« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG TẬP HỢP NỮ TRÍ THỨC CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VIỆC THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI CỦA CHỦ TỊCH HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ CẤP XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN Hội thảo khoa học Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Hội thảo khoa học Nữ trí thức Việt Nam đối với sự nghiệp CNH, HĐH đất nước THỰC TRẠNG TẬP HỢP NỮ TRÍ THỨC CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ThS.
- Trần Thị Lan - Ủy viên ĐCT Trưởng ban Tổ chức TW Hội LHPN Việt Nam Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trong đó có đội ngũ trí thức nữ đã trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển.
- đội ngũ trí thức đã và đang đóng góp tích cực vào xây dựng những luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
- Là tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp rộng rãi các tầng lớp phụ nữ, ngay từ những ngày đầu mới thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã luôn xác định đội ngũ nữ trí thức là lực lượng tiên phong và có vai trò quan trọng trong thực hiện các nhiệm vụ của Hội.
- Ngay từ nhiệm kỳ đại hội đầu tiên (1950), trong cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội LHPN Việt Nam đã có sự tham gia của các nữ trí thức tên tuổi như bà Nguyễn Thị Thục Viên - Phó hội trưởng từ nhiệm kỳ I đến nhiệm kỳ III.
- Với cương vị là những người lãnh đạo tổ chức Hội và phong trào phụ nữ của cả nước, các nữ trí thức đã góp phần tích cực trong việc tham gia xây dựng các văn bản pháp luật của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà còn non trẻ.
- tích cực tham gia phong trào đấu tranh giành quyền bình đẳng cho phụ nữ cả ở trong nước và quốc tế.
- tham gia các tổ chức quốc tế bảo vệ quyền của phụ nữ như Liên đoàn Phụ nữ dân chủ quốc tế.
- tham dự “Hội nghị phụ nữ châu Á”… Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, Hội LHPN Việt Nam luôn thể hiện quan điểm và tạo những điều kiện tốt nhất để nữ trí thức có cơ hội cống hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước cũng như đóng góp vào sự nghiệp giải phóng phụ nữ, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ thông qua các phương thức và hình thức sau.
- Thứ nhất, Hội đã cơ cấu các nữ trí thức tiêu biểu trên các lĩnh vực và đại diện các vùng, miền tham gia vào Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp - đó là cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp Hội giữa hai kỳ đại hội bởi nữ trí thức được học tập ở trình độ cao, được tiếp cận với những thành tựu mới mẻ, hiện đại, có khả năng nghiên cứu khoa học, có khả năng tư duy nhạy bén và cảm nhận vấn đề một cách sâu rộng, do đó, họ sẽ làm tốt vai trò tham mưu, cố vấn để giúp Hội hoạch định, phân tích và tìm giải pháp cho các vấn đề liên quan đến nữ giới và của xã hội nói chung.
- Vì vậy, hầu hết ở vị trí này, các nữ trí thức đã phát huy tốt vai trò của mình trong xây dựng chủ trương, nhiệm vụ của Ban Chấp hành .Trên cơ sở định hướng của Ban Chấp hành, các cấp hội đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, từng bước thực hiện có hiệu quả vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ.
- Thứ hai, Hội luôn tích cực chủ động đề xuất, tham mưu với Đảng và Nhà nước ban hành các chỉ thị, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trong đó có nữ trí thức được thụ hưởng như Luật Bình Đẳng giới và Nghị quyết số 11/NQ-TW của Bộ Chính trị về “Công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- nội luật hóa Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW)… Các văn bản này đều nhấn mạnh tới vai trò của nữ trí thức và các giải pháp nhằm phát huy khả năng của nữ trí thức như điều 13, 14 Luật Bình đẳng giới nêu rõ quyền của nữ tham gia trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ.
- Nghị quyết 11/NQ-BCT xác định nhiệm vụ “Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học nữ có trình độ cao, cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.Mặt khác, với vai trò, vị trí pháp lý của mình, Hội có thể hỗ trợ nữ trí thức có quyền lợi trong quá trình phấn đấu và cống hiến cho xã hội như giới thiệu nữ trí thức tham gia lãnh đạo, quản lý, đề xuất các quy định về tuổi nghỉ hưu, tuổi qui hoạch, đào tạo, tuổi đề bạt, bổ nhiệm…cán bộ nữ trong đó có nữ trí thức.
- Đây là tiền đề , là những điều kiện và cơ hội để nữ trí thức đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước..
