« Home « Kết quả tìm kiếm

Thuật ngữ về Vật lý


Tóm tắt Xem thử

- Thuật ngữ về Vật lý.
- Vũ trụ học (Cosmology): Môn học về toàn bộ vũ trụ Hệ thống thuật ngữ Anh và Pháp.
- Ðiều khó hiểu có thể do ta không quen thuộc khái niệm được bàn đến và rất có thể là tại vì thuật ngữ.
- Nhưng không nên cho rằng tất cả các thuật ngữ khó hiểu đều là biệt ngữ và nếu suy nghĩ kỹ, ta có thể đặt ra một số câu hỏi về những từ chuyên môn dùng trong khoa học như:.
- Bản chất, đặc tính của thuật ngữ khoa học phải như thế nào ? Nguồn gốc của chúng ở đâu ra.
- Phải chăng chỉ có những nhà chuyên môn mới hiểu nỗi những từ này hay người thường, có một ít kiến thức khoa học cũng có thể biết được ý nghĩa của các thuật ngữ.
- Trong phần đầu của chương này, ta sẽ bàn đến những câu hỏi có tính cách tổng quát, sau đó những câu hỏi về nguồn gốc và cách cấu tạo thuật ngữ khoa học Anh và Pháp sẽ được xét đến cho nên một số ví dụ thuộc hai ngôn ngữ này sẽ được đem ra dùng..
- Thuật ngữ khoa học.
- Ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học Ngôn ngữ là phương tiện chính để con người trao đổi thông tin và diễn tả, tàng trử một số lớn dữ kiện và khái niệm.
- Trái lại, ngôn ngữ dùng trong khoa học kỹ thuật có phần khác ngôn ngữ thông thường vì khoa học có tính phổ quát.
- Thuật ngữ khoa học không phải là một ngôn ngữ riêng biệt và khác hẳn dành cho nhiều lãnh vực khác nhau.
- Thuật ngữ cũng có hầu hết các đặc tính của tiếng thông thường.
- Tuy nhiên, thuật ngữ có phần khác ngôn ngữ thông thường : một trong những đặc tính của thuật ngữ là tính miêu tả và định nghĩa.
- Nhờ vậy thuật ngữ khoa học có tính chất ổn định và rất ít thay đổi so với thường ngữ, cả về mặt hình thái cũng như ngữ nghĩa..
- Ngoài ra, thuật ngữ còn có tính cách quốc tế hơn ngôn ngữ thông thường..
- Số từ thuật ngữ giống nhau rất nhiều, nhiều hơn là ở trong ngôn ngữ thông thường.
- Tiếng bản địa và thuật ngữ khoa học.
- Người nói tiếng Anh tự hỏi tại sao người làm khoa học Anh dùng những từ như "quercus alba".
- Nếu dùng từ thông thường thì từ vựng khoa học sẽ đơn giản và kiến thức dễ được thu thập hơn.
- a) Một từ thông thường ít khi miêu tả một thực thể hay khái niệm rõ bằng một thuật ngữ chuyên môn.
- văn chương, đó có thể là điều hay nhưng trong khoa học là điều nên tránh..
- Trái lại, thuật ngữ aphasia (mất ngôn ngữ, vong ngôn) chỉ chứng mất ngôn ngữ vì não bị hư hỏng..
- Ta cũng thấy nhiều thuật ngữ khoa học khi đã đi vào từ vựng thông thường sẽ có nhiều nghĩa và gợi nhiều ý khác.
- Ví dụ : electrified, allergic, atomic, vitriolic đã có những nghĩa khác xa với những từ này khi còn được dùng như những thuật ngữ khoa học..
- Một số thuật ngữ đã có gốc quốc tế, ta không nên đi ngược lại chiều hướng này, đem dùng từ thông thường..
- Sau khi so sánh hai loại từ vựng, xét qua những tiêu chuẩn và chức vụ cần có, ta thấy thuật ngữ khoa học cần có những tiêu chuẩn riêng: những từ chính xác, phản ảnh đúng ý, có tính miêu tả, nằm trong một hệ thống phân loại, v.
