« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN VÀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI


Tóm tắt Xem thử

- Năm 1991 Nhà nước đã chính thức giao cho Trường đào tạo thạc sĩ cho 28 chuyên ngành, và năm 1992 đã có 17 học viên cao học (HVCH) khóa đầu tiên trúng tuyển.
- Với yêu cầu cấp thiết để quản lý bậc đào tạo SĐH, năm 1998 Phòng SĐH được tách ra từ Phòng Khoa học Công nghệ và Đào tạo SĐH.
- Từ 1998 đến nay quy mô đào tạo ngày một tăng, không chỉ tăng về số lượng học viên mà còn tăng về số ngành và chuyên ngành đào tạo.
- Với đội ngũ đông đảo cán bộ có trình độ chuyên môn cao, thời gian qua, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHKHTN) tiếp tục tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu và đạt nhiều thành tích trong công tác đào tạo SĐH.
- Thực trạng công tác đào tạo sau đại học 1.
- Trong công tác đào tạo và quản lý đào tạo SĐH hiện nay, Nhà trường đang áp dụng những văn bản pháp quy chính sau.
- Quy chế đào tạo SĐH ở Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) được ban hành theo Quyết định số 15/ĐT ngày của Giám đốc ĐHQGHN: áp dụng cho các HVCH và NCS nhập học trước năm 2007.
- Quyết định số 237/KHCN ngày 03/7/2006 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành một số điều chỉnh, bổ sung về điều kiện xét chuyển tiếp sinh đào tạo SĐH ở ĐHQGHN: áp dụng để xét chuyển tiếp sinh đào tạo SĐH.
- Quy chế đào tạo SĐH ở ĐHQGHN được ban hành theo Quyết định số 3810/KHCN ngày của Giám đốc ĐHQGHN: áp dụng cho các HVCH và NCS nhập học từ năm 2007.
- Công văn số 3999/SĐH ngày Giám đốc ĐHQGHN của về việc triển khai công tác đào tạo đại học, SĐH năm 2007-2008.
- Quy định tạm thời về mở chuyên ngành và sửa đổi khung chương trình đào tạo SĐH ban hành kèm theo Quyết định số 665/SĐH ngày 04/2/2008 của Giám đốc ĐHQGHN.
- Tiêu chí xét chọn đề tài luận văn, luận án nhận hỗ trợ kinh phí đào tạo tài năng, chất lượng cao SĐH trong công văn số 2184/SĐH ngày của Giám đốc ĐHQGHN..
- Quy mô đào tạo Quy mô đào tạo được thể hiện qua số ngành và chuyên ngành đang đào tạo.
- Ngành và chuyên ngành đào tạo.
- Hiện nay Trường ĐHKHTN đang đào tạo SĐH ở 13 ngành, bao gồm: Toán học, Cơ học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa chất, Địa chính, Địa lý, Khí tượng, Thuỷ văn, Hải dương học, Khoa học môi trường, Khoa học đất.
- Trong đó có 46 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 55 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ (xem phụ lục).
- Số lượng các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ hiện nay đã có thay đổi so với trước năm 2004 do ĐHQGHN thực hiện Quyết định số 44/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày của Bộ GD&ĐT về việc ban hành thống nhất các ngành, chuyên ngành đào tạo SĐH trong toàn quốc.
- Chẳng hạn, ở Khoa Sinh học, theo Quyết định trên, số chuyên ngành đào tạo thạc sĩ trước đây là 15 chuyên ngành, hiện nay đã giảm đi còn 8 chuyên ngành..
- Số lượng HVCH và NCS Trong những năm trở lại đây, số lượng HVCH và NCS trúng tuyển vào các chuyên ngành đào tạo của Trường nhìn chung ngày càng tăng, thể hiện như trong bảng 1.
- Quy mô đào tạo đối với số lượng HVCH và NCS được tính bằng số HVCH và NCS đang được đào tạo tại Trường theo thời gian chuẩn (thạc sĩ là 2 năm và tiến sĩ là 3-4 năm, tùy theo NCS thuộc hệ đào tạo tập trung hay không tập trung), theo đó quy mô về số lượng HVCH và NCS tăng theo các năm như trong bảng 2..