- Thứ ba, Hội cũng chủ động xây dựng và phối hợp với các ngành chức năng xây dựng các quỹ giải thưởng nhằm hỗ trợ nữ trí thức có điều kiện thực hiện nghiên cứu khoa học cũng như biểu dương, động viên, tôn vinh nữ trí thức như:.
- Giải thưởng Kovalevskaia đã trở thành một giải uy tín lớn trong giới khoa học Việt Nam, động viên phụ nữ Việt Nam phấn đấu vươn lên, đạt thành tích trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và bất bình đẳng giới còn là thách thức lớn..
- Đồng thời, Quỹ Kovalevskaia còn hỗ trợ nhiều hoạt động khác cho phụ nữ Việt Nam như học bổng cho các tài năng trẻ trong khoa học tự nhiên.
- tổ chức các hội thảo “Phụ nữ và Khoa học”, “Phụ nữ và Nông nghiệp”;.
- Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam:.
- Từ ý tưởng của giải thưởng Kovalevskaia, để tôn vinh những người phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong tất cả các lĩnh vực khoa học, kinh tế, xã hội v.v., Tháng 10/2002 Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho Hội LHPN Việt Nam thành lập Quỹ “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam” với các nguồn lực do Hội vận động từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước.
- Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam là một trong những Giải thưởng lớn dành cho phụ nữ tại Việt Nam hiện nay.
- Giải thưởng được trao tặng hàng năm cho các tập thể nữ và cá nhân phụ nữ xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm động viên, khuyến khích và phát huy hơn nữa tiềm năng sáng tạo của phụ nữ Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước.
- Tính từ năm 2003 đến nay, Quỹ giải thưởng phụ nữ Việt Nam đã xét và trao giải thưởng cho 22 tập thể và 44 cá nhân có thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Từ thành công trong hoạt động của Quỹ “Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam”, năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao cho Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam lập và quản lý Quỹ hỗ trợ tài năng nữ với nguồn tài chính Ban đầu do nhà nước hỗ trợ là 10 tỷ đồng nhằm động viên, khuyến khích và hỗ trợ các tài năng nữ trong đó có nữ trí thức Việt Nam có được sự hỗ trợ cần thiết để cống hiên, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp chung của đất nước.
- Đây là giải thưởng dưới sự bảo trợ của Bộ Tài chính, Bộ khoa học công nghệ môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ lao động thương binh và xã hội, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
- Thông qua hoạt động của các quỹ giải thưởng trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã phát huy vai trò nòng cốt của mình trong công tác phụ nữ của Đảng, tập hợp thu hút đông đảo nữ trí thức, động viên và phát huy trí tuệ, tâm huyết của đội ngũ trí thức cống hiến cho sự nghiệp bình đẳng giới và phát triển đất nước.
- Đây cũng chính là chiếc cầu nối để Hội LHPN Việt nam đến gần hơn với các nữ trí thức Thứ tư, các cấp Hội cũng luôn tích cực triển khai các mô hình hoạt động sáng tạo, phù hợp với đối tượng nữ trí thức nhằm hỗ trợ họ mở rộng sự hiểu biết những kiến thức và kỹ năng trong đời sống gia đình, trong giao tiếp, ứng xử xã hội và nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình hài hòa với hoạt động nghề nghiệp.
- Theo báo cáo của 60/63 Hội LHPN tỉnh/thành phố, bước đầu đã có 14/60 tỉnh/thành phố có những mô hình thu hút, tập hợp đội ngũ nữ trí thức thông qua các câu lạc bộ: Câu lạc bộ nữ trí thức, Câu lạc bộ nữ lãnh đạo quản lý, Câu lạc bộ nữ khoa học, Câu lạc bộ nữ nghệ sỹ, Câu lạc bộ nhà giáo.
- Điển hình như thành phố Hồ chí Minh, với các loại hình tập hợp rất phong phú và đa dạng giành cho nữ trí thức như:.
- Câu lạc bộ “Nữ trí thức” ở 6 quận đã thu hút 331 thành viên tham gia.
- Hoạt động chính của câu lạc bộ là tổ chức các toạ đàm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác, cuộc sống gia đình.
- các chị đã tham gia làm báo cáo viên trong các buổi tuyên truyền trong hội viên, phụ nữ các luật pháp, chính sách mới.
- nhận làm luật sư bào chữa và tư vấn miễn phí cho phụ nữ.
- phối hợp tham gia khám và phát thuốc miễn phí cho phụ nữ và trẻ em nghèo.
