« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và chiến lược sử dụng nguồn vốn sinh kế thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- THÍCH ỨNG VỚI XÂM NHẬP MẶN CỦA NÔNG HỘ VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Trong bối cảnh ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến hoạt động sinh kế nông hộ vùng ven biển ngày càng nghiêm trọng, nghiên cứu về thực trạng sử dụng các nguồn vốn sinh kế, từ đó đề xuất giải pháp chiến lược về sinh kế cho nông hộ vùng ven biển là rất cần thiết.
- Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phỏng vấn trực tiếp 298 nông hộ tại 10 xã ở hại huyện An Minh (Kiên Giang) và Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).
- Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ.
- Vay vốn và kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến kết quả sinh kế nông hộ.
- Diện tích đất, đầu tư sản xuất và tổng giá trị phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với kết quả sinh kế nông hộ Để nâng cao năng lực thích ứng cho nông hộ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn sinh kế sẵn có, vốn vật chất và tài chính là hai yếu tố cần tiếp tục được đầu tư hỗ trợ để nông hộ sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế còn lại như vốn con người, xã hội và tự nhiên..
- thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Thực tế ở các vùng ven biển trong thời gian qua, xâm nhập mặn và biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế của người dân, các diện tích đất sản xuất và hệ thống canh tác bị thiệt hại.
- xã hội ở các địa phương chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn vùng ven biển, nghiên cứu về thực trạng sử dụng nguồn vốn sinh kế và chiến lược thích ứng của nông hộ vùng ven biển là rất cần thiết..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra nông hộ bằng phiếu điều tra được sử dụng để thu thập thông tin định tính và định lượng liên quan đến năm nguồn vốn sinh kế, chiến lược thích ứng với xâm nhập mặn của nông hộ vùng ven biển dưới tác động của BĐKH, xâm nhập mặn.
- Nông hộ được lựa chọn phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện có phân tầng theo điều kiện kinh tế.
- Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng các nguồn vốn sinh kế nông hộ (được đánh giá thông qua biến thu nhập, triệu đồng/năm) từ đó góp phần đề xuất giải pháp phát triển sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu, nghiên cứu sử dụng hồi quy tương quan đa biến..
- Các biến độc lập trong mô hình theo năm nguồn vốn sinh kế của nông hộ được trình bày ở Bảng 1..
- Số lao động chính trong nông hộ (người) X 1 Tu et al.
- Wanjiku (2017) Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (năm.
- xuất của nông hộ (triệu đồng) X 4 Võ Văn Tuấn và Lê Cảnh Dũng (2015).
- (2015) 3 Tài chính Chi phí cho sản xuất và sinh hoạt của nông.
- 4 Tự nhiên Diện tích sản xuất của nông hộ (1000 m 2 ) X 8 Tu et al.
- 3.1 Thực trạng nguồn vốn sinh kế nông hộ vùng ven biển.
- Bảng 2: Nhân khẩu của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Số thành viên tham gia sản xuất .
- Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương cũng như năng lực thích ứng của nông hộ khi có xâm nhập mặn..
- Trình độ học vấn của chủ hộ có ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiếp thu kiến thức mới, ứng dụng khoa học công nghệ và khả năng tổ chức, quản lý sản xuất của nông hộ.
- Vì vậy, trình độ học vấn của lao động, đặc biệt là lao động chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất và sử dụng nguồn lực của nông hộ.
- Bảng 3 thể hiện trình độ học vấn của tất cả thành viên hộ ở địa bàn nghiên cứu..
- Một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động sinh kế của nông hộ là kinh nghiệm sản xuất.
- Từ kết quả khảo sát, kinh nghiệm sản xuất của thành viên nông hộ khá đa dạng, dao động từ 1 – 60 năm (Bảng 4).
- Bảng 4: Kinh nghiệm sản xuất của thành viên hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Trung bình .
- Tóm lại, đa số các thành viên nông hộ đều có nhiều thâm niên trong sản xuất, trung bình có hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất, đây là một trong những yếu quan trọng giúp nông hộ nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như thích ứng với bối cảnh biến đổi khí hậu hay xâm nhập mặn..
