« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ LIÊN KẾT ?BỐN NHÀ? TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO SỰ LIÊN KẾT.
- “BỐN NHÀ” TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NÔNG SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- 1 LIÊN KẾT “BỐN NHÀ” Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (ĐBSCL), CẦN MỘT CƠ CHẾ.
- Trong những năm gần đây ĐBSCL, mô hình liên kết “bốn nhà”: Nhà nước-nhà doanh nghiệp- nhà nông- nhà khoa học, đã mang lại những hiệu quả tích cực trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- An Giang có thể xem là một trong những địa phương đi đầu trong việc xây dựng mô hình liên kết bốn nhà.
- Ngay từ năm 2001, An Giang đã sớm cho các doanh nghiệp của tỉnh ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với hộ nông dân để đầu tư và bao tiêu sản phẩm.
- Vụ đông xuân năm 2004, các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của tỉnh đã ký hợp đồng bao tiêu hơn 45.000ha lúa chất lượng cao, Công ty Antesco ký kết hợp đồng bao tiêu bắp non với hộ nông dân...Các địa phương khác như: Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Cà Mau v.v...đều có những cách làm hay trong liên kết “bốn nhà”.
- Trong đó Nông trường sông Hậu (Cần Thơ), trong những năm qua nổi lên như một điểm sáng có nhiều kinh nghiệm sản xuất đạt kết quả và tiêu thụ nông sản cho nông dân.
- Những năm qua, Nông trường luôn liên kết với các cơ quan khoa học như: Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa ĐBSCL, Viện khoa học nông nghiệp miền Nam, Viện chăn nuôi đưa các tiến bộ khoa học- kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các tiến bộ về giống cho trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản v.v...Vụ đông xuân năm Nông trường đã ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm hơn 8000 ha lúa với các hộ nông dân trong và ngoài Nông trường, với giá cả hợp lý được nông dân tín nhiệm..
- Quyết định số 80/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ ra đời về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng đã tạo ra chất xúc1 tác cho các nhà liên kết chặt chẽ với nhau, tạo ra sự chuyển động trên thị trường nông thôn, doanh nghiệp thu mua được.
- các hộ nông dân thì yên tâm về đầu ra của sản phẩm với giá cả hợp lý.
- nhà khoa học có điều kiện phổ biến kiến thức khoa học.
- địa phương cũng có nguồn thu ngân sách vì sản xuất phát triển...Vụ đông xuân có khoảng hơn 120 ngàn ha lúa chất lượng cao ở các tỉnh ĐBSCL được ký hợp đồng với 20 doanh nghiệp.
- Các thành viên của Tổng công ty lương thực miền Nam cũng ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hơn 124.000 tấn lúa.
- Một số mô hình liên kết.
- “bốn nhà” có hiệu quả ở ĐBSCL đã xuất hiện như: Nông trường sông Hậu, Công ty Mê Công (Cần Thơ), Công ty Antesco (An Giang) v.v....
- Mặc dù còn nhiều hạn chế, nhưng bước đầu mô hình liên kết “bốn nhà” cũng đã mang lại những lợi ích thiết thực.
- Thông qua sự liên kết, hộ nông dân có đầu ra ổn định, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành, nâng cao thu nhập, thay đổi tư duy của người sản xuất nhỏ, nâng cao năng lực tự chủ trong cơ chế thị trường.
- Doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu ổn định, đồng bộ theo yêu cầu sản xuất, kinh doanh riêng của doanh nghiệp, chủ động trong kế hoạch sản xuất, mở rộng thông tin trên nhiều vùng sinh thái khác nhau nhờ kết nối được thông tin hai chiều giữa người sản xuất và tiêu thụ.
- Nhà khoa học có điều kiện đưa khoa học xuống đồng ruộng, hướng dẫn và giải quyết những yêu cầu sản xuất của nông dân..
