kiến của nhân dân, thu hút trí tuệ của nhân dân trong quá trình thực hiện chiến lược, nghị quyết của Đảng.
- Đảng cũng nhận định rằng trong cách thức thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và chức năng nhà nước thời gian qua còn có thiếu sót do cách làm không sâu sát, chưa dân chủ lắng nghe ý kiến của nhân dân và tập thể dân cư..
- Các tư tưởng của Đảng cũng đề cập đến vai trò của chiến lược tổ chức và thực hiện tư tưởng, nhà nước của dân, do dân, vì dân, thông qua sự kết hợp hợp lý giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp - sự tham gia của nhân dân vào quản lý nhà nước và xã hội.
- trong đó có sự tham gia của nhân dân vào quy trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật..
- Thể chế hoá quan điểm của Đảng, Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cá nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý”..
- Xây dựng pháp luật là một trong những nội dung quan trọng nhất của quản lý nhà nước, bởi vì nhà nước ta “quản lý xã hội bằng pháp luật”, pháp luật là phương tiện hữu hiệu để nhà nước quản lý xã hội.
- Việc xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật cũng có nghĩa là tạo điều kiện để nhân dân trực tiếp tham gia vào việc quản lý nhà nước.
- Tham gia trực tiếp vào hoạt động xây dựng pháp luật là một trong những hình thức thực hiện quyền làm chủ trực tiếp một cách quan trọng nhất của nhân dân, bên cạnh hình thức làm chủ một cách gián tiếp thông qua các đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra..
- Trong hoạt động lập pháp, Đảng và Nhà nước ta nhận thức ngày càng rõ ràng và sâu sắc hơn vai trò của nhân dân đối với việc làm ra các đạo luật tốt, phù hợp với cuộc sống.
- Từ Nghị quyết lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã khẳng định cần phát huy vai trò của nhân dân tham gia quản lý nhà nước.
- cải tiến việc lấy ý kiến nhân dân về các văn bản pháp luật theo hướng thiết thực, tránh lãng phí đến Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ hơn: “Đổi mới phương thức và quy trình xây dựng thể chế, cải tiến sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan, coi trọng sử dụng các chuyên gia liên ngành và dành vai trò rất quan trọng cho tiếng nói của nhân dân, của doanh nghiệp” [1, tr..
- Trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 ban hành theo Nghị quyết số 48/NQ/TW ngày sự tham gia của nhân dân vào hoạt động xây dựng pháp luật tiếp tục được khẳng định là một trong các giải pháp chiến lược quan trọng để đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật của nước ta..
- Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng.
- Theo Hiến pháp năm 1992, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Vị trí, tính chất đó thể hiện ở chỗ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.
- giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước (Điều 83).
- Vì thế, không ở đâu tính chất quyền lực nhân dân lại thể hiện rõ nét như trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội nói chung, trong hoạt động lập pháp của Quốc hội nói riêng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, có thể xem đây là một tiêu chí nhận diện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân mà Đảng và Nhà nước ta đang phấn đấu xây dựng..
- Nhận thức rõ tầm quan trọng và những tư tưởng mang ý nghĩa chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề này, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Thu hút sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ chuyên ngành Luật học..
- Tình hình nghiên cứu.
- Trong những năm qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước về việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, đã có một số hội thảo, cuộc toạ đàm và các công trình nghiên cứu khoa học về quy trình lập pháp đề cập đến vấn đề này.
- Ban công tác lập pháp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Dự án cải cách pháp luật (SIDA) đã tổ chức Hội thảo đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh (2004).
- Hội thảo sáng kiến pháp luật và việc chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh (2004).
- Văn Phòng Quốc hội đã chủ trì một đề tài nghiên cứu khoa học mang tên “Hoàn thiện cơ chế tổ chức để nhân dân tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật” (2004) trong đó nội dung này là một hợp phần nghiên cứu của đề tài.
- Bộ Tư pháp chủ trì đề án “Đổi mới cơ chế huy động sự tham gia của nhân dân vào quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của trung ương và địa phương” (2006).
- Ngoài ra, còn có một số bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp của các tác giả: Võ Trí Hảo, Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình xây dựng pháp luật hiện nay (số 9/2002).
- Nguyễn Chí Dũng, Những nội dung cần làm khi lấy ý kiến nhân dân về các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật (số 12/2005).
- Dương Thanh Mai, Sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình xây dựng pháp luật (số 8/2006);.v.v….
- Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.
- Điều này càng thúc đẩy chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài..
- Mục đích nghiên cứu.
- Xuất phát từ tính cấp thiết của đề tài, Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.
- tổng kết thực tiễn thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta.
- từ đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện chức.
- năng lập pháp của mình, để sản phẩm của hoạt động đó (luật, đạo luật) thực sự phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân, để luật thực sự đi vào cuộc sống..
- Đối tượng nghiên cứu.
