« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ dân tộc Khmer tại Sóc Trăng


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ DÂN TỘC KHMER TẠI SÓC TRĂNG.
- Nông hộ dân tộc Khmer, sản xuất lúa, Sóc Trăng, tiến bộ kỹ thuật.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm hiểu thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ đồng bào dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.
- Phân tích thống kê mô tả được sử dụng để tìm hiểu thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ và phân tích hồi quy binary logistic được dùng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ.
- Kết quả cho thấy rằng, tỷ lệ nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất lúa khá thấp, chỉ đạt từ 0 – 27,5% cho hầu hết các mô hình, ngoại trừ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và giống lúa xác nhận đạt 53,9% và 60,6%..
- Các yếu tố ảnh hưởng tích cực đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ là trình độ học vấn, tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội, diện tích đất sản xuất, sự quan tâm của chính quyền địa phương, kênh thông tin tiến bộ kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông và đại lý phân phối vật tư nông nghiệp..
- Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ dân tộc Khmer tại Sóc Trăng.
- Trong khi đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa góp phần đáng kể để hướng đến phát triển sản xuất bền vững.
- Việc ứng dụng tiến bộ vào sản xuất lúa đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho nông hộ (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2014b), tăng giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích từ 11 – 16% (Huỳnh Trường Huy, 2007);.
- Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng tỷ lệ nông dân đồng bằng sông Cửu Long đạt khoảng 63,3% (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2014b), tại An Giang tỷ lệ nông sử dụng giống lúa ngắn ngày, có năng suất cao, chất lượng gạo tốt và chống chịu tốt đối với rầy nâu đạt đến 95% (Trần Thanh Sơn, 2011)..
- Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở hạ tầng, quy mô, điều kiện canh tác lúa, trình độ của nông hộ (Trần Thanh Sơn, 2011.
- Điều này có thể sẽ là một trở ngại lớn đối với nông dân đồng bào dân tộc Khmer.
- Do đó, nghiên cứu này sẽ phân tích thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ đồng bào dân tộc Khmer và tìm ra những yếu tố tác động đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của họ.
- Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông hộ đồng bào tộc Khmer tại Sóc Trăng nói riêng và đồng bào dân tộc Khmer nói chung..
- niên giám thống kê, báo cáo kinh tế - xã hội hằng năm của các địa phương, báo cáo các mô hình khuyến nông được ứng dụng trên địa bàn, các kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học, kỷ yếu hội thảo khoa học,....
- sử dụng bảng để mô tả thực trạng ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ dân tộc Khmer trên địa bàn nghiên cứu..
- Phân tích hồi quy Binary logistic: nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ.
- sản xuất lúa của nông dân 0: chưa tốt, 1: tốt.
- bộ khuyến nông Biến nhị phân: thông tin kỹ thuật được nghe từ cán bộ.
- Biến nhị phân: thông tin kỹ thuật được nghe từ người quen/hàng xóm.
- công ty Biến nhị phân: thông tin kỹ thuật được nghe từ nhân viên đại.
- PTTTĐC Biến nhị phân: thông tin kỹ thuật được nghe từ phương tiện.
- 3.1 Nguồn thông tin tiến bộ kỹ thuật Để tiến bộ kỹ thuật được ứng dụng vào quá trình sản xuất của nông dân, yếu tố đầu tiên là nông dân phải được biết đến tiến bộ kỹ thuật (Nguyễn Văn Long, 2006).
- Nghiên cứu tiến hành khảo sát nguồn cung cấp thông tin về tiến bộ kỹ thuật (mô Hình 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM, thực hành.
- sản xuất tốt - GAP, sạ hàng) cho nông dân bao gồm 07 kênh thông tin: (1) cán bộ khuyến nông.
- Kết quả cho thấy, nông dân nắm thông tin tiến bộ kỹ thuật thông qua 04 kênh chính là: cán bộ khuyến nông, người quen/hàng xóm, nhân viên đại lý/công ty phân phối vật tư nông nghiệp và phương tiện thông tin đại chúng (Bảng 3)..
- Bảng 3: Nguồn cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
- Phương tiện thông tin đại chúng là nguồn cung cấp thông tin tiến bộ kỹ thuật cho hầu hết nông dân với 97,9% nông dân tiếp cận thông tin từ đây.
- Tại địa phương, các đại lý phân phối vật tư nông nghiệp thường gắn bó khá chặt chẽ với nông dân, vừa là nơi cung cấp đầu vào cho sản xuất lúa của nông dân, vừa là nơi thường tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân, thậm chí còn là nơi cung cấp tín dụng phi chính thức cho nông hộ..
- Nông dân ở nông thôn thường có sự gắn kết khá tốt với nhau, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin về kỹ thuật với nhau nên tỷ lệ nguồn cung cấp thông tin từ người quen/hàng xóm chiếm tỷ lệ khá cao, đạt 46,1%.
- Trên địa bàn nghiên cứu, nông dân chưa tiếp cận được thông tin từ việc tham quan hội chợ hoặc cán bộ viện/trường.
- Một kết quả nghiên cứu tại Hậu Giang cho thấy, cán bộ khuyến nông là nguồn cung cấp quan trọng nhất với 60,7% và nông dân cũng tiếp cận được thông tin từ cán bộ viện/trường và tham quan hội chợ (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2014a).
- Nghiên cứu của Huỳnh Trường Huy (2006) tại Sóc Trăng và Cần Thơ cũng cho thấy rằng, cán bộ khuyến nông là kênh quan trọng thứ hai và nông dân cũng tiếp cận được thông tin từ cán bộ viện/trường và tham quan hội chợ.
- 3.2 Thực trạng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình sản xuất tiên tiến trong sản xuất lúa của nông hộ.
- Kết quả khảo sát trên địa bàn nghiên cứu cho thấy nông dân sử dụng 07 giống lúa: IR50404, OM576, PC10, OM5451, OM6976, OM4900 và RVT.
- Trong đó, tỷ lệ nông dân sử dụng các giống lúa chất lượng cao: OM5451, OM6976, OM4900.
- Khác với các mô hình tiến bộ kỹ thuật, thông tin tiếp cận nguồn giống lúa của nông dân chủ yếu từ người quen/hàng xóm với 91,7% nông dân tiếp cận từ kênh này.
- Điều này cho thấy hiện nay việc sử dụng giống lúa của nông dân chủ yếu bị tác động bởi những hộ canh tác xung hơn là các kênh thông tin khác..
- IPM là giải pháp tiếp cận sinh thái để quản lý dịch hại, ứng dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật để ngăn cản sự phát sinh, phát triển của dịch hại;.
- Trên địa bàn khảo sát chỉ có 12,4% nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật này thấp hơn nhiều so với tỷ lệ ứng dụng của nông dân tại Hậu Giang với 42,6% (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2015a)..
- Bên cạnh đó, nghiên cứu tiến hành khảo sát nguyên nhân chính dẫn đến nông dân không ứng dụng các mô hình và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa với 06 cấp độ: (1) nông dân chưa từng nghe/biết đến mô hình (chưa từng nghe).
- Bảng 4: Thực trạng ứng dụng các mô hình tiến bộ kỹ thuật và nguyên nhân không ứng dụng của nông hộ.
- Mô hình tiến bộ kỹ thuật.
- Tỷ lệ hộ có ứng dụng.
- Tỷ lệ hộ không ứng dụng.
- Nguyên nhân không ứng dụng (tỷ lệ.
- Trong mô hình IPM, nguyên nhân chính dẫn đến nông dân không ứng dụng mô hình này là:.
- khó ứng dụng 22,3%;.
