« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY.
- Nâng cao chất lượng giảng dạy môn học giáo dục công dân trong các trường trung học học phổ thông là vấn đề cần thiết, cấp bách hiện nay..
- Trong những năm qua, đội ngũ giáo viên giảng dạy Giáo dục công dân ở đồng bằng sông Cửu Long không ngừng được bổ sung và phát triển, ngày càng chuẩn hóa, tuy nhiên trước yêu cầu phát triển xã hội, đội ngũ trên cũng bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm..
- Mục tiêu của bài viết, tác giả nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng dạy môn giáo dục công dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay, những mặt được, chưa được từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Chỉ ra những mặt được và chưa được của đội ngũ giáo viên giảng dạy GDCD ở ĐBSCL hiện nay về số lượng, chất lượng, trình độ (đạt chuẩn, không đạt chuẩn), cơ cấu, xu hướng phát triển….
- Đề xuất những giải pháp để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân thời gian tới, đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội..
- Để đánh giá được thực trạng đội ngũ giáo viên dạy GDCD ở ĐBSCL, chúng tôi dựa trên hai cơ sở lý luận quan trọng là:.
- Chuẩn giáo viên trung học phổ thông được quy định ở Luật giáo dục năm 2005.
- Theo điều 77, khoản c của Luật giáo dục ban hành năm 2005 và có hiệu lực từ tháng 01 năm 2006 về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo trường THPT là: có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc có bằng tốt nghiệp đại học và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT..
- Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông đã được quy định theo Thông tư số: 30/2009/TT-BGDĐ của Bộ giáo dục &.
- Điều tra xã hội học thu thập ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng đội ngũ Giáo viên giảng dạy môn GDCD ở ĐBSCL.
- Tiến hành thu thập, thống kê số liệu Báo cáo đánh giá của 13 các Sở giáo dục ĐBSCL trong 3 năm 2009-2012 về thực trạng đội ngũ Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở ĐBSCL hiện nay và nhu cầu phát triển trong thời gian tới..
- Dự giờ giảng dạy giáo viên giảng dạy GDCD ở trường THPT.
- Cụ thể là chúng tôi đã dự giờ giảng dạy khoảng 60 tiết của giáo viên ở 4 địa phương: Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang để làm luận cứ cho việc nghiên cứu..
- Theo số liệu thống kê của Sở Giáo dục các tỉnh ĐBSCL, tính đến cuối năm 2012, số giáo viên dạy môn GDCD ở ĐBSCL tổng cộng có 980 người..
- Bảng 1: Tổng hợp số liệu thống kê tình hình đội ngũ Giáo viên GDCD ở ĐBSCL đến tháng 12/2012.
- Đội ngũ giáo viên giảng dạy GDCD đã đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Không có giáo viên nào không qua đào tạo sư phạm (trình độ nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
- Một số vượt chuẩn như Đồng Tháp có 96 giáo viên GDCD, thì có 87 người tốt nghiệp đại học, 9 giáo viên có trình độ thạc Sĩ, An Giang có 123 giáo viên, trong đó 122 có trình độ đại học, 01 giáo viên có bằng Thạc Sĩ.
- Bến Tre có 84 giáo viên giảng dạy GDCD, có 83 người trình độ đại học chuyên ngành, 01 thạc sĩ.
- 2.2 Về tuổi đời và thâm niên nghề nghiệp Đội ngũ giáo viên ở ĐBSCL hầu hết là rất trẻ, mới ra trường.
- An Giang có 123 giáo viên GDCD, trong đó số giáo viên có độ tuổi trung bình từ 55 đến 58 là 3 giáo viên, từ 40-50 là 39 giáo viên còn lại tuổi từ 22-30 là 80 giáo viên.
- Bến Tre có 84 giáo viên THPT dạy giáo dục công dân.
- Độ tuổi dưới 35 có 29 giáo viên, dưới 40 có 32 người, từ 40-50 có 19, trên 50 có 04 giáo viên.
- Trà Vinh hiện có 85 giáo viên THPT, có 84 cơ hữu, 01 cán bộ kiêm nhiệm.
- niên giảng dạy dưới 5 năm năm 66, 10 năm trở lên là 8 giáo viên.
- là 5, trên 50 là 02 giáo viên.[7].
- Qua thực tế khảo sát và phỏng vấn cán bộ quản lý ở các trường THPT nhìn chung các giáo viên giảng dạy môn GDCD ở ĐBSCL đều đạt chuẩn, có năng lực sư phạm, thể hiện ở hiệu quả hoạt động và dạy học, giáo dục học sinh, khả năng thích ứng với thay đổi trong thực tiễn, khả năng giao tiếp, xử lý tình huống sư phạm… Về chuẩn tư cách, đạo đức giáo viên các giáo viên giảng dạy GDCD đều có tư cách, đạo đức tốt, tâm hồn cao đẹp, yêu nghề, mến trẻ, có lý tưởng nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng XHCN, với chế độ, trung thực, giản dị trong lối sống, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư..