- Về nghị viện (Quốc hội.
- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và chức năng lập pháp - một trong ba chức năng cơ bản của nghị viện (Quốc hội).
- nghiên cứu lý thuyết về sự tham gia của nhân dân trong hoạt động lập pháp và kinh nghiệm của các nước.
- về thực trạng thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội trong thời gian qua và phương hướng hoàn thiện cơ chế để thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động của Quốc hội đạt hiệu quả cao trong thời gian tới..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Những vấn đề lý luận cơ bản về quyền lực nhà nước.
- lý thuyết chung về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp.
- thực trạng thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở nước ta.
- một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta trong giai đoạn hiện nay..
- Luận văn trình bày các cách tiếp cận mới về vấn đề thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội, đó là dưới góc độ quyền lực nhà nước và dưới góc độ hiệu quả thực thi pháp luật..
- Trên cơ sở lý thuyết về sự tham gia của nhân dân vào hoạt động lập pháp, nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, xuất phát từ thực trạng thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở nước ta trong thời gian qua, Luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản để thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động lập pháp của Quốc hội nước ta..
- Kết quả nghiên cứu của Luận văn có thể dùng làm tư liệu tham khảo cho cơ quan có thẩm quyền hoạch định chính sách trong lĩnh vực lập pháp.
- Phương pháp nghiên cứu.
- đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Nhà nước.
- pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, trong Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước..
- Các phương pháp cụ thể bao gồm: Phương pháp tổng kết, đánh giá thực tiễn các quy định của pháp luật.
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội.
- Chương 2: Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu hút nhân dân tham gia vào hoạt động lập pháp của Quốc hội ở nước ta hiện nay.
- Văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật.
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hiến pháp năm 1992 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001)..
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Quốc hội năm 2001..
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (sửa đổi, bổ sung năm 2002)..
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1999..
- Hội đồng Nhà nước nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quy chế xây dựng luật, pháp lệnh năm 1988..
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quy chế hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội..
- Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội.
- Tác phẩm, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học.
- Ban công tác lập pháp (2004), Quy trình lập pháp của một số quốc gia trên thế giới, Hà Nội..
- Ban công tác lập pháp (2004), Kỷ yếu Hội thảo đổi mới quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, Hà Nội..
- Ban công tác lập pháp (2004), Kỷ yếu Hội thảo sáng kiến pháp luật và việc chuẩn bị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, Hà Nội..
- Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2002), Báo cáo khoa học “Các mô hình tổ chức và hoạt động Quốc hội một số nước trên thế giới”, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2004), Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Văn phòng Quốc hội (2004), Đề tài nghiên cứu khoa học “Hoàn thiện cơ chế tổ chức để nhân dân tham gia vào quy trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật”, Hà Nội..
- Bài viết trong tạp chí.
- Vũ Hồng Anh (2003), “Ai phân công thực hiện quyền lực nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (3), tr.
- Nguyễn Đăng Dung (2001), “Các mô hình Quốc hội”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1), tr.
- Nguyễn Đăng Dung (2001), “Nhà nước pháp quyền- một hình thức tổ chức nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6)..
- Nguyễn Đăng Dung (2001), “Pháp luật không chỉ là công cụ của nhà nước”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (11), tr.
- Nguyễn Đăng Dung (2001), “Nhu cầu lập pháp của hành pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp - số chủ đề Hiến kế lập pháp, (12), tr.
- Nguyễn Sỹ Dũng (2000), “Phân tích chính sách- công đoạn quan trọng của quy trình lập pháp.
- Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (4), tr.
- Nguyễn Sỹ Dũng (2003), “Bàn về triết lý của lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6), tr.
- Nguyễn Sỹ Dũng (2003), “Đôi điều về lý thuyết lập pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (9), tr.
- Nguyễn Sỹ Dũng (2005), “Đổi mới hoạt động lập pháp”, Tạp chí Tia sáng (9), tr.
- Gorshunôv D.N (2006), “Những yếu tố tâm lý - xã hội trong thực thi pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (7), tr.14-17..
- Phạm Duy Nghĩa (2004), “Sáu lời bàn góp phần làm cho pháp luật gần với lòng dân”, Tạp chí Tia Sáng, (3), tr.
- Lê Quốc Hùng (2003), “Quyền lực nhà nước thống nhất và phân công”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), tr.
- Hoàng Thị Kim Quế (2004), “Nhận diện nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (5), tr.
- Bùi Ngọc Sơn (2005), “Lập pháp hướng tới pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (1), tr.
- Bùi Ngọc Sơn (2006), “Thực chất quyền lực và quyền lực thực chất”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp – số chủ đề Hiến kế lập pháp, (6), tr.
- Nguyễn Cửu Việt (2002), “Dân chủ trực tiếp và nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (2), tr.
- Dương Thanh Mai (2006), “Sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học vào quá trình xây dựng pháp luật”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (8), tr