« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng và nhân tố Ảnh hưởng đến mức độ đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ tại Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ĐẦU TƯ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT KINH DOANH.
- CỦA CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ TẠI CẦN THƠ Quan Minh Nhựt 1.
- Khoa học - công nghệ, doanh nghiệp thương mại - dịch vụ.
- Nghiên cứu tập trung phân tích thực trạng đầu tư sử dụng máy móc thiết bị, hiệu quả sử dụng máy móc và các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất-kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Kết quả khảo sát cho thấy tỷ trọng giá trị máy móc thiết bị trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng khá thấp (dưới 12.
- Ngoài ra, nhìn chung các doanh nghiệp sử dụng máy móc thiết bị đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp qua các năm.
- Liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động là: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số năm hoạt động của doanh nghiệp..
- Trong mọi thời đại, khoa học và công nghệ (KHCN) luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội phát triển mới và rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới, làm biến đổi nền sản xuất.
- Điều này tạo nên sự thay đổi lớn trong kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi doanh nghiệp.
- nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và quốc gia trở nên khốc liệt..
- Doanh nghiệp trên địa bàn TP đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng nhưng sự phát triển này còn chưa xứng tầm với vai trò của một TP loại 1 trực thuộc trung ương, vì vậy rất cần có những lực đẩy tác động đến sự phát triển của DN, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Nguyên nhân chủ quan nằm ở chính bản thân các DN, đó là kinh nghiệm quản lý còn hạn chế, trình độ công nghệ lạc hậu, cũng chính vì vậy mà các DN không thể nào cạnh tranh hiệu quả với các DN nước ngoài hoặc 100% vốn đầu tư trên địa bàn (Mai Văn Nam, 2012)..
- Các DN hoạt động trên địa bàn TP chủ yếu là DNNVV, hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao, việc tiếp cận và ứng dụng KHCN vào sản xuất - kinh doanh vẫn diễn ra chậm chạp và chưa đạt được hiệu quả cao, luôn vấp phải rất nhiều khó khăn và thách thức mang tính cố hữu và lâu dài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, phát triển trong việc cải tiến hoặc đổi mới khoa học - công nghệ như: qui mô DN nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng đặc biệt là tình trạng lãi suất cho vay quá cao vào thời gian gần đây.
- Vì vậy, DN cần phải có sự đánh giá về tình hình áp dụng tiến bộ KHCN để đưa ra những giải pháp cải thiện hoặc đầu tư mới máy móc thiết bị (MMTB) dây chuyền sản xuất để có thể thích nghi với tình hình sản xuất mới, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.
- Do đó, nghiên cứu nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất - kinh doanh của các DN thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ ở TP Cần Thơ là thật sự cần thiết..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Dữ liệu sử dụng.
- Dữ liệu sử dụng trong phân tích được thu thập thông qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
- Đầu tư TP.
- Bảng 1: Cơ cấu doanh nghiệp lựa chọn theo quy mô.
- Doanh nghiệp thương mại – dịch vụ.
- Doanh nghiệp nhỏ 110 59.
- Doanh nghiệp vừa 72 38.
- Doanh nghiệp lớn 5 3.
- Công cụ chủ yếu được sử dụng trong bài viết là hàm hồi quy đa biến.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư KHCN của các DN thương mại – dịch vụ, mức độ đầu tư KHCN (Y) và các biến giải thích được mô tả như sau:.
- Lợi nhuận X 1 Lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu X 2 Vốn doanh nghiệp sở hữu.
- Hiệu suất MMTB X 3 Hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
- Lao động X 4 Tổng số lao động của doanh nghiệp.
- Thâm niên KHCN X 5 Số năm hoạt động KHCN của người phụ trách Số năm hoạt động DN X 6 Tổng số năm hoạt động của doanh nghiệp Trình độ lãnh đạo X 7 Trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp Tín dụng X 8 Biến giả: có vay vốn (1), không vay vốn (0).
- Mô hình ước lượng hiệu quả kỹ thuật Theo Tim Coelli (2005), hiệu quả kỹ thuật (Technical efficiency – TE) có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định do quy mô (the Constant Returns to Scale Input- Oriented DEA Model, CRS-DEA Model).
- Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau.
- Trong đó: w i = vectơ đơn giá các yếu tố sản xuất của DMU thứ i,.
- vectơ số lượng các yếu tố đầu theo hướng tối thiểu hoá chi phí sản xuất của DMU thứ i được xác định bởi mô hình,.
- i = 1 to N (số lượng DMU), k = 1 to S (số sản phẩm), j = 1 to M (số biến đầu vào), y ki = lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ i,.
- x ji = lượng đầu vào j được sử dụng bởi DMU thứ i,.
- Hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp phản khả năng sử dụng trang thiết bị máy móc, công nghệ đang đầu tư của doanh nghiệp.
- Vì thế, kết quả ước lượng phản ánh hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị của các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ..
