« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG NHẬN THỨC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG NHẬN THỨC ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TẠI KHOA KINH TẾ &.
- QUẢN TRỊ KINH DOANH.
- Trong xu thế toàn cầu hóa như hiện nay vấn đề đạo đức kinh doanh là tiêu chí khá quan trọng để các doanh nghiệp kinh doanh và chinh phục thị trường thế giới.
- Tuy nhiên, những vụ việc vi phạm về đạo đức kinh doanh ngày lại càng gia tăng.
- Thực chất của vấn đề đạo đức kinh doanh nằm ở nhận thức và hành động của các doanh nghiệp.
- Với dẫn nhập đó nghiên cứu tiến hành khảo sát nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế &.
- Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ với mục tiêu đánh giá được thực trạng về nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế &.
- Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ và đưa ra các khuyến nghị đối với chương trình học của từng chuyên ngành trong Khoa Kinh tế, các khuyến nghị đối với nhà trường và với cả Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm tạo nên nhận thức về đạo đức kinh doanh đối với những sinh viên chuyên ngành kinh tế nói riêng và các chuyên ngành khác nói chung..
- Từ khóa: Đạo đức kinh doanh, nhận thức về đạo đức kinh doanh, sinh viên kinh tế, Đại học Cần Thơ.
- Ngày nay đạo đức kinh doanh rất được nhiều người quan tâm khi trên thị trường số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh ngày một tăng (Mai Thái Bình, 2008.
- Rất nhiều các doanh nghiệp vì lợi nhuận mà đã có những hành vi phi đạo đức trong kinh doanh (Phạm Quốc Toản, 2007).
- 1 Khoa Kinh tế &.
- Vấn đề đặt ra là những sinh viên này ngay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường họ nhận thức về vấn đề đạo đức nghề nghiệp của mình như thế nào? để khi rời giảng đường bước chân vào chốn thương trường với kiến thức được nhà trường trang bị họ có thể vừa đảm bảo lợi nhuận mà không phải vi phạm đạo đức như một số các doanh nghiệp hiện nay.
- Vì vậy, cần có một nghiên cứu để đánh giá xem sinh viên kinh tế nhận thức như thế nào đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh để từ đó nhà trường có những tác động kịp thời điều chỉnh nhận thức của họ hoặc có những chương trình đào tạo giúp họ có được sự nhận thức đúng đắn về vấn đề đạo đức trong kinh doanh hiện nay, là nền tảng tạo ra những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo chuẩn mực đạo đức hơn trong tương lai..
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp lấy từ nhiều nguồn khác nhau như: sách về đạo đức kinh doanh, báo Tạp chí Kinh tế Phát triển, Phát triển Kinh tế…, Các trang web như: web đại học Cần Thơ, diễn đàn Doanh nghiệp, diễn đàn Doanh nhân …và một vài nghiên cứu khoa học khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề cần nghiên cứu..
- Nguồn số liệu sơ cấp: thu thập bằng các mẫu phỏng vấn sinh viên chuyên ngành kinh tế bào gồm sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, năm thứ ba và năm thứ tư.
- Quản trị Kinh doanh..
- 3 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH.
- Trong tổng số mẫu nghiên cứu là 200 sinh viên trong đó, có 54% là nữ và 46% là nam, phân bổ rộng rãi ở tất cả các chuyên ngành của Khoa Kinh tế &.
- Và cụ thể cho các chuyên ngành này phân bổ cho năm học như sau: sinh viên năm 1 là 14%, năm thứ 2 là 27%, năm thứ 3 là 28% và năm cuối là 31%.
- Đạo đức kinh doanh của sinh viên là tìm hiểu việc cụm từ “Đạo đức kinh doanh” đã trở nên quen thuộc hay vẫn còn xa lạ với sinh viên? Có đến 95% sinh viên được hỏi đều trả lời có nghe về Đạo đức kinh doanh.
- Chỉ có 5% sinh viên trả lời chưa từng nghe về Đạo đức kinh doanh bao giờ..
- Cụ thể nhận thức về đạo đức kinh doanh được thể hiện như sau.
- 3.1 Đạo đức trong kinh doanh về phương diện pháp luật và đối xử đúng mực đối với đối thủ cạnh tranh.
- Trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải tuân thủ đúng nội dung và tinh thần của luật pháp, có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước cũng như có những đóng góp cho hoạt động chính trị để thể hiện sự thiện chí hợp tác với cơ quan pháp lý (Verne E.
- Với phần đánh giá này, chúng tôi đã hỏi các sinh viên rằng, nếu có một dịch vụ đi lại khác chi phí thấp hơn dịch vụ hiện tại bạn đang sử dụng vì lý do họ trốn được thuế của nhà nước.
- Bản chất các mối quan hệ cá nhân và sự hình thành đạo đức kinh doanh (Đạo đức Kinh doanh.
- MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI MỐI QUAN HỆ KINH DOANH Quy tắc chi phối PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG Quy tắc chi phối.
- ĐẠO ĐỨC (XÃ HỘI).
- ĐẠO ĐỨC (KINH DOANH) BẢN CHẤT MỐI QUAN HỆ.
- Theo kết quả từ bảng trên, chúng ta thấy được 54,5% sinh viên chọn phương án.
- Điều này cho thấy có 87% sinh viên thể hiện được nhận thức của mình về vấn đề mối quan tâm đến chính phủ cũng như tạo quan hệ, hợp tác với cơ quan pháp lý.
- Tuy nhiên, khi kinh doanh việc tạo mối quan hệ cũng như hợp tác với cơ quan pháp lý là điều rất quan trọng, đó là một trong những tiêu chí hàng đầu nằm trong Đạo đức kinh doanh..
- Như vậy hơn 50% sinh viên có ý thức tốt về việc hợp tác với cơ quan pháp lý, một số ít sinh viên cũng chưa quan tâm đến việc tạo mối quan hệ cũng như hợp tác với cơ quan pháp lý..
- kinh doanh trong xã hội ngày nay đối với các doanh nghiệp khi che giấu được trước pháp luật.
- Nhìn vào bảng chúng ta dễ dàng nhận thấy có đến 25,5% sinh viên xem chuyện đối xử không đúng chuẩn mực đối với đới thủ cạnh tranh và xem đây như là công cụ để kinh doanh trong xã hội ngày nay.
- Điều này cũng cần quan quan tâm, con số khá cao trong nhận thức của sinh viên về cách thức đối xử với đối thủ cạnh tranh..
- Nhìn vào bảng chúng ta thấy rằng hơn 52% sinh viên chọn rằng họ sẽ có trách nhiệm tùy thuộc vào các quy định về giao nhận tiền và cách thực hiện hợp đồng..
- Nghe qua như vậy chúng ta thấy rằng thực chất nhận thức của sinh viên chỉ dừng lại ở việc tuân thủ đúng pháp luật, nhưng đạo đức kinh doanh không chỉ dừng lại ở đó mà nó còn phải tiến xa hơn.
- Như vậy, hơn 52% sinh viên chưa nhận thức đúng đắn về đạo đức đối với khách hàng, người tiêu dùng của doanh nghiệp..
- 3.3 Đạo đức trong kinh doanh đối với người lao động trong doanh nghiệp, môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
- Để tìm hiểu về nhận thức đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế trường đại học Cần Thơ ở phương diện đối với lao động trong doanh nghiệp và đối với môi trường xã hội chúng tôi đã đặt câu hỏi như sau: “Bạn nghĩ sao khi trong một công ty các nhân viên cấp dưới nói xấu nhau, không có thái độ hợp tác với nhau mà luôn cạnh tranh để tìm cơ hội thăng tiến cho mình, vì vậy môi trường làm việc của nhân viên luôn chịu áp lực dẫn đến tình hình nội bộ luôn luôn căng thẳng?”.
- Bảng 4 : Môi trường làm việc của nhân viên.
- Nhìn vào bảng chúng ta thấy được rằng gần 18% sinh viên cho rằng việc cạnh tranh giữa các nhân viên như vậy là bình thường.
- Tuy nhiên, thực tế nếu các doanh nghiệp có môi trường làm việc như vậy là không hợp đạo đức kinh doanh.
- quan tâm đến môi trường.
- Với câu hỏi này chúng tôi nhận thấy rằng hơn 46% sinh viên chưa nhận thức được vấn đề về bảo vệ môi trường tự nhiên, họ nhận thức rằng nếu pháp luật lõng lẻo họ có thể tận dụng cơ hội đó để kinh doanh.
- Như vậy là không phù hợp với đạo đức kinh doanh về phương diện bảo vệ môi trường tự nhiên..
- Nhìn chung qua phần phân tích nhận thức về đạo đức kinh doanh của sinh viên chuyên ngành kinh tế - Khoa Kinh tế &.
