« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ METHADONE KHU VỰC HÀ NỘI.
- Từ khóa: Rối loạn tâm thần, điều trị Methadone.
- Rối loạn tâm thần có nguy cơ cao gặp phải ở nhóm bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện, đồng thời có liên quan đến việc tăng nguy cơ tái sử dụng opioid, từ đó làm giảm hiệu quả điều trị của methadone cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Nghiên cứu này được tiến hành với mục tiêu mô tả thực trạng rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội.
- 912 bệnh nhân nghiện Opioid được điều trị tại 5 trung tâm Methadone tại Hà Nội được lựa chọn vào nghiên cứu.
- Rối loạn giấc ngủ khá phổ biến với 16,8%.
- Các rối loạn tâm thần khác chiếm tỉ lệ ít hơn với các rối loạn liên quan stress là 14,5%, rối loạn loạn thần là 4,1%, rối loạn nhận thức là 11,2% và rối loạn trầm cảm là 8,7%.
- Như vậy, rối loạn tâm thần ở bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện là phổ biến, cần đánh giá thường xuyên các rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị methadone..
- Kèm theo các rối loạn tâm thần do sử dụng các chất ma túy ngày càng tăng 35 triệu người trên toàn thế giới bị rối loạn sử dụng ma túy trong khi chỉ có 1 trong 7 người được điều trị.
- Trước thực trạng đó chương trình điều trị thay thế bằng methadone đã phát huy hiệu quả với những người nghiện chất dạng thuốc phiện và có những đóng góp tích cực với cộng đồng và gia đình người bệnh.
- 2 Chương trình điều trị methadon được đưa vào nước ta từ 1990, sau đó được nhân rộng và áp dụng 2008, đến.
- Báo cáo tổng kết năm 2017 chương trình điều trị thay thế nghiện chất dạng thuốc phiện (CDTP) bằng methadone đã áp dụng 63/63 tỉnh thành phố với 311 phòng khám, cấp phát Methadone (MMT) điều trị cho 53.627 đối tượng trên khắp cả nước.
- Tại Hà Nội đã điều trị cho hơn 12.000 người.
- Mặc dù vậy trong quá trình điều trị cũng xuất hiện các vấn đề: (1) sử dụng nhiều chất ma túy khác trong đó nổi bật là các chất dạng Amphetamine, cần sa, rượu… (2) các rối loạn tâm thần đi kèm.
- Một số nghiên cứu trên thế giới thấy bệnh nhân nghiện CDTP có tỷ lệ rối loạn tâm thần cao hơn, bao gồm cả các rối loạn sử dụng chất khác, đồng thời bệnh lý tâm thần có liên quan đến tăng nguy cơ tái sử dụng opioid.
- 2 Các bệnh lý tâm thần góp phần làm giảm hiệu quả điều trị của methadone cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
- Vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị Methadone khu vực Hà Nội..
- Đối tượng.
- 912 bệnh nhân đang được điều trị cai nghiện bằng Methadone tại 5 cơ sở điều trị Methadone ở Hà Nội (cơ sở điều trị Methadone Nam Từ Liêm, Hà Đông, Hoàng Mai, Đông Anh và Ba Vì).
- Người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu và ký tên vào Phiếu Tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Tiêu chuẩn loại trừ là: có rối loạn các chức năng giao tiếp ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn, Không đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang..
- Toàn bộ các bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ được đưa vào nghiên cứu sau khi thông báo về mục tiêu nghiên cứu và được sự chấp thuận từ bệnh nhân, gia đình và bác sĩ tâm thần..
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng nghiên cứu.
- dựa trên bộ câu hỏi nghiên cứu đã được thiết kế.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 07/2020 đến tháng 12/2020..
- Đạo đức nghiên cứu.
- Nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết về tình hình rối loạn tâm thần ở người bệnh điều trị Methadone, góp phần đạt mục tiêu Can thiệp tại trung tâm.
- Người bệnh tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần giải thích..
- Nghiên cứu được chấp thuận bởi hội đồng đạo đức của Bộ Y Tế, được sự đồng ý và hợp tác của các địa phương..
- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (N=912).
- Bảng 1 đưa ra các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu của chúng tôi thu thập được 912 đối tượng nghiên cứu, các bệnh nhân có độ tuổi trung bình là trong đó hầu hết là nam giới (99,3.
- Tỷ lệ bệnh nhân có nghề nghiệp chiếm 87,7%, thu nhập ở mức trung bình trở lên chiếm 70,6% và tỷ lệ hài lòng với thu nhập của mình cao (73%)..