- Tuy nhiên, để thuận tiện bài viết sử dụng chương trình DEAP phiên bản 2.1 cho việc ước lượng TE trong nghiên cứu (Tim Coelli, 1996)..
- 3.1 Thực trạng áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh của DN công nghiệp - xây dựng.
- Đổi mới công nghệ.
- Bảng 3 cho chúng ta thấy rằng, trong lĩnh vực thu thập thông tin công nghệ mới chỉ có 39,4% DN là có thực hiện nhưng chủ yếu là tự thực hiện hay thuê ngoài.
- Việc đánh giá, lựa chọn công nghệ mới vẫn chưa được các DN chú trọng chỉ có 19,7% DN tham gia.
- Bảng 3: Hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Thu thập thông tin công nghệ mới 39,4 Triển khai đề tài nghiên cứu đổi.
- mới công nghệ 3,1.
- Đánh giá, lựa chọn công nghệ 19,7 Mua sắm thiết bị, công nghệ mới 34,6 Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu.
- Bảng 4: Nguyên nhân doanh nghiệp chưa thực hiện hoạt động đổi mới công nghệ.
- Tỷ suất tài trợ máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
- Trong một DN sản xuất thì việc đầu tư cho máy móc thiết bị là vô cùng quan trọng, đó là lực lượng sản xuất chủ yếu.
- Vốn đầu tư vào MMTB được sử dụng dài hạn, thời gian thu hồi vốn chậm nên chúng ta sẽ dùng tỷ suất tự tài trợ cho máy móc thiết bị để đánh giá năng lực tự chủ về mặt tài chính của DN.
- Chỉ tiêu này cho phép chúng ta đánh giá, bằng vốn tự có của DN sẽ có thể tự thỏa mãn bao nhiêu phần trăm đầu tư cho máy móc thiết bị và công nghệ..
- Bảng 5: Tỷ suất tài trợ MMTB của doanh nghiệp.
- Nguyên nhân đầu tiên là do năm 2011 nguồn vốn chủ sở hữu giảm 10% trong khi đó nguyên giá máy móc thiết bị chỉ giảm nhẹ.
- Điều này có thể giải thích trên cơ sở số liệu biến động tăng của giá trị máy móc thiết bị đầu tư lại tăng trong khi vốn chủ sở hữu giảm mạnh..
- Mặc dù, tỷ suất tự tài trợ của các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại – dịch vụ giảm qua 3 năm nhưng nhìn chung tỷ suất tự tài trợ của doanh nghiệp luôn ở mức rất cao.
- Điều này cho thấy, khả năng tự chủ trong đầu tư cho máy móc thiết bị của doanh nghiệp rất khả quan, với qui mô sản xuất hiện tại thì doanh nghiệp không cần phải tài trợ bằng vốn vay dài hạn, vì trong giai đoạn hiện nay sử dụng nguồn vốn vay với mức lãi suất quá cao đó là một rủi ro vô cùng lớn, đặc biệt là vay để tài trợ cho đầu tư máy móc thiết bị, cần vay nhiều và thời gian thu hồi lâu..
- Ngoài ra, do hoạt động trong lĩnh vực thương mại – dịch vụ nên máy móc thiết bị (mặc dù quan trọng) không được doanh nghiệp đầu tư với tỷ lệ lớn như đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng..
- Trong điều kiện sản xuất như hiện tại, khi kết hợp 2 chỉ tiêu trên với nhau ta có thể đánh giá là giá trị máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng nguồn vốn, phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay dài hạn và doanh nghiệp khó có thể tự chủ về mặt tài chính trong việc đầu tư máy móc thiết bị.
- Về mặt lâu dài nếu tăng qui mô sản xuất lớn hơn nữa thì doanh nghiệp phải có tính đến phương án huy động vốn dài hạn thay thế tốt hơn.
- Vì vậy, doanh nghiệp cần tăng cường uy tín tạo lợi thế để đẩy mạnh các kênh huy động vốn, nhằm chủ động hơn nữa khả năng về mặt tài chính..
- Phân tích tình hình sử dụng máy móc thiết bị.
- Việc trang bị máy móc thiết bị tốt hay xấu, mới hay cũ đều ảnh hưởng tới năng suất sản xuất, hiệu quả sản xuất - kinh doanh của DN, điều này đặc biệt quan trọng đối với các DN lĩnh vực thương mại – dịch vụ.
- Vì vậy, nói đến tình hình sử dụng thiết bị máy móc thì chúng ta nên đánh giá lần lượt các hệ số sau:.
- Bảng 6: Tình hình sử dụng MMTB của doanh nghiệp ĐVT: Triệu đồng.
- Hiệu suất sử dụng MMTB.
- Do năm 2011 và 2012 tình hình kinh tế vĩ mô biến động, chi phí đầu vào tương đối cao, lãi suất gia tăng, MMTB không được chú trọng đầu tư.
- Những tháng cuối năm 2011 và đầu năm 2012, do biến động kinh tế vĩ mô không ổn định, chính phủ ban hành Nghị quyết 11 hạn chế và cắt giảm đầu tư công trong đó có hạn chế đầu tư mới MMTB.