- Tạo điều kiện để các địa phương trong vùng bố trí sản xuất theo kế hoạch và quy hoạch, thống nhất từ chủ trương, chính sách của nhà nước đến sản xuất, thu mua, chế biến, tiêu thụ thay vì nặng về giấy tờ và sự áp đặt trước đây, liên kết “bốn nhà” đã giúp các nhà doanh nghiệp, nhà nông cũng như nhà khoa học có được sự chủ động trong hoạt động của mình dựa trên quy hoạch gắn với kế hoạch.
- “ba giảm, ba tăng”, từ đó tạo khả năng cạnh tranh và thúc đẩy sản xuất trong vùng phát triển.
- Ở đây, trừ nhà nước đóng vai trò “nhạc trưởng”, thì các nhà còn lại cùng với sự cố gắng đạt được lợi ích của mình, còn phải bảo đảm hoạt động đúng chính sách, pháp luật, cũng chính là thể hiện rõ trách nhiệm của mình trước nhà nước..
- Liên kết “bốn nhà” đã góp phần quan trọng hiện thực hóa Quyết định 80 của Thủ Tướng chính phủ về “Khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng” giữa doanh nghiệp và hộ nông dân, thực hiện một bước quá trình xã hội hóa sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn, tăng cường được liên minh công- nông trong thời kỳ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH.).
- Quá trình liên kết “bốn nhà” trong thời gian qua ở ĐBSCL đã đạt được những kết quả bước đầu đáng trân trọng, tuy nhiên, cũng còn nhiều vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình vận động.
- Thực tế cho thấy ngay cả những nơi ít nhiều có sự thành công trong sự liên kết này, thì mức độ gắn kết giữa các nhà vẫn còn lỏng lẻo.
- Nhà doanh nghiệp và hộ nông dân đều muốn có thu nhập cao mà thiếu sự chia sẻ nên vẫn còn những tâm trạng khác nhau trong ký các hợp đồng kinh tế..
- Tình trạng vi phạm hợp đồng ở cả hai phía dẫn đến mất niềm tin lẫn nhau giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân.
- Nhà khoa học và nhà nước (mà nhất là nhà nước ở các địa phương), được lợi gì trong mối liên kết này hiện nay chưa rõ, nên chưa có gì ràng buộc họ gắn bó tích cực với doanh nghiệp và nhà nông.
- Vì vậy các nhà khoa học chưa nhiệt tình lắm với nhà nông và doanh nghiệp.
- Vai trò của “nhà nước” ở các địa phương trong mối.
- quan hệ này nhiều khi rất mờ nhạt, chỉ mới dừng lại ở việc chứng thực hợp đồng, còn việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện hợp đồng thì còn nhiều thiếu sót.
- Vẫn còn có hiện tượng xem việc ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng là việc giữa doanh nghiệp và hộ nông dân..
- Nhìn chung, chúng ta chưa tạo ra một cơ chế để gắn kết các nhà lại với nhau một cách chặt chẽ nên hiệu quả thu được còn rất thấp và vì vậy chưa tạo ra được bước đột phá trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL thời gian qua..
- Một là, do những chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho sự liên kết chưa hoàn thiện (luật pháp, môi trường tâm lý-xã hội.
- ít nhiều cũng hạn chế liên kết giữa.
- “bốn nhà” ở ĐBSCL những năm qua..
- Hai là, do tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL những năm qua luôn luôn biến động, không thể tiên đoán trước được làm cho các doanh nghiệp và hộ nông dân trong vùng rất khó khăn trong việc ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
- Đó cũng là lý do dẫn đến hạn chế liên kết..
- Một là, do trình độ nhận thức của “các nhà” trong vùng còn nhiều hạn chế, chưa quen với kiểu làm ăn theo hợp đồng, chưa nhận thức được hết ý nghĩa và lợi ích của việc phải liên kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển..