- Sạ hàng là một trong những tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao cho nông dân từ khá sớm, với nhiều lợi ích như giảm được lượng giống gieo sạ, giảm công gieo sạ, kéo theo đó là giảm được phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân ứng dụng kỹ thuật này rất ít, chỉ đạt 0,5%.
- Tại Hậu Giang, tỷ lệ nông dân ứng dụng kỹ thuật này lên đến 35,1% (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2015a).
- Các nguyên nhân chính được nông dân cho là: kỹ thuật khó ứng dụng (31,6.
- thực tế nhiều nông dân cho rằng điều kiện đất đai không bằng phẳng và thời tiết là yếu tố chính làm cho kỹ thuật sạ hàng khó ứng dụng được.
- 30,6% nông dân cho rằng kỹ thuật không hiệu quả do sạ hàng thưa dẫn đến cỏ dại nhiều và năng suất thấp.
- 25,9% nông dân không quan tâm đến kỹ thuật này..
- Kết quả khảo sát cho thấy đây là mô hình tiến bộ kỹ thuật được nông dân ứng dụng nhiều nhất trong số các mô hình được khảo sát.
- Tuy nhiên, tỷ lệ nông dân ứng dụng vẫn ở mức thấp chỉ đạt 27,5% (Bảng 4)..
- Tỷ lệ ứng dụng này thấp hơn đáng kể so với tỷ lệ ứng dụng của nông dân tại Hậu Giang với 42,5%.
- Trong mô hình 3 giảm 3 tăng, kết quả khảo sát cho thấy nông dân không ứng dụng chủ yếu do các nguyên nhân: không hiệu.
- Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết nông dân trên địa bàn nghiên cứu chưa ứng dụng mô hình này (99,5%.
- nông dân chưa ứng dụng).
- Các nguyên nhân chính là: nông dân chưa từng nghe đến mô hình 52,3%;.
- Tuy nhiên, trên địa bàn khảo sát chưa có mô hình GAP nào được triển khai nên chưa có nông dân ứng dụng và có đến 65,8% nông dân chưa biết đến thông tin về mô hình này..
- Nhìn chung, ngoài việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và giống xác nhận đạt tỷ lệ khá cao, các mô hình tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa chưa được nông dân trên địa bàn nghiên cứu ứng dụng nhiều.
- (Huỳnh Trường Huy, 2007), hoặc mặt bằng chung của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long là 63,2%.
- Trung bình, có đến 46% nông dân chưa nghe/biết hoặc không quan tâm đến mô hình tiến bộ kỹ thuật và 10,6% nông dân chưa hiểu rõ kỹ thuật mới nên dẫn đến không ứng dụng.
- Điều này thể hiện khá rõ nhiều nông dân trên địa bàn nghiên cứu vẫn chưa tiếp cận được với thông tin về kỹ thuật mới hoặc chưa nắm rõ được quy trình kỹ thuật.
- Kết quả này phần nào đánh giá được công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến nhóm nông hộ Khmer trên địa bàn.
- 3.3 Yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ.
- Mô hình hồi quy Binary logistic được sử dụng để xác định các yếu tố tác động đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật (nông dân có ứng dụng ít nhất một tiến bộ kỹ thuật hoặc mô hình: 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM, sạ hàng hoặc GAP) vào trong sản xuất lúa.
- Có 06 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông hộ ở mức ý nghĩa 5%.
- 0,05) là: tuổi, số năm kinh nghiệm sản xuất lúa, số thành viên tham gia sản xuất lúa, cơ sở hạ tầng, thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng và thông tin tiến bộ kỹ thuật từ người quen/hàng xóm (Bảng 5)..
- Bảng 5: Kết quả phân hồi quy Binary logistic về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào canh tác lúa của nông hộ.
- X 9 : Thông tin từ cán bộ khuyến nông .
- Mức ý nghĩa của 06 biến: học vấn, diện tích canh tác, sự quan tâm của chính quyền địa phương đến sản xuất lúa của nông dân.
