« Home « Kết quả tìm kiếm

THựC NGHIệM NUÔI TÔM CàNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII DE MAN, 1897) VớI MậT Độ KHáC NHAU TRONG AO ĐấT


Tóm tắt Xem thử

- THỰC NGHIỆM NUÔI TÔM CÀNG XANH (MACROBRACHIUM ROSENBERGII DE MAN, 1897).
- VỚI MẬT ĐỘ KHÁC NHAU TRONG AO ĐẤT.
- The experiment on giant freshwater prawn (Macrobrachium rosenbergii) culture was carried-out in Long An village, Long Ho District and Long Phu village, Tam Binh District, Vinh Long Province from May to November, 2003.
- The results showed that the water quality in cultured system such as water temperature, water pH, transparency, oxygen, N- NH4+, N-NO2- and H2S were acceptable values for the freshwater prawn growing and developing.
- The survival rate of freshwater prawn in earthen ponds obtained in treatment 1 (39.8.
- The highest yield of freshwater prawn trial in earthen ponds was 1,130 kg/ha.
- Freshwater prawn culture at 8 juvenile/m2 in earthen ponds could be utilized for improving farmer’s income in the Mekong Delta..
- Title: Experimental culture of giant freshwater prawn (Macrobrachium Rosenbergii De Man, 1897 ) at different stocking densities in earthen ponds.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là nơi có tiềm năng rất lớn cho nuôi trồng thủy sản đặc biệt là các loài tôm, cá nước ngọt, trong đó diện tích nuôi tôm càng xanh chiếm khoảng 6.000 ha (Bộ Thủy Sản, 2000) với nhiều hình thức nuôi khác nhau như: nuôi trong mương vườn, ruộng lúa, nuôi bán thâm canh và thâm canh trong ao đất hay nuôi ghép với một số loài cá như cá rô phi, cá mè trắng, cá chép trong các ao nuôi gia đình..
- Kết quả nghiên cứu về tôm càng xanh ở các nước trong khu vực đến nay cho thấy, năng suất thu hoạch cũng được ghi nhận rất khác nhau, biểu hiện tùy theo mức độ đầu tư và hình thức nuôi.
- Ở Malaysia tôm càng xanh nuôi thí nghiệm trong ao với mật độ 10 hậu ấu trùng /m2, sau 5,5 tháng nuôi đạt năng suất 979 kg/ha, tỉ lệ sống đạt 32,4.
- thí nghiệm khác liên hệ đến mật độ thả nuôi khác nhau 10 và 20 post/m2 sau 5 tháng nuôi, năng suất tôm nuôi đạt 1.100 kg/ha và 2.287 kg/ha (Ang, 1987).
- Theo New (1985) ở Thái Lan nuôi tôm trong ao với mật độ 5 - 20 con/m2, sau 6 tháng nuôi, năng suất có thể đạt đến 2.500 kg/ha, năng suất trung bình chỉ đạt 1.250 kg/ha.
- Đối với vùng ĐBSCL, tuy nghề nuôi tôm càng xanh đã có lịch sử phát triển khá lâu, nhưng thực trạng cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu bổ sung như: mật độ thả nuôi, nguồn giống, thức ăn, quản lý chất lượng nước, năng suất tôm nuôi thường thấp và không ổn định.
- Theo Hiền và ctv (1998) nuôi tôm trên ruộng lúa bằng giống tự nhiên (5 - 10 g/con), mật độ 0,5 - 2 con/m2 đạt năng suất 100 - 200 kg/ha ở Phụng Hiệp và 268 kg/ha ở Thốt Nốt.
- Báo cáo của Sở Thủy Sản Tiền Giang (1999) tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa sử dụng giống tự nhiên và thức ăn chủ yếu là cá tạp, đạt năng suất 200 - 300 kg/ha/vụ, trong khi.
- đó ở Trà Vinh đạt năng suất 150 kg/ha (Sở Thủy Sản Trà Vinh, 1999).
- Năm 2002, hội nghị khoa học về tôm càng xanh nuôi trong ruộng lúa ở tỉnh Trà Vinh cho thấy với mật độ thả 2 - 3 tôm giống/m2, sử dụng thức ăn công nghiệp và tươi sống kết hợp, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất trung bình 159 kg/ha/vụ, tỉ lệ sống 20.
- trọng lượng bình quân 43,2 g/con (Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh, 2002).