- Vì vậy thường ngữ không cung cấp được một cơ sở thích hợp để cho thuật ngữ có thể phát triển thỏa đáng mà theo Condillac đó là điều kiện cần thiết cho bất cứ ngành khoa học nào.
- Ta hãy xem cách đặt tên có hệ thống và những tiêu chuẩn cần có của thuật ngữ khoa học..
- Những tiêu chuẩn của danh pháp khoa học Danh pháp là đặt tên một cách có hệ thống.
- Không phải bất cứ lãnh vực khoa học nào cũng có tiêu chuẩn đặt danh pháp giống nhau, mỗi ngành có nhu cầu riêng.
- Những tiêu chuẩn thường có tính cách phổ quát , chung cho thuật ngữ của bất kỳ ngôn ngữ nào.
- Tính chính xác là tính chất quan trọng nhất của thuật ngữ khoa học.
- Một khái niệm phải có một thuật ngữ phản ảnh đúng ý..
- Ngoài ra, để được chính xác, một thuật ngữ phải chỉ một khái niệm mà thôi .
- Ðây là tính cần yếu nhất của thuật ngữ khoa học.
- Một ngành khoa học càng phát triển thì hệ thống khái niệm càng phong phú..
- Thuật ngữ Anh và Pháp đã hệ thống hóa một số gốc từ, tiền tố và tiếp tố..
- Những điều nói trên nêu rõ tầm quan trọng của tính chất hệ thống của thuật ngữ khoa học.
- Nếu đạt được mức chính xác mà còn có tính chất hệ thống thì thuật ngữ càng có đầy đủ tính chất khoa học..
- Một thuật ngữ khoa học của bất cứ dân tộc nào cũng phải được đặt đúng theo phương diện ngữ học về cách cấu trúc cũng như hình thức của ngôn ngữ dân tộc đó, nghĩa là phải có tính chất ngôn ngữ dân tộc .
- Một từ điển khoa học có giá trị phải có mục nói về gốc từ đã tạo nên thuật ngữ phái sinh..
- Ngoài ra, thuật ngữ khoa học phải có tính phổ quát, được dùng khắp thế giới mới thật là có khả năng cao.
- Ở các nước Âu châu, tiếng La-tinh và Hy-lạp được xem là ngôn ngữ gốc và phần lớn thuật ngữ khoa học đã dùng các gốc từ của hai ngôn ngữ cổ này nên được hiểu dễ dàng và thông dụng ở nhiều nước.
- Ngay cả những người không thông thạo cổ ngữ cũng có thể tìm ra nghĩa của các gốc từ để hiểu nghĩa thuật ngữ..
- Một thuật ngữ thực dụng là m ột thuật ngữ dễ dùng và dễ được chấp thuận vì gần gủi, thích hợp với những từ đã được dùng.
- Nhưng từ có gốc Hy-lạp được dùng nhiều nhất ở trong khoa học..
- Trong tất cả các ngành, khả năng của tiếng Hy-lạp đã được tận dụng và tiếng Hy-lạp đã trở thành ngôn ngữ căn bản của thuật ngữ khoa học Anh, Pháp và của nhiều tiếng Âu châu khác.
- Phần lớn những thuật ngữ dùng trong y khoa và nha khoa đều có gốc Hy-La, và hơn 2 phần 3 danh từ y khoa do gốc Hy-lạp mà ra.
- Trong các ngành khoa học tự nhiên, tên của thực vật và động vật thường có gốc La tinh.
- Với thuật ngữ khoa học Anh và Pháp, khi xét nguồn gốc sẽ thấy lý do tại sao sự vay mượn nơi hai cổ ngữ này lại càng quan trọng hơn nữa..
- Nguồn gốc thuật ngữ khoa học và lý do vay mượn tiếng Hy-La.
- Nguồn gốc thuật ngữ khoa học và lịch trình biến hóa.
