« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nuôi bè vùng Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.082 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC, HÓA CHẤT VÀ CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG CÁ ĐIÊU HỒNG (Oreochromis SP.) NUÔI BÈ VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Minh Phú 1 , Nguyễn Tâm Em 1,2 , Nguyễn Quốc Thịnh 1 , Phùng Thị Trúc Hà 1 , Nguyễn Khánh Nam 1 , Đỗ Thị Thanh Hương 1 và Nguyễn Thanh Phương 1.
- Nghiên cứu đánh giá việc sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng nuôi bè được thực hiện thông qua phỏng vấn 86 hộ nuôi ở 4 tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long.
- Người nuôi thường không biết nguyên nhân gây bệnh nhưng hầu hết dùng kháng sinh để trị bệnh nhiễm khuẩn và sử dụng các hóa chất để quản lý các biểu hiện nhiễm ký sinh trùng.
- Hầu hết các hộ nuôi không biết về kháng sinh đồ trong điều trị bệnh cá.
- Các loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất là sulfonamide kết hợp trimethoprim, amoxicillin, doxycycline và florfenicol.
- Cá bán cho các thương lái hay chợ đầu mối thì không cần kiểm tra kháng sinh dẫn đến mối nguy về tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng nội địa.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy cần thiết phải tổ chức tập huấn cho người nuôi về chẩn đoán bệnh, sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách, an toàn..
- Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong cá điêu hồng (Oreochromis sp.) nuôi bè vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Để phòng trị dịch bệnh thì các hộ nuôi thường sử dụng các loại thuốc kháng sinh và hóa chất.
- (2014) đã khảo sát 22 bè nuôi cá điêu hồng năm 2013 ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp cho thấy có 9 loại thuốc kháng sinh được các hộ nuôi cá điêu hồng trong lồng bè sử dụng để trị bệnh cho cá, nhóm kháng sinh sulfonamides kết hợp với trimethoprim, florphenicol, doxycycline và amoxicillin là những kháng sinh được sử dụng phổ biến trong trị bệnh xuất huyết phù đầu gây ra bởi vi khuẩn Streptococcus spp..
- Hiện trạng sử dụng kháng sinh, hóa chất và diễn biến dịch bệnh trong nuôi cá điêu hồng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đòi hỏi việc sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách, đảm bảo hiệu quả trong điều trị bệnh cá điêu hồng nhưng hiện nay chưa được khảo sát và nghiên cứu.
- Vì thế, đề tài: “Khảo sát tình hình sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi cá điêu hồng (Orechromis sp.) vùng Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện là nhằm cung cấp dữ liệu về việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất, tình hình dịch bệnh cũng như làm cơ sở cho việc quản lí, sử dụng thuốc kháng sinh hóa chất đúng cách và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng..
- Các hộ nuôi cá điêu hồng trên bè được lựa chọn ngẫu nhiên theo danh sách cung cấp của Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long.
- Biểu mẫu phỏng vấn được soạn sẵn và thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các hộ nuôi cá điêu hồng trên bè..
- hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), sản lượng, tình hình dịch bệnh theo mô tả của người nuôi, tần suất xuất hiện bệnh, các loại thuốc và hóa chất đã sử dụng trong vụ nuôi vừa qua, liều lượng sử dụng, quan điểm của người nuôi về sử dụng thuốc hóa chất, ảnh hưởng của sử dụng thuốc và hóa chất đến chất lượng thủy sản, ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc và hóa chất đến sức khỏe của người nuôi thông qua vị trí lưu trữ thuốc và hóa chất trên bè (gần hay xa khu vực nấu ăn, sinh hoạt), cách sử dụng thuốc khi trộn thuốc cho ăn hay tạt thuốc xuống bè, sử dụng bảo hộ lao động (bao tay, khẩu trang,...)..
- Theo kết quả khảo sát các hộ nuôi cá điêu hồng trên địa bàn tỉnh An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp và Vĩnh Long thì thể tích bè nuôi cá và mật độ thả cá có sự biến động lớn giữa các hộ nuôi và giữa các tỉnh (Bảng 1).
- Nhìn chung, tỷ lệ sống của cá điêu hồng tương đối thấp ở tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long do đợt nuôi cá vừa qua bệnh xuất hiện nhiều, gây hao hụt cá.
- Đa số các hộ nuôi cá hai giai đoạn, có vèo ương cá (khoảng 2 tháng) trước khi chuyển sang bè nuôi lấy thịt, ngoại trừ các hộ nuôi ở Vĩnh Long..
- Theo các hộ nuôi cho biết thời gian nuôi cá đến khi thu hoạch là khoảng từ 4 đến 6 tháng.
- cá thu hoạch còn tùy thuộc vào thị trường tiêu thụ, nếu cá bán cho công ty kích cỡ khoảng 400 – 500 g/con thì sẽ được kiểm tra kháng sinh trước khi bán.
