« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng tăng huyết áp và nguy cơ ngã ở người cao tuổi điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ NGUY CƠ NGÃ Ở NGƯỜI CAO TUỔI ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN LÃO KHOA TRUNG ƯƠNG.
- ²Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu đánh giá thực trạng tăng huyết áp (THA) và mối liên quan với nguy cơ ngã ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 529 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, không suy giảm nhận thức đến khám tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương từ tháng .
- Kết quả đã chỉ ra tỷ lệ THA là 55,4%.
- (94,5% THA được điều trị và 48,5% kiểm soát được huyết áp mục tiêu), cứ 5 bệnh nhân ≥ 60 tuổi có 1 người nguy cơ ngã cao (21.
- các tỷ lệ này tăng dần khi tuổi tăng lên.
- Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao ở nhóm THA lớn hơn so với nhóm không THA, p <.
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được một số yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã cao, bao gồm: tuổi ≥ 80 (OR 5,44.
- 95%CI bệnh nhân THA (OR 1,93.
- 95%CI tiền sử ngã trong 1 năm trước tham gia nghiên cứu (OR 3,77.
- THA phổ biến ở người cao tuổi và có liên quan với tăng nguy cơ ngã.
- Điều trị THA và kiểm soát huyết áp mục tiêu là cần thiết để giảm nguy cơ ngã..
- Từ khóa: Tăng huyết áp, nguy cơ ngã, người cao tuổi.
- Tăng huyết áp (THA) được biết đến là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới do các biến chứng về tim mạch.¹ Tỷ lệ phổ biến và mức độ nghiêm trọng của THA tăng lên theo tuổi gây ra gánh nặng tài chính lớn ở Việt Nam và toàn cầu.² Khoảng 70% người ≥ 65 tuổi sống trong cộng đồng bị THA, tuy nhiên chỉ một nửa trong số đó được kiểm soát huyết áp (HA) bằng điều trị.³ Không tuân thủ điều trị hoặc không thực hiện thay đổi lối sống phù hợp là lý do phổ biến dẫn đến HA tăng không kiểm soát được, đây là nguy cơ dẫn đến các kết quả.
- Những triệu chứng này được xem như các yếu tố ảnh hưởng đến sự di chuyển và kiểm soát thăng bằng làm tăng nguy cơ ngã.⁴ Người THA có tốc độ xử lý điều chỉnh dáng đi và thăng bằng chậm hơn, khả năng vận động và sợ ngã cao hơn so với người không THA,⁵ dẫn đến họ dễ bị ngã hơn.
- Hiệp hội Lão khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội lão khoa Anh đã đồng thuận khuyến cáo sử dụng bài kiểm tra “thời gian đứng dậy và đi” để sàng lọc các trường hợp có nguy cơ ngã.⁶.
- chúng ta có thể giảm nguy cơ ngã bằng cách can thiệp vào các yếu tố có thể thay đổi được..
- Không tuân thủ điều trị dẫn đến THA không kiểm soát là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.⁸.
- Xác định được sự phổ biến của THA và mối liên quan của nó với nguy cơ ngã là điều cần thiết, từ đó giúp các bác sĩ đưa ra chiến lược quản lý THA đúng đắn.
- Theo chúng tôi được biết, tại Việt Nam hiện chưa có nghiên cứu nào xem xét vấn đề này, vì vậy chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích mô tả thực trạng THA và mối liên quan với nguy cơ ngã ở bệnh nhân ngoại trú cao tuổi tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2018..
- Gồm 529 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đến khám tại bệnh viện Lão Khoa trung ương..
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân ≥ 60 tuổi, có khả năng hiểu và trả lời phỏng vấn, và đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân không tự đi lại (liệt nửa người, khiếm thị hoặc khiếm thính trầm trọng.
- Bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc mắc các bệnh lý cấp tính (đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cấp, nhiễm trùng nặng, ung thư.
- Bệnh nhân có suy giảm nhận thức - đánh giá dựa trên tổng điểm MoCa <.
- Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang..
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 03/2018 đến tháng 12/2018..
- Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
- p = 0,62 là tỷ lệ THA của người Việt Nam ≥ 60 tuổi theo nghiên cứu của Bùi Văn Nhơn và cộng sự 10 , d = 0,05 là khoảng sai lệch mong muốn..
