« Home « Kết quả tìm kiếm

Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án năm 2008


Tóm tắt Xem thử

- Thủ tục thi hành án dân sự theo luật thi hành án năm 2008.
- Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật dân sự.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục thi hành án dân sự (THADS), như khái niệm THADS, khái niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS.
- Quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về thủ tục THADS.
- Nghiên cứu các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS, từ đó phát hiện những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS.
- Khảo sát thực tiễn THADS để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS.
- Tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS..
- Pháp luật Việt Nam.
- Luật dân sự.
- Thi hành án..
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Đó là một Nhà nước, trong đó vai trò pháp chế được đề cao, pháp luật được tôn trọng và bảo đảm thực hiện.
- Phán quyết của Tòa án nhân danh Nhà nước sẽ chỉ là những quyết định trên giấy nếu không được tổ chức thi hành hoặc thi hành không đầy đủ trên thực tế.
- Hoạt động thi hành án kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật..
- Xác định đúng vai trò và ý nghĩa của hoạt động thi hành án, trước tình hình hoạt động thi hành án kém hiệu quả, kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX đã quyết định bàn giao công tác thi hành án dân sự (THADS) từ TAND các cấp sang các cơ quan của Chính phủ từ tháng 6 năm 1993.
- Thực tiễn đã chứng minh sự đúng đắn, kịp thời của chủ trương đó, bước đầu tạo sự chuyển biến đáng khích lệ, làm thay đổi cục diện thi hành án sau nhiều năm trì trệ, góp phần quan trọng vào việc thiết lập kỷ cương, nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân.
- Song bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn hoạt động thi hành án cũng đặt ra những vấn đề mới có tính cấp bách cần được tiếp tục nghiên cứu giải quyết..
- Các văn bản pháp luật về thi hành án, đặc biệt là Pháp lệnh THADS năm 2004 là văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất trong lĩnh vực THADS, được ban hành trong bối cảnh nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hoà nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới một cách toàn diện.
- Về cơ bản, pháp lệnh vẫn giữ nguyên các quy định về trình tự, thủ tục THADS của Pháp lệnh THADS năm 1993, trong đó có sửa đổi, bổ sung một số nội dung quan trọng về trình tự, thủ tục thi hành án.
- Thực trạng này đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế thi hành án.
- đổi mới quy trình, thủ tục THADS.
- nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của hệ thống tổ chức THADS trong bộ máy nhà nước để đáp ứng đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó các quyền tự do dân chủ và lợi ích chính đáng của con người phải được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn;.
- mọi vi phạm pháp luật xâm phạm quyền tự do, lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị và bảo đảm thực thi các lợi ích đó trên thực tế thông qua hoạt động thi hành án là giai đoạn cuối cùng của quá trình tố tụng..
- Nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của công tác THADS đối với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã quy định: "Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Toà án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành".
- Ngoài ra, công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay đòi hỏi hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện, có tính pháp điển cao, trong đó thi hành án là một vấn đề hết sức hệ trọng, liên quan trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, đến trật tự kỷ cương pháp luật và ảnh hưởng sâu sắc đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, do đó, việc phải có một văn bản có hiệu lực pháp lý cao của Quốc hội về THADS là hết sức cần thiết.
- Luật THADS được ban hành đã giải quyết được nhiều vấn đề bất cập của các văn bản pháp luật trước đó, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả THADS.
- Để tìm ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, vướng mắc góp phần giải quyết tình trạng án tồn đọng thì việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của Luật THADS là cần thiết.
- Vì vậy, học viên đã chọn đề tài "Thủ tục thi hành án dân sự theo Luật thi hành án 2008".
- nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ luật học..
- Tình hình nghiên cứu đề tài.
- Trong thời gian qua, việc nghiên cứu về THADS nhìn chung là bước đầu đã được đẩy mạnh.
- Trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách tư pháp, cũng như xây dựng Luật THADS và sau khi Luật THADS được ban hành các vấn đề về thủ tục THADS đã được đặt ra và triển khai nghiên cứu ở mức độ nhất định như đề tài luận án tiến sĩ luật học "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay".
- đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường "Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008".
- do Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010 v.v… Ngoài ra, còn có các bài nghiên cứu, trao đổi về thi hành án công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành luật như bài "Những khó khăn trong xác minh thi hành án".
- bài "Bàn về tính dân chủ trong pháp luật về thi hành án dân sự ".
- bài "Thông báo thi hành án dân sự những vấn đề từ thực tiễn".
- bài "Những vướng mắc trong trường hợp người phải thi hành án làm đơn đề nghị thi hành án".
- "Những vướng mắc từ thực tiễn thi hành luật thi hành án dân sự".
- bài "Bàn về xác minh thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự".
- Những công trình nghiên cứu này bước đầu đã nghiên cứu về một số vấn đề về thủ tục THADS.
- Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu các công trình nghiên cứu nêu trên mới dừng lại ở một số khía cạnh riêng lẻ của các vấn đề thủ tục THADS mà chưa tập trung nghiên cứu tổng thể, toàn diện các vấn đề về thủ tục THADS theo Luật THADS..
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài.
- Mục đích của việc nghiên cứu là làm rõ những vấn đề lý luận về thủ tục THADS, đánh giá thực trạng pháp luật thi hành án hiện hành và thực tiễn THADS.
- Qua việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về THADS, góp phần giải quyết tình trạng tồn đọng án, nâng cao hiệu quả hoạt động THADS..
- Để thực hiện được mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:.
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về thủ tục THADS, như khái niệm THADS, khái niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS.