- Quy mô đào tạo về số lượng HVCH và NCS qua các năm Năm.
- Tổ chức và quản lý đào tạo Với quy mô đào tạo hiện nay trung bình mỗi khóa có từ 500 đến 600 HVCH và từ 80 đến 100 NCS, phân bố rải rác ở cả 46 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và 55 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đòi hỏi công việc quản lý, tổ chức đào tạo cần phải có chất lượng cao và chuyên nghiệp hơn sao cho phù hợp với giai đoạn mới hiện nay.
- Từ năm 2007, Trường ĐHKHTN đã chủ động triển khai công tác đào tạo theo phương thức tín chỉ.
- Xây dựng hoàn chỉnh khung chương trình đào tạo.
- Đã tiến hành chuyển đổi 46 khung chương trình đào tạo thạc sĩ và 55 khung chương trình đào tạo tiến sĩ sang tín chỉ.
- Rà soát, sắp xếp lại các chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy chế của ĐHQGHN.
- Đã biên soạn được bài giảng và một số giáo trình phục vụ đào tạo SĐH.
- Áp dụng các yếu tố tích cực của phương thức đào tạo theo tín chỉ trong việc dạy - học và đánh giá.
- Người học được xem như là trung tâm của hoạt động đào tạo.
- Xét chuyển tiếp đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ từ cử nhân, xét chuyển tiếp đào tạo tiến sĩ từ thạc sĩ (bảng 3)..
- Thực hiện hàng năm việc tuyển chọn HVCH và NCS có kết quả nghiên cứu tốt để nhận kinh phí hỗ trợ của Dự án đào tạo nguồn nhân lực tài năng (bảng 4)..
- Số HVCH và NCS được nhận kinh phí từ Dự án đào tạo nguồn nhân lực tài năng..
- HVCH và NCS được hướng dẫn tỷ mỷ những công việc cần thực hiện trong quá trình đào tạo cũng như các thủ tục trước khi bảo vệ luận văn, luận án.
- Đặc biệt những vấn đề liên quan đến sự thay đổi trong quá trình đào tạo được thực hiện đúng quy chế.
- Phòng SĐH quản lý tất cả các khâu trong quá trình đào tạo như chương trình học, thời khóa biểu, điểm các môn học, bảng điểm cao học, bảng điểm NCS, các hồ sơ chuyên môn, quản lý giảng dạy môn chung về Triết học và tiếng Anh trong toàn Trường.
- Phòng Kế hoạch-Tài vụ đảm nhiệm việc thu học phí và kinh phí hỗ trợ đào tạo theo quy định chung của Nhà trường.
- Liên kết đào tạo sau đại học 4.1.
- Liên kết đào tạo trong nước Trong những năm qua, việc liên kết đào tạo SĐH ở trong nước đã được Nhà trường quan tâm thực hiện..
- Khoa Hóa học liên kết đào tạo với Trường Cao đẳng Hóa chất Phú Thọ, mở hai khóa đào tạo từ năm đào tạo được hơn 30 cán bộ cho trường bạn và một số nhà máy, đơn vị sản xuất hóa chất của quân đội trên địa bàn tỉnh.
- Do các viện nghiên cứu chỉ có chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ nên từ năm 2001, Viện Hóa học, Viện KH&CNVN liên tục ký kết các hợp đồng đào tạo với Khoa Hóa học để đào tạo cao học nhằm tạo nguồn đào tạo tiến sĩ.
- Vì vậy, các lớp liên kết đào tạo này liên tục được mở cho đến nay, với số lượng học viên mỗi năm khoảng 20 người.
- Liên kết đào tạo thạc sĩ ngành Môi trường với Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thái Nguyên.
- Việc liên kết đào tạo SĐH được Nhà trường tổ chức chặt chẽ và hiệu quả.
- Vì vậy, chất lượng đào tạo của các lớp liên kết được đảm bảo.