- Qua kết quả phân tích, thu nhập trung bình/năm của nông hộ là 94,54 triệu đồng ở An Minh (Kiên Giang) và 154,82 triệu đồng ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) cho thấy sự sử dụng vốn sinh kế của người dân tại Mỹ Xuyên hiệu quả hơn so với An Minh..
- Hộ có thu nhập lớn nhất là 1.100 triệu đồng/năm và hộ có thu nhập thấp nhất là -44 triệu đồng/năm, mức độ dao động về thu nhập của nông hộ trên địa bàn là khá lớn với độ lệch chuẩn lần lượt là 105,83 ở An Minh, Kiên Giang (cao hơn so với giá trị trung bình) và 153,32 ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng (gần bằng với giá trị trung bình).
- nhập của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu khá cao nhưng vẫn còn chênh lệch lớn có thể do chiến lược sử dụng vốn sinh kế và khả năng thích ứng với điều kiện bất lợi khác nhau..
- Bảng 5: Thu nhập trong năm của nông hộ Phân loại Kiên Giang Sóc Trăng.
- Nguồn: Theo kết quả điều tra nông hộ, 2017, n=298 Số nguồn thu nhập của nông hộ cho thấy sự đa dạng trong các hoạt động sinh kế của nông hộ.
- Dựa vào Bảng 6, nông hộ có hai nguồn thu nhập chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 54,73% ở tỉnh Kiên Giang và 20,67% ở địa bàn nghiên cứu tỉnh Sóc Trăng..
- Bảng 6: Số nguồn thu nhập của nông hộ.
- Theo kết quả điều tra, nguồn thu nhập của nông hộ trong địa bàn nghiên cứu khá đa dạng với các hoạt động sản xuất như lúa, tôm/cá, màu, chăn nuôi, phi nông nghiệp và làm thuê nông nghiệp..
- Dựa vào Bảng 7, lúa và tôm/cá là hai hoạt động tạo thu nhập cao nhất của nông hộ.
- Làm thuê nông nghiệp và phi nông nghiệp cũng là hai nguồn thu nhập khá quan trọng của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Bảng 7: Thu nhập trong từng hoạt động sinh kế của nông hộ.
- Hình 1 cho thấy các mối quan hệ ngoài xã hội của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu không cao, chỉ có 15% (45 hộ) có thành viên làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, 85% không có thành viên làm trong cơ quan nhà nước, tổ hợp tác (THT) và hợp tác xã (HTX) có tỷ lệ tham gia cũng rất thấp tương ứng 16% và 10,67%, riêng số nông hộ có tham gia tập huấn cũng khá thấp chỉ với 32%.
- Điều đó cho thấy rằng nguồn vốn về quan hệ xã hội của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu chưa cao, sự gắn kết và hợp tác cộng đồng chưa phát triển và một phần là do người dân chưa nhận thấy được nhiều lợi ích khi tham gia HTX - THT..
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân hàng xóm được xem là nguồn giúp đỡ trực tiếp và nhanh chóng trong lúc nông hộ gặp những khó khăn đột xuất.
- Theo kết quả phân tích, 298 nông hộ trên địa bàn nghiên cứu (Bảng 8) có khoảng 64% nông hộ (ở cả hai địa bàn nghiên cứu) cho rằng có thể nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân hàng xóm, có khoảng 26-28% hộ ít nhận được sự giúp đỡ từ hàng xóm và 7-8% hộ không nhận được sự hỗ trợ.
- Điều đó cho thấy rằng quan hệ hàng xóm, láng giềng của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu rất mật thiết, thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất, thông tin giá cả, chia sẻ công lao động,....
- Hình 1: Quan hệ xã hội của nông hộ Nguồn: Theo kết quả điều tra nông hộ, 2017, n=298 Bảng 8: Sự hỗ trợ, giúp đỡ từ người thân, hàng.
