« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2021 và một số yếu tố liên quan


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG TUÂN THỦ DINH DƯỠNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI.
- 3 Viện Dinh dưỡng.
- Từ khóa: Đái tháo đường type 2, tuân thủ chế độ dinh dưỡng, Bệnh viện Nội tiết Trung ương..
- Sự tuân thủ điều trị đặc biệt là tuân thủ chế độ dinh dưỡng là cốt lõi cho sự thành công trong điều trị đái tháo đường.
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 220 người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, cơ sở Ngọc Hồi từ tháng 1 năm 2021 đến hết tháng 3 năm 2021 nhằm mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan.
- Kết quả: người bệnh tuân thủ dinh dưỡng đạt 98,4%, yếu tố liên quan đến tuân thủ dinh dưỡng là sự hài lòng của người bệnh với thái độ của cán bộ y tế và chi phí cho một lần khám.
- Hiện nay, bên cạnh các phác đồ điều trị bằng thuốc đặc hiệu, chế độ dinh dưỡng hợp lý ở người bệnh là yếu tố đặc biệt được khuyến khích trong công tác điều trị và dự phòng các biến chứng (mắt, thận, thần kinh và tim mạch) do đái tháo đường.
- 2 Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh đái tháo đường nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số carbohydrate thấp, các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu (đậu phụ, đậu xanh.
- 5 Rõ ràng, sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả điều trị và quản lý đái tháo đường..
- Hiện nay, Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, cơ sở Ngọc Hồi đang khám và điều trị ngoại trú cho khoảng 400 người bệnh đái tháo đường type 2 mỗi ngày.
- Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về tuân thủ dinh dưỡng của người bệnh đái tháo đường type 2 được thực hiện tại đây.
- Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mô tả thực trạng tuân thủ chế độ dinh dưỡng của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương và một số yếu tố liên quan..
- Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân gồm: người bệnh biến chứng nặng (đột quỵ, suy thận độ 3 trở lên) hoặc rối loạn ý thức, hoặc người bệnh không đồng ý tham gia nghiên cứu..
- n: Là số người bệnh đái tháo đường type 2 cần cho nghiên cứu.
- p: Tỷ lệ tuân thủ điều trị đối với người bệnh đái tháo đường type 2, chọn p = 0,86 (dựa theo nghiên cứu thử trên 50 người bệnh đái tháo đường type 2 tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương, cơ sở Ngọc Hồi)..
- Thay vào công thức, thu được n = 185 người bệnh.
- Ước tính khoảng 20% số phiếu điều tra không hợp lệ, vì vậy cỡ mẫu n = 220 người bệnh..
- Nghiên cứu viên sẽ trực tại Khoa Khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết Trung Ương cơ sở Ngọc Hồi từ ngày đến ngày không tính các ngày nghỉ lễ tết), và chọn tất cả các người bệnh đủ tiêu chuẩn cho đến khi đủ 220 người bệnh..
- Y tế về chẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2 phần dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường, bao gồm các biến:.
- Tuân thủ chế độ dinh dưỡng: Hỏi người bệnh về tần suất sử dụng (thường xuyên, thỉnh thoảng, hiếm khi hoặc không bao giờ) các thực phẩm nên ăn, hạn chế ăn và cần tránh, số bữa ăn trong ngày, tuân thủ dinh dưỡng chung của người bệnh..
- Bước 2: Điều tra viên ngồi trực tiếp tại phòng khám Nội tiết, Khoa khám bệnh - Bệnh viên Nội tiết Trung Ương, lựa chọn đối tượng theo tiêu chuẩn chọn mẫu, giải thích cho người bệnh .
- Nếu người bệnh đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu..
- Việc phỏng ván được tiến hành sau khi người bệnh đã được khám bệnh xong, đang chờ kết quả xét nghiệm để bác sỹ kê đơn và lĩnh thuốc.
- Tiêu chí đánh giá tuân thủ dinh dưỡng: dựa trên sự thực hành với 11 loại thực phẩm trong 1 tuần.
- Tuân thủ dinh dưỡng được tính khi đạt từ 60% số điểm.
- 14 điểm), không tuân thủ dinh dưỡng khi đạt <.
- Sai số nhớ lại: Do người bệnh không nhớ chính xác loại thực phẩm, số lần sử dụng..
- Các thông tin đưa ra cho người bệnh lựa chọn cần đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu.
- Tất cả thông tin của người bệnh được giữ bí mật.
- 1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện trên 220 đối tượng nghiên cứu, trong đó, 56,4% người bệnh ở lứa tuổi ≥ 60 tuổi.
- tỷ lệ người bệnh nữ nhiều hơn chiếm 55%.
- có 70,9% người bệnh có trình độ từ THPT trở lên.
- 97,3% người bệnh sống cùng người thân.
- 59,5% người bệnh không mắc biến chứng, 30,9% mắc biến chứng, 9,5% không biết biến chứng.
- Về cung cấp dịch vụ y tế, có 12 người bệnh (5,5%) cho rằng chi phí cho một lần khám bệnh là quá cao, 208 người bệnh (94,5%) chấp nhận được.