- Bước đầu giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các tỉnh ĐBSCL đã biết vận dụng phương pháp giảng dạy mới theo hướng tích cực, biết phát huy vai trò chủ động của học sinh.
- Một số giáo viên có nhiều phương pháp giảng dạy hay, sáng tạo, biết sử dụng và tự tạo ra các phương tiện dạy học, sử dụng giáo án điện tử, công nghệ thông tin vào trong giảng dạy, dạy học theo nhóm, xây dựng tình huống để học sinh vận dụng và giải quyết tình huống.
- Qua thực tế khảo sát năng lực giảng dạy của giáo viên GDCD trong quá trình dạy học ở 34 điểm trường THPT mà đề tài có dịp nghiên cứu, ý kiến trả lời tốt chiếm tuyệt đối 52/70, chiếm tỉ lệ 74.3%, tạm được chỉ có 13 phiếu, tỉ lệ 18,6%, chưa tốt có 5 phiếu, tỉ lệ 7,1%.
- Đây là điều đáng mừng vì nhìn chung năng lực giảng dạy của giáo viên trong khu vực là khá tốt..
- Hình 1: Kết quả khảo sát năng lực giảng dạy của giáo viên GDCD ở một sốTrường THPT Về năng lực kiểm tra, đánh giá của giáo viên.
- Một là, mặc dù đội ngũ giáo viên hiện nay đã đáp ứng đủ yêu cầu giảng dạy, nhưng hiện tượng giáo viên dạy chéo môn đối với môn GDCD vẫn còn rải rác ở các địa phương.
- Chẳng hạn ở Vĩnh Long trong số 58 giáo viên GDCD chỉ có 70% tốt nghiệp đúng chuyên ngành, 30% dạy chéo môn,.
- Kiên Giang có 100 giáo viên dạy GDCD thì trong đó giáo viên dạy chéo 58 giáo viên.
- An Giang có 02/123 giáo viên dạy chéo môn và một số Hiệu trưởng kiêm dạy môn GDCD.
- Tiền Giang có tổng cộng 98 giáo viên giảng dạy GDCD, số đúng chuyên ngành đào tạo có 80 người, tỉ lệ 81,63%, số không đúng chuyên ngành đào tạo: 18, tỉ lệ 18,37%.
- Trong các tỉnh ĐBSCL thì giáo viên dạy đúng chuyên môn đào tạo GDCD tỉ lệ cao nhất là tỉnh Đồng Tháp và Bến Tre.
- Kiên Giang là tỉnh có giáo viên dạy GDCD không đúng chuyên môn đạt tỉ lệ cao nhất, 58%.
- Tỉ lệ giáo viên dạy chéo quá nhiều, không có chuyên môn sâu giảng dạy, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng giáo dục đạo đức học sinh, chất lượng môn học đây là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.[8].
- Hình 2: Tình hình giáo viên giảng dạy chéo môn GDCD ở một số tỉnh ĐBSCL hiện nay Trong khi Chương trình môn học GDCD hiện.
- nay nhiều nơi giáo viên và cán bộ quản lý đánh giá còn khá nặng nề, nhất là những nội dung ở phần Triết học, kinh tế, chính trị… ngay cả những giáo viên được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành còn khá vất vả trong việc truyền đạt nội dung kiến thức cho học sinh, thì những giáo viên dạy chéo môn lại càng khó khăn hơn..
- Hai là, đa số giáo viên dạy môn GDCD ở ĐBSCL hiện nay, tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ có ưu điểm là rất nhiệt tình, năng nổ trong công tác, yêu nghề, mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học, tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.
- Phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp xưa cũ: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức.
- Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên ít có sự quan tâm, đầu tư trong việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp.
- Ở An Giang, năm 2009, trong số 123 giáo viên giảng dạy GDCD, Sở giáo dục đào tạo xếp loại:.
- Đồng Tháp tương tự có 96 giáo viên GDCD, thực trạng.
- Cà Mau, trong 59 giáo viên đạt chuẩn thì tỉ lệ tốt chuyên môn: 11, chiếm tỉ lệ 19,5%, khá 26, tỉ lệ 44%, trung bình 22, tỉ lệ 37%, yếu: không.
- Ba là, so với các ngành học khác, đội ngũ giáo viên có trình độ sau đại học khá thấp.
- Tỉnh Đồng Tháp, số giáo viên có trình độ Thạc sĩ cao nhất khu vực là 9/96, đạt tỉ lệ 8,64%.