- tích cực tham gia các hoạt động từ thiện….
- tổ chức các hoạt động truyền thông, nghiên cứu đồng thời thông qua các nhà báo nữ mở rộng các kênh tuyên truyền về hoạt động của Hội LHPN và Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ.
- Tuyên truyền về phong trào hoạt động của các cấp Hội Phụ nữ thành phố….
- Đồng thời với mô hình câu lạc bộ, Hội LHPN thành phố Hồ Chí Minh còn mở chuyên mục “Nữ trí thức đồng hành cùng Hội” trên trang WEB của Hội từ tháng 7/2009 và trên Báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đến nay diễn đàn đã nhận được nhiều bài viết từ các nữ trí thức.
- Thông qua diễn đàn, các nữ trí thức cũng bày tỏ những tâm tư, nguyện vọng, những đóng góp cho Hội và nhiều trăn trở, suy tư làm thế nào để Hội và nữ trí thức gần nhau hơn “cùng đồng hành”..
- các gương điển hình về nữ trí thức, những đóng góp, cống hiến của các chị cũng được tuyên truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, phụ nữ nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức.
- Ngoài ra, trong hoạt động nghiên cứu khoa học, các cấp Hội cũng chú ý mời các nữ trí thức tham gia đảm nhận các đề tài nghiên cứu, khảo sát thuộc các lĩnh vực bình đẳng giới, gia đình, xoá đói giảm nghèo, lao động nữ.
- Kết quả nghiên cứu khoa học của nữ trí thức đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn để Hội tham mưu, đề xuất và tham gia xây dựng luật pháp, chính sách đảm bảo quyền bình đẳng của phụ nữ.
- Những hoạt động trên của Hội LHPN các cấp, đã giúp nữ trí thức hiểu hơn về Hội, nhiều chị đã chủ động tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ tại địa phương.
- Đồng thời, Hội đã thực hiện tốt được vai trò đại diện cho các đối tượng phụ nữ, trong đó có nữ trí thức..
- Tuy nhiên, việc tập hợp nữ trí thức của Hội còn có phần hạn chế, đó là:.
- Nhận thức của một số cán bộ hội về trách nhiệm của Hội trong việc tập hợp nữ trí thức còn mức độ.
- các hoạt động của Hội dành cho nữ trí thức chỉ mang tính thời điểm, nhiều hoạt động mới mang tính bề nổi, chưa đi sâu vào nhu cầu, nguyện vọng thực sự của nữ trí thức và chưa mang tính chiến lược.
- Việc huy động, tập hợp nữ trí thức tham gia các hoạt động của Hội chưa mang tính chủ động, chưa tích cực, chưa thường xuyên, mới chủ yếu tập trung ở cấp Trung ương và một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng.
- Năng lực một bộ phân cán bộ hội, đặc biệt cấp huyện và cấp cơ sở còn hạn chế, nên nội dung, phương thức hoạt động chưa đổi mới, chưa hấp dẫn và chưa đáp ứng yêu cầu của nữ trí thức và cũng là nguyên nhân dẫn đến nhận thức chưa đúng của một bộ phận nữ trí thức về vị trí, chức năng của tổ chức Hội LHPN Việt nam (chỉ khoảng 36% số nữ trí thức được hỏi khẳng định có tham gia sinh hoạt Hội phụ nữ tại địa bàn dân cư.
- có nữ trí thức cho rằng hoạt động của Hội là giành cho đối tượng phụ nữ yếu thế, phụ nữ cần giúp đỡ.
- Nữ trí thức thường bận rộn công việc nên hoạt động Hội cần được triển khai một cách cô đọng, hiệu quả, tránh kéo dài, gây lãng phí thời gian song cán bộ hội cơ sở chưa đáp ứng được yêu cầu này.
- Sử dụng internet, Fax, điện thoại phổ biến và rộng rãi, thông tin nhiều luống, nhiều chiều, đa dạng, vì thế nhiều nữ trí thức nắm thông tin về chính sách, luật pháp và thông tin khác vững hơn nhiều cán bộ Hội, vì vậy, nhiều cán bộ Hội ngại tiếp xúc, gần gũi nữ trí thức.
- Đây thực sự là thách thức đòi hỏi công tác vận động tập hợp quần chúng nói chung, nữ trí thức nói riêng phải thực sự đổi mới, đội ngũ cán bộ Hội LHPN Việt Nam các cấp phải phấn đấu, nỗ lực vượt bậc mới đáp ứng kịp công tác vận động, tập hợp nữ trí thức trong giai đoạn tới.