- 4.2 Liên kết đào tạo quốc tế Trường ĐHKHTN đã, đang chủ trì và phối hợp thực hiện 04 đề án đào tạo SĐH liên kết quốc tế có sử dụng ngân sách nhà nước thuộc Đề án 322 hoặc đề án xử lý nợ với CHLB Nga (gọi tắt là đề án liên kết 322) kể từ năm 2001.
- Đề án phối hợp đào tạo tiến sĩ và thạc sĩ trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ Môi trường với Viện Khoa học và Công nghệ Gwangju, Hàn Quốc (GIST.
- Đề án phối hợp đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý chất thải và Xử lý vùng ô nhiễm liên kết với Trường Đại học Kỹ thuật Dresden, CHLB Đức (Dresden.
- Đề án phối hợp đào tạo SĐH về Khoa học và Công nghệ Nano giữa ĐHQGHN và Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản (VNU-JAIST.
- Đề án phối hợp đào tạo tiến sĩ giữa Trường ĐHKHTN và Viện Công nghệ Sinh học (Viện KH&CN VN) với Trường Đại học Greifswald, CHLB Đức (JGEP).
- Bên cạnh đó còn có 2 chương trình liên kết đào tạo thạc sĩ theo chương trình của đối tác nước ngoài được thực hiện bởi Khoa Vật lý và Khoa Hóa học là.
- Đào tạo thạc sĩ theo thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHKHTN với Trường Đại học Bordeaux 1 (Cộng hòa Pháp) và tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) trong lĩnh vực Vật lý hạt nhân và ứng dụng (bắt đầu thực hiện từ tháng 11 năm 2008.
- Đào tạo thạc sĩ theo thỏa thuận hợp tác giữa Trường ĐHKHTN với Trường Đại học Nam Toulon-Var (Cộng hòa Pháp) và tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) trong lĩnh vực Vật liệu hữu cơ cấu trúc Nano và độ bền vững (bắt đầu thực hiện từ tháng 10 năm 2008)..
- Trong liên kết đào tạo quốc tế về SĐH, các đối tác của Trường ĐHKHTN đều là các đối tác có uy tín, do vậy chất lượng hợp tác được đảm bảo.
- Các chương trình liên kết nhìn chung được triển khai nghiêm túc, đặc biệt là về chuyên môn, tạo điều kiện tiếp thu công nghệ đào tạo tiên tiến, góp phần xây dựng đội ngũ..
- Kết hợp giữa đào tạo sau đại học và nghiên cứu khoa học.
- Để xây dựng Trường ĐHKHTN là trường đại học nghiên cứu tiên tiến thì bên cạnh việc có số lượng NCS và HVCH ngày một đông, việc gắn kết công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học (NCKH) phải luôn được coi trọng.
- Trong các tiêu chí tuyển chọn đề tài, tiêu chí đào tạo SĐH được ĐHQGHN và Trường ĐHKHTN rất quan tâm.
- Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn là kết hợp chặt chẽ giữa NCKH và đào tạo SĐH.
- NCKH là điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo SĐH.
- Bảng 5 nêu số lượng NCS và HVCH là sản phẩm đào tạo từ các đề tài NCKH đã được nghiệm thu ở các khoa trong thời gian gần đây..
- Số lượng NCS và HVCH là sản phẩm đào tạo từ các đề tài NCKH đã được nghiệm thu ở các khoa qua một số năm Năm Khoa.
- Tính đến ngày 30/6/2009 Ở đây chỉ xem xét kết quả đào tạo của các đề tài dưới góc độ của đào tạo SĐH và các số liệu trên đây chỉ thống kê những NCS và HVCH là sản phẩm đào tạo trực tiếp (sử dụng thông tin, số liệu từ các đề tài để viết luận văn, luận án) của các đề tài đã được nghiệm thu.
- Trên thực tế số lượng NCS và HVCH tham gia vào các đề tài trên còn lớn hơn nhiều vì có nhiều NCS và HVCH tham gia nghiên cứu trong các đề tài để nâng cao năng lực NCKH thì các đề tài không đưa vào thành sản phẩm đào tạo.
