« Home « Kết quả tìm kiếm

Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên


Tóm tắt Xem thử

- Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số .
- Làm sáng tỏ lý luận về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.
- Qua đó, xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các chế định pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tình hình tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên đang ngày càng đa dạng và phát triển phức tạp.
- Đồng thời, cũng góp phần làm sáng tỏ vấn đề bản chất của Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa và chính sách nhân đạo của Đảng ta, Nhà nước ta được cụ thể hóa trong Bộ Luật Tố tụng Hình sự và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, đặc biệt là việc quy định thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội chủ yếu dựa trên tiêu chí, mục đích giáo dục, cải tạo họ trở thành những công dân có ích cho xã hội là hoàn toàn đúng đắn..
- Tố tụng hình sự.
- Người chưa thành niên.
- Pháp luật Việt Nam.
- Vụ án..
- Tính cấp thiết của đề tài.
- Những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng tình hình tội phạm vẫn có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp, trong đó có tội phạm do người chưa thành niên thực hiện..
- Trong quá trình giải quyết vụ án do người chưa thành niên gây ra, ngoài quy định chung còn.
- phải tuân theo các quy định khác của pháp luật dành cho người chưa thành niên phạm tội.
- Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã dành một “Chương” quy định thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên làm cơ sở cho các hoạt động tố tụng..
- Hiện nay, những quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên là một “Chương” quan trọng nhất của Luật Tố tụng Hình sự.
- Những quy định này đã cụ thể hóa chính sách Tố tụng Hình sự, các nguyên tắc nhân đạo, dân chủ, tôn trọng, bảo đảm quyền con người trong Tố tụng Hình sự..
- Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2003 (BLTTHS 2003) cho thấy một số quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên, ở những mức độ khác nhau đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót nhất định hoặc chưa đáp ứng được yêu cầu xét xử công bằng, dân chủ đối với vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên.
- Mặt khác, công tác giải thích, hướng dẫn áp dụng pháp luật Tố tụng Hình sự, trong đó có các quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội chưa đầy đủ, chưa kịp thời dẫn đến việc nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chưa thống nhất, gây khó khăn cho hoạt động áp dụng pháp luật trong thực tiễn giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên..
- Mặc dù là vấn đề quan trọng, ảnh hưởng không những đối với việc tiến hành tố tụng mà còn tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng việc nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên chưa được quan tâm đúng mức.
- Cho đến nay vẫn còn có những nhận thức khác nhau xung quanh các quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên.
- Bên cạnh đó, sự phát triển với tốc độ cao trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước đã làm cho nhiều vấn đề của Luật Tố tụng Hình sự, trong đó có vấn đề thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội đòi hỏi cần tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện để phù hợp với thực tiễn, đem lại hiệu quả cao cho công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm là người chưa thành niên nói riêng trong tình hình mới..
- Vì lý do đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và thực tiễn xét xử những năm gần đây, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, để tiếp tục góp phần hoàn thiện những quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng Luật Tố tụng Hình sự, là việc rất cần thiết, có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn..
- Vì vậy, tôi chọn vấn đề: “Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Luật học của mình..
- Mục đích nghiên cứu.
- Luận văn đề ra mục đích làm sáng tỏ lý luận về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội theo pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, đồng thời cũng đề cập đến một số quy phạm của Bộ luật Hình sự nhằm giải quyết nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu.
- Nội dung nghiên cứu của đề tài dựa trên những quy định về Tố tụng Hình sự kể từ khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được thành lập từ năm 1945 đến nay.
- Nhưng trong giai đoạn trước đây, những vấn đề liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án đối với tội phạm là người chưa thành niên chưa được đề cập cụ thể.
- Do vậy, trên cơ sở tìm hiểu những quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội, đề tài tập trung nghiên cứu những quy định về thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam năm 2003.
- Bên cạnh đó, đề tài còn kết hợp phân tích, đối chiếu, so sánh với quy định thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phạm tội trong pháp luật Tố tụng Hình sự một số nước khác để tham khảo trong quá trình nghiên cứu..
- Đồng thời, đề tài cũng nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên và thực tiễn xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2012..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Đây là đề tài nghiên cứu có hệ thống những quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên trong pháp luật Tố tụng Hình sự Việt Nam.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn như sau:.