- Đất là một tài nguyên không thể thiếu trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Diện tích sản xuất nhiều tạo ra được nhiều sản phẩm, đồng thời giúp nông hộ thu nhập càng nhiều..
- tổng diện tích đất ở địa bàn nghiên cứu tỉnh Kiên Giang là 1,212 ha và 1,023 ha ở tỉnh Sóc Trăng..
- Bảng 9: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
- Điều này cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở địa bàn nghiên cứu là khá manh mún và nhỏ lẻ.
- Bảng 10: Quy mô diện tích đất sản xuất của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Phương tiện vật chất phục vụ sinh hoạt rất cần thiết giúp cho đời sống và sinh hoạt của nông hộ..
- Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung, những phương tiện vật chất phục vụ cho nông hộ rất đa dạng và đầy đủ cho cuộc sống tiện nghi, có thể đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi và giải trí của nông hộ..
- Phương tiện sản xuất là các thiết bị gắn liền với những hoạt động sản xuất của nông hộ.
- Hầu hết các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đều làm nông nghiệp nên phương tiện phục vụ sản xuất chủ yếu của họ là ghe/xuồng và xe gắn máy để thuận tiện trong việc đi lại, ngoài ra còn các dụng cụ khác như máy bơm nước, máy tưới, máy xịt thuốc,....
- Bảng 11: Phương tiện vật chất phục vụ sản xuất của nông hộ Phương tiện Đơn vị.
- Trong khi đó, phương tiện máy bơm nước, máy xụt khí, phương tiện quan trọng giúp nông hộ thực hiện các hoạt động sản xuất của mô hình lúa – tôm hoặc chuyên tôm khá phổ biến ở điểm nghiên cứu Sóc Trăng..
- 3.2 Chiến lược sinh kế của nông hộ vùng ven biển.
- Sóc Trăng và Kiên Giang nói chung, là hai tỉnh thuần nông với nông nghiệp là kinh tế chủ lực nên đa số nông hộ trên địa bàn nghiên cứu đều tham gia hoạt động sản xuất liên quan đến lĩnh vực nông.
- Nguồn: Theo kết quả điều tra nông hộ, 2017, n=298 Từ kết quả phân tích số người tham gia hoạt động mưu sinh trong thời gian xâm nhập mặn (Bảng 13), tất cả các hộ đều có thành viên tham gia hoạt động sinh kế trong thời gian xâm nhập mặn và đây cũng là thời gian tạo ra thu nhập nhiều nhất do nông hộ đã thích nghi được với điều kiện tự nhiên..
- Từ kết quả phân tích, với quy mô trung bình là 4 thành viên/hộ và lực lượng lao động chính với phần lớn là 2 người/hộ thì nguồn vốn con người đã được những nông hộ trên địa bàn nghiên cứu tận dụng một cách khá tốt với việc tham gia vào các hoạt động mưu sinh từ 2 người trở lên chiếm tỷ lệ cao..
- 2 Trình độ X .
- nông hộ chịu sự ảnh hưởng bởi các biến trong mô hình, còn lại khoảng 78% do các yếu tố khác không được xem xét trong mô hình hồi quy.
- mặc dù hệ số ước lượng không có ý nghĩa thống kê, nhưng có tương quan dương với thu nhập của nông hộ..
- có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với kết quả sinh kế nông hộ nhưng không có ý nghĩa thống kê ở múc 10%..
- Kinh nghiệm sản xuất (X 3.
- có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch và có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, điều này cho thấy khi nông hộ có nhiều kinh nghiệm, kết quả sử dụng sinh kế sẽ kém hiệu quả hơn.
- Điều này có thể được giải thích là do nông hộ sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sẵn có và ít ứng dụng khoa học kỹ thuật mới.
- Khi nông hộ có thêm một.
- Giá trị phương tiện vật chất phục vụ sản xuất (X 4.
- dụng trong sản xuất lên một triệu đồng, thu nhập của nông hộ tăng lên 0,59 triệu đồng.
- Điều này cho thấy giá trị của phương tiện sản xuất có tác động lớn đến thu nhập của nông hộ..
