« Home « Kết quả tìm kiếm

Thuyết minh về chùa Tây Phương (4 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 8


Tóm tắt Xem thử

- Thuyết minh về chùa Tây Phương Thuyết minh về chùa Tây Phương - Mẫu 1.
- Nói đến Hà Nội, người ta thường nghĩ ngay đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nơi đây như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, chùa Trấn Quốc,… và chắc chắn không ai không nhắc tới ngôi chùa linh thiêng nhất, được xếp vào di tích quốc gia đặc biệt.
- Đó chính là chùa Tây Phương..
- Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội..
- Tương truyền, chùa được xây dựng vào thế kỉ VI.
- Người xưa kể lại rằng vào những năm 324 – 326 có niên hiệu Hàm Hòa thời Đông Tấn Cát là một chức quan ở huyện Giao Châu nghe tin trên núi Cát Lậu có Chu Sa Đỏ, muốn tìm để làm thành thuốc trường sinh nên ông đã cùng nhân dân lập nên ngôi chùa nhỏ để thờ tự.
- Vào năm 1794 ở thời Tây Sơn chùa đã được đại tu và có tên là chùa Tây Phương được biết tên chữ là Sùng Phúc Tự.
- Người dân gọi là chùa Tây..
- Chùa Tây Phương nằm trên đỉnh núi Câu Lậu (núi Tây Phương) cao chừng 50m.
- Chùa được xây dựng dựa trên kiến trúc mặt bằng chữ tam.
- Kiến trúc chùa đã trở thành điển hình của các chùa ở miền Bắc với hai tầng mái giấu thiềm, lợp ngói mũi hài, các góc mái đao vươn lên cong vút, bên trên có gắn tứ linh thú (bốn con vật linh thiêng)..
- Trong đó có 18 tượng La Hán và kiến trúc đặc sắc nhất là pho tượng phật bà Quan Âm nghìn.
- Cửa sổ trong chùa được chạm khắc hình tròn, mang ý nghĩa.
- Cũng nhờ những nghệ thuật đặc sắc này mà vào ngày.
- 24/04/1962 chùa Tây Phương đã được công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia..
- Viết về các vị La Hán ở chùa Tây Phương, Huy Cận có bài thơ rất nổi tiếng:.
- Hình tượng La-hán trong bài thơ rất mới lạ.
- “Khi đọc bài thơ Các vị La-hán chùa Tây Phương của Huy Cận, một nhà nghiên cứu văn học cho rằng: Nhà thơ vẽ ra những hình vẽ bên ngoài chủ yếu là để thể hiện nội tâm của những vị A-la-hán, mà cũng chính là nội tâm đau đớn, quằn quại, vật vã, đầy đau khổ, của những con người nơi trần thế.
- Các pho tượng là hiện thân của cuộc sống nghèo nàn, cực khổ mà nhân dân ta phải chịu đựng ở thế kỷ XVIII.
- Phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là nghệ thuật đặc sắc nhất, là phật bà đại từ.
- Là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng nên chùa Tây được rất nhiều du khách trong và ngoài nước tới tham quan.
- Đặc biệt là vào những ngày tết hay những ngày lễ hội vào tháng ba âm lịch hàng năm thì đông đảo nhân dân và du khách chen lấn nhau lên chùa tạo ra một không khí náo nhiệt, một khung cảnh nhộn nhịp, đông vui, tấp nập.
- Du khách đến nơi đây chủ yếu để cầu bình an cho gia đình, tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa.
- Chùa Tây Phương trở thành nơi phát triển kinh tế cho người dân địa phương, là niềm tự hào của quốc gia chúng ta..
- Tôi tin rằng ngôi chùa này sẽ càng ngày nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của du khách trong và ngoài nước..
- Thật tự hào vì nơi đây có danh lam thắng cảnh tuyệt vời như vậy.
- Thuyết minh về chùa Tây Phương - Mẫu 2.
- Núi Câu Lậu – xã Thạch Xá – huyện Thạch Thất – thành phố Hà Nội – Nơi có di tích lịch sử lớn của nước ta đó là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương..
- Đến bây giờ ngôi chùa vẫn tồn tại trên đất Hà Nội ta..
- Chùa Tây Phương nằm trên ngọn núi Câu Lậu, cao chót vót, bao phủ xung quanh là cây xanh.
- Ngôi chùa có diện tích khá rộng, cảnh tượng cây xanh bao vây trù phú đậm sắc dân tộc cổ xưa, hoang sơ mộc mạc.
- Cảnh thiên nhiên hùng vĩ với lối kiến trúc thiêng liêng mà líu lo tiếng chim hót.
- Từ xưa, vào thời Mạc ngôi chùa đã được trùng tu lại theo nền cũ của cha anh xây trước để lại.
- Năm 1632 thì chùa lại được xây dựng thêm thượng điện.
- Và vào năm 1660 vào thời Tây Sơn, chùa được Tây Đô Vương Trịnh Lạc tu sửa lại và lấy tên là “Tây Phương cổ tự.
- Kiến trúc độc đáo, nguyên liệu xây dựng vững chắc, lưu giữ bền vững đến bây giờ.
- Giờ đây, danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã trở thành một di tích lịch sử của Việt Nam..
- Mái chùa Tây Phương cũng rất đặc biệt, có những góc mái cong như con rồng uốn lượn.