- Tỷ lệ cá được kiểm tra kháng sinh là 35% ở các hộ nuôi tỉnh An Giang trong khi ở các tỉnh khác là rất thấp.
- Nếu cá bán cho các thương lái hay chợ đầu mối thì có kích thước dao động từ g/con và không cần kiểm tra kháng sinh.
- Điều này cho thấy, vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi cá điêu hồng vẫn còn nhiều hạn chế.
- Khi sử dụng kháng sinh sulfamethoxazole và trimethoprim, thời gian đào thải của cá là 3 ngày đạt yêu cầu về giới hạn tồn lưu cho phép trong thực phẩm (Phu et al., 2015a).
- Tuy nhiên, tồn lưu của hai loại kháng sinh này trên cá vẫn bị phát hiện trên thị trường châu Âu (RASFF, 2014).
- Dù sự đào thải kháng sinh nhanh nhưng cá thu hoạch vẫn nhiễm kháng sinh khi xuất khẩu.
- Như vậy, người nuôi cá.
- vẫn sử dụng kháng sinh trước khi thu hoạch.
- Điều này dẫn đến khả năng tồn lưu kháng sinh trong sản phẩm cá dùng cho người tiêu thụ trong nước do sản phẩm này không được kiểm tra kháng sinh khi xuất bán cho thương lái tiêu thụ trong nước..
- Trong quá trình tập huấn, các hộ nuôi chủ yếu được quảng cáo về các loại thuốc hóa chất và kỹ thuật nuôi, tuy nhiên không có sự hướng dẫn về việc sử dụng thuốc an toàn cho người nuôi và người tiêu dùng..
- Số hộ thu hoạch cá có kiểm tra kháng sinh.
- Số liệu được trình bày ở dạng trung bình ± độ lệch chuẩn (min-max) Tập huấn cho người nuôi cá cần được thực hiện.
- tập trung vào chẩn đoán bệnh cá, sử dụng thuốc và hóa chất hợp lý đúng cách là rất quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá rô phi trên bè..
- 3.2 Tình hình bệnh cá mô tả bởi người nuôi Kết quả phỏng vấn từ người nuôi cá cho thấy biểu hiện bệnh thường xuất hiện nhất trên cá điêu hồng là phù đầu, phù mắt và xuất huyết Bảng 2).
- Tuy nhiên, người nuôi cá không biết do ký sinh trùng nào gây bệnh là sán lá hay trùng mỏ neo mà dẫn đến phương thức phòng và điều trị bệnh sẽ khác nhau.
- hộ nuôi) An Giang.
- Tuy nhiên, rất ít người nuôi biết được các biểu hiện bệnh gây ra do vi khuẩn hay tác nhân nào gây ra mà thường chọn kháng sinh để điều trị.
- Đặng Thị Hoàng Oanh và Nguyễn Thanh Phương (2012) đã phân lập và xác định đặc điểm của vi khuẩn Streptococcus agalactiae từ cá điêu hồng (Oreochromis sp.) gây bệnh phù mắt và xuất huyết ở các bè nuôi cá vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
- Thật cần thiết có biện pháp quản lý dịch bệnh phù hợp nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra mà gây thiệt hại về kinh tế cũng như dẫn đến việc sử dụng kháng sinh hóa chất tràn lan trong phòng và trị bệnh..
- Người nuôi tại các tỉnh khảo sát hầu hết không biết đến kháng sinh đồ, mà dẫn đến việc sử dụng kháng sinh trong trị bệnh cá không hiệu quả.
- Tuy nhiên, tần suất xuất hiện bệnh xảy ra từ 1 – 3 lần ở tỉnh An Giang, Vĩnh Long và thường xuyên trong suốt mùa vụ nuôi tại các tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, nên cá không bệnh người nuôi vẫn cho ăn thuốc kháng sinh để phòng bệnh.
- Việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách sẽ dễ gây kháng thuốc cho vi khuẩn gây bệnh, tạo các dòng vi khuẩn kháng thuốc lây nhiễm ra môi trường, thiệt hại về kinh tế và không hiệu quả trong điều trị bệnh cá..
- 3.3 Sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi cá điêu hồng.
- 3.3.1 Kháng sinh.
- Theo kết quả khảo sát trên địa bàn nuôi ở tỉnh An Giang cho thấy có 8 loại thuốc kháng sinh và 3 sản phẩm dạng tổng hợp được các hộ nuôi cá điêu hồng sử dụng để điều trị bệnh cho cá nuôi.
- Sản phẩm được các hộ nuôi sử dụng nhiều nhất là sulfonamide + trimethoprim (95,0.