- Kết quả điều tra thực tế ở huyện Tam Bình tỉnh Vĩnh Long năm 2002 cho thấy, trong tổng số 30 hộ nuôi tôm càng xanh, chỉ có 47 % số hộ nuôi có lãi rất ít, số hộ còn lại lỗ vốn.
- Kết quả cho thấy có rất nhiều nguyên nhân, trong đó yếu tố kỹ thuật chăm sóc, quản lý môi trường nuôi hạn chế, chi phí giống cao (chiếm 67 % tổng vốn đầu tư), kích cỡ tôm nuôi thương phẩm nhỏ…là những nguyên nhân làm năng suất và tỉ lệ sống của tôm nuôi thấp.
- Từ thực tế trên, để góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng và diện tích mặt nước, từng bước khôi phục, thúc đẩy nghề nuôi tôm càng xanh phát triển bền vững, nâng cao đời sống cho người dân trong vùng, việc thực nghiệm mô hình nuôi tôm càng xanh trong ao đất ở qui mô nông hộ làm cơ sở đánh giá khả năng và hiệu quả của mô hình nuôi trong ao đất là rất cần thiết..
- Thực nghiệm gồm hai nghiệm thức nuôi: nghiệm thức 1 (NT1) 8 con /m2, nghiệm thức 2 (NT2) 12 con /m2, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, bố trí hòan toàn ngẫu nhiên trong hệ thống gồm 6 ao với diện tích các ao dao động từ m2.
- Trọng lượng của tôm giống thả dao động từ gam /con và chiều dài cm.
- Trong quá trình nuôi thay nước định kỳ 15 ngày /lần, cho ăn 50 % thức ăn tươi sống (cua, ốc, hến.
- và 50 % thức ăn công nghiệp.
- Khẩu phần ăn dao động từ 3 – 7 % trọng lượng thân /ngày, mỗi ngày cho ăn 2 lần.
- Trọng lượng và chiều dài của tôm nuôi được thu định kỳ 1 lần /tháng (thu 30 con/ao), để xác định mức tăng trọng /ngày và tốc độ tăng trưởng (%/ngày)..
- Số liệu được phân tích thống kê sinh học với độ lệch chuẩn, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa các nghiệm thức dựa vào phần mềm thống kê Statgraphic 7.0 và Excel 6.0..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Yếu tố thủy lý hóa.
- Qua các đợt khảo sát cho thấy, các yếu tố thủy lý hóa như nhiệt độ nước dao động từ 29,3.
- Đối với các yếu tố như NO2- biến động từ ppm.
- Theo New (1985) hàm lượng ammonia và NO2- trong ao nuôi không nên vượt quá 0,1 ppm.
- Nhưng trong quá trình thực nghiệm, hàm lượng ammonium lớn hơn 0,1 ppm, đặc biệt hàm lượng đạm tăng cao vào các tháng cuối của chu kỳ nuôi, do quá trình bổ sung thức tươi sống, tôm ăn thừa, thức ăn bị phân hủy.
- Tuy nhiên hàm lượng đạm này chưa ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của tôm nuôi, do trong ao nuôi pH thường biểu hiện ở giá trị trung tính nên hàm lượng NH4+ chưa thể gây độc.
- Theo Boyd (1998) nhằm khắc phục hạn chế này, biện pháp điều tiết thay đổi nước và điều chỉnh chế độ cho tôm ăn phù hợp theo các giai đọan phát triển của tôm nuôi… là một trong các giải pháp có hiệu quả nhằm góp phần cải thiện hàm lượng H2S trong ao nuôi..
- Bảng 1: Biến động các yếu tố thủy lý hóa trong hệ thống nuôi thực nghiệm.
- NT H 2 S (ppm) NT NT NO 2 - (ppm) NT NT NH 4 + (ppm) NT NT Các yếu tố thủy sinh vật.
- 3.2.1 Thực vật phiêu sinh (Phytoplankton).
- Biến động thành phần giống loài phiêu sinh thực vật qua các đợt khảo sát.
- Thành phần giống loài phiêu sinh thực vật của hai nghiệm thức biến động qua các lần khảo sát cho thấy NT1 dao động từ 23 - 37 loài, NT2 từ 18 - 35 loài (hình 1).
