« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11:.
- Bản đồ.
- Tập bản đồ địa lí (Atlat địa lí), sử dụng bản đồ, dạy học Địa lí 11, nhu cầu của GV và HS Keywords:.
- Bài báo nghiên cứu tình hình sử dụng bản đồ (BĐ) trong dạy học Địa lí 11 của giáo viên (GV) và học sinh (HS) tại một số trường trung học phổ thông (THPT) ở Thành phố (TP) Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
- Nhóm tác giả đã kết hợp cả phương pháp (PP) nghiên cứu lý thuyết và thực tế như nghiên cứu tư liệu, sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn, dự giờ và dạy thực nghiệm ở trường THPT để tìm hiểu cụ thể về nguồn BĐ và PP sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy học Địa lí 11 tại địa bàn này.
- Đặc biệt, chúng tôi nghiên cứu cả những thuận lợi, khó khăn và nhu cầu cụ thể mà GV và HS cần nhất trong việc sử dụng BĐ để dạy và học ở khối này ra sao.
- Trên cơ sở đó, kết hợp với chủ trương “Xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học” của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ tháng 6 năm 2013, nhóm tác giả đã đề ra một số giải pháp nhằm giúp GV và HS sử dụng BĐ đạt hiệu quả hơn trong dạy và học Địa lí 11 với mục tiêu là nâng cao năng lực sử dụng BĐ của HS..
- 1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Bản đồ (BĐ) là một phương tiện dạy học trực quan đặc trưng quan trọng trong dạy học Địa lí.
- Sử dụng BĐ giáo viên (GV) sẽ giúp học sinh (HS) vừa.
- hiểu kiến thức sâu sắc vừa rèn luyện được kỹ năng sử dụng BĐ (Mai Xuân San, 1999).
- Trong các tập BĐ được sử dụng để dạy học Địa lí THPT, lớp 10 có Atlat địa lí đại cương, lớp 11 có tập BĐ thế giới và các châu lục, lớp 12 có Atlat địa lí Việt Nam.
- Hiện nay, đã có một số tài liệu hướng dẫn sử dụng bản đồ cho học sinh và phương pháp sử dụng bản đồ trong dạy học địa lí nói chung.
- Tuy nhiên, việc sử dụng bản đồ và tập bản đồ thế giới và các châu lục trong dạy học Địa lí 11 của GV như thế nào thì chưa có tài liệu nào bàn đến.
- Trong khi thực tế chương trình Địa lí 11 bao gồm phần “Khái quát nền kinh tế thế giới”, “Địa lí khu vực và các quốc gia” trên thế giới thì nhu cầu sử dụng bản đồ trong dạy học là rất thiết thực.
- “xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học” thì nhu cầu sử dụng BĐ theo hướng phát triển năng lực của người học càng cần được quan tâm nhiều hơn (Bộ GD &.
- Vì vậy, để tìm hiểu tình hình sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS hiện nay như thế nào, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu “Thực trạng và giải pháp sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 tại một số trường THPT ở thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang”.
- Qua nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn nắm bắt được thực tế nguồn BĐ và PP sử dụng BĐ của GV và HS như thế nào, thuận lợi, khó khăn và nhu cầu cụ thể của GV và HS về việc sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11.
- Để nghiên cứu vấn đề này, chúng tôi sử dụng một số các phương tiện sau:.
- Phiếu khảo sát GV và HS để lấy ý kiến về việc sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11;.
- Đồng thời còn nghiên cứu các phương pháp sử dụng bản đồ theo xu hướng dạy học tích cực trong dạy học Địa lí qua các tài liệu quan trọng liên quan đến lý luận dạy học Địa lý để có cơ sở nghiên cứu việc sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy và học Địa lý 11 một cách đầy đủ, cụ thể và khoa học..
- 2.3.2 Phương pháp nghiên cứu thực tế Để điều tra thực tế về tình hình sử dụng BĐ của GV và HS trong dạy học Địa lý 11 như thế nào, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu qua 3 hình thức là:.
- Sử dụng bảng câu hỏi điều tra 20 GV và 60 HS tại 10 trường THPT thuộc TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang.
- Phỏng vấn (PV) 6 GV về thuận lợi, khó khăn và đề nghị cho việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11;.
- Dự giờ: quan sát, quay phim, chụp ảnh… 6 tiết dạy Địa lí 11 của GV để xem xét thực tế việc sử dụng bản đồ của GV và HS như thế nào trong dạy học Địa lí 11..
- Khi giảng dạy, tác giả cố gắng sử dụng nhiều loại bản đồ từ các nguồn khác nhau kể cả tập BĐ thế giới và các châu lục vào trong các bài học cụ thể.