- Ở tỉnh Tiền Giang có 8 loại thuốc kháng sinh và 2 sản phẩm dạng tổng hợp, sản phẩm được sử dụng nhiều là sulfonamide + trimethoprim (87,0.
- Tại tỉnh Đồng Tháp có 11 loại thuốc kháng sinh và 1 sản phẩm dạng tổng hợp, sản phẩm được sử dụng nhiều là amoxicillin (86,4.
- Người nuôi cá điêu hồng ở tỉnh Vĩnh Long đã sử dụng 6 loại thuốc kháng sinh và 2 sản phẩm dạng tổng hợp trong điều trị bệnh cá.
- Sản phẩm được sử dụng nhiều nhất vẫn là sulfonamide + trimethoprim (81,0.
- Ngoài ra, còn có các loại thuốc kháng sinh khác như ampicillin, colistin, gentamycin, florfenicol + doxycycline, erythromycin, tobramycin.
- với tỷ lệ sử dụng thấp (Bảng 3).
- Liều lượng của kháng sinh sử dụng tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Một vài người nuôi cũng cho biết đã tăng liều do nghi ngờ về chất lượng của kháng sinh không đủ.
- Kết quả khảo sát các sản phẩm kháng sinh sử dụng trong nuôi cá tra (mà cũng được sử dụng trong nuôi cá điêu hồng) cho thấy chỉ có 6/21 sản phẩm kháng sinh đạt chất lượng theo quy định của Việt Nam (Phu et al., 2015b)..
- Nhìn chung, trên địa bàn 4 tỉnh khảo sát tất cả người nuôi đều sử dụng thuốc kháng sinh trong việc phòng và chữa trị bệnh cho cá điêu hồng.
- loại thuốc kháng sinh trong 1 vụ nuôi được sử dụng nhiều nhất là tỉnh Đồng Tháp tiếp đến là Vĩnh Long, An Giang và cuối cùng là Tiền Giang.
- Số lượng các loại kháng sinh sử dụng trong mô hình nuôi cá điêu hồng trong bè là 13 loại cao hơn so với tổng số 9 loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh cho cá điêu hồng (Nguyễn Quốc Thịnh và ctv., 2014).
- Nguyên nhân có thể là do khác nhau về địa bàn khảo sát, thêm vào đó người nuôi không biết nguyên nhân gây ra bệnh nên sử dụng nhiều loại kháng sinh để chữa trị bệnh cho cá, cá bị kháng thuốc nên khi người nuôi sử dụng các loại thuốc kháng sinh không hiệu quả nên tìm kiếm các loại kháng sinh mới để trị bệnh cho cá dẫn đến số loại kháng sinh dùng trị bệnh tăng nhanh.
- (2013) đã xác định hai loại kháng sinh nhạy với các bệnh xuất huyết gây ra bởi Streptococcus spp.
- Kết quả trao đổi với cán bộ chi cục thủy sản địa phương cho biết, việc làm kháng sinh đồ đối với cá bệnh đã được thực hiện tuy nhiên người nuôi cá thường không biết đến các kết quả này..
- Bảng 3: Các loại kháng sinh được người nuôi cá điêu hồng sử dụng.
- hộ nuôi).
- Kết quả khảo sát (Bảng 3) cho thấy ampicillin, cephalexin và colistin chỉ được báo cáo bởi người nuôi cá tỉnh Đồng Tháp trong khi tobramycin chỉ được báo cáo từ người nuôi tỉnh Tiền Giang.
- Hỗn hợp amoxicillin và kanamycin được 40,0% hộ nuôi tỉnh An Giang sử dụng.
- Sự khác nhau về loại thuốc sử dụng ở các địa phương khác nhau thể hiện sự nhạy thuốc kháng sinh của vi khuẩn ở các vùng khác nhau là khác nhau.
- Cần thiết thực hiện bản đồ kháng kháng sinh của các loại vi khuẩn phân lập từ cá bệnh ở các vùng khác nhau nhằm sử dụng các loại thuốc kháng sinh một cách hiệu quả..
- Những loại thuốc kháng sinh mà các hộ nuôi cá điêu hồng sử dụng không nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngoại trừ enrofloxacin đã được đưa vào danh mục kháng sinh cấm sử dụng từ năm 2012 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2012).
- Tuy nhiên, các loại thuốc kháng sinh mà người nuôi sử dụng phổ biến là các loại bị hạn chế về liều lượng sử dụng cho nên cần nghiên cứu về tồn lưu các hóa chất bị hạn chế liều lượng sử dụng này để bảo đảm về tính an toàn vệ sinh thực phẩm..
- Hóa chất diệt khuẩn và trị bệnh ngoại ký sinh được sử dụng trong nuôi cá điêu hồng chủ yếu gồm có 7 loại.
- Các hộ nuôi sử dụng đồng sulfate nhằm trị ngoại ký sinh trùng số hộ khảo sát.