- Nhiều địa phương khác trong vùng, không có giáo viên nào có trình độ sau đại học.
- Nếu theo quy định giáo viên có trình độ trên chuẩn ở trường THPT chuyên là từ 40-50% đội ngũ theo yêu cầu của Bộ giáo dục và đào tạo, thì giáo viên GDCD còn xa mới đạt yêu cầu.
- Trong đó nhiều giáo viên đầu đàn, tổ trưởng chuyên môn có bằng Thạc sĩ rất ít, thậm chí nhiều nơi không có.
- Thành phố Cần Thơ có 230 giáo viên THPT có bằng Thạc sĩ, đang theo học cao học có 69 giáo viên, không có giáo viên GDCD nào.
- Tương tự tỉnh Vĩnh Long, 62 cán bộ giáo viên có bằng Thạc sĩ và 2 nghiên cứu sinh sắp bảo vệ tiến sĩ, đang học cao học có 149 người..
- Tỉnh An Giang, 111 cán bộ, giáo viên có bằng Thạc sĩ, có 01 giáo viên GDCD.
- Trình độ tin học, ngoại ngữ của đa số giáo viên, nhất là thế hệ 40-50 rất thấp, đây là một trở ngại cho giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đọc sách vở, tài liệu nước ngoài để nghiên cứu là không thể thực hiện..
- Bốn là, về phía người dạy, qua thực tế có thể nhận thấy, phần lớn giáo viên vẫn lên lớp bằng phương pháp truyền thống: thầy đọc, trò chép, tạo cảm giác mệt mỏi, thụ động đối với học sinh trong việc tiếp nhận kiến thức.
- Một số giáo viên lên lớp với tâm lý cho rằng môn của mình là môn phụ nên.
- Bên cạnh đó, do phải dạy chéo, dạy không đúng chuyên môn nên các giáo viên cũng kém phần nhiệt huyết với môn học, không có sự đầu tư công phu cho bài giảng, tiết giảng.
- Có chăng, chỉ là trong các tiết giảng dự giờ, thăm lớp, đánh giá giáo viên nên chất lượng không cao, thậm chí việc truyền thụ hết những tri thức cơ bản của bài học cho học sinh cũng là trở ngại lớn đối với một số giáo viên phải dạy kiêm nhiệm.
- Một số giáo viên ở một số tỉnh chưa bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng trong quá trình giảng dạy môn học nên triển khai nội dung không sâu, thậm chí chệch hướng.
- Năm là, hiện giáo viên giảng dạy môn GDCD, ngoài dạy kiến thức chuyên môn còn phải tích hợp giảng dạy rất nhiều kiến thức khác, gây nên tình trạng quá tải cho giáo viên như: phòng chống tội phạm, giáo dục giới tính, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông, giáo dục chính sách quốc phòng.
- Việc đưa quá nhiều nội dung chẳng những làm học sinh quá tải mà còn làm cho giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong giảng dạy.
- Vì thế, nhiều giáo viên cho biết việc giảng dạy nhiều lúc rất nặng tính hình thức.
- Với 1 tiết/tuần chỉ đủ để giáo viên giới thiệu kiến thức trọng tâm chứ khó lòng dẫn chứng thực tế hay phối hợp hoạt động.
- Vì vậy, nếu không thay đổi ngay nội dung giảng dạy thì từ học sinh, giáo viên và ngay chính phụ huynh cũng bị sốc khi GDCD trở thành môn học bắt buộc sau một thời gian dài dạy và học theo kiểu đối phó, thờ ơ.
- Nhiều giáo viên dạy Văn, dạy Sử cũng qua dạy môn GDCD, thậm chí có giáo viên dạy Toán, dạy Lý cũng chuyển qua dạy GDCD cho đủ giờ chuẩn theo quy định đứng lớp.
- Do đó đối với giáo viên dạy môn GDCD, các Trường, các Sở rất ít động viên, đôn đốc giáo viên giảng dạy học tập nâng cao trình độ.
- Ba là, về phía giáo viên giảng dạy môn GDCD ở các tỉnh ĐBSCL do chính sách của Bộ Giáo dục và Đào tạo, do sự thiếu quan tâm của các địa phương và do áp lực xã hội, phụ huynh, học sinh coi thường xem nhẹ môn học, ít nhiều cũng có tâm lý thiếu tự tin, tự ti, mặc cảm trong giảng dạy môn GDCD.
- Do đó nhiều giáo viên cũng không tích cực học tập nâng cao trình độ, đầu tư sâu chuyên môn, phương pháp giảng dạy để thu hút học sinh.
- Nhiều giáo viên mới ra trường rất tâm huyết đối với việc giảng dạy môn học, nhưng càng về sau do thực tế xã hội, nhiệt tình càng thui chột dần và chỉ muốn dạy học theo kiểu đối phó..