- Nhìn từ xa ta thấy danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương như một ngọn núi um tùm xanh lá cây cỏ nhưng nổi bật lên trên ngọn núi đó là mái chùa cong cong mà như cổ xưa trù phú..
- Chùa nổi tiếng với rất nhiều pho tượng, ngôi tượng thần thánh, vị La Hán và Phật đều được tạc bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng làm cho bức tượng càng tôn thêm vẻ uy nghi.
- Có những pho tượng cao hơn người như pho Kim Cương, Hộ pháp, cao 3m, trang nghiêm, phúc hậu, phần lớn chúng được tạc từ thế kỉ XVII, ngoài ra còn có cả những tác phẩm ở giữa thế kỉ XIV.
- Đặc biệt hơn cả là 18 vị La Hán to bằng người thật trong các tư thế: ngồi, đứng…Mỗi vị thể hiện một nỗi khổ, tính cách khác nhau, khá sinh động và ít thấy trong điêu khắc Việt Nam.
- Danh lam thắng cảnh Chùa Tây Phương không chỉ nổi tiếng vì nguồn gốc lịch sử lâu đời mà còn nổi tiếng là khu du lịch thu hút các du khách thập phương gần xa, trong và ngoài nước về du lịch và lễ Phật.
- Với lối kiến trúc cổ lâu đời.
- Vào ngày 06-3 Âm lịch hàng năm là ngày Hội chính của Chùa, các du khách khắp nơi đổ về đây đi trẩy hội, lễ phật trốn linh thiêng.
- Vừa nổi tiếng, vừa mang đậm bản sắc dân tộc và ý nghĩa lịch sử nên vào năm 1962, nơi đây đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích văn hóa cấp Quốc gia..
- Thuyết minh về chùa Tây Phương - Mẫu 3.
- Chắc hẳn khi nhắc đến chùa Tây Phương ai trong chúng ta cũng sẽ nhớ đến một nơi được coi là trốn linh thiêng của Hà Nội.
- Một ngôi chùa mang giá trị nghệ thuật điêu khắc độc đáo và là nơi lưu giữ nhiều pho tượng phật có giá trị..
- Đó là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương..
- Chùa được tọa lạc trên đỉnh núi cao 50m, cách Hà Nội khoảng 37km về phía Tây.
- Chùa được xây dựng vào năm Giáp Dần mang tên “Tây Phương cổ tự”.
- Chùa có 3 nếp nhà song song theo lối kiến trúc kiểu chữ Tam gồm Chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng tọa thành một quần thể uy nghi vững trãi.
- Chùa được lợp 2 lớp ngói và trạm trổ tinh tế, tỉ mỉ..
- Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỉ XVI, XVII, XVIII với cái dấu mốc ghi lại tới nay.
- Năm 1554 chùa được xây dựng lại trên nền chùa cũ.
- Đến năm 1794 dưới thời nhà Tây Sơn, chùa được trùng tu và có tên mới là “Tây Phương cổ tự” đồng thời có đúc một quả chuông nặng 200kg..
- Danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương không chỉ là nơi nổi tiếng về kiến trúc và điêu khắc bậc nhất Việt Nam, mà chùa còn được coi là bảo tàng tượng phật.
- Những pho tượng ở chùa được coi là những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo.
- Theo những tài liệu cũ thì nguồn gốc của những pho tượng của chùa Tây Phương chính là hiện thực của cuộc sống hàng ngày, nghèo nàn, khổ cực, đặc biệt là nạn đói mà nhân dân phải chịu ở thế kỉ 18..
- Chùa có 72 pho tượng được đánh giá vào loại đệ nhất về nghệ thuật tạc cổ của nước ta, tạc bằng gỗ mít sơn son, thiếp vàng, trong đó có 18 pho tượng thuộc nhóm La hán.
- Các vị La hán ấy là hình tượng được các nghệ nhân điêu khắc mượn sự tích tu hành của các vị đệ tử Phật nhằm mô tả những con người sống trong xã hội đương thời.
- Dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân dân gian các pho tượng hiện ra mỗi người một vẻ, một phong cách khác nhau.
- Mỗi pho tượng ở đây có sự hài hòa nội tâm và ngoại hình mang biểu tượng một nỗi đau khổ khôn nguôi của con người:.
- Ai đến chùa đều có ấn tượng sâu sắc, vì thế mà nhà thơ Huy Cận đã sáng tác bài thơ “Các vị La Hán chùa Tây Phương” khi ông có dịp về thăm ngôi chùa này:.
- “Các vị La Hán chùa Tây Phương Tôi đến thăm về lòng vấn vương.
- Hàng năm cứ vào dịp Tết đến xuân về thì danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương lại là nơi du lịch, lễ phật của nhiều phật tử, du khách gần xa, trong và ngoài nước đến tham quan..
- Trải qua bao thời gian, biến đổi lịch sử, những pho tượng ở chùa Tây Phương đã để lại trong lòng mỗi người, mỗi du khách những ấn tượng sâu đậm về nền nghệ thuật Việt Nam, với giá trị độc đáo về nghệ thuật và Phật học.
- chùa vinh dự được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia..
- Ngôi chùa không chỉ là một danh lam thắng cảnh mà còn mang một ý nghĩa thiêng liêng..
- Thuyết minh về chùa Tây Phương - Mẫu 4.
- Thạch Thất quê hương em không chỉ nổi tiếng với những làng nghề truyền thống thủ công mỹ nghệ mà nơi đây còn nổi tiếng bởi di tích văn hóa