- Cỡ mẫu ước tính 362 bệnh nhân, cỡ mẫu thực tế lấy được 529 bệnh nhân..
- Thu thập số liệu: Những người tham gia nghiên cứu được phỏng vấn với bộ câu hỏi đã chuẩn bị sẵn bởi nhóm nghiên cứu (gồm 6 Bác sĩ tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương).
- Những người có điểm MOCA ≥ 22 được chọn vào nghiên cứu, tiếp tục thực hiện bài kiểm tra “thời gian đứng dậy và đi”, 2 Điều dưỡng trong nhóm nghiên cứu đánh giá bài kiểm tra này..
- Các chỉ số nghiên cứu: Nguy cơ ngã: Được đánh giá bằng bài kiểm tra “thời gian đứng dậy và đi”.
- Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, yêu cầu bệnh nhân đứng lên và đi về phía trước 3m với tốc độ bình thường, sau đó quay lại và ngồi vào vị trí cũ.
- Đo tổng thời gian bệnh nhân hoàn thành bài kiểm tra, nếu tổng thời gian ≥ 13,5 giây được xem là có nguy cơ ngã cao.
- Bệnh nhân nghỉ ngơi tối thiểu 5 phút, ngồi trên ghế, tay để trên bàn sao cho nếp gấp khuỷu ngang với mức tim.
- 5 mmHg thì bệnh nhân được đo thêm nhiều lần nữa rồi lấy trung bình cộng của các kết quả đo được.
- THA được xác định dựa vào tiền sử do bệnh nhân tự khai báo kết hợp việc đánh giá thông qua hồ sơ sức khỏe của bệnh nhân và trị số HA đo được tại thời điểm.
- Hạ huyết áp tư thế được xác định khi huyết áp tâm thu (HATT) giảm ≥ 20 mmHg và hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) giảm ≥ 10 mmHg trong vòng 3 phút khi bệnh nhân chuyển từ tư thế ngồi sang tư thế đứng.
- Thống kê mô tả dùng để mô tả các đặc điểm của người tham gia nghiên cứu..
- hồi quy logistic đơn biến và đa biến được dùng để xác định mối liên quan giữa THA và nguy cơ ngã, với tỷ số chênh (OR) và khoảng tin cậy (CI) 95% được tính toán ở tất cả các mô hình..
- Mô hình hồi quy logistic đơn biến được sử dụng để đánh giá mối liên quan giữa từng biến độc lập và tỷ lệ người có nguy cơ ngã.
- Đạo đức nghiên cứu.
- Người tham gia nghiên cứu được giải thích về mục đích của nghiên cứu.
- Biên bản chấp thuận tham gia nghiên cứu được sự đồng ý của tất cả đối tượng tham gia.
- Đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt và thông qua bởi Hội đồng Đạo đức Trường Đại học Y Hà Nội số 11NCS17/HĐĐĐĐHYHN .
- Nghiên cứu trên 529 bệnh nhân ≥ 60 tuổi, không suy giảm nhận thức, chúng tôi thu được kết quả sau: Tuổi trung bình là 69,4 ± 7,5.
- Tỷ lệ THA là THA đang được điều trị;.
- trong đó 48,5% bệnh nhân kiểm soát được HA mục tiêu).
- Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao là 21%, tỷ lệ này cao hơn ở nhóm THA so với nhóm không THA (26,6% so với 14,0%, p <.
- Tỷ lệ bệnh nhân với Đái tháo đường, bệnh ĐMCD, tiền sử đột quỵ hoặc cơn TBMN thoáng qua, và bệnh nhân có tiền sử ngã cao hơn ở nhóm THA so với nhóm không THA (p <.
- Đặc điểm chung của quần thể nghiên cứu (n = 529).
- Có nguy cơ ngã (n.
- Sự phân bố THA và nguy cơ ngã theo nhóm tuổi.
- Tỷ lệ THA và nguy cơ ngã đều tăng dần khi tuổi tăng lên (biểu đồ 1), và tăng tới trên 60% ở những người ≥ 80 tuổi (THA: 68,1% và nguy cơ ngã cao: 62,5%, p ≤ 0,005)..
- Liên quan giữa huyết áp và nguy cơ ngã.
- Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ bệnh nhân THA, THA điều trị không kiểm soát, và hạ HA tư thế chiếm ưu thế hơn ở nhóm có nguy cơ ngã cao, trong khi tỷ lệ bệnh nhân THA có kiểm soát thấp hơn ở nhóm này so với nhóm nguy cơ ngã thấp..
- Trong phân tích đa biến (bảng 2), chúng tôi đã xác định được một số yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã cao, bao gồm: tuổi ≥ 80 làm tăng nguy cơ ngã cao gấp hơn 5,4 lần (OR 5,44.
- 95% CI nhóm có tiền sử ngã trong 1 năm trước khi tham gia nghiên cứu có nguy cơ ngã tăng 3,8 lần so với nhóm không có tiền sử ngã (OR 3,77.
- 95% CI bệnh nhân THA có nguy cơ ngã cao hơn 2 lần so với người không THA (OR 1,93.
- tuy nhiên với những bệnh nhân THA điều trị kiểm soát được HA mục tiêu thì nguy cơ ngã giảm 0,4 lần so với nhóm HA không được kiểm soát (OR 0,42.
- Các yếu tố liên với nguy cơ ngã từ phân tích hồi quy logistic Biến số.
- Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra tỷ lệ THA là THA được điều trị và 48,5%.
- kiểm soát được HA mục tiêu), cứ 5 bệnh nhân.
- 60 tuổi không suy giảm nhận thức có 1 người có nguy cơ ngã cao (21.
- Các yếu tố liên quan đến nguy cơ ngã cao được tìm thấy trong nghiên cứu này bao gồm: tuổi ≥ 80, THA, THA điều trị có kiểm soát, và tiền sử ngã trong 12 tháng trước.
- trong đó THA điều trị có kiểm soát làm giảm nguy cơ ngã, các yếu tố còn lại đều làm tăng nguy cơ ngã..
- Tỷ lệ THA của chúng tôi cao hơn so với tỷ lệ THA của người lớn tuổi trong cộng đồng Việt Nam (21,1%) theo một phân tích tổng hợp trên các đối tượng từ 18 tuổi trở lên,15 và (24,3%) trên các đối tượng có tuổi trung bình của tác giả Quốc Cường và cộng sự.
- người tham gia trong nghiên cứu hiện tại cao hơn, điều này củng cố thêm bằng chứng tỷ lệ THA tăng dần khi tuổi càng cao, được giải thích là do sự gia tăng độ cứng động mạch - kết quả của quá trình lão hóa.
- 17 Tuy nhiên, tỷ lệ THA của người Việt Nam ≥ 60 tuổi trong cộng đồng là 62,1%, 10 cao hơn trong nghiên cứu của chúng tôi.
- Sự khác biệt này có thể do chúng tôi chỉ chọn vào nghiên cứu những bệnh nhân không suy giảm nhận thức, đồng thời loại ra bệnh nhân không tự đi lại hoặc đang trong tình trạng nguy kịch hoặc mắc các bệnh lý cấp tính (đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ cấp, nhiễm trùng nặng, ung thư.
- Tỷ lệ THA của bệnh nhân ngoại trú cao tuổi Việt Nam trong nghiên cứu này tương đương tỷ lệ THA của những người ≥ 60 tuổi ở một nước đang phát triển Bangladesh (53.
- người thừa cân có nguy cơ bị THA cao hơn 2 lần và người béo phì nguy cơ này tăng 6 lần so với những người có chỉ số BMI bình thường.
- 20 Theo kết quả của một cuộc khảo sát quốc gia, nếu như Việt Nam những năm trước tỷ lệ THA được điều trị chỉ ở mức 29,6% và 10,7%.
- đạt được HA mục tiêu, 21 kết quả từ nghiên cứu hiện tại cho thấy tỷ lệ THA được điều trị đã cải thiện đáng kể (94,5.
- trong đó 48,5% THA được kiểm soát - tương đương với tỷ lệ THA được kiểm soát ở Hoa Kỳ (48,3.
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc gia tăng các chiến dịch nâng cao nhận thức về THA, thay đổi lối sống, và điều trị sớm THA đã giúp đẩy mạnh việc kiểm soát HA.
- 22 Tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ ngã thực tế được tìm thấy ở bệnh nhân ngoại trú ≥ 60 tuổi (23,75.
- 23 Bởi vì ngã đã được chứng minh phụ thuộc vào nhiều yếu tố nguy cơ nội tại và ngoại cảnh.