- QTKD – Trường Đại học Cần Thơ cụ thể cho từng phương diện như : nhận thức về việc tuân thủ các quy định của pháp luật, đối xử đúng mực với người tiêu dùng, với môi trường tự nhiên, với người lao động, khách hàng, nhà cung ứng… Qua đó, chúng ta thấy rằng hầu hết trong nhận thức của sinh viên thì hầu hết các sinh viên nhận thức chưa đúng mực về đạo đức kinh doanh cụ thể ở từng phương diện, đặc biệt có những phương diện hơn 50%.
- sinh viên cho rằng cư xử như thế là điều bình thường.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó thì cũng có những sinh viên có nhận thức rất sâu sắc về đạo đức kinh doanh nhưng con số này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong đa số các phương diện tính trung bình chưa hơn 20%..
- Qua nghiên cứu cho thấy có hơn 95% sinh viên đã từng nghe đến khái niệm về đạo đức trong kinh doanh nhưng khi phỏng vấn sâu sắc về các phương diện của vấn đề đạo đức như về việc tuân thủ pháp luật, việc đối xử đúng chuẩn mực với đối thủ cạnh tranh, việc bảo vệ môi trường tự nhiên, việc có trách nhiệm đối với nhà cung ứng, khách hàng, người lao động, môi trường cho người lao động …thì những sinh viên này lại thể hiện sự chưa hợp lý trong nhận thức về đạo đức kinh doanh, họ chỉ dừng lại ở mức độ tuân thủ theo pháp luật nhưng lại chưa sâu sắc và hợp lý về đạo đức kinh doanh cụ thể là có những phương diện hơn 50% sinh viên chưa có nhận thức đúng mức đối với vấn đề đạo đức trong kinh doanh.
- Bên cạnh đó, mặc dù có những sinh viên có nhận thức rất đúng mực trong các phương diện về đạo đức kinh doanh song con số này là rất hạn chế chỉ khoảng trên dưới 20% tính trung bình cho các phương diện cụ thể như đã nêu..
- Với Lãnh Đạo Bộ môn: Các bộ môn đào tạo các chuyên ngành có thể bổ sung chương đạo đức kinh doanh vào nội dung của các môn đó, ví dụ như cán bộ giảng dạy môn học Quản trị Nhân sự cần đưa vào nội dung môn học Quản trị Nhân sự những nội dung liên quan đến đạo đức đối với người lao động, cán bộ giảng dạy môn Marketing cần đưa một phần đạo đức trong việc quảng cáo, khuyến mãi hoặc trong các chiến lược cạnh tranh….
- Với Ban Lãnh Đạo Khoa: xin khuyến nghị Ban Lãnh đạo Khoa được đưa và khung chương trình môn hộc bắt buộc là Đạo đức kinh doanh để dạy sinh viên cách thức thực hiện kinh doanh như thế nào là có đạo đức và theo chuẩn mực thế giới..
- Với Ban Giám Hiệu Trường: Khuyến nghị nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa môn học Đạo đức kinh doanh vào khung chương trình chính của sinh viên chuyên ngành kinh tế và có những chương trình mở rộng cho những chuyên ngành khác về đạo đức nghề nghiệp cí dụ như ngành Xây dựng, ngành Nông nghiệp, ngành Công nghệ chế biến….
- Với Bộ Giáo dục và Đào tạo : Nghiên cứu xin khuyến nghị cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đưa môn học Đạo đức Kinh doanh vào chương trình của những trường chưa có môn học này để tạo được lề lối ứng xử có đạo đức của sinh viên mai sau khi ra trường cũng như tạo được lực lượng ứng xử có đạo đức để cải thiện hơn nữa những vi phạm về đạo đức kinh doanh trong tương lai cũng như hòa vào xu thế kinh doanh có đạo đức của thế giới..
- Dịch giả Nguyễn Hoàng Anh, Đặng Thùy Trang, Đạo Đức Kinh Doanh - Cẩm Nang Quản Lý Doanh Nghiệp Kinh Doanh Có Trách Nhiệm Trong Các Nền Kinh Tế Thị Trường Mới Nổi, NXB Trẻ..
- “Đạo đức trong kinh doanh”.
- http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh- doanh/Dao_duc_kinh_doanh/ truy cập ngày 6/8/2011..
- Nguyễn Hoàng Ánh (2007), Đạo đức kinh doanh tại Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Trường Đại học Ngoại thương – Hà Nội..
- Phạm Quốc Toản (2007), Đạo đức kinh doanh và Văn hóa doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hội..
- “Đạo đức và trách nhiệm xã hội – lợi ích cho doanh nghiệp”.
- http://www.doanhnhan360.com/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh- doanh/Dao_duc_va_trach_nhiem_xa_hoi-loi_ich_cho_doanh_nghiep/ truy cập ngày