- Thành phần giống loài xuất hiện nhiều nhất ở đợt khảo sát đầu tiên (NT1: 37 loài, NT2: 35 loài), do ao mới cải tạo, hàm lượng dinh dưỡng cao, tôm còn nhỏ, ít thay nước.
- Trong thành phần giống loài PSTV qua các đợt thu mẫu, ngành Euglenophyta chiếm ưu thế (NT1 dao động từ 19 - 38.
- Chứng tỏ môi trường ao nuôi có nhiều chất hữu cơ, ít nhiều ảnh hưởng bất lợi đến quá trình phát triển của tôm nuôi..
- Hình 1: Sự biến động thành phần loài Phytoplankton ở hai nghiệm thức.
- Hình 2: Phần trăm số loài phân bố ở các ngành của Phytoplankton ở NT 1 và NT 2.
- Biến động mật độ và phần trăm mật độ phiêu sinh thực vật qua các đợt khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy, mật độ phytoplankton ở hai nghiệm thức thí nghiệm dao động.
- Hình 3: Sự biến động mật độ phytoplankton ở hai nghiệm thức.
- Hình 4: Phần trăm mật độ các ngành phytoplankton ở NT1 &.
- 3.2.2 Động vật phiêu sinh (Zooplankton).
- Biến động thành phần và phần trăm loài phiêu sinh động vật qua các đợt khảo sát Quá trình thực nghiệm đã xác định được 4 ngành động vật phiêu sinh hiện diện trong các nghiệm thức thí nghiệm: ngành Protozoa, Rotatoria, Cladocera, copepoda.
- Số lượng giống loài ở NT1 dao động từ 20 - 22 loài, NT2 từ 20 - 23 loài (hình 5).
- Trong đó thành phần giống loài của ngành Rotatoria ở cả hai nghiệm thức qua các lần khảo sát đều chiếm ưu thế (hình 6), đặc biệt là sự hiện diện của giống Branchionus làm thức ăn tự nhiên rất tốt cho tôm cá..
- Hình 5: Sự biến động thành phần loài của Zooplankton ở hai nghiệm thức.
- Hình 6: Phần trăm số loài của các ngành Zooplankton ở NT 1 và NT 2.
- Biến động mật độ và phần trăm mật độ phiêu sinh động vật qua các đợt khảo sát Biến động mật độ ở hai nghiệm thức dao động từ ct/m3 (hình 7), đây là nguồn dinh dưỡng tốt cho việc ương nuôi tôm cá.
- Kết quả thể hiện ở hình 8 cho thấy với những lần khảo sát 1 và 2 thì phần trăm mật độ của ngành Rotatoria chiếm rất thấp (NT1: 13 – 25.
- nhưng ở những đợt khảo sát cuối thì Rotatoria xuất hiện nhiều và chiếm ưu thế, kết quả nầy chứng tỏ môi trường nuôi ngày càng giàu dinh dưỡng do thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ tích lũy trong ao ngày càng nhiều..
- Hình 8: Phần trăm mật độ các ngành zooplankton ở NT1 &.
- Bảng 2: Thành phần giống loài, sinh lượng của Zoobenthos ở 2 nghiệm thức.
- Hình 9: Phần trăm mật độ zoobenthos ở NT 1 &.
- Sinh lượng động vật đáy hiện diện trong hai nghiệm thức dao động khá lớn: NT1 biến động từ g/m2, NT2 từ g/m2 (bảng 2).
- NT2)(hình 9), đây là nguồn thức ăn tự nhiên tôm nuôi có thể sử dụng trực tiếp.
- Sự chiếm ưu thế của ngành Annelida chứng tỏ rằng môi trường nuôi có nhiều vật chất hữu cơ, tuy nhiên môi trường ao nuôi vẫn còn ổn định do sự thay đổi thành phần loài không lớn, cả hai nghiệm thức dao động 3 - 6 loài (bảng 2), như thế môi trường nuôi vẫn chưa ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của tôm..
- 3.3 Tăng trưởng, năng suất và tỉ lệ sống của tôm 3.3.1 Tăng trưởng.
- Hình 10: Trọng lượng trung bình tôm nuôi của hai nghiệm thức.
- Sau 180 ngày nuôi trọng lượng trung bình tôm ở NT g.
- NT g (hình 10) và ở giai đoạn đầu đến 120 ngày thì sự chênh lệch về trọng lượng của hai nghiệm thức không lớn, tuy nhiên giai đoạn sau 120 ngày nuôi có sự chênh lệch lớn về trọng lượng.