- Đặc điểm điều trị Methadone của đối tượng nghiên cứu.
- Thời gian điều trị trung bình tháng.
- Liều điều trị trung bình mg.
- Tuân thủ điều trị trong vòng 3 tháng 649 71,2.
- Bảng 2 thể hiện các đặc điểm liên quan điều trị methadone của đối tượng nghiên cứu.
- Thời gian điều trị trung bình methadonne của nhóm đối tượng là với liều điều trị trung bình mg.
- Tỉ lệ tuân thủ điều trị trong ba tháng gần nhất tương đối cao chiếm 67.83%..
- Đặc điểm các rối loạn tâm thần.
- Các rối loạn tâm thần n.
- Rối loạn liên quan đến stress 132 14,5.
- Rối loạn loạn thần 37 4,1.
- Rối loạn trầm cảm 79 8,7.
- Rối loạn giấc ngủ 154 16,8.
- Rối loạn nhận thức 102 11,2.
- Tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở nhóm đối tượng nghiên cứu được mô tả trong bảng 3.
- Các rối loạn tâm thần khác chiếm tỉ lệ ít hơn với các rối loạn liên quan stress là 14,5%, rối loạn loạn thần là 4,1%, rối loạn nhận thức là 11,2% và rối loạn trầm cảm là 8,7%..
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình thu được của nhóm đối tượng nghiên cứu là .
- Điều này cho thấy những người được tiếp cận điều trị methadon có độ tuổi khá cao.
- Các nghiên cứu khác tại Việt Nam và trên thế giới cũng cho kết quả tương tự.
- Theo Trần Xuân Bách và cộng sự năm 2020, hầu hết những người tham gia điều trị duy trì methadon có độ tuổi từ 30 – 49, chiếm 71,7%.
- 5 Nguyễn Văn Hùng và cộng sự năm 2017 thu được tuổi trung bình của nhóm sử dụng methadon ở miền núi phía Bắc là 40,4 tuổi.
- 6 Chúng tôi ghi nhận số bệnh nhân tham gia nghiên cứu hầu hết là nam giới, chiếm tới 99,3%.
- nhiều nghiên cứu khác.
- Điển hình là ở các đối tượng sử dụng methadone ở Việt Nam cũng thu được tỷ lệ bệnh nhân nam chiếm 100% ở nghiên cứu của Trần Xuân Bách.
- 5 Nghiên cứu năm 2015 tại Trung Quốc của Wang và cộng sự cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh nam điều trị tại cơ sở methadone là 96,2%.
- Tuy nhiên trong một nghiên cứu phân tích tổng hợp trên 20 nghiên cứu ở bệnh nhân sử dụng duy trì methadone, không có sự khác biệt đáng kể về giới tính trong việc sử dụng opioid hoặc các chất khác trong khi điều.
- trị methadone.
- 8 Nghiên cứu của White và cộng sự ở Washington-Mỹ năm 2014, tỷ lệ nữ giới chiếm 39%.
- 9 nghiên cứu của Grella và cộng sự ở California năm 2012, bao gồm 55,7% nam và 44,3% nữ.
- Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi, nghề nghiệp chủ yếu là đi làm chủ chiếm 49,2%.
- Tỷ lệ việc làm của một số nghiên cứu khác cũng tương đối cao, tương đồng với kết quả của chúng tôi.
- 11 Cũng trong nghiên cứu khác của Trần Xuân Bách năm 2020, tỉ lệ có việc làm là 92%.
- 5 Theo Nguyễn Văn Hùng và cộng sự, nghề nghiệp chủ yếu của nhóm bệnh nhân là tự do chiếm 47,5%.
- 6 Trong khi đó, ở quần thể sử dụng heroin nói chung, tỉ lệ việc làm tương đối thấp.
- 12 Theo Grella năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp của đối tượng sử dụng heroin là 48,5%.
- 10 Mặc dù đây chỉ là nghiên cứu cắt ngang nhưng các kết quả trên gợi ý rằng nhóm đối tượng có sử dụng methadon được cải thiện hơn về mặt việc làm so với quần thể sử dụng chất nói chung.
- Cần có thêm các nghiên cứu so sánh để chứng minh rõ hơn hiệu quả của methadon trên đời sống xã hội bệnh nhân so với nhóm không được điều trị..
- Thời gian điều trị methadone của nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi trung bình là 41,3±.
- Theo một nghiên cứu khác của Trần Xuân Bách tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2018, thời gian điều trị Methadone là <.