- Hai là, các chủ trương và chính sách của nhà nước về liên kết kinh tế chỉ có tính chất định hướng chứ không bắt buộc, nên các nhà chưa thấy hết nhu cầu tất yếu và trách nhiệm phải cùng liên kết với nhau..
- Tóm lại, những hạn chế nói trên có nhiều nguyên nhân, nhưng trong đó nhận thức và môi trường thể chế vẫn là nguyên nhân bao trùm, nên chưa làm cho liên kết kinh tế thật sự trở thành động lực, chưa tạo ra môi trường, thể chế đủ sức thúc đẩy liên kết kinh tế bốn nhà ở ĐBSCL phát triển mạnh mẽ..
- 2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO SỰ LIÊN KẾT BỐN NHÀ TRONG THỜI GIAN TỚI Ở ĐBSCL.
- Liên kết “bốn nhà” trong sản xuất và tiêu thụ nông sản ở ĐBSCL đã phát triển và đang biến đổi cùng với quá trình chuyển nền kinh tế nước ta vận động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN.
- Tuy nhiên để liên kết “bốn nhà” thật sự có hiệu quả hơn, chúng tôi xin kiến nghị một số giải pháp sau đây:.
- 2.1 Một là, xây dựng cơ chế bảo đảm tốt hơn sự kết hợp hài hòa lợi ích của bốn nhà (nhà nước-nhà doanh nghiệp- nhà khoa học và nhà nông) trong quá trình liên kết.
- Trong liên kết “bốn nhà” điều đó lại càng quan trọng.
- Đối với nhà nông, nhà doanh nghiệp thì lợi ích kinh tế đã được biểu hiện rõ, chủ yếu là phải nâng cao chất lượng và.
- hiệu quả các hợp đồng kinh tế.
- Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến “hai nhà” còn lại là nhà khoa học và nhà nước, chủ yếu là nhà nước ở các địa phương..
- Đối với nhà khoa học, mà chủ yếu ở đây là các nhà khoa học bên ngoài doanh nghiệp thì lợi ích trước hết của họ là được phổ biến thành phẩm, kết quả nghiên cứu của mình ra đồng ruộng, trực tiếp đến tay hộ nông dân.
- Tuy nhiên họ cũng cần có lợi ích kinh tế.
- Vì vậy để họ có thể tích cực chuyển giao những thành tựu mới nhất về khoa học- công nghệ ứng dụng vào sản xuất, các doanh nghiệp phải trả công cho nhà khoa học tương xứng với hiệu quả đóng góp mà họ mang lại cho doanh nghiệp và hộ nông dân và đối xử với các sản phẩm nghiên cứu của họ như là hàng hóa đặc biệt.
- Có như vậy, nhà khoa học mới chủ động tìm đến doanh nghiệp và tư vấn cho doanh nghiệp..
- Trong thực tế, ở nước ta những năm qua vẫn thường có hiện tượng các doanh nghiệp sử dụng không công những sản phẩm mà nhà khoa học mang lại, xem nó như là những sản phẩm công ích nên làm nản lòng người nghiên cứu.
- Các doanh nghiệp đã làm giàu trên những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học, tận dụng chất xám của nhà khoa học mà không phải mất tiền.
- Bởi vì ở nước ta cho đến nay vẫn chưa có thị trường khoa học- công nghệ..
- Muốn vậy phải có hợp đồng kinh tế giữa nhà khoa học và các doanh nghiệp với những điều khoản cam kết, ràng buộc mà hai bên phải có nghĩa vụ thực hiện.
- Khi các hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản được ký kết, các doanh nghiệp và hộ nông dân có thể thuê tổ chức hay cá nhân nhà khoa học, hướng dẫn, huấn luyện cho hộ nông dân những biện pháp, kỹ thuật canh tác mới, tăng năng suất, chất lượng, đồng thời hạ giá thành nông sản, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Tiền công nhà khoa học được hưởng tương xứng với kết quả đóng góp của họ cho doanh nghiệp và hộ nông dân..