- Mặt khác, bên cạnh số lượng NCS và HVCH thì số lượng các cử nhân là sản phẩm đào tạo của các đề tài NCKH trên là con số khá lớn, những thu nhận về kiến thức và kỹ năng của các cử nhân này sẽ là tiền đề quan trọng định hướng chuyên môn cho họ trong những nghiên cứu tiếp theo ở bậc đào tạo SĐH.
- Những tồn tại, hạn chế - Những hướng dẫn cụ thể của Nhà trường về đào tạo SĐH, đặc biệt là những quy định kèm theo chế tài còn thiếu..
- Việc quản lý đào tạo SĐH ở một số đơn vị chưa được thường xuyên và chặt chẽ, chưa quản lý và sử dụng tốt các NCS và HVCH ở cấp Bộ môn trong đào tạo và NCKH..
- Cơ sở vật chất còn thiếu cho thực hành, thí nghiệm, thiếu giảng đường trong giờ hành chính cho đào tạo SĐH..
- Tài liệu, giáo trình phục vụ đào tạo SĐH còn hạn chế..
- Kinh phí cho đào tạo SĐH còn thấp..
- Định hướng công tác đào tạo sau đại học.
- Là trường đầu ngành về khoa học cơ bản, có đội ngũ cán bộ giảng dạy và khoa học trình độ cao, nhiều phòng thí nghiệm tốt, có quan hệ hợp tác rộng rãi trong và ngoài nước, việc phát triển công tác đào tạo SĐH là một trong những chiến lược quan trọng, phát huy cao thế mạnh của Trường ĐHKHTN.
- Mục tiêu chiến lược phát triển công tác đào tạo SĐH của Trường ĐHKHTN là: Trên cơ sở đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, quản lý đào tạo, tăng cường hợp tác trong và ngoài nước, phát triển đội ngũ cán bộ, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo SĐH đạt chuẩn khu vực và từng bước đạt chuẩn quốc tế.
- Để thực hiện mục tiêu chiến lược trên, trong thời gian tới công tác đào tạo SĐH cần tập trung vào một số định hướng như sau:.
- Mở rộng quy mô đào tạo SĐH đến mức hợp lý, tương xứng với sứ mạng và nhiệm vụ của một trường đại học nghiên cứu.
- Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo.
- Mở một số ngành đào tạo mới mang tính liên ngành cao và phù hợp với lĩnh vực chuyên môn của Trường..
- Cải tiến công tác quản lý và tổ chức đào tạo SĐH để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo SĐH.
- Triệt để áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức đào tạo SĐH..
- Gắn kết chặt chẽ hơn nữa đào tạo SĐH với NCKH.
- Xây dựng và phát triển cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo SĐH..
- Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo và NCKH trong và ngoài nước..
- Kiến nghị với các cấp về chế độ, chính sách đối với công tác đào tạo SĐH..
- Với nỗ lực của toàn thể cán bộ viên chức Nhà trường, phát huy những thế mạnh và ưu điểm, khắc phục khó khăn và những tồn tại hạn chế, với sự quan tâm của các Bộ Ngành, ĐHQGHN và Ban Giám hiệu Nhà trường, công tác đào tạo SĐH của Trường ĐHKHTN trong những năm tới sẽ gặt hái được những kết quả tốt đẹp, góp phần quan trọng xây dựng Trường ĐHKHTN thành một trường đại học nghiên cứu tiên tiến, ngang tầm các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, phục vụ đắc lực và hiệu quả cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước..
- Phụ lục Các chuyên ngành đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ.
- đang đào tạo ở Trường ĐHKHTN.
- 46 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ: TT.
- 60 44 21 9.
- 60 44 22.
- 60 44 01 11.
- 60 44 03 12.
- 60 44 05 13.
- 60 44 07 14.
- 60 44 09 15.
- 60 44 11 16.
- 60 44 15.
- 60 44 41.
- 60 44 80.
- 60 44 61.
- 60 44 97.
- 55 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ: TT