- Một số nơi dù biết giáo viên không có chuyên môn, nhưng địa phương vẫn xếp cho dạy môn GDCD vì.
- Song chất lượng giảng dạy môn GDCD vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội, một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, hạn chế về năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, thiếu tính ổn định và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường cũng như đặc thù của môn học nên chất lượng giảng dạy GDCD ở ĐBSCL còn nhiều hạn chế..
- 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP Để nâng cao chất lượng môn học GDCD trong nhà trường phổ thông hiện nay, trước hết cần nghiêm túc nhìn nhận lại vai trò, vị trí của môn học này trong hệ thống các môn học trong trường phổ thông và quan trọng hàng đầu là nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học.
- Giáo viên là lực lượng đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
- Một là, rà soát, đánh giá lại một cách tổng thể việc dạy và học môn GDCD trong thời gian qua ở nước ta, cũng như nhận thức, đánh giá đúng vai trò, vị trí môn GDCD trong nhà trường THPT, từ đó có sự chỉ đạo, chấn chỉnh, uốn nắn kịp thời những suy nghĩ đánh giá lệch lạc của xã hội, của học sinh, cán bộ quản lý và cả giáo viên đối với môn học.
- Từ đó nâng cao nhiệt tình, lòng yêu nghề của giáo viên đối với môn học để họ tích cực đầu tư, nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ, nâng cao chất lượng giảng dạy môn học..
- Bốn là, ban hành quy chế về việc thi giáo viên dạy giỏi môn GDCD hàng năm cũng như tổ chức thi học sinh giỏi đối với môn học.
- Đồng thời tăng số tiết giảng dạy môn GDCD ở các trường THPT.
- Với số tiết giảng dạy 1 tiết/tuần hiện nay, trong khi kiến thức chuyên môn quá nhiều, đồng thời giáo viên giảng dạy môn GDCD phải dạy lồng ghép nhiều nội dung khác làm cho giáo viên giảng dạy quá tải và học sinh cũng mệt mỏi trong quá trình học tập..
- Đây là đội ngũ giáo viên được đào tạo cơ bản, chuẩn về trình độ kiến thức, có năng lực, chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nhiệt huyết với nghề..
- Đồng thời, thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên giảng dạy môn GDCD trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu đổi mới đồng bộ phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá.
- Chấm dứt tình trạng giáo viên dạy chéo môn và giáo viên không đạt chuẩn.
- Khảo sát chất lượng chuyên môn giáo viên nhằm đánh.
- giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên trong tỉnh và bố trí, luân chuyển giáo viên phù hợp với trình độ chuyên môn..
- Đồng thời, khuyến khích các giáo viên bộ môn trong việc làm đồ dùng dạy học bộ môn..
- Thứ ba, nâng cao nhận thức cho các giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy môn GDCD để họ nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của môn học và xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc đầu tư thời gian, đào sâu tìm tòi tri thức nhằm phục vụ công tác giảng dạy môn học được tốt hơn, luôn tự học để nâng cao khả năng chuyên môn, đổi mới phương pháp giảng dạy, làm cho môn GDCD thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc dạy chữ - dạy người ở trường THPT.
- Nếu giáo viên không linh động, cải tiến phương pháp dạy thì việc học sinh chán học là đương nhiên.
- Thứ tư, ngành giáo dục tỉnh cần tổ chức kỳ thi học sinh giỏi, giáo viên giỏi ở môn GDCD.
- Đây là cơ hội để các giáo viên giảng dạy môn GDCD học tập, trao đổi kinh nghiệm nâng cao tay nghề.
- Hơn bất cứ bộ môn khoa học nào, người giáo viên giảng dạy môn GDCD ở trường trung học phổ thông (THPT) cần ý thức và nhận thức được điều đó.
- Tri thức của môn học không chỉ dừng lại ở những kiến thức hàn lâm, sách vở trong kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại mà quan trọng hơn là người giáo viên giảng dạy môn GDCD phải xây dựng được cho học sinh một hình tượng sống.
- 30/2009/TT-BGDĐ Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông”, Ngày 22 tháng 10 năm 2009..
- Sở GD&ĐT An Giang, Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên GDCD gởi Bộ GD&ĐT, tháng 9/2009.).
- ĐT Bến Tre, “Số liệu thống kê về đội ngũ giáo viên GDCD”, năm 2011..
- Sở GD&ĐT Kiên Giang, Báo cáo số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên GDCD gửi Bộ GD&ĐT, ngày .
- Sở GD&ĐT Trà Vinh, Số liệu thống kê đội ngũ giáo viên tính đến tháng 10/2011..
- Đào tạo về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên môn GDCD năm 2011.