- quá trình hình thành và phát triển các quy định của pháp luật Việt Nam từ năm 1945 đến nay về thủ tục THADS;.
- Nghiên cứu các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS, từ đó phát hiện những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;.
- Khảo sát thực tiễn THADS để phát hiện những hạn chế trong việc thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
- Đối tượng nghiên cứu đề tài là những vấn đề lý luận về THADS, các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS và thực tiễn tổ chức thi hành án của các cơ quan THADS..
- Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng được tiến hành đối với một số các quy định của các văn bản pháp luật khác có quy định về thủ tục THADS để so sánh, đối chiếu và tham khảo..
- Việc nghiên cứu toàn diện những vấn đề lý luận pháp luật THADS và thực tiễn THADS và các vấn đề khác có liên quan là một vấn đề rộng lớn, phức tạp không chỉ riêng đối với khoa học pháp lý, mà còn là nhiệm vụ của các lĩnh vực khoa học khác như xã hội học, lịch sử, quản lý nhà nước… Tuy vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ tập trung làm rõ những vấn đề về thủ tục THADS, các quy định pháp luật hiện hành về THADS và thực tiễn thực hiện chúng trong những năm gần đây..
- Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài.
- Việc nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quá trình nghiên cứu đã sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học như phương pháp so sánh, thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp….
- Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách có hệ thống về thủ tục THADS theo Luật THADS, luận văn có những điểm mới cơ bản sau đây:.
- Làm rõ được một các vấn đề lý luận về thủ tục THADS, như khái niệm THADS, khái niệm thủ tục, vai trò của thủ tục THADS.
- Phân tích làm rõ được nội dung các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS, nhận diện được những khiếm khuyết, bất cập trong các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;.
- Làm rõ thực tiễn thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS và phát hiện được một số hạn chế trong việc thực hiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS;.
- Đã tìm được một số các giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của Luật THADS về thủ tục THADS và nâng cao hiệu quả thực hiện chúng trên thực tế..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thủ tục thi hành án dân sự..
- Chương 2: Nội dung các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về thủ tục thi hành án dân sự..
- Chương 3: Thực tiễn thi hành các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về thủ tục thi hành án dân sự và kiến nghị..
- Đinh Duy Bằng Những khó khăn trong xác minh thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (3), tr.
- Nguyễn Công Bình (Chủ biên) (2007), Luật thi hành án dân sự Việt Nam những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội..
- Bùi Thái Bình Bàn về tính dân chủ trong pháp luật về thi hành án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (3), tr.
- Bộ Tư pháp (2009), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2009, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2010), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2010, Hà Nội..
- Bộ Tư pháp (2011), Báo cáo tổng kết công tác thi hành án dân sự năm 2011, Hà Nội..
- chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi.
- tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về cơ quan quản lí thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự và công chức làm công tác thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 25/4 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống Pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội..
- Duy Đinh Thông báo thi hành án dân sự những vấn đề từ thực tiễn", Dân chủ và pháp luật, (5), tr.
- Sơn Hải Ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người phải thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (5), tr.
- Học viện Tư pháp (2005), Giáo trình kĩ năng thi hành án dân sự, Nxb Thống kê, Hà Nội..
- Băng Huyền Việc ra quyết định thi hành án và thông báo thi hành án cần quy định chi tiết hơn", Dân chủ và pháp luật, (5), tr.
- Lê Xuân Hồng Một vài suy nghĩ về xã hội hoá thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (6), tr.
- Hoàng Thọ Khiêm (2006), Đổi mới tổ chức cơ quan thi hành án, Nxb Tư pháp, Hà Nội..
- Phạm Xuân Linh Một số vấn đề về nhận đơn yêu cầu thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (5), tr.
- Nguyễn Thành Nam Những vướng mắc trong trường hợp người phải thi hành án làm đơn đề nghị thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (4), tr.
- Thuỳ Nga Xác minh điều kiện thi hành án theo đơn yêu cầu", Dân chủ và pháp luật, (1), tr.
- Phan Tấn Pháp Bàn về xác minh thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (7), tr.
- Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Bùi Văn Sơn Trao đổi về ra quyết định thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (9), tr.
- Trần Đại Sỹ Quy định về xác minh điều kiện thi hành án còn bất cập", Dân chủ và pháp luật, (3), tr.
- Nguyễn Quang Thái (2008), Pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Lại Văn Thắng Cần hướng dẫn và quy định khả thi hơn về xác minh điều kiện thi hành án", Dân chủ và pháp luật, (4), tr.
- Lại Văn Thắng - Nguyễn Quốc Toàn, "Những bất cập từ thực tiễn thi hành Luật thi hành án dân sự", Dân chủ và pháp luật, (10), tr.
- Nguyễn Thanh Thủy Thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự", Kiểm sát, (10), tr.
- Nguyễn Thanh Thuỷ (2008), Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội..
- Nguyễn Thanh Thủy- Lê Tuấn Anh Những nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự".
- Đặc san tuyên truyền những nội dung cơ bản của pháp luật thi hành án dân sự, tr.
- Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Những điểm mới của Luật Thi hành án dân sự 2008, Đề tài nghiên cứu cấp trường, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1993), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội..
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội.
- Hoàng Quốc Vận Xác minh thi hành án những vấn đề đặt ra", Dân chủ và pháp luật, (3), tr.
- Viện Khoa học pháp lí - Bộ Tư pháp (2001), Bình luận Pháp lệnh Thi hành án dân sự năm 2004, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội.
- Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2002), Một số vấn đề tổ chức và hoạt động thi hành án hiện nay, Hà Nội..
- Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), Luận cứ khoa học và thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam trong giai đoạn mới, Hà Nội.