- Đây là một trong những cơ sở quan trọng để tác giả rút kinh nghiệm cho thuận lợi và khó khăn cụ thể của GV và HS như thế nào khi sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11..
- Từ kết quả của các phương pháp trên, chúng tôi phân tích, so sánh đối chiếu để có những đánh giá xác thực về tình hình sử dụng BĐ, thuận lợi, khó khăn và nhu cầu của GV và HS trong dạy và học Địa lí 11..
- 3.1 Thực trạng việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS thuộc địa bàn nghiên cứu.
- 3.1.1 Nguồn bản đồ GV và HS đang sử dụng trong dạy học Địa lí 11.
- Loại bản đồ được sử dụng.
- Qua nghiên cứu từ tài liệu lý thuyết và khảo sát thực tế, thực nghiệm, chúng tôi thấy rõ, nguồn bản đồ GV sử dụng trong dạy học Địa lí 11 bao gồm:.
- BĐ giáo khoa treo tường phục vụ dạy học Địa lí 11 do Bộ GD &.
- Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11.
- Mức độ sử dụng thường xuyên của các loại bản đồ.
- Thực tế nguồn BĐ GV sử dụng thường xuyên trong dạy học Địa lí 11 hiện tại là BĐ trong SGK Địa lí 11 và BĐ treo tường dành cho dạy học Địa lí 11 do Bộ GD-ĐT xây dựng (85% sử dụng BĐ SGK, 85% sử dụng BĐ treo tường).
- Tương ứng với nguồn BĐ được GV sử dụng thì tỉ lệ HS thường xuyên sử dụng 2 loại BĐ trên là rất cao (95% sử dụng BĐ trong SGK và 77% sử dụng BĐ treo tường).
- Tập BĐ thế giới và các châu lục cũng được GV và HS quan tâm sử dụng nhưng mức độ thường xuyên chỉ đạt 55% ở GV và 50% ở HS..
- Đặc biệt chỉ có 10% GV sử dụng Tập BĐ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11, trong khi đó HS sử dụng là 35%.
- Kết quả cụ thể nguồn BĐ được GV và HS sử dụng thường xuyên được thể hiện qua hai biểu đồ sau:.
- Hình 1: Nguồn bản đồ sử dụng thường xuyên của GV trong dạy học Địa lí 11 (n=20).
- Hình 2: Nguồn bản đồ sử dụng thường xuyên của HS trong học tập Địa lí 11 (n=60) Đối chiếu kết quả về nguồn bản đồ sử dụng.
- thường xuyên giữa GV và HS qua hai biểu đồ trên ta thấy rõ từng loại bản đồ được sử dụng trong dạy và học Địa lí 11 của thầy và trò trong địa bàn nghiên cứu là tương thích nhau.
- Nguyên nhân sử dụng thường xuyên và không thường xuyên các loại bản đồ.
- Khi được hỏi lý do vì sao ít sử dụng các tập bản đồ, đa phần GV trả lời là do thời gian dạy học quá ngắn (45 phút) chỉ cần sử dụng BĐ trong SGK và BĐ treo tường đã vừa đủ.
- Đặc biệt khi chúng tôi hỏi “Vì sao thầy/cô ít sử dụng tập bản đồ Thế giới và các châu lục” như Atlat Địa lí VN trong dạy học Địa lí 12?” thì 90% GV được hỏi trả lời: “Tập bản đồ này biên soạn chưa gắn liền với nội dung trong SGK, chưa đủ các bản đồ để đáp ứng nhu cầu dạy các quốc gia trong Địa lí 11” nên GV ít sử dụng..
- Ngoài ra, GV ít sử dụng “Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11” (15.
- Một GV đã chia sẻ: “Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 có nhiều bài tập hay, nhưng khi dạy không thể đủ thời gian để sử dụng và nếu muốn sử dụng thì HS cũng thường ít trang bị nên rất khó”..
- Theo số liệu, GV chỉ sử dụng tập bản đồ này là.
- 15% trong khi HS sử dụng là 35%.
- Điều này cho thấy rõ HS có sử dụng tập bản đồ này khi học tập mặc dù GV ít sử dụng..
- Khi dạy thực nghiệm chương trình này trong thời gian trên tại trường THPT THSP Đại học Cần Thơ, tác giả đã thấy rõ “Tập bản đồ thế giới và các châu lục” chỉ sử dụng để dạy một số bài trong phần.
- “Địa lí khu vực và quốc gia” sử dụng không hiệu quả vì tập bản đồ này không có bản đồ cụ thể các khu vực và quốc gia như chương trình SGK.
- “Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11”.