- Bài kiểm tra “thời gian đứng dậy và đi” mặc dù được khuyến cáo sử dụng bởi nhiều hiệp hội Lão khoa uy tín để sàng lọc những người có nguy cơ ngã,⁶ với sự đồng thuận của Viện Quốc Gia về bằng chứng lâm sàng (NICE: The National Institute of Clinical Evidence).
- 24 tuy nhiên không bao gồm đầy đủ các yếu tố nguy cơ ngã nội tại và ngoại cảnh.
- Chúng tôi quan sát thấy tỷ lệ bệnh nhân có nguy cơ ngã cao ở nhóm THA cao hơn so với nhóm không THA.
- Kết quả này phù hợp với kết luận của Hausdorff và cộng sự 25 đã chứng minh HA tăng không chỉ dẫn đến tăng nguy cơ tim mạch mà còn ảnh hưởng đến.
- sự cân bằng, khả năng di chuyển và nguy cơ ngã.Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng mức HA cao gây ra sự mất ổn định tư thế có thể dẫn đến nguy cơ ngã ở người cao tuổi.
- Nghiên cứu này cho thấy tuổi cao ≥ 80, THA, THA điều trị có kiểm soát có liên quan với nguy cơ ngã, kết quả này phù hợp với nhiều nghiên cứu khác.
- 27 Thời gian xử lý tốc độ kéo dài, di chuyển chậm lại và khả năng kiểm soát thăng bằng kém hơn ở người THA làm tăng nguy cơ ngã.
- 26 Tương tự kết quả này, nhiều nghiên cứu gần đây đã chứng minh điều trị tích cực THA là có lợi, và hạ HA tư thế không liên quan đến nguy cơ cao mắc các biến cố tim mạch, ngã, hoặc ngất kể cả khi điều trị để đạt mức HA mục tiêu chuẩn và tích cực.
- 28 Đồng thuận với phát hiện của chúng tôi, tiền sử ngã đã được xác định là một yếu tố nguy cơ quan trọng của ngã, 29 do tiền sử ngã có thể dẫn đến lo sợ bị tái ngã;.
- dáng đi thận trọng quá mức do sợ ngã thể hiện bằng việc tốc độ đi quá chậm, bước ngắn làm tăng nguy cơ ngã.
- Tỷ lệ THA và ngã tăng dần khi tuổi tăng lên, tuy nhiên chúng ta có thể giảm nguy cơ ngã bằng cách can thiệp vào các yếu tố có thể thay đổi được.
- Không tuân thủ điều trị dẫn đến THA không kiểm soát là yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được.⁸ Quản lý THA hiệu quả có thể làm giảm ngã ở người cao tuổi, cải thiện chất lương cuộc sống, mang lại lợi ích kinh tế rộng rãi cho hệ thống y tế.
- 33 Trong bối cảnh đó, đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đánh giá thực trạng THA và mối liên quan với nguy cơ ngã cao của bệnh nhân cao tuổi ngoại trú.
- Chúng tôi sử dụng Bài kiểm tra “thời gian đứng dậy và đi” để đánh giá nguy cơ ngã - đây là thử nghiệm đơn giản và không đòi hỏi các thiết bị chuyên khoa nên bệnh nhân dễ dàng chấp thuận.
- Hạn chế của nghiên cứu là HA chỉ được đo tại 1 thời điểm, do đó chưa loại trừ được các trường hợp THA giả tạo hoặc THA áo choàng trắng.
- Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng chưa xem xét ảnh hưởng của các loại thuốc điều trị HA và các thuốc khác mà bệnh nhân đang sử dụng, một số loại thuốc đã được chứng minh có liên quan đến tăng nguy cơ ngã.
- Cần có các nghiên cứu sâu hơn đánh giá sự liên quan này..
- Cứ 2 bệnh nhân ngoại trú ≥ 60 tuổi không suy giảm nhận thức có 1 người THA, 21% có nguy cơ ngã cao.
- Tuổi ≥ 80, THA và tiền sử ngã làm tăng nguy cơ ngã.
- trong khi THA điều trị có kiểm soát làm giảm nguy cơ ngã.
- Kết quả này đã cung cấp thêm thông tin cho nhân viên y tế, đặc biệt các bác sĩ góp phần đưa ra các hướng dẫn điều trị và quản lý THA phù hợp nhằm giảm nguy cơ ngã, cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi