« Home « Kết quả tìm kiếm

THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC HÌNH THỨC TIẾP CẬN THÔNG TIN PHÁP LUẬT CỦA NGƯỜI DÂN TRONG ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- Quyền tiếp cận thông tin pháp luật và nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân ở nước ta hiện nay.
- Quyền được thông tin - quyền Hiến định của công dân.
- Quyền được thông tin là một quyền mang tính Hiến định của công dân.
- có quyền được thông tin.
- theo quy định của pháp luật”..
- Trong thời đại ngày nay, tiếp cận thông tin không chỉ là quyền, mà còn là một nhu cầu cấp thiết cần phải bảo đảm đối với mọi công dân, bởi thông tin, đặc biệt là thông tin về pháp luật, chính sách và hoạt động của các cơ quan nhà nước, được coi là một trong những yếu tố rất quan trọng khi xã hội được quản lý, vận hành theo các nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền.
- Quyền được thông tin của người dân là phương thức hữu hiệu gắn bó Nhà nước với nhân dân, khắc phục tệ quan liêu, nâng cao tính minh bạch của chính sách và tính hiệu quả của quản lý nhà nước.
- Quyền được thông tin của công dân bao gồm hai khía cạnh: một là, quyền của công dân chủ động tiếp cận, thu thập thông tin.
- hai là, quyền của công dân được các cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.
- Trong các thông tin mà người dân có quyền được tiếp cận, thì thông tin pháp luật đóng vai trò quan trọng, giúp người dân hiểu và thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình, góp phần hình thành, phát triển ý thức và lối sống theo pháp luật.
- Bảo đảm quyền được thông tin và tiếp cận pháp luật sẽ góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho một xã hội dân chủ và Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam..
- Thông tin pháp luật bao gồm hai mảng chủ yếu: một là, thông tin về nội dung các quy định của pháp luật.
- hai là, thông tin về thực hiện pháp luật, nhất là hoạt động của các cơ quan nhà nước, ví dụ: hoạt động xét xử của Toà án, hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước….
- Quyền tiếp cận thông tin pháp luật của người dân phải được bảo đảm một cách toàn diện với ba yêu cầu: thông tin đầy đủ, đúng đắn và kịp thời.
- Thông tin pháp luật đầy đủ là thông tin bao quát, hàm chứa đầy đủ các tin tức về pháp luật, làm thoả mãn nhu cầu và lợi ích đa dạng của các tầng lớp, nhóm xã hội và công dân.
- Thông tin pháp luật đúng đắn là thông tin phản ánh khách quan, chân thực các quá trình, sự kiện xảy ra trong đời sống pháp lý của xã hội [5].
- Còn thông tin pháp luật kịp thời được hiểu là thông tin đến với người dân đúng thời điểm cần thiết, không chậm trễ, từ đó giúp họ có được xử sự kịp thời trước các tình huống, vấn đề mới nảy sinh..
- Trong điều kiện nước ta hiện nay, nhiều người dân chưa chủ động tiếp cận, tìm hiểu thông tin, trong đó có thông tin pháp luật, nhất là người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
- Vì vậy, hoạt động cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo cho người dân thực hiện quyền tiếp cận thông tin, tiếp cận pháp luật.
- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) là hình thức chủ yếu của tiếp cận pháp luật, có vai trò là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến với người dân.
- PBGDPL góp phần nâng cao ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và chấp hành pháp luật của công dân, đồng thời cũng hình thành, củng cố nếp sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật..
- Đôi nét về nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân hiện nay.
- Trong điều kiện mở rộng dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, nhu cầu tìm hiểu, tiếp cận thông tin, đặc biệt là thông tin pháp luật của người dân, ngày càng gia tăng theo sự phát triển của xã hội.
- cầu tiếp cận thông tin của người dân, đặc biệt cần đổi mới và hoàn thiện hoạt động PBGDPL và hệ thống cung cấp thông tin pháp luật..
- Nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân rất đa dạng, tuỳ thuộc vào từng đối tượng và địa bàn cụ thể.
- Tuy chưa có điều tra, khảo sát toàn diện ở quy mô toàn quốc về nội dung pháp luật mà người dân có nhu cầu tìm hiểu, nhưng qua các công trình nghiên cứu, các kết quả khảo sát ở từng địa bàn, có thể thấy được những quy định pháp luật được nhiều người dân quan tâm nhất, trong đó trước hết phải kể đến pháp luật dân sự, đất đai, lao động, thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm, pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở, về khiếu nại, tố cáo.
- Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa thông tin pháp luật đến với người dân.
- Trong những năm qua, kết quả của các nỗ lực to lớn trong hoạt động PBGDPL, đưa thông tin pháp luật đến với người dân được thể hiện rõ ở sự hiểu biết pháp luật của người dân đang từng bước được nâng cao..
- Thể chế về phổ biến, giáo dục pháp luật phục vụ việc tiếp cận thông tin pháp luật.
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác PBGDPL, đưa thông tin pháp luật đến với người dân.
- Trước yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật và hội nhập kinh tế quốc tế, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 32/CT-TW ngày về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân..
- quốc gia PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ, nhân dân xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2010.
- Nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, toàn diện và vững chắc cho công tác PBGDPL, Quốc hội khoá XII đã đưa Luật PBGDPL vào Chương trình xây dựng pháp luật giai đoạn Chương trình chuẩn bị).
- Tổ chức và lực lượng cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL của Chính phủ, Bộ Tư pháp là cơ quan thường trực đã thường xuyên được kiện toàn và củng cố, hoạt động có hiệu quả..
- Tính đến cuối tháng 12/2007, cả nước có 232 báo cáo viên pháp luật trung ương, 22.342 báo cáo viên cấp tỉnh và báo cáo viên cấp huyện, 87.346 tuyên truyền viên cấp xã, 60.832 người từ các lực lượng khác (đội ngũ báo cáo viên tuyên huấn của Đảng, giáo viên các trường Chính trị tỉnh, Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tham gia PBGDPL.
- tham gia công tác PBGDPL..
- Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật, đưa thông tin pháp luật đến với người dân.
- Theo tinh thần Chỉ thị số 32-CT/TW, các bộ, ngành chủ trì dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đã đảm nhận trách nhiệm chính trong việc phổ biến và thực hiện văn bản pháp luật đó cho cán bộ, công chức của bộ, ngành mình.
- Lấy tiêu chí đặc điểm địa bàn và đối tượng tuyên truyền làm cơ sở để xây dựng và triển khai kế hoạch PBGDPL, trong thời gian qua đã tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về dân sự, kinh tế (như Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Doanh nghiệp.
- các quy định pháp luật về dân chủ ở cơ sở.
- về an ninh, trật tự (như Bộ luật Hình sự, các quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông, Luật Biên giới quốc gia, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đưa thông tin pháp luật đến với người dân rất đa dạng, phong phú và luôn được vận dụng sáng tạo.
- Có thể nêu ra một số hình thức phổ biến, tuyên truyền pháp luật chủ yếu đã được tổng kết bước đầu, đó là:.
- 3) Giáo dục pháp luật trong nhà trường;.
- 4) Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật;.
- 5) PBGDPL thông qua sinh hoạt của các câu lạc bộ pháp luật;.
- 7) Xây dựng và khai thác tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.
- tủ sách, ngăn sách pháp luật ở cơ quan, đơn vị, trường học;.
- 8) PBGDPL thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý;.
- Các hình thức PBGDPL mới đã được một số địa phương triển khai như: ký cam kết không vi phạm pháp luật với mọi đối tượng như học sinh, sinh viên, nhân dân ở tổ dân phố, khu dân cư, cụm dân cư, trường học.
- Các hình thức như "Ngày pháp luật".
- (Hà Tây), "Phiên chợ pháp luật".
- ở Hà Tĩnh, Bắc Giang, Hải Dương… mô hình “Giỏ sách pháp luật” ở các khu nhà trọ của công nhân các khu công nghiệp (Bình Dương) đã bước đầu phát huy tác dụng..
- Những khó khăn, trở ngại trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật cần khắc phục Thứ nhất, công tác PBGDPL đặt trong mối liên hệ với môi trường xã hội đã và đang phải đối mặt với trở ngại không nhỏ từ tâm lý duy trì các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tình cảm, chi phối bởi tình cảm mà ít khi dựa trên cơ sở pháp luật.
- luật và thông qua pháp luật đã làm cho pháp luật có lúc, có nơi trở nên xa lạ, khó gần gũi, khó vận dụng..
- Thứ hai, việc thiết chế làng xã bị chi phối bởi hương ước, luật tục cũng là thách thức không nhỏ đối với công tác PBGDPL trong việc đưa pháp luật đến với toàn thể nhân dân, nhất là ở cơ sở.