- thì càng khó sử dụng hơn vì đây là phần bài tập thực hành, GV chỉ có thể chọn một số bài tập từ tập BĐ này để lồng ghép khi dạy học, củng cố bài, kiểm tra bài cũ và ra đề kiểm tra.
- Muốn yêu cầu HS làm bài tập tại lớp hoặc về nhà là rất khó vì HS không trang bị tập bản đồ này, hơn nữa thời gian trên lớp của GV chỉ có 45 phút cho một tiết dạy là rất ít nên rất khó sử dụng..
- GV ít sử dụng bản đồ từ CD Encarta (15%) vì đây là bản đồ điện tử, chỉ sử dụng khi có dạy với giáo án điện tử và thật sự nguồn bản đồ điện tử mà GV sử dụng trong giáo án điện tử, phần lớn là bản đồ scan từ SGK (80% GV được PV trả lời như vậy).
- HS sử dụng bản đồ từ Encarta rất ít, chỉ có 2%.
- là hợp lý vì GV ít sử dụng, HS lại ít quan tâm đến môn Địa lí, hơn nữa lại là bản đồ điện tử thì không tiện lợi cho các em sử dụng (Ý kiến của 90% GV khi PV)..
- 3.1.2 Phương pháp sử dụng bản đồ của GV và HS trong dạy học Địa lí 11.
- Bảng 1: Điều tra GV và HS về việc thực hiện PP kết hợp lý thuyết và bản đồ khi dạy học Địa lí 11 (Đơn vị:.
- phỏng vấn đều cho thấy GV có sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11 và phần lớn đều sử dụng bản đồ từ SGK và bản đồ treo tường (như đã phân tích ở trên).
- GV đã ứng dụng được nhiều phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực trong sử dụng BĐ như dạy học nêu vấn đề, dạy học khám phá, dạy học hợp tác,… (Nghiên cứu qua phiếu điều tra, PV, dự giờ và thực nghiệm đều thể hiện kết quả này)..
- Ngoài ra, 90% GV được điều tra và PV cho biết chưa sử dụng tập BĐ thế giới và các châu lục trong kiểm tra và thi vì nhiều nguyên nhân khác nhau..
- Trước tiên tập BĐ này không đủ các BĐ phục vụ dạy học chương trình Địa lí 11 (như trên đã có phân tích).
- Thứ hai, tập BĐ này GV sử dụng không thường xuyên trong quá trình dạy học, hơn nữa HS không trang bị tập BĐ này như tập Atlat địa lí Việt Nam khi học Địa lí 12 (kết quả điều tra phần.
- Vì vậy, GV khó ra đề có sử dụng tập BĐ này trong kiểm tra và thi..
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy GV và HS có nhiều thuận lợi nhất định trong việc sử dụng BĐ để dạy và học Địa lí 11 như nguồn BĐ từ SGK khá phong phú, màu sắc rõ và đẹp.
- Bên cạnh đó, GV còn được rèn luyện PP sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí khá thành thạo từ các trường đại học sư phạm trong cả nước, nhất là biết kết hợp sử dụng BĐ với các PP dạy học theo hướng phát huy được tính tích cực của người học như dạy học nêu vấn đề/tình huống, dạy học hợp tác, dạy học khám phá… GV còn được trang bị các PP này từ các đợt tập huấn thay SGK từ năm 2007 đến 2010 (Ý kiến của GV qua PV)..
- Ngoài ra, mỗi trường THPT đều có trang bị máy tính, máy chiếu và hệ thống kết nối mạng Internet nên rất thuận lợi cho GV trong việc sử dụng BĐ qua giáo án điện tử, hoặc truy tìm các nguồn BĐ khác nhau khi cần..
- GV và HS vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định khi sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11..
- Có khoảng 50% GV được PV cho biết nguồn BĐ treo tường thực tế tại các trường của họ chưa đủ để sử dụng.
- Khi dạy thực nghiệm, có sử dụng bộ BĐ này, chúng tôi đã thấy rõ như vậy.
- Vì thế, đây cũng là một khó khăn của GV khi sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11.
- HS) có ý kiến là Tập BĐ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 chưa đáp ứng yêu cầu học tập;.
- Đặc biệt có 20% GV và 32% HS cho rằng HS không biết cách sử dụng BĐ trong học tập.
- Khi PV, GV có cho biết “Thực tế có một số HS rất yếu, các em bị hỏng kiến thức nền về BĐ từ cấp 2 nên không biết cách sử dụng BĐ, vì vậy rất khó cho GV khi dạy nhất là HS ở các lớp yếu, lớp “quậy””.
