« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) san thưa ở các giai đoạn khác nhau


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/jvn.2017.615 THỰC NGHIỆM ƯƠNG ẤU TRÙNG CUA BIỂN (Scylla paramamosain) SAN THƯA Ở CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định giai đoạn ấu trùng san thưa thích hợp để góp phần nâng cao tỷ lệ sống trong ương nuôi ấu trùng cua biển.
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần là(i) San thưa giai đoạn Zoea 3.
- (ii) San thưa giai đoạn Zoea 4.
- (iii) San thưa giai đoạn Zoea 5 và (iv) San thưa giai đoạn Megalop.
- Bể thí nghiệm có thể tích 0,5 m 3 , mật độ ấu trùng 300 con/L và nước có độ mặn 30‰.
- Khi ấu trùng đến giai đoạn san thưa theo nhu cầu của thí nghiệm thì tiến hành chuyển sang bể 2 m 3 (chứa 1,5 m 3 nước).
- Sau 22 ngày ương, chỉ số biến thái của ấu trùng ở các nghiệm thức khác nhau không ý nghĩa thống kê (p>0,05), tuy nhiên tỷ lệ sống đạt cao nhất là 9,8% khi san thưa giai đoạn Zoea-3 và Zoea-4, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với san thưa giai đoạn Megalop nhưng sai khác không ý nghĩa so với san thưa giai đoạn Zoae 5.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy việc san thưa ấu trùng cua biển ở giai đoạn Zoea-3 hoặc Zoea-4 trong quá trình ương cho kết quả tốt nhất..
- Thực nghiệm ương ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) san thưa ở các giai đoạn khác nhau.
- Việc nghiên cứu bổ sung các loại acid béo vào thức ăn để sử dụng cho ấu trùng cua cũng được thực hiện, tuy nhiên tỷ lệ sống đến giai đoạn cua còn tương đối thấp và chưa ổn định (Truong Trong Nghia et al., 2007)..
- Bên cạnh đó, nghiên cứu về ương ấu trùng cua biển với các mức độ kiềm khác nhau và không san thưa thì tỷ lệ sống cao nhất chỉ đạt 3,53% (Lý Văn Khánh và ctv., 2015).
- (2015), trong thực tế hiện nay các trại sản xuất đã ương cua giống theo từng giai đoạn khác nhau như ương từ Zoea 1 đến zoae 3, 4, 5 hoặc Megalop và sau đó tiến hành san thưa để nâng cao tỷ lệ sống..
- Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá ảnh hưởng của từng giai đoạn san thưa khác nhau đến tỷ lệ sống để có những khuyến cáo cụ thể.
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định giai đoạn ấu trùng san thưa thích hợp giúp nâng cao tỷ lệ sống, từ đó nâng cao năng suất và hiệu quả trong ương ấu trùng cua biển..
- Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức và mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần.
- Các nghiệm thức thí nghiệm gồm: (i) San thưa đầu giai đoạn Zoea-3.
- (ii) San thưa đầu giai đoạn Zoea-4.
- (iii) San thưa đầu giai đoạn Zoea-5 và (iv) San thưa đầu giai đoạn Megalop.
- Khi ấu trùng đến giai đoạn cần san thưa tương ứng với các nghiệm thức thì tiến hành thu toàn bộ ấu trùng chuyển sang bể 2 m 3 (1,5 m 3 nước) và ương cho đến khi chuyển sang cua 1 hoàn toàn..
- Ấu trùng cua được cho ăn 8 lần/ngày và 21 giờ)..
- Giai đoạn Zoea 1-3 cho ăn bằng artemia Vĩnh Châu bung dù với lượng 1 – 2 g/m3/lần..
- Giai đoạn Zoea 4 bắt đầu cho ăn Frippak 150 pL với lượng 1 g/m3/lần (cho ăn lúc 6 giờ và 18 giờ) và artemia giàu hóa với lượng 3-4 g/m3/lần (cho ăn lúc 3 giờ, 9 giờ, 12 giờ, 15 giờ, 21 giờ và 0 giờ)..