- 11 Địa điểm nghiên cứu của chúng.
- tôi là ở địa bàn thành phố Hà Nội, việc đi lại và tiếp cận điều trị cũng thường tốt hơn ở các vùng miền khác.
- Vì thế có thể lí giải vì sao thời gian tham gia chương trình methadone của nhóm bệnh nhân chúng tôi khá dài.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi có 71,2% bệnh nhân tuân thủ điều trị trọng 3 tháng trở lại đây.
- Điều này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Tuấn Anh và cộng sự về tuân thủ methadon, sự tuân thủ hoàn toàn chỉ được báo cáo ở 43,3% số bệnh nhân, tuy nhiên đánh giá trong vòng 30 ngày trở lại thì 90,9% bệnh nhân cho biết chưa bao giờ quên liều.
- 13 Trong nghiên cứu về tuân thủ điều trị của các bệnh nhân methadon ở các cơ sở của Hà Nội của Trần Xuân Bách, có 91,7%.
- bệnh nhân không bỏ lỡ uống methadon trong 1 tuần vừa qua, có 82,2% bệnh nhân tuân thủ điều trị trong 1 tháng qua.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi, các rối loạn tâm thần thường gặp đều gặp ở 912 bệnh nhân.
- Trong đó rối loạn giấc ngủ chiếm 16,8%..
- Các rối loạn tâm thần khác chiếm tỉ lệ ít hơn với rối loạn nhận thức là 11,2%, rối loạn loạn thần là 4,1%, các rối loạn liên quan stress là 14,5%, và rối loạn trầm cảm là 8,7%.
- Theo nghiên cứu theo dõi dọc của Nguyễn Thanh Long và cộng sự trên các bệnh nhân điều trị methadone, các rối loạn tâm thần được khảo sát bằng thang điểm Kessler, kết quả thu được tại thời điểm bắt đầu điều trị cho thấy các rối loạn tâm thần tỷ lệ khá cao.
- Cụ thể, trầm cảm gặp ở 44,87%, lo âu gặp ở 32,26% và giảm dần qua các mốc theo dõi điều trị.
- 15 Nghiên cứu của Trần Xuân Bách năm 2016 trên đối tượng bệnh nhân điều trị methadone ở Hà Nội và Nam Định cho thấy tỷ lệ bệnh nhân trầm cảm/ lo âu là 20,7%.
- Thật vậy, các nghiên cứu trước đây chỉ ra mối liên quan giữa trầm cảm và sử dụng chất gây nghiện, và tỉ lệ trầm cảm trên quần thể sử dụng heroin là khá cao, heroin cao, dao động từ 20 đến 45%.
- 17 Nhiều nghiên cứu khác tập trung làm rõ vấn đề trầm cảm.
- 18 Theo Tian và cộng sự, kết quả có 34 bệnh nhân rối loạn cảm xúc nhẹ (11,3.
- Trong 300 bệnh nhân được khảo sát, đáng chú ý có 15 bệnh nhân có ý định tự tử.
- Chúng ta nên tận dụng tối đa vai trò của nền tảng phòng khám, để tăng cường sức khỏe tâm thần của bệnh nhân và giáo dục sức khỏe thể chất và tâm lý, giảm thiểu sự xuất hiện và phát triển của trầm cảm, can thiệp cho bệnh nhân..
- Phát hiện sớm bệnh trầm cảm, tư vấn tâm lý và gợi ý điều trị bằng thuốc chống trầm cảm có thể ngăn ngừa hoặc giảm nguy cơ tự tử một cách hiệu quả..
- Rối loạn tâm thần ở bệnh nhân nghiện chất dạng thuốc phiện là phổ biến, đặc biệt như các rối loạn giấc ngủ, rối loạn trầm cảm, rối loạn liên quan stress.
- Cần đánh giá thường xuyên các rối loạn tâm thần trong quá trình điều trị methadone..
- Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ kinh phí của đề tài cấp Bộ Y Tế “Thực trạng rối loạn tâm thần và một số yếu tố liên quan ở người bệnh điều trị methadone khu vực Hà Nội”.
- Nhóm nghiên cứu trân trọng cảm ơn Bộ Y tế, các.
- trung tâm Methadone trên thành phố Hà Nội đã cho phép và giúp đỡ chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu.
- Bộ môn Tâm thần Đại học Y Hà Nội..
- Tỷ lệ sử dụng đa chất ma túy ở người bệnh điều trị methadone tại Hà Nội..
- Đánh giá hiệu quả của chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện bằng methadone.