- được ít người nuôi sử dụng..
- hộ nuôi sử dụng).
- Thuốc trị nội ký sinh theo khảo sát trên địa bàn 4 tỉnh gồm praziquantel được sử dụng nhiều ở tỉnh Vĩnh Long (71,4%) và Đồng Tháp (50,0.
- Đa số các hộ nuôi cá điêu hồng đều sử dụng những loại chế phẩm sinh học (probiotics) (tỷ lệ sử dụng cao từ và sản phẩm dinh dưỡng (khoáng, vitamin) trộn hằng ngày nhằm giúp tăng trưởng nhanh cho cá (Bảng 4) dù hiệu quả của các loại chất bổ sung này chưa thực sự rõ ràng như ý kiến của người nuôi.
- Các loại hóa chất xử lí môi trường trong mô hình nuôi cá điêu hồng trong bè gồm 7 loại ít hơn so với 9 loại được ghi nhận năm 2014 (Nguyễn Quốc Thịnh và ctv., 2014).
- Nguyên nhân có thể là do khác địa bàn khảo sát và giá cá điêu hồng giảm liên tục trong năm nay nên người nuôi ngưng đầu tư vào sử dụng hóa chất để giảm chi phí và đảm bảo đầu ra cho sản phẩm..
- 3.4 Sử dụng thuốc hóa chất và ảnh hưởng đến sức khỏe của người nuôi.
- Theo kết quả khảo sát cho thấy về việc quyết định sử dụng thuốc và hóa chất các hộ nuôi cá thường chủ yếu theo kinh nghiệm nuôi chiếm 65,0% (An Giang), 69,6% (Tiền Giang) trong khi đó ở tỉnh Đồng Tháp cá hộ nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm và hướng dẫn ghi trên sản phẩm (81,8%)..
- Các hộ nuôi cá ở tỉnh Vĩnh Long (90,5%) sử dụng thuốc và hóa chất chủ yếu theo hướng dẫn của kỹ thuật viên ở công ty thuốc và đại lý thuốc.
- Các hộ.
- Đa số người nuôi cá thường mua thuốc về trữ sẵn để sử dụng ngoại trừ người nuôi cá ở tỉnh Vĩnh Long (60,0%) chỉ mua thuốc về sử dụng khi cần..
- Các hộ nuôi thường không có tủ bảo quản thuốc và hóa chất tách biệt.
- Kiến thức về các loại thuốc cấm trong nuôi trồng thủy sản của người nuôi còn rất yếu, nhiều người nuôi không biết thuốc nào đã bị cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Khi trộn và sử dụng thuốc hóa chất, tỷ lệ người nuôi sử dụng bảo hộ lao động rất thấp, cao nhất là ở tỉnh Vĩnh Long chiếm 42,9%.
- Tỷ lệ sử dụng bảo hộ lao động thấp nhưng hầu hết các người nuôi cá cho rằng không có dấu hiệu bị ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng thuốc hóa chất (Bảng 6)..
- Một số loại kháng sinh khi tiếp xúc với tay trong khoảng thời gian dài có thể gây dị ứng hay tạo dòng vi khuẩn kháng thuốc (Thong, 2010).
- Cho nên cần mở các lớp tập huấn về ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách nhằm giúp người nuôi bảo vệ sức khỏe của bản thân mình khi sử dụng thuốc và hóa chất.
- Bảng 5: Sử dụng thuốc hóa chất và ảnh hưởng đến sức khỏe của người nuôi.
- Quyết định sử dụng thuốc và hóa chất theo.
- Có sổ ghi chép về sử dụng thuốc và hóa chất .
- Mua hóa chất trữ sẵn trước khi sử dụng .
- Sử dụng bảo hộ lao động .
- Nhiều loại kháng sinh đã được sử dụng, phổ biến nhất là hỗn hợp sulfonamide + trimethoprim, amoxicillin và florfenicol.
- Những loại thuốc kháng sinh mà các hộ nuôi cá điêu hồng sử dụng không nằm trong danh mục thuốc cấm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ngoại trừ enrofloxacin.
- Trong quá trình tập huấn, các hộ nuôi chủ yếu được quảng cáo về các loại thuốc hóa chất và kỹ thuật nuôi, tuy nhiên không có sự hướng dẫn về việc sử dụng thuốc an toàn cho người nuôi và người tiêu dùng vì vậy rất cần thiết phải tập huấn về sử dụng thuốc và hóa chất đúng cách cho người nuôi cá..
- Thông tư số 15/2009/TT-BNN ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Cypermethrin, Deltamethrin và Enrofloxacin vào danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản.
- Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
- Tình hình sử dụng thuốc hóa chất trong mô hình lúa – cá kết hợp, cá tra ao đất và cá điêu hồng trong lồng bè ở Đồng bằng sông Cửu Long