- tham gia tổ chức đoàn thể của nông hộ, thông tin về tiến bộ kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông và thông tin tiến bộ kỹ thuật từ nhân viên đại lý/công ty phân phối vật tư nông nghiệp đều có mức ý nghĩa nhỏ hơn 5% và có mối tương quan thuận với khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân.
- khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ trong mô hình.
- tương quan thuận với việc khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ.
- Tức là khi nông hộ có trình độ học vấn càng cao, diện tích đất canh tác càng nhiều và có tham gia các tổ chức đoàn thể thì khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ càng cao.
- Điều này có thể được giải thích là do khi nông dân có trình độ học vấn cao thì có thể dẫn đến mức độ am hiểu tiếng Kinh cũng như khả năng hiểu được thông tin tiến bộ kỹ thuật tốt hơn.
- là cơ hội để nông dân được mở rộng quan hệ xã hội, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với người khác, tăng cơ hội tiếp xúc với tiến bộ kỹ thuật hơn.
- Nông dân có diện tích đất canh tác nhiều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật như: có thể việc có nhiều đất.
- Các yếu tố: mức độ quan tâm của chính quyền địa phương đến sản xuất của nông dân.
- thông tin tiến bộ kỹ thuật từ cán bộ khuyến nông và nhân viên đại lý/công ty phân phối vật tự nông nghiệp có mối tương quan thuận với ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông hộ.
- Đây là các yếu tố thể hiện tác động của công tác khuyến nông đến việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân.
- Khi chính quyền địa phương quan tâm nhiều đến tình hình sản xuất lúa của nông hộ, họ sẽ tích cực hơn trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.
- Từ đó sẽ có nhiều nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hơn.
- Nông dân tiếp cận thông tin từ cán bộ khuyến nông hoặc nhân viên đại lý/công ty phân phối vật tư nông nghiệp giúp họ mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hơn.
- Khi tham gia các buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật do cán bộ khuyến nông hoặc các đại lý/công ty phân phối vật tư nông nghiệp tổ chức, nông dân thường được hướng dẫn kỹ hơn, được trực tiếp trao đổi với cán bộ hướng dẫn, được quan sát trực tiếp, hoặc được khuyến khích ứng dụng từ cán bộ hướng dẫn.
- Từ đó, nông dân sẽ hiểu được kỹ thuật tốt hơn so với khi nghe từ phương tiện thông tin đại chúng, có thể vì vậy mà khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân cao hơn..
- Nông hộ người dân tộc Khmer tại Sóc Trăng ứng dụng các mô hình hoặc tiến bộ kỹ thuật như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, IPM và sạ hàng vào trong canh tác lúa khá thấp so với mặt bằng chung của nông dân Đồng bằng sông Cửu Long đã được các nghiên cứu trước đây công bố ngoại trừ việc sử dụng giống lúa chất lượng cao và giống lúa xác nhận được ứng dụng khá cao.
- Nông dân tiếp cận thông tin tiến bộ kỹ thuật và nguồn giống lúa chủ yếu từ phương tiện thông tin đại chúng và người quen/hàng xóm.
- Phần lớn nông dân không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất là do chưa tiếp cận được nguồn thông tin, không quan tâm đến kỹ thuật mới hoặc chưa hiểu rõ quy trình kỹ thuật..
- Các yếu tố chủ quan (thuộc về bản thân nông dân) có tác động giúp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa của nông dân là:.
- Các yếu tố khách quan giúp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của nông dân là: thông tin tiến bộ kỹ thuật được chuyển giao từ cán bộ khuyến nông, nhân viên đại lý/công ty phân phối vật tư nông.
- nghiệp và sự quan tâm của chính quyền địa phương đến việc sản xuất lúa của nông dân..
- Đề án đẩy mạnh ứng dụng quản lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng giai đoạn .
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của hộ nông dân tại tỉnh Hậu Giang.
- So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông dân ở tỉnh An Giang