- Với nhận thức: Nữ trí thức là một bộ phận hợp thành của tầng lớp trí thức, mang những đặc điểm phẩm chất tiêu biểu của người trí thức đồng thời là một bộ phận ưu tú của phụ nữ Việt Nam bởi trình độ học vấn cao và trí tuệ sáng tạo phong phú.
- Nữ trí thức Việt Nam cũng có đầy đủ những thiên chức, phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam: cần cù, chịu khó, trung hậu, đảm đang, gánh vác việc nhà, việc nước.
- Khác với trí thức nam, trí thức nữ không chỉ đơn thuần là một nhà khoa học, nhà giáo, nhà lãnh đạo, quản lý mà còn đảm nhiệm chức năng của người nội trợ, chăm sóc, giáo dục con cái.
- Nhiều nhà nghiên cứu có chung nhận định: dung hòa được hai chức năng gia đình và xã hội là một trong những đặc điểm điển hình của nữ trí thức Việt Nam.
- Bởi vậy, để hỗ trợ, phát huy vai trò của nữ trí thức đóng góp ngày càng hiệu quả hơn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như đóng góp tích cực hơn vào hoạt động Hội LHPN Việt Nam và phong trào phụ nữ Việt Nam, vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ, tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: Về các giải pháp chung.
- Một là, Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội về vị trí, vai trò của đội ngũ trí thức, trong đó có nữ trí thức theo tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
- tạo bước chuyển biến về hiệu quả công tác nữ trí thức ở các ngành, địa phương, đơn vị.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường tuyên truyền các gương điển hình của nữ trí thức.
- lên án mọi hành vi phân biệt đối xử giữa nữ trí thức và nam trí thức..
- Hai là, Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, tạo điều kiện cho sự phát triển của nữ trí thức: trước mắt là điều chỉnh Luật Lao động.
- Chính phủ và các ngành chức năng nghiên cứu, ban hành một số chính sách đặc thù nhằm tạo điều kiện cho sự phát triển của nữ trí thức như: chính sách hỗ trợ nữ trí thức trong đào tạo, bồi dưỡng, tiếp cận thông tin, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới.
- chính sách tuổi nghỉ hưu cho nữ trí thức làm công tác nghiên cứu khoa học.
- Về các giải pháp trong hệ thống Hội Một là, Đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Hội, đặc biệt là cán bộ Hội cơ sở đủ năng lực, uy tín, trình độ để tập hợp, thu hút nữ trí thức tham gia tổ chức Hội.
- Hai là, Nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy hơn nữa vai trò của các nữ trí thức cơ cấu tham gia Ban Chấp hành Hội LHPN các cấp .
- xây dựng cơ chế để các uỷ viên Ban Chấp hành tham gia tích cực hơn nữa vào các hoạt động Hội tại địa phương, ngành, lĩnh vực mình đại diện.
- Ba là, Tăng cường công tác tuyên truyền về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hội, các hoạt động Hội và phong trào phụ nữ nhằm tác động thay đổi nhận thức của nữ trí thức về tổ chức Hội và tự nguyện đóng góp, cống hiến cho tổ chức Hội.
- Bốn là, Hội LHPN các cấp địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh cần chủ động cụ thể hoá chương trình phối hợp với Liên đoàn lao động cùng cấp trong hoạt động dành cho nữ cán bộ công nhân viên chức và lao động, trong đó có nữ trí thức.
- Năm là, Tiếp tục đổi mới các hoạt động dành cho nữ trí thức như.
- Phát hiện, giới thiệu với đảng, các cơ quan, tổ chức những nữ trí thức tiêu biểu, có năng lực, có phẩm chất đạo đức để đảm nhận những vị trí phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của nữ trí thức.
- Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về thực trạng nữ trí thức, những chính sách đối với nữ trí thức, việc sử dụng nữ trí thức… để có cơ sở tham mưu tốt cho Đảng, Nhà nước có định hướng, chính sách phù hợp nhằm phát huy tiềm năng của nữ trí thức;.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tôn vinh nữ trí thức.
- Sáu là, Huy động khả năng của nữ trí thức đóng góp cho hoạt động Hội thông qua các hoạt động.
- Giao cho nữ trí thức tham gia các đề tài nghiên cứu, làm cơ sở khoa học để Hội ứng dụng nâng cao hiệu quả hoạt động Hội.