- Giai đoạn Zoea 5 cho ăn Lansy PL với lượng 1 g/m3/lần, cho ăn 4 lần/ngày (0 giờ, 6 giờ 12 giờ và 18 giờ ) và artemia giàu hóa với lượng 5–6 g/m3/lần, cho ăn 4 lần/ngày (3 giờ, 9 giờ, 15 giờ và 21 giờ)..
- Từ giai đoạn Megalop – Cua 1 cho ăn hoàn toàn bằng Lansy PL với lượng 1-2 g/m3/lần và cho ăn 8 lần/ngày và 21 giờ).
- Ở giai đoạn này, giá thể lưới (cỡ mắc lưới 4 mm) được bố trí trong các bể ương (20 lưới, với diện tích 0,3 m2/lưới) giúp ấu trùng bám trên giá thể và tránh hiện tượng ăn lẫn nhau..
- Chỉ tiêu về tăng trưởng của ấu trùng: Định kỳ thu mẫu 3 ngày/lần, mỗi bể thu ngẫu nhiên 30 ấu trùng để xác định kích cỡ (ở các giai đoạn zoea thì đo chiều dài, ở giai đoạn Megalop và cua 1 thì xác định chiều rộng của mai), xác định giai đoạn và chỉ số biến thái của ấu trùng.
- Chỉ số biến thái (LSI) của ấu trùng cua được xác định theo công thức:.
- Trong đó: N 1 , N 2 ...N i : giai đoạn ấu trùng n 1 , n 2 ...n i : số ấu trùng ở giai đoạn tương ứng.
- Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong.
- Nhiệt độ trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm không có sự khác biệt, buổi sáng dao động từ 28,0-28,3 o C và buổi chiều dao động từ 29,9-30,2 o C.
- Zeng and Li (1992), cho biết khoảng nhiệt độ từ 25 – 30 o C là tối ưu cho sự phát triển của ấu trùng Zoea.
- Khi ương cua với nhiệt độ trong khoảng 22 – 24 o C thì ấu trùng rất chậm biến thái (Marichamy and Rapackiam, 1991), khi nhiệt độ càng cao thì thời gian biến thái càng nhanh và ấu trùng có thể sống tốt ở nhiệt độ 32 o C (Chen and Jeng, 1980)..
- Bảng 1: Nhiệt độ và pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm Nghiệm thức.
- Kết quả Bảng 1 thể hiện, biến động pH trung bình của các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ buổi sáng dao động từ 8,35-8,37 và buổi chiều từ 8,22-8,31).
- Theo Hoàng Đức Đạt (2004) thì pH thích hợp cho ương nuôi ấu trùng cua biển là 7,5-8,5.
- Tóm lại, nhiệt độ và pH ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của ấu trùng cua biển..
- Trung bình hàm lượng TAN ở các nghiệm thức trong thời gian thí nghiệm dao động từ mg/L (Bảng 2).
- Nhìn chung, ở các nghiệm thức.
- (2005), thực hiện thí nghiệm về độ độc cấp tính và mãn tính của NH 3 lên ấu trùng cua biển (Scylla serrata) LC 50-24h của NH 3 đối với ấu trùng giai đoạn Zoea-1 là 4,05 mg/L và đối với giai đoạn Zoea-5 là 6,64 mg/L.
- Theo Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004), trong ương ấu trùng cua biển đôi khi hàm lượng TAN trong môi trường nước là 5 mg/L, nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của ấu trùng.
- Bảng 2: Trung bình hàm lượng TAN (mg/L) của các nghiệm thức trong thời gian ương Thời gian.
- Hàm lượng nitrite của các nghiệm thức trong thời gian ương được thể hiện ở Bảng 3.
- Tương tự như hàm lượng TAN, hàm lượng nitrite trung bình ở các nghiệm thức cũng tăng cao vào cuối thời gian ương, cụ thể ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoae 3 là cao nhất (4,77 mg/L) và thấp nhất ở.
- nghiệm thức san thưa Megalop (0,43 mg/L).