- Thực tế những năm qua ở nước ta đã có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp, họ cũng đã từng mời các nhà khoa học đến tư vấn, giúp đỡ về kỹ thuật và trả công theo hợp đồng lao động phù hợp với đóng góp của họ..
- Nhiều doanh nghiệp và hộ nông dân nuôi trồng thủy sản đã thuê mướn các kỹ sư làm tư vấn về khoa học để việc nuôi trồng có hiệu quả, họ sẳn sàng trả lương tương xứng với những kết quả mà nhà khoa học đóng góp, nên hiệu quả thu được rất cao..
- Đối với nhà nước, chủ yếu là chính quyền ở các địa phương, liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp có phát triển được hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỗ có sự quan tâm hay không của chính quyền địa phương, nhất là chính quyền làng xã..
- Chính quyền cấp xã có vai trò quan trọng trong việc phát triển liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước vì họ hiểu người sản xuất, người ký hợp đồng cũng như biết rõ doanh nghiệp nào ký hợp đồng ở địa phương mình, là người chỉ đạo và thực hiện pháp lý của hợp đồng.
- Họ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về phương thức sản xuất theo hợp đồng, tăng cường giáo dục về pháp luật cho nhân dân để họ đồng tình hưởng ứng phương thức làm ăn mới trong cơ chế thị trường..
- Kinh nghiệm ở Công ty mía đường Lam Sơn, cũng như qua khảo sát ở ĐBSCL cho thấy sự giúp đỡ, khuyến khích của chính quyền địa phương có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc thúc đẩy ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân..
- Chỉ có như vậy, họ mới hết lòng ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ký kết hợp đồng..
- Trong những năm qua ở nước ta, vẫn có quan niệm cho rằng doanh nghiệp ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các hộ nông dân, hộ nông dân sản xuất có hiệu quả, kinh tế nông thôn phát triển, người lao động có việc làm thì địa phương tăng ngân sách, nên chính quyền địa phương phải có trách nhiệm.
- Nhưng thực tế không phải vậy, nếu không có lợi ích cụ thể thì chính quyền địa phương không bao giờ nhiệt tình ủng hộ, thậm chí nhiều cán bộ địa phương còn đi đầu trong việc phá vỡ hợp đồng đã ký với các doanh nghiệp..
- Vì vậy, để phát huy hơn nữa vai trò của chính quyền địa phương trong quá trình ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ với các hộ nông dân với các doanh nghiệp, theo chúng tôi cần phải:.
- Một là, gắn lợi ích của chính quyền địa phương trên từng hợp đồng cụ thể mà các doanh nghiệp đã ký với các hộ nông dân..
- Hai là, coi việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ, công tác quan trọng của chính quyền địa phương..
- Ba là, tạo ra sự cạnh tranh giữa các địa phương trong việc thu hút ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp và hộ nông dân trên địa bàn tỉnh, coi thành tích phát triển liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp tại địa phương là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả công tác của chính quyền địa phương..
- Trong những năm qua ở nước ta, Công ty mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ra cơ chế thực hiện sự liên kết “bốn nhà”.
- Trong quá trình ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ với các hộ nông dân, doanh nghiệp đã công khai giá mua vào, giá bán ra minh bạch.
- Cuối vụ thu hoạch doanh nghiệp công khai lời, lỗ..
- Lời nhiều chia thêm cho nông dân nhiều, lời ít chia ít.
- Phần nào của nhà khoa học, phần nào của nhà nước.
- Từ khi triển khai mô hình này từ năm 1982 đến nay, chưa có hộ nông dân nào tự ý phá vỡ hợp đồng.
- 2.2 Hai là, tổ chức tốt công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp và hộ nông dân và trong xã hội về ý nghĩa và lợi ích của liên kết “bốn nhà”.