- Thứ ba, thách thức đến từ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Hiện tại, trong mối tương quan các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành ngày càng nhiều, việc phân loại, hệ thống hoá pháp luật chưa được thực hiện, tính ổn định của hệ thống quy phạm còn yếu, thì hệ thống tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nhân dân còn hoạt động rất hạn chế, chưa phát huy hết vai trò hướng dẫn, tư vấn nhân dân áp dụng và thực hiện pháp luật.
- Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên vẫn phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành của cơ quan nhà nước cấp dưới làm cho pháp luật chậm đi vào cuộc sống, công tác PBGDPL chậm trễ, khó triển khai..
- Phương hướng hoàn thiện các hình thức tiếp cận thông tin pháp luật.
- Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã đề ra phương hướng: "Phát triển hệ thống thông tin và phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng và triển khai Chương trình Quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn.
- Hình thành Trung tâm Thông tin pháp luật quốc gia, phát triển mạng lưới thông tin pháp luật.
- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ thông tin, tư vấn, hỗ trợ pháp luật đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhân dân và phù hợp với pháp luật.
- trao đổi thông tin pháp luật với các tổ chức quốc tế và các quốc gia, trước hết là với các quốc gia thành viên ASEAN".
- Đây là những định hướng rất quan trọng và mang tính lâu dài cho việc đảm bảo thực hiện quyền tiếp cận thông tin pháp luật của người dân..
- Trong thời gian tới, để tăng cường việc tiếp cận thông tin pháp luật cho người dân, cần thực hiện một số giải pháp sau đây:.
- Đổi mới các hình thức tiếp cận thông tin pháp luật truyền thống và áp dụng rộng rãi các hình thức mới.
- Cần tăng cường PBGDPL thông qua tuyên truyền miệng theo tinh thần Chỉ thị số 17-CT/TW ngày của Ban Bí thư về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới, đặc biệt là cần đổi mới phương pháp giới thiệu văn bản pháp luật theo hướng tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền nhằm nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận thông tin pháp luật..
- Bên cạnh các tài liệu truyền thống như sách, tờ gấp pháp luật, cần đẩy mạnh việc xây dựng các tài liệu mang tính trực quan, sinh động, dễ thu hút đối tượng được tuyên truyền, như: băng, đĩa hình, đĩa tiếng (trong đó thu băng các cuộc nói chuyện về pháp luật, xây dựng phóng sự, tiểu phẩm pháp luật, tình huống pháp luật, phim về đề tài pháp luật), lịch, pa nô, áp phích, tranh cổ động, khẩu hiệu, băng rôn về chủ đề pháp luật.
- Các ấn phẩm pháp luật phổ thông cần được biên soạn đơn giản, dễ hiểu, có thể là những cuốn sách nhỏ, mỏng dưới dạng cẩm nang hay sách bỏ túi và phát miễn phí tới người dân.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật trong nhà trường bằng một số biện pháp như: (1) xây dựng, hoàn thiện và thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục pháp luật chính khoá phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, tiến tới đưa môn giáo dục công dân - pháp luật thành môn thi tốt nghiệp Phổ thông Trung học bắt buộc.
- (2) đổi mới phương pháp dạy và học pháp luật theo hướng nâng cao tính chủ động, tích cực của học sinh, sinh viên và tính thực tiễn trong bài giảng của giáo viên, giảng viên.
- luật trong nhà trường, (4) từng bước chính quy hoá, chuyên môn hoá đội ngũ giáo viên, giảng viên giảng dạy môn giáo dục công dân, pháp luật đại cương..
- Tiếp tục đổi mới các hình thức thi tìm hiểu pháp luật, giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ có lồng ghép nội dung pháp luật.
- Tăng cường tuyên truyền pháp luật tại câu lạc bộ theo hướng sinh hoạt pháp luật theo chuyên đề, trao đổi, giải đáp những tình huống pháp luật từ thực tiễn.
- phát huy hiệu quả hoạt động của câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp để thu hút sự tham gia và đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu, áp dụng pháp luật của doanh nghiệp.
- Chú trọng hơn nữa việc lồng ghép nội dung pháp luật vào các buổi giao lưu, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với các hình thức đa dạng như diễn kịch, ngâm thơ, dựng phim, thi sáng tác ca khúc, sáng tác văn học về đề tài pháp luật....
- Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, cần tiếp tục huy động sức mạnh và lợi thế sẵn có của báo chí, bao gồm cả báo nói, báo viết, báo hình, báo điện tử trong việc phổ biến, tuyên truyền pháp luật.