- Theo Mary and Abiera (2007), thí nghiệm về độ độc cấp tính của nitrite lên ấu trùng cua Scylla serrata cho thấy ấu trùng càng lớn thì khả năng chịu đựng với độc tố nitrite càng cao, cụ thể LC 50-96h của nitrite đối với ấu trùng Zoea-1 là 41,58 mg/L.
- Dựa trên kết quả LC 50-96h và hệ số 0,1 xác định nồng độ an toàn cho ương ấu trùng là 4,16 mg/L đối với ấu trùng Zoea-1.
- 6,30 mg/L đối với ấu trùng Zoea-2.
- 2,55 mg/L đối với ấu trùng Zoea-3.
- ấu trùng Zoea-4 và 6,99 mg/L đối với ấu trùng Zoea-5.
- Như vậy, với hàm lượng nitrite ghi nhận được ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm có thể không ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của ấu trùng cua biển..
- Bảng 3: Trung bình hàm lượng nitrite (mg/L) của các nghiệm thức trong thời gian ương Thời gian.
- 3.2 Chỉ số biến thái của ấu trùng (LSI) Chỉ số biến thái của ấu trùng sau 3 ngày ương dao động từ trong đó thấp nhất ở nghiệm thức Zoae 3 và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại.
- Đến 9 ngày ương thì LSI ở nghiệm thức Zoae 3 và Zoae 4 đạt lớn nhất (3,8) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop..
- Điều này cho thấy, khi san thưa thì ấu trùng phát triển nhanh hơn.
- Tuy nhiên, đến 21 ngày ương LSI trung bình ở các nghiệm thức dao động từ và chúng khác biệt không ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Trong đó ở nghiệm thức san thưa giai.
- đoạn Zoae 3 và Zoae 4 có LSI = 7 (100% ấu trùng chuyển thành cua 1), ở nghiệm thức san thưa Zoae 5 và Megalop có LSI đạt 6,98.
- Khi so sánh với các nghiên cứu trước đây thì thời gian biến thái của ấu trùng trong nghiên cứu này ngắn hơn, theo Trần Ngọc Hải (1997) đã nghiên cứu ương ấu trùng cua biển với các loại thức ăn khác nhau trong hệ thống tuần hoàn, thay nước và nước xanh.
- Sau 3 ngày ương tỷ lệ biến thái của ấu trùng dao động từ 1,9- 2,0.
- Sau 9 ngày ương tỷ lệ biến thái của ấu trùng trung bình 3,2 và sau 20 ngày cua bắt đầu xuất hiện.
- Heasman and Fielder (1983) ương ấu trùng cua mất 18-20 ngày cho giai đoạn Zoea và 7-8 ngày cho giai đoạn Megalop..
- Bảng 4: Hệ số biến thái của ấu trùng cua qua các giai đoạn phát triển Ngày sau khi.
- Nghiệm thức (giai đoạn san thưa).
- Các giá trị trên cùng một hàng mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 3.3 Tăng trưởng của ấu trùng.
- Chiều dài trung bình của ấu trùng cua biển qua các lần thu mẫu của các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm được trình bày ở Bảng 5.
- Sau 3 ngày ương, chiều dài ấu trùng cua ở các nghiệm thức không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 1,78-1,89 mm.
- Đến ngày thứ 6, chiều dài ấu trùng bắt đầu có sự khác biệt, chiều dài lớn nhất mm) ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so.
- với nghiệm thức còn lại và chiều dài nhỏ nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4 là 2,55±0,09 mm..
- Sau 9 ngày ương, chiều dài ấu trùng lớn nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 là 3,37±0,04 mm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 và Megalop nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức còn lại và chiều dài nhỏ nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 là 3,21±0,04 mm.
- Đến ngày thứ 12, chiều dài ấu trùng cua ở các nghiệm thức không có.
- Nhưng đến ngày thứ 15, chiều dài ấu trùng lớn nhất mm) ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức còn lại.
- Chiều dài nhỏ nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 là 3,66±0,18.