- Lịch sử của thuật-ngữ khoa-học Anh và Pháp có liên hệ chặt chẽ với lịch sử khoa học.
- nói tóm lại, dùng phương pháp khoa học..
- Nền khoa học xưa cổ cũng là nguồn gốc của thuật ngữ mới trong tiếng Anh và Pháp, nhất là lúc đầu chỉ có tiếng La-tinh là tiếng độc nhất được dùng để phát biểu.
- Chỉ lần lần sau đó, nhờ dịch tiếng La tinh khoa học thời trung cổ, mới có một ngôn ngữ bác học riêng cho tiếng bản xứ.
- Thời kỳ phục hưng, khoa học bắt đầu phải dùng (ít ra là phải nói) tiếng bản địa và cùng với La-tinh dùng ở trường đã có một ngôn ngữ bác học..
- tuy nhiên đã bắt đầu có sách báo khoa học bằng tiếng bản xứ.
- Khoa học bắt đầu có tham vọng tìm một ngôn ngữ riêng tùy thuộc vào những nhu cầu đặc biệt.
- Ví dụ, phần lớn thuật ngữ mới của y khoa vẫn mượn gốc Hy-lạp..
- Sau đây là những lý do tại sao tiếng Hy-La đã tiếp tục tạo nhiều từ của thuật ngữ khoa học:.
- Suốt thời kỳ Trung cổ và cả sau đó, La-tinh là ngôn ngữ của y khoa và khoa học.
- Trong thời kỳ này, nhiều từ La-tinh đã được nhập vào từ vựng khoa học và nhiều từ mới được cấu tạo theo hình dạng từ La-tinh với những gốc từ thuộc cổ ngữ..
- La-tinh được xem như ngôn ngữ của học thuật ở toàn cõi Âu châu lúc đó, là ngôn ngữ được dùng trong triết học và thần học cũng như trong khoa học.
- Tiếng Hy-lạp tuy không được dùng làm chuyển ngữ như tiếng La-tinh nhưng đó là ngôn ngữ đã được phát triển, nảy nở, là phương tiện để phát biểu chính xác và đã cung hiến cơ sở thích hợp để tạo từ vựng khoa học.
- Vì vậy các nhà khoa học đã dùng tiếng Hy-lạp để đặt từ mới trong các ngành học.
- Tiếng Hy-lạp vẫn còn là cội nguồn của phần lớn các thuật ngữ mới và hơn phân nửa vốn từ vựng khoa học là do ngôn ngữ này mà ra..
- Vì những lý do này, phần lớn những từ dùng trong khoa học ngày nay đã được dùng vào thời kỳ mà tiếng Hy-lạp và La-tinh còn là phương tiện truyền bá những ý niệm khoa học.
- Thật vậy, danh pháp dùng trong nhiều ngành khoa học có thể đem dùng như một bản toát yếu của lịch sử ngành đó..
- Thuật ngữ khoa học dùng các từ của hai thứ tiếng nói trên cũng sẽ có tính chất ổn định.
- Tiếng Hy-La đóng góp những thành phần để tạo những thuật ngữ đúng như ý muốn, có nghĩa chính xác và dạng không đổi..
- Sẽ có nhiều ví dụ khác ở phần nói về cách cấu tạo các thuật ngữ ở đoạn sau..
- Lý do là phần lớn các thuật ngữ khoa học được dùng thường có gốc Hy-La và vì vậy có dạng giống nhau nên dễ hiểu, mặc dầu đó là thuật ngữ tiếng Anh, Pháp, Tây-ban-nha hay Hà-lan, ...Thuật ngữ khoa học là tiếng quốc tế nhất trong tất cả các ngôn ngữ hiện nay..
- Tính chất thuật ngữ.
- Những từ có thành phần gốc Hy-lạp có cái lợi là làm ta nhận ra ngay những thuật ngữ.
- Việc dùng các từ có gốc Hy-La một cách sâu rộng trên nhiều phạm vi và số từ này rất lớn trong thuật ngữ khoa học của các nước phương Tây đã làm cho danh pháp trong nhiều ngành có được một sự cố kết mạch lạc và thống nhất khó lòng mà đạt được bằng cách khác..
- Ngày nay, bất cứ một ngành học mới nào cũng có thể tạo một hệ thống thuật ngữ riêng bằng cách dùng các từ gốc Hy-La, kết hợp với các ngành khác..
- Những lý do kể trên giải thích vì sao hai tiếng Hy-lạp và La-tinh là hai ngôn ngữ đã và tiếp tục làm cơ sở cho thuật ngữ khoa học của phần lớn các tiếng châu Âu..
- Một hệ thống thuật ngữ phát xuất từ một nguồn như thế sẽ giúp cho các nhà khoa học có những từ gợi ra những ý rõ rệt chính xác và ý nghĩa ít bị lệch lạc, ít thay đổi trong bất cứ lĩnh vực nào..
- Thật vậy, ta thấy phần lớn thuật ngữ có gốc Hy-La đã có hầu hết các đặc tính cần có của thuật ngữ nói đến trước đây..
- Cấu tạo thuật ngữ khoa học dùng yếu tố từ thuộc các cổ ngữ.
- Khi xét thuật ngữ khoa học cũng như từ vựng thông thường Anh và Pháp, ta thường phân biệt ba loại:.
- Cũng như danh từ trong nhiều ngành, nghề, thuật ngữ khoa học Anh và Pháp đã dùng những từ thông thường của đời sống hằng ngày như energy, work, power, salt, base.
- Mặc dầu người làm khoa học có thể đã cố ý định nghĩa rõ ràng, những từ thuộc loại này vẫn bị biến nghĩa hay bị người ngoài ngành nghề hiểu sai.
- thuật ngữ khoa học vay mượn những từ hầu hết có gốc Hy-La..
- Vì vậy chính người làm khoa học phải tìm cách đặt từ mới để dùng..
- Tên của nhiều nhà khoa học được dùng làm đơn vị đo lường ( Watt, Volt, Gauss, Joule.
- Có hàng chục ngàn thuật ngữ khoa học được đặt ra theo lối này..
- Một số gốc từ khác xuất hiện trong một nhóm từ, được dùng rải rác trong các ngành khoa học khác nhau..
- Cách tạo từ trong khoa học theo kiểu ghép các gốc từ của các ngôn ngữ cổ đã cho nhiều từ có dạng rất lạ như:.
- Cách phân tích và giải thích thuật ngữ.
- Bình thường, ít ai nghĩ đến chuyện tìm cách đặt từ ngữ, thuật ngữ khoa học mới.
- Trái lại, thường xuyên ta cần phải tìm hiểu nghĩa của một thuật ngữ.
- Ngay cả người làm khoa học cũng có thể gặp từ mới do đồng nghiệp đặt ra, hoặc gặp từ lạ ở lĩnh vực khác..
- Tuy nhiên, như ta đã thấy, phần lớn những thuật ngữ khoa học được cấu tạo bằng những yếu tố đơn giản và nếu hiểu những yếu tố này, ta có thể suy ra nghĩa của cả từ..
- Ðó là một trong những đặc tính của phần lớn thuật ngữ khoa học.
- Một số sai lầm vẫn tồn tại trong thuật ngữ khoa học.
- Thật vậy, một số thuật ngữ không được đặt đúng cách, hoặc có nghĩa của thời khi chúng được đặt ra và có thể nay không còn đúng nữa..
- Thuật ngữ khoa học Anh, Pháp phải dùng cổ ngữ La-tinh và Hy-lạp.
- Cho nên ngày nay, để có thể hiểu và dễ nhớ nghĩa của thuật ngữ khoa học Anh và Pháp, ta phải tìm hiểu các thành phần tạo nên từ ghép, nghĩa là các gốc từ cũng như các tiền tố và tiếp tố của hai cổ ngữ Hy-La.