- Mời nữ trí thức tham gia là báo cáo viên, tuyên truyền viên, hướng dẫn viên, tư vấn viên… về các nội dung liên quan tới lĩnh vực chuyên môn cho các đối tượng hội viên, phụ nữ.
- Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm, các cuộc toạ đàm giữa nữ trí thức nhằm đưa ra các ý tưởng mới để Hội LHPN Việt Nam có thể điều chỉnh có những hoạt động phù hợp hoặc có những kiến nghị, đề xuất kịp thời với Đảng, Nhà nước, cơ quan chức năng các vấn đề liên quan tới đối tượng nữ trí thức nói riêng, phụ nữ nói chung;.
- Bảy là, Đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ gia đình: đảm bảo uy tín, chất lượng để nữ trí thức giảm bớt gánh nặng, có nhiều thời gian hơn để cống hiến cho công việc, để thư giãn và giải trí, tham gia các hoạt động xã hội.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ nữ trí thức nâng cao kỹ năng tổ chức cuộc sống gia đình, hài hòa với hoạt động nghề nghiệp.
- Tám là, Mở diễn đàn dành cho nữ trí thức trên trang WEB của Hội để trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến, phản biện những vấn đề quan tâm .
- công bố những công trình khoa học, những nghiên cứu có lợi cho cộng đồng, cho phụ nữ.
- Chín là, Hỗ trợ nữ trí thức thành lập Hội Nữ trí thức nhằm quy tụ đội ngũ nữ trí thức, phát huy hơn nữa khả năng của các chị đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước, cũng như phong trào phụ nữ.
- đồng thời tạo sân chơi để các chị chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, giao lưu, giải trí, giúp đỡ nhau trong công việc, hoạt động xã hội, bảo vệ quyền lợi và phát triển cho nữ trí thức.
- Theo kết quả khảo sát định lượng, 90.4% số nữ trí thức được hỏi cho rằng việc thành lập Hội nữ trí thức trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết và trong đó có 89.6% cho rằng nếu Hội được thành lập họ sẽ tham gia..
- Biểu 1: Mục đích thành lập Hội nữ trí thức Đơn vị tính:.
- Theo số liệu của biểu 1, nhu cầu lớn nhất của nữ trí thức trong việc thành lập Hội nữ trí thức là liên quan tới công việc.
- Bảng 2: Mục đích thành lập Hội nữ trí thức phân theo độ tuổi, nghề nghiệp, chức vụ Đơn vị tính.
- Mục đích giải trí được nữ trí thức dưới 30 tuổi, nữ trí thức làm công tác chuyên môn và nữ trí thức không làm công tác nghiên cứu, giảng dạy được lựa chọn nhiều hơn các đối tượng khác.
- Ngược lại, mục đích phản biện xã hội lại được nữ trí thức làm lãnh đạo quản lý và người từ 46 tuổi trở lên quan tâm hơn cả.
- Điều thú vị ở đây là tỉ lệ nữ trí thức làm công tác giảng dạy nghiên cứu chọn mục đích phản biện xã hội và chăm sóc gia đình thấp hơn so với nữ trí thức hoạt động trong các lĩnh vực khác.
- Điều này thể hiện rằng, nữ trí thức làm công tác giảng dạy, nghiên cứu ít quan tâm tới các vấn đề xã hội hơn và ít có nhu cầu chia sẻ, tâm sự về cuộc sống gia đình hơn nữ trí thức công tác tại các sở, ban, ngành, các đoàn thể..
- Trả lời câu hỏi, nếu tham gia Hội Nữ trí thức, chị sẽ tham gia ở mức độ nào, có 59.3% chọn phương án sẽ tham gia tích cực vào các hoạt động phù hợp và 55.2% chọn phương án tham gia vào các hoạt động liên quan tới công việc chuyên môn.
- Biểu 3: Mức độ tham gia các hoạt động nếu Hội Nữ trí thức được thành lập Đơn vị tính:.
- Đây cũng là cơ sở để Hội Nữ trí thức đề ra các mục tiêu và hoạt động phù hợp với đặc điểm nữ trí thức, đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của tổ chức, tránh những hoạt động tràn lan, hình thức.
- Mặc dù các ý kiến tập trung nhất trí cao việc thành lập Hội Nữ trí thức, song vẫn còn có ý kiến băn khoăn về thời điểm, người thủ lĩnh, kinh phí hoạt động, nội dung, hình thức hoạt động, tiêu chuẩn hội viên...