- Sau 18 ngày ương, chiều dài ấu trùng lại không có sự khác biệt, dao động từ 3,77-3,97.
- Cuối cùng, sau 21 ngày ương ấu trùng lại có sự khác biệt, chiều dài lớn nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop là 3,50±0,01 mm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 và Zoea-4 nhưng lại khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức còn lại và chiều dài ấu trùng nhỏ nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4..
- Bảng 5: Chiều dài (mm) của ấu trùng cua biển ở các lần thu mẫu Ngày sau khi ương.
- Các giá trị trên cùng một hàng mang mẫu tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) Qua kết quả Bảng 6 cho thấy, ở giai đoạn Zoea-.
- 2, chiều dài ấu trùng ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm không có sự khác biệt và dao động trong khoảng 2,03-2,07 mm.
- Ở giai đoạn Zoea-3, chiều dài ấu trùng lớn nhất mm) ở nghiệm thức san thưa giai đoạn 3 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với các nghiệm thức còn lại và chiều dài ấu trùng nhỏ nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop là 2,47±0,38 mm.
- Đến giai đoạn Zoea-4, chiều dài ấu trùng bắt đầu có sự khác biệt, lớn nhất mm) ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4 và Megalop..
- Ở giai đoạn Zoea-5, chiều dài ấu trùng lớn nhất mm) ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- (p<0,05) so với nghiệm thức còn lại.
- Đến giai đoạn Megalop, chiều dài ấu trùng lớn nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-4 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức còn lại.
- Sau 21 ngày ương ấu trùng bắt đầu ra cua con, chiều dài cua-1 lớn nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với nghiệm thức san thưa Zoea-4 và khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với nghiệm thức còn lại.
- Kết quả này phù hợp với nhận định của Trần Ngọc Hải và Trương Trọng Nghĩa (2004), kích cỡ ấu trùng cua ở giai đoạn Zoea Megalop và Cua-1 lần lượt là 1,65.
- Tuy nhiên, kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Cơ Thạch (1998), kích cỡ ấu trùng cua ở giai đoạn Zoea Megalop và Cua-1 lần lượt là 1,25.
- Bảng 6: Chiều dài (mm) của ấu trùng cua biển ở các giai đoạn Giai đoạn ấu.
- Trong đó ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-3 và Zoea-4 có tỷ lệ sống cao nhất (9,8.
- nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức san thưa giai đoạn Zoea-5 (8,7.
- Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức san thưa giai đoạn Megalop (6,0.
- đoạn zoea 5, nhưng khác biệt có ý nghĩa so với san thưa giai đoạn Zoea 3 và zoea 4.
- (2015) khi ương ấu trùng cua biển từ Zoea-1 đến Cua-1 với các mức độ kiềm khác nhau và không san thưa thì tỷ lệ sống đạt cao nhất là 3,53%.
- Tóm lại, khi ương nuôi ấu trùng cua biển từ giai đoạn Zoea-1 đến Cua-1 đạt tỷ lệ sống cao nhất khi san thưa ở giai đoạn Zoea-3 và Zoea-4..
- Giai đoạn san thưa.
- Hình 1: Tỷ lệ sống của ấu trùng từ Zoea-1 đến Cua-1 ở các nghiệm thức Các ký tự (a, b và c) khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
- Chỉ số biến thái của ấu trùng ở các nghiệm thức dao động từ .
- Trong quá trình ương ấu trùng cua biển từ giai đoạn Zoea-1 đến Cua-1, tiến hành san thưa ở giai đoạn Zoea-3 hoặc Zoea-4 thì tỷ lệ sống đạt cao nhất (9,8%)..
- Có thể ứng dụng kết quả vào thực tế sản xuất, khi ương ấu trùng cua biển cần san thưa ở giai đoạn Zoea-3 hoặc Zoea-4 là phù hợp..
- Ảnh hưởng của độ kiềm đến tỷ lệ biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua (Scylla paramamosain).
- Ảnh hưởng của mật độ ương lên sự phát triển và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển (Scylla paramamosain) trong mô hình nước xanh