- Kết quả thống kê thì tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của tôm nuôi ở hai nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (P <.
- 0,05), NT1 tăng trưởng nhanh hơn tôm nuôi ở NT2 (bảng 3)..
- Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng về trọng lượng của tôm sau 180 ngày nuôi Nghiệm thức SGR(%/ngày) DWG(g/ngày).
- 3.3.2 Sự phân đàn, năng suất, sản lượng và tỉ lệ sống của tôm sau 180 ngày nuôi ở 2 nghiệm thức.
- Bảng 4: Năng suất, sản lượng và tỉ lệ sống của tôm nuôi ở 2 NT sau 180 ngày Nghiệm.
- Năng suất (kg/ha/vụ).
- Năng suất TB (kg/ha/vụ).
- Tỉ lệ sống.
- Qua bảng 4 cho thấy năng suất của tôm nuôi ở nghiệm thức 8 con /m2 là 795 kg/ha thấp hơn nghiệm thức 12 con /m2 (1.092 kg/ha) và khác có ý nghĩa thống kê (p <.
- Tuy nhiên tỉ lệ sống của tôm nuôi ở hai nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa (p >.
- Năng suất và tỉ lệ sống của tôm ở mô hình không cao, nguyên nhân do sự thiếu hụt về nguồn thức ăn tươi sống và nguồn thay đổi nước vào các tháng cuối của chu kỳ nuôi..
- Khía cạnh khác còn cho thấy, trong quá trình nuôi, tôm càng xanh thường có hiện tượng phân đàn, kết quả thực nghiệm ở hình 11 thể hiện rõ tỉ lệ phần trăm của tôm có trọng lượng lớn hơn 50 gram /con của nghiệm thức 8 con /m2 lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa (p <.
- 0,05) so với nghiệm thức 12 con /m2, điều này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, lợi nhuận của mô hình..
- 3.3.3 Hiệu quả kinh tế mô hình.
- Bảng 5: Mức độ lãi của mô hình (Lãi/ha) Nghiệm thức Mật độ.
- Hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi chưa cao dao động từ đồng/ha.
- Nguyên nhân chủ yếu do tăng trưởng của tôm nuôi không đồng đều, có sự chênh lệch khá lớn về trọng lượng (hình 11).
- Thực tế cho thấy tôm có trọng lượng bình quân từ 20 - 29 gram chiếm tỉ lệ nhiều nhất (NT1 chiếm 38,9.
- và tôm có trọng lượng lớn hơn 60 g ở NT1 chiếm 15,6%, NT2 là 3,3%.
- Do nghiệm thức một (mật độ 8 con/m2) có trọng lượng bình quân, tỉ lệ sống và phần trăm tôm nuôi có kích thước lớn nhiều hơn, nên hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi nầy cao hơn, tuy nhiên sự khác nhau về hiệu quả kinh tế của hai nghiệm thức không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)..
- NH4+ từ ppm và H2S từ ppm và thủy sinh vật qua các đợt khảo sát ở 2 nghiệm thức đều nằm trong giới hạn không gây ảnh hưởng bất lợi đến sự phát triển của tôm nuôi trong hệ thống thực nghiệm..
- Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi với nghiệm thức mật độ 8 con/m2 (0,22 g/ngày) cao hơn 12 con/m2 (0,18 g/ngày)..
- Nuôi tôm càng xanh trong ao đất với mật độ 8 con/m2 cho tỉ lệ sống là 39,8 % cao hơn mật độ 12 con/m2 (34,9.
- năng suất tôm nuôi trong ao với mật độ 8 con/m2 đạt 795 kg/ha, lợi nhuận là 9.675.600 đồng/ha.
- Trong khi đó, nuôi với mật độ 12 con/m2, năng suất đạt được 1.029 kg/ha, lợi nhuận thu được là 8.629.400 đồng/ha..
- Juvenile production of Malaysia Giant freshwater Prawn (Macrobrachium rosenbergii De Men) using modified static “green water” system.
- Phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt ở ĐBSCL..
- Current status of Freshwater Prawn Culture in the Mekong delta of Viet Nam..
- Freshwater prawn farming.
- Kỹ thuật nuôi tôm càng xanh.
- Cải tiến kỹ thuật nuôi tôm tại Việt Nam