- Thực tế trong những năm qua ở ĐBSCL cho thấy tình trạng vi phạm hợp đồng, liên kết mang tính chất hình thức, mang tính chất lỏng lẻo ngoài những nguyên nhân khách quan, còn có nguyên nhân chủ quan hết sức quan trọng là do người dân chưa hiểu hết ý nghĩa và lợi ích của sự liên kết “bốn nhà”, nên họ chưa tin tưởng vào mô hình làm ăn, hợp tác kiểu mới.
- Vì vậy để mô hình liên kết trên được nhân rộng và đi vào chiều sâu, cần có sự tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân.
- Tuyên truyền cần được xem là bước đi đầu tiên trong quá trình liên kết..
- Đối với hộ nông dân, phải làm cho họ thấy rằng chỉ có liên kết với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước thì họ mới có thể tồn tại trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay.
- Đó là sự lựa chọn duy nhất đúng, phù hợp với quy luật phát triển khách quan và định hướng của Đảng và nhà nước ta trong nông nghiệp, nông thôn..
- Đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhà nước cũng phải thấy rằng liên kết với hộ nông dân là tất yếu khách quan, xuất phát từ lợi ích kinh tế, nhưng bên.
- cạnh đó còn có ý nghĩa chính trị-xã hội rộng lớn là giúp đỡ kinh tế hộ nông dân, người bạn đồng minh chiến lược của giai cấp công nhân trong giai đoạn mới.
- Vì vậy liên kết với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ phải được xem là “mệnh lệnh” của các doanh nghiệp nhà nước..
- 2.3 Ba là, hoàn thiện một số chính sách, pháp luật tạo điều kiện cho sự liên kết “bốn nhà”.
- Thực tế cho thấy, liên kết “bốn nhà” ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng còn hạn chế vì chính sách của nhà nước còn nhiều bất cập.
- Trong đó nổi lên là luật về hợp đồng kinh doanh, giải quyết những tranh chấp trong quá trình liên kết, chính sách quy hoạch vùng sản xuất, cơ sở hạ tầng, chính sách về đất đai, ưu đãi về lãi suất ngân hàng cho các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm, bảo hiểm giá...tạo điều kiện cho sự liên kết..
- Vì vậy, chúng tôi cho rằng nhà nước cần sớm hoàn thiện những chính sách này.
- Hệ thống đồng bộ những giải pháp nêu trên sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp cho liên kết “bốn nhà” có hiệu quả.
- Khi đó sự liên kết “bốn nhà” mới thật sự là “bà đỡ” cho kinh tế hộ nông dân ĐBSCL phát triển trong cơ chế thị trường, qua đó góp phần củng cố quan hệ kinh tế- chính trị giữa doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân, liên minh công-nông ở ĐBSCL trước mắt cũng như lâu dài..
- Tóm lại, tổ chức sản xuất theo kiểu hợp đồng đã dẫn đến mô hình liên kết “bốn nhà”.
- giữa nhà nông và các nhà doanh nghiệp, trước hết là các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nông phẩm, nhà khoa học, dưới sự quản lý theo pháp luật của nhà nước.
- Để cho mối liên kết giữa các nhà thêm bền chặt thì trong mối quan hệ này, chúng tôi cho rằng, các doanh nghiệp phải đóng vai trò là người nhạc trưởng, thông qua lợi ích kinh tế để thu hút và lôi kéo các nhà kia liên kết lại với nhau để cùng hỗ trợ hộ nông dân phát triển sản xuất và nâng cao đời sống..
- [1]Triều Hải Hoàng, Về An Giang nghe chuyện liên kết “bốn nhà”.
- [3] Tuấn Anh, yên Bái, Liên kết giữa doanh nghiệp nhà nước và hộ nông dân, Báo Nhân Dân, ngày 1 tháng 4, năm 2004, tr2..
- [4] Trương Sỏi, Bội ước trong hợp đồng tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân, Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh, ngày 3 tháng 7, năm 2003, tr12.