- Sự hài lòng của người bệnh về thái độ của cán bộ y tế, có 213 người bệnh (96,8%) hài lòng, 7 người bệnh (3,2%) thấy bình thường, không có người bệnh nào không hài lòng..
- phẩm nên ăn của người bệnh khá tốt với các loại rau và trái cây ít đường như cam, quýt, bưởi, mận.
- Tuy nhiên với các loại thực phẩm tốt cho người bệnh đái tháo đường như thịt nạc,.
- các loại cá người bệnh chưa sử dụng nhiều: Có tới 35% người bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ ăn thịt nạc, 54,5% hiếm khi hoặc không bao giờ ăn các loại cá..
- phẩm hạn chế và cần tránh cho người đái tháo đường được người bệnh thực hiện rất tốt.
- 89% người bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ ăn bánh mì trắng, rau quả đóng hộp, các món xào quay, các loại bánh ngọt, kẹo, nước quả có đường, các món nội tạng, khoai tây rán..
- Tuy nhiên vẫn còn 35,9% người bệnh thỉnh.
- Về bữa ăn hàng ngày, kết quả cho thấy có 79,1% người bệnh ăn 3 bữa một ngày.
- Căn cứ vào tiêu chí đánh giá tuân thủ dinh dưỡng.
- 14 điểm), tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng đạt 98,6%..
- Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.
- Nghiên cứu chỉ ra có 98,6% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng và 1,4% không tuân thủ..
- Bảng 2 chỉ ra rằng: Việc sử dụng thực phẩm hạn chế và cần tránh cho người ĐTĐ được người bệnh thực hiện rất tốt.
- 89% người bệnh hiếm khi hoặc không bao giờ ăn bánh mì trắng, rau quả đóng hộp, các món xào quay, các loại bánh ngọt, kẹo, nước quả có đường, các món nội tạng, khoai tây rán.
- người bệnh thỉnh thoảng và 8,6% thường xuyên ăn các loại quả có chứa nhiều đường như dưa hấu, dứa, xoài..
- Về bữa ăn hàng ngày, kết quả cho thấy có 79,1% người bệnh ăn 3 bữa một ngày;.
- 14 điểm), tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng đạt 98,6%.
- Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu chỉ ra có 98,6% người bệnh tuân thủ chế độ dinh dưỡng và 1,4%.
- không tuân thủ..
- Một số yếu tố liên quan với tuân thủ dinh dưỡng.
- Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tuân thủ dinh dưỡng Bảng 3.
- Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tuân thủ dinh dưỡng.
- Tuân thủ dinh dưỡng.
- (95% CI) OR p Không tuân thủ Tuân thủ.
- Tuân thủ Không tuân thủ.
- Liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với tuân thủ dinh dưỡng..
- (95% CI) p Không tuân thủ Tuân thủ.
- Bảng 3 chỉ ra rằng: Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, giới, trình độ học vấn và thực trạng gia đình có người mắc của đối tượng nghiên cứu với tuân thủ chế độ dinh dưỡng, Tuy nhiên kết quả cũng cho thấy người bệnh có trình độ từ THPT trở lên tuân thủ.
- cao gấp 5 lần người bệnh có trình độ dưới cấp THPT.
- những người bệnh có thành viên trong gia đình mắc bệnh giống với họ tuân thủ dinh dưỡng hơn những người trong gia đình không có ai mắc bệnh tương tự là 1,06 lần..
- Liên quan giữa đặc điểm dịch vụ y tế với tuân thủ dinh dưỡng..
- Liên quan giữa đặc điểm dịch vụ y tế với tuân thủ dinh dưỡng.
- Bảng 4 cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chi phí cho một lần khám và sự hài lòng về thái độ của cán bộ y tế tại cơ sở khám chữa bệnh với sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng: những người bệnh cho rằng chi phí cho một lần đi khám là chấp nhận được có xu hướng tuân thủ hơn 9,36 lần so với những người cho rằng chi phí này là quá cao (p = 0,03).
- những người cảm thấy hài lòng về thái độ của cán bộ y tế có xu hướng tuân thủ cao hơn hơn nhóm người bệnh cảm thấy bình thường là 17,58 lần (p = 0,003)..
- Thực trạng tuân thủ dinh dưỡng.
- Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra tỷ lệ người bệnh sử dụng các loại rau trong các bữa ăn hàng ngày chiếm tỷ lệ rất cao (95,5.
- Kết quả này tương đồng với kết quả của Nguyễn Thị Hải có 97,3% người bệnh thường xuyên ăn các loại rau, 6 và cao hơn kết quả của Nguyễn Trọng Nhân là 69,4%.
- Trong quá trình phỏng vấn chúng tôi cũng tìm hiểu được lý do là thói quen dinh dưỡng của người bệnh thường không thích ăn các loại thịt nạc vì họ thấy khô, họ cũng ít ăn cá do nhiều người bệnh là người cao tuổi nên họ ngại bị hóc xương mặc dù được bác sỹ tư vấn là ăn cá có lợi cho người bệnh tiểu đường..