- mở chuyên mục mới, tăng thời lượng, bảo đảm chính xác về nội dung, hình thức thể hiện phong phú, hấp dẫn, trong đó chú trọng tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên báo chí bằng tiếng dân tộc thiểu số và tiếng nước ngoài.
- Củng cố hệ thống tủ sách pháp luật ở cấp xã và các cơ quan, doanh nghiệp, trường học.
- đa dạng hoá các loại hình tủ sách pháp luật, tiến tới kết hợp mô hình tủ sách pháp luật truyền thống với tủ sách pháp luật điện tử.
- đa dạng hoá các hình thức khai thác và sử dụng tủ sách pháp luật, nhằm đảm bảo cho người dân tiếp cận với sách pháp luật một cách dễ dàng, thuận tiện nhất..
- Tăng cường tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý lưu động cho các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, đáp ứng nhu cầu được giải đáp những vướng mắc về pháp luật trong nhân dân.
- đẩy mạnh quá trình xã hội hoá hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- mở rộng và nâng cao chất lượng các loại hình trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn pháp luật, tổ tư vấn pháp luật thuộc các tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể xã hội khác..
- Bên cạnh các hình thức truyền thống, trong thực tiễn công tác PBGDPL đã xuất hiện nhiều hình thức mới, sáng tạo, được áp dụng có hiệu quả ở một số địa phương, cần được tổng kết và nhân rộng như tuyên truyền pháp luật thông qua các cuộc điều tra thăm dò dư luận xã hội nhằm thu thập thông tin phản hồi của cán bộ, nhân dân về hiệu quả thực thi pháp luật, nhu cầu thông tin PBGDPL để từ đó điều chỉnh nội dung, hình thức, biện pháp PBGDPL phù hợp với yêu cầu của thực tiễn..
- Xây dựng Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, nhiều ý kiến đã đề xuất Quốc hội xây dựng Luật PBGDPL.
- Trong điều kiện Việt Nam đang tích cực thực hiện nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, công tác PBGDPL có vai trò đặc biệt quan trọng, và vì vậy, “phát triển hệ thống thông tin và PBGDPL” [1], “nghiên cứu, ban hành đạo luật riêng về PBGDPL, làm cơ sở pháp lý thống nhất, điều chỉnh toàn diện hoạt động PBGDPL” [2] là một đòi hỏi khách quan của thực tiễn hiện nay.
- Việc sớm ban hành Luật PBGDPL, một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao, điều chỉnh thống nhất, toàn diện, cơ bản công tác PBGDPL là hết sức cần thiết, nhằm mục đích và đáp ứng những yêu cầu cơ bản sau:.
- Thứ hai, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và mọi công dân về vị trí, vai trò của pháp luật và công tác PBGDPL trong đời.
- sống xã hội, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, nhân dân trong thi hành và chấp hành pháp luật..
- Thứ năm, thể hiện sự tôn trọng và quyết tâm thực hiện các cam kết quốc tế mà Nhà nước ta đã đưa ra khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong việc công khai, minh bạch các chủ trương, chính sách của Nhà nước thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật, để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp đều có quyền và được tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận thông tin về chính sách và pháp luật..
- Cũng cần nói thêm rằng, trong Chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội khoá XII có Luật Tiếp cận thông tin.
- Hai luật này có phạm vi điều chỉnh khác nhau, tuy nhiên, ở chừng mực nhất định trong nội hàm của khái niệm tiếp cận thông tin, có tiếp cận thông tin về pháp luật.
- Trong khi đó, PBGDPL xét về mục tiêu cũng như kết quả của công tác này chính là nhằm giúp các thành viên trong xã hội tiếp cận đầy đủ thông tin pháp luật cần thiết, đưa thông tin pháp luật vào đời sống một cách hệ thống..
- [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội, 2005..
- của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân”, Hà Nội, 2007..
- [3] Bộ Tư pháp, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, Hà Nội, 4/2008..
- [4] Công ty Nghiên cứu và Tư vấn chuyển giao công nghệ và đầu tư (Concetti), Báo cáo ban đầu “Khảo sát hiện trạng tiếp cận thông tin pháp luật của người dân ở cơ sở”, thuộc Dự án VIE/02/015 “Hỗ trợ thực hiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010” từ tháng 12/2007 đến tháng 6/2008, Tài liệu của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp, Hà Nội, 2008.