- Đề tài là kết quả nghiên cứu chuyên khảo, đề cập đến việc phân tích có hệ thống những quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội theo Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, qua đó phát hiện, phân tích những tồn tại, hạn chế và đề xuất những biện pháp nhằm góp phần hoàn thiện những quy định này trong hệ thống pháp luật hình sự, đem lại hiệu quả cao cho việc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và hạn chế tội phạm là người chưa thành niên nói riêng, đồng thời đảm bảo quy trình xét xử được thực hiện nghiêm minh, công bằng, dân chủ..
- Về mặt thực tiễn.
- Đề tài góp phần vào việc xác định đúng đắn nội dung cơ bản, cơ sở, điều kiện của việc áp dụng những quy định về thủ tục giải quyết vụ án đối với người chưa thành niên trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan có thẩm quyền.
- Kết cấu của đề tài.
- Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của đề tài gồm 03 chương:.
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên..
- Chương 2: Thủ tục giải quyết các vụ án đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam..
- Chương 3: Thực tiễn và các giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết vụ án là người chưa thành niên..
- Bộ Luật Hình sự (1985), NXB Chính trị quốc gia..
- Bộ Luật Hình sự (1999) được sửa đổi, bổ sung (2011), NXB Chính trị quốc gia..
- Bộ Luật Tố tụng Hình sự của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2003), NXB Chính trị quốc gia..
- Bộ Tư pháp – Vụ pháp luật Hình sự – Hành chính (2012), Báo cáo đánh giá các quy định của Bộ luật hình sự liên quan đến người chưa thành niên và thực tiễn thi hành, NXB Tư pháp..
- Bộ Tư pháp – Vụ pháp luật Hình sự – Hành chính (2012), Báo cáo đánh giá luật pháp và thực tiễn thi hành pháp luật về xử lý chuyển hướng tư pháp phục hồi đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật, NXB Tư pháp..
- Bộ Tư pháp – Tạp chí Dân chủ và pháp luật (2007), “Số chuyên đề về cải cách tư pháp”..
- Bộ Tư pháp – Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật (2006), “Hỏi, đáp về phòng chống tội phạm”, NXB Tư pháp..
- Lê Bảo (2010), “Báo động tội phạm vị thành niên”, Báo Đại Đoàn kết, tr1–2..
- Phạm Văn Beo (2009), “Vài suy nghĩ về cách tính tuổi trong vụ án hình sự”, Nguồn www.ctu.edu, vn, tr 1..
- Vũ Ngọc Bình (1997), Tư pháp với người chưa thành niên và quyền trẻ em, NXB Chính trị quốc gia..
- Các quy định pháp luật về Tố tụng Hình sự (có tái bản bổ sung) (1999), NXB Chính trị quốc gia..
- Lê Cảm – Đỗ Thị Phượng (2004), “Tư pháp hình sự đối với người chưa thành niên:.
- Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học”, Tạp chí Tòa án nhân dân (20), tr 8..
- Lê Cảm – Nguyễn Ngọc Chí – Trịnh Quốc Toản (2006), Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật Hình sự và pháp luật Tố tụng Hình sự trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia Hà Nội..
- Lê Cảm – Trịnh Quốc Toản (2002), “Những vấn đề cơ bản về pháp luật Hình sự một số nước trên thế giới”, Thông tin khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp..
- Nguyễn Minh Đức (2011), Phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong học đường, NXB Công an nhân dân..
- Nguyễn Ngọc Hòa (2004), Cấu thành tội phạm – Lý luận và thực tiễn, NXB Tư pháp..
- Hoàng Văn Hùng (2005), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân..
- Trịnh Thị Thanh Hương (2004), Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh..
- Trịnh Thị Thanh Hương (2004), Tìm hiểu Bộ Luật Tố tụng Hình sự của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, có hiệu lực từ ngày NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh..
- Nghị định số 10/2012/NĐ–CP ngày Quy định chi tiết thi hành biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạm tội”..
- Nghị quyết số 09/1998/NQ–CP ngày 31/7/1998 về “Tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới”..
- Ngô Hoàng Oanh (2010), “Tình hình tội phạm vị thành niên, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp”, Học viện Tư pháp..
- Hồ Nguyễn Quân, “Bàn về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên”, Tạp chí Tòa án nhân dân (www toa an gov.
- Hoàng Thị Minh Sơn (2008), Giáo trình Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân..
- Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Khoa học giáo dục Công an nhân dân, tr 1..
- về “Hướng dẫn thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về lý lịch của bị can, bị cáo”..
- Tòa án nhân dân tỉnh Bình Dương - Văn phòng (2012), “Thống kê tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án Hình sự sơ thẩm có bị cáo là người chưa thành niên từ năm 2008 đến năm 2012”..
- Tòa án nhân dân thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương (2012), “Thống kê tình hình thụ lý và giải quyết các vụ án Hình sự sơ thẩm có bị cáo là người chưa thành niên từ năm 2008 đến năm 2012”..
- Nguyễn Văn Tùng (2006), “Những vấn đề cần xác định rõ trong vụ án có người chưa thành niên phạm tội”, Tạp chí Công an nhân dân (tháng 12), tr 49..
- Nguyễn Hữu Thế Trạch (Công ty Luật TNHH An Pha Na Thủ tục tố tụng thân thiện đối với người chưa thành niên”, tr 3, tr 5, tr 6..
- Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, NXB Công an nhân dân..
- Nguyễn Xuân Yêm (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội – Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, NXB Công an nhân dân, tr 63..
- Nguyễn Xuân Yêm (2004), Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội – Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội, NXB Công an nhân dân, tr 64.