- Chính sự không quan tâm này làm HS cũng không quan tâm đến việc trang bị các tập bản đồ, nên rất khó cho GV khi dạy học có sử dụng các tập BĐ.
- Nhìn chung, kết quả và thảo luận đã cho thấy rõ GV và HS trong địa bàn nghiên cứu có sử dụng BĐ trong dạy học Địa lí 11, phần lớn nguồn BĐ được sử dụng từ SGK.
- Khi dạy thì GV là người trình bày và thao tác nhiều hơn vì thế chưa thật sự phát huy được tính tích cực của HS, chưa rèn luyện được kỹ năng sử dụng BĐ, đặc biệt là thao tác trên BĐ treo tường của các em.
- giảng dạy, có thể tăng hoặc giảm trong điều kiện cho phép để GV mạnh dạn cho HS sử dụng BĐ một cách tích cực hơn, năng động hơn trong giờ học Địa lí..
- GV và HS có sử dụng Tập BĐ thế giới và các châu lục, Tập bản đồ - bài tập và bài thực hành Địa lí 11 khi dạy và học nhưng mức độ không thường xuyên và chưa hiệu quả vì nhiều nguyên nhân khác nhau như đã phân tích ở trên.
- Đặc biệt, Tập BĐ thế giới và các châu lục chưa tương thích với chương trình và nội dung SGK nên rất khó cho GV và HS sử dụng tập BĐ này trong dạy học.
- Vì vậy, nhu cầu cần có một tập BĐ phục vụ dạy học Địa lí 11 như tập Atlat địa lí Việt Nam trong dạy học Địa lí 12 là vô cùng quan trọng.
- Đây là một trong những vấn đề mà các nhà giáo dục thuộc chuyên ngành Sư phạm Địa lí cần quan tâm nhằm phát huy hơn nữa năng lực sử dụng BĐ của HS..
- Qua kết quả nghiên cứu trên, kết hợp với những bài học từ thực nghiệm (trải nghiệm) của mình và ý kiến của GV và HS, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp như sau nhằm giúp cho việc sử dụng bản đồ trong dạy học Địa lí 11 của GV và HS đạt hiệu quả hơn..
- Đối với giáo viên nên mạnh dạn cắt bớt những phần nội dung kiến thức không quan trọng trong một bài học, hoặc chuyển nội dung này sang bài tiếp theo miễn sao mình vẫn đảm bảo đủ chuẩn về kiến thức và kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã yêu cầu để bài học được ngắn gọn hơn, từ đó GV và HS mới có đủ thời gian để sử dụng BĐ hiệu quả trong dạy và học.
- Bản thân mỗi GV khi dạy học phải nghiên cứu kỹ để thiết kế bài học sao cho GV và HS đều có sử dụng BĐ một cách hiệu quả nhất..
- HS vừa khai thác được kiến thức từ BĐ vừa thao tác/sử dụng bản đồ một cách thành thạo..
- Để hỗ trợ thêm cho việc sử dụng BĐ ngày càng hiệu quả, trong đề kiểm tra hoặc đề thi, GV nên có câu hỏi kèm theo bản đồ (Tập BĐ nếu được như HS lớp 12 được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam) để giúp HS không phải học thuộc lòng mà tự biết khai thác kiến thức từ BĐ.
- sẽ phát triển được năng lực sử dụng BĐ của HS nhiều hơn..
- Các nhà quản lý giáo dục từ phía Bộ, Sở, Phòng và BGH, nhất là đội ngũ thanh tra, chuyên viên Địa lí cần phải thấy rõ thực trạng này để theo dõi, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để GV và HS sử dụng hiệu quả BĐ, tập BĐ kể cả trong dạy học và kiểm tra đánh giá như vừa nêu trên..
- Đồng thời 95% GV qua phiếu điều tra còn đề nghị nếu có tập bản đồ này thì họ mong muốn có được file điện tử kèm theo để thuận lợi hơn cho họ khi sử dụng trong dạy học..
- Về phía HS, các em cũng cần được trang bị tập bản đồ, rèn luyện ý thức và thói quen sử dụng bản đồ, tập bản đồ trong học tập Địa lí, không chỉ đối với chương trình Địa lí 11 mà với tất cả các khối khi học tập môn Địa lí.
- Có như vậy, HS mới phát triển được hiệu quả năng lực sử dụng BĐ..
- Phương pháp dạy học Địa lí theo hướng tích cực.
- Hướng dẫn học và khai thác Atlat địa lí Việt Nam.
- Sách giáo khoa Địa lí 11.
- Rèn luyện kỹ năng Địa lí.
- Lý luận dạy học Địa lí.
- Tập bản đồ- bài tập và bài thực hành Địa lí 11