- Chi phí sản xuất và sinh hoạt của nông hộ (X 5.
- Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tăng chi phí sản xuất và sinh hoạt lên một triệu đồng, thu nhập của nông hộ tăng lên 0,479 triệu đồng (Bảng 15).
- Điều này cho thấy rằng chi phí sản xuất và sinh hoạt nông hộ có tác động lớn đến thu nhập của nông hộ..
- biến này có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với kết quả sinh kế của nông hộ và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, khi nông hộ có vay vốn, thu nhập nông hộ sẽ giảm khoảng 29,218 triệu đồng.
- Điều này có thể giải thích do nông hộ vay vốn thường thiếu điều kiện để đầu tư và tập trung vào sản xuất nên kết quả sinh kế sẽ kém hiệu quả hơn..
- có ảnh hưởng tỷ lệ thuận với kết quả sinh kế nông hộ nhưng không có ý nghĩa thống kê ở múc 10%..
- Diện tích đất sản xuất của nông hộ (X 8.
- hệ số ước lượng của biến này có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến thu nhập của nông hộ và có ý nghĩa.
- Kết quả này cho thấy nếu nông hộ có nhiều diện tích đất sẽ đạt được kết quả sinh kế tốt hơn.
- Điều này có thể dễ dàng giải thích do địa bàn nghiên cứu có hoạt động sinh kế chủ.
- yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp..
- Quan hệ xã hội của nông hộ (X 9.
- Từ kết quả nghiên cứu, nông hộ ở địa bàn nghiên cứu một phần nào đó chưa sử dụng nguồn vốn sinh kế đạt hiệu quả tối ưu, cụ thể là lực lượng lao động ảnh hưởng không có ý nghĩa đến thu nhập nông hộ nên có thể lao động chưa được khai thác hết.
- Tương tự, trình độ học vấn lại ảnh hưởng tỷ lệ nghịch đến kết quả sinh kế mặc dù không có ý nghĩa thống kê, nhưng kết quả này phần nào cho thấy nông hộ chưa thể vận dụng kiến thức nền đã học vào trong điều kiện sản xuất cụ thể.
- Để góp phần nâng cao thu nhập và năng lực thích ứng cho nông hộ vùng ven biển, kết quả nghiên cứu có một số đề xuất như sau: (i) hỗ trợ nông hộ tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phục vụ sản xuất nhằm tạo điều kiện cho nông hộ thực hiện đầu tư và giảm thiểu chi phí cơ hội.
- (iii) tiếp tục nghiên cứu các mô hình sản xuất phù hợp với nhóm hộ có diện tích đất ít nhằm tăng thu nhập và hạn chế tính dễ bị tổn thương..
- Do vậy đặc điểm sinh kế nông hộ vùng ven biển chịu sự tác động và chi phối lớn bởi xâm nhập mặn nên hệ thống canh tác cũng có phần khác biệt so với các vùng khác.
- Về nguồn vốn xã hội, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nông hộ có thành viên tham gia trong các tổ chức là thấp.
- Về nguồn vốn tự nhiên cho thấy diện tích đất sản xuất bình quân trên hộ khá cao cho cả hai địa bàn nghiên cứu và mô hình sản xuất chủ.
- phương tiện sản xuất và sinh hoạt.
- Về nguồn vốn tài chính thì thu nhập của nông hộ vẫn chưa cao và thu nhập trong thời gian xâm nhập mặn là chủ yếu..
- nông hộ, nghiên cứu cho thấy vay vốn, phương tiện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, tổng đầu tư của hộ trong năm, quy mô diện tích đất nông hộ và kinh nghiệm sản xuất có ảnh hưởng có ý nghĩa.
- nông hộ..
- Để nâng cao năng lực thích ứng cho nông hộ và sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn sinh kế sẳn có, vốn vật chất và tài chính là hai yếu tố cần tiếp tục được đầu tư hỗ trợ để nông hộ sử dụng hiệu quả các nguồn lực sinh kế còn lại như vốn con người, xã hội và tự nhiên..
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long