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người bệnh sử dụng các thực phẩm nên hạn chế và cần tránh rất tốt.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với Nguyễn Thị Hải có 98,6% người bệnh hiếm khi ăn các món nội tạng, 92,1% hiếm khi ăn các món quay.
- 6 Tuy nhiên vẫn còn 8,6% người bệnh thường xuyên.
- Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đỗ Quang Tuyển có tới 36,1% người bệnh thường xuyên ăn dưa hấu và 37,6% thường xuyên ăn dứa.
- 8 Trong quá trình phỏng vấn nhiều người bệnh họ cho rằng cứ ăn rau quả là tốt cho sức khỏe chứ chưa thực sự phân biệt được loại quả nào chứa lượng đường huyết thấp, loại quả nào chứa lượng đường huyết cao.
- Điều này cho thấy rằng nhân viên phòng khám cần tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường.
- Về số bữa ăn trong ngày: người bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi thực hành các bữa ăn trong ngày chưa hợp lý, có tới 79,1% người bệnh ăn 3 bữa một ngày, chỉ có 18,6% ăn 4 bữa một ngày và 1,4% ăn 5 bữa một ngày.
- Về vấn đề này, có rất ít nghiên cứu để so sánh nhưng cho thấy rằng người bệnh chưa nắm rõ về việc thực hành chia nhỏ các bữa ăn nên cán bộ phòng khám cần tư vấn kỹ hơn cho người bệnh..
- Đánh giá tuân thủ chung về dinh dưỡng, tỷ lệ người bệnh tuân thủ dinh dưỡng rất cao, đạt 98,6%.
- 10 Sự chênh lệch kết quả này có thể do các cách đánh giá mức độ tuân thủ dinh dưỡng giữa các nghiên cứu là khác nhau.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi mới chỉ thực hành mức độ tiêu thụ thực phẩm thường xuyên hay không thường xuyên của một số nhóm thực phẩm chính mà chưa đánh giá cụ thể về nhu cầu năng lượng trong khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường..
- Các yếu tố liên quan đến tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu.
- sự tuân thủ chế độ dinh dưỡng: những người bệnh cảm thấy hài lòng về thái độ của cán bộ y tế có xu hướng tuân thủ dinh dưỡng cao hơn hơn nhóm người bệnh cảm thấy bình thường là 17,58 lần (p = 0,003).
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang, những người bệnh không hài lòng với thái độ của cán bộ y tế tuân thủ dinh dưỡng bằng 0,44 lần so với những người bệnh hài lòng với thái độ và trình độ của cán bộ y tế.
- Điều đó đưa ra gợi ý rằng việc tăng cường sự hài lòng của người bệnh đối với cán bộ y tế sẽ tăng tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng..
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chi phí cho một lần khám và sự tuân thủ dinh dưỡng: những người bệnh cho rằng chi phí cho một lần đi khám là chấp nhận được tuân thủ dinh dưỡng cao hơn 9,36 lần so với những người bệnh cho rằng chi phí là quá cao (p = 0,03).
- Điều này có thể giải thích rằng những người bệnh đánh giá chi phí cho một lần khám bệnh chấp nhận được là những người bệnh có khả năng chi trả cho việc khám bệnh nên họ có khả năng đi khám định kỳ nên họ sẽ nhận được sự tư vấn về dinh dưỡng thường xuyên của thầy thuốc nên họ tuân thủ dinh dưỡng tốt hơn.
- Những người bệnh đánh giá rằng chi phí cho một lần khám là quá cao là những người kinh tế còn khó khăn nên họ ít có điều kiện đi khám định kỳ vì vậy họ cũng ít nhận được sự tư vấn dinh dưỡng từ thầy thuốc vì vậy mà sự hiểu biết về tuân thủ dinh dưỡng cũng kém dẫn đến việc tuân thủ cũng kém hơn..
- Tỷ lệ tuân thủ dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu là khá cao 98,6%.
- Các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tuân thủ dinh dưỡng là sự hài lòng với thái độ của cán bộ y tế và chi phí cho một lần khám bệnh.
- người bệnh cảm thấy hài lòng về thái độ của cán bộ y tế có xu hướng tuân thủ dinh dưỡng cao hơn hơn nhóm người bệnh cảm thấy bình thường là 17,58 lần (p = 0,003).
- những người bệnh cho rằng chi phí cho một lần đi khám là chấp nhận được tuân thủ dinh dưỡng cao hơn 9,36 lần so với những người bệnh cho rằng chi phí cho một lần đi khám là quá cao (p = 0,03)..
- Chưa tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi, giới, trình độ học vấn và tiền sử mắc bệnh trong gia đình của người bệnh với tuân thủ dinh dưỡng..
- Hướng dẫn chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường theo đơn vị chuyển đổi thực phẩm.
- Thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám nội tiết bệnh viện Bãi cháy tỉnh Quảng Ninh năm 2015.
- Thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019.
- Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tuân thủ điều trị bệnh Đái tháo đường type 2 của người bệnh đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện 198 năm 2013