- thấy rằng nhìn chung các doanh nghiệp đã sử dụng MMTB đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua số liệu về hiệu suất sử dụng MMTB của các doanh nghiệp qua các năm..
- 3.2 Hiệu quả kỹ thuật.
- Hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp lĩnh vực thương mại – dịch vụ tương đối thấp.
- Trong đó, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các doanh nghiệp chỉ đạt 0.303 với độ lệch chuẩn và độ rộng tương ứng là 0.392 và .
- chúng ta thấy rằng, khả năng ứng dụng kỹ thuật và tiến bộ KHCN vào sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại – dịch vụ trên địa bàn TP Cần Thơ còn khá thấp..
- Bảng 7: Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu Doanh nghiệp thương mại - DV.
- Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2012, sử dụng phần mềm DEAP.
- Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật một lần nữa chứng minh hiệu suất sử dụng máy móc của các doanh nghiệp thương mại - dịch vụ là khá thấp như đã trình bày trong Bảng 6..
- 3.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư KHCN của DN.
- Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đầu tư KHCN của các DN lĩnh vực thương mại – dịch vụ, trên cở sở bộ dữ liệu thu thập từ các DN thuộc lĩnh vực thương mại – dịch vụ trên địa bàn TP.
- Trong đó:Y: biến phụ thuộc biểu thị mức độ đầu tư KHCN.
- X 1 : Lợi nhuận của doanh nghiệp, X 2 : Vốn doanh nghiệp sở hữu, X 3 : Hiệu suất sử dụng máy móc, X 4 : Tổng số lao động của doanh nghiệp, X 5 : Số năm hoạt động KHCN của người phụ trách, X 6 : Tổng số năm hoạt động của doanh nghiệp, X 7 : Trình độ của lãnh đạo doanh nghiệp, X 8 : Biến giả:.
- Kết quả ước lượng trong Bảng 8 cho chúng ta thấy được mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ đầu tư KHCN vào sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp..
- 0,719 có ý nghĩa là các biến được đưa vào mô hình này có thể giải thích được 71,9% mức độ biến động trong quyết định đầu tư của doanh nghiệp (Y), còn 28,1% do các yếu tố tác động khác không được nghiên cứu trong mô hình này.
- 0,000 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa 5% cho thấy mô hình hồi quy nêu trên phù hợp với tập dữ liệu, có thể sử dụng được và có ít nhất một biến X có ý nghĩa..
- Số năm hoạt động DN X .
- Theo kết quả ước lượng trình bày trong Bảng 8, có 3 yếu tố trong mô hình có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến quyết định đầu tư khoa học - công nghệ (MMTB) vào sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp.
- lĩnh vực thương mại – dịch vụ là: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số năm hoạt động của DN..
- đúng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, DN phải xem việc nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh là mục tiêu hàng đầu không thể hiếu được trong hoạt động sản xuất - kinh doanh..
- Song để đạt được hiệu quả khả quan hoạt động sản xuất - kinh doanh thì cần phải có sự kết hợp của các chỉ tiêu kinh tế và nhiều yếu tố khác, trong đó có khoa học - công nghệ.
- Giữa khoa học - công nghệ và hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế hiện nay có mối quan hệ chặt chẽ và thúc đẩy lẫn nhau.
- Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thì máy móc thiết bị là thành phần không thể tách rời trong quá trình hoạt động sản xuất.
- Ngoài ra, kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh cũng ảnh hưởng không ít đến việc đầu tư vào máy móc, trang thiết bị công nghệ mới.
- Nếu công ty hoạt động có lợi nhuận cao, công ty sẽ chú trọng đầu tư về mặt khoa học - công nghệ nhiều hơn cũng như cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ chuyên môn để vận hành những máy móc hiện đại mới..
- Hệ số đổi mới MMTB biến động đáng kể qua các năm và nhìn chung các DN sử dụng MMTB đã đầu tư không mấy hiệu quả thể hiện qua kết quả phân tích về hiệu suất sử dụng MMTB của các DN qua các năm..
- Đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư KHCN vào sản xuất - kinh doanh của DN, kết quả phân tích hồi quy chỉ ra rằng có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê tác động là: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu và số năm hoạt động của doanh nghiệp..
- Huỳnh Trường Huy (2007), “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Cần Thơ..
- Quan Minh Nhựt (2008), “Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả theo quy mô sản xuất của các DN chế biến thủy sản và xay xát lúa gạo khu vực ĐBSCL”, đề tài cấp trường..
- Trần Thị Hương (2009), “Đánh giá hiệu quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - tỉnh Đồng Tháp”, Luận văn tốt nghiệp, Khoa Kinh tế - QTKD, Trường Đại học Cần Thơ..
- Quan Minh Nhựt (2011), “Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất lúa ở tỉnh Đồng Tháp”, đề tài tỉnh Đồng Tháp..
- Quan Minh Nhựt (2013), “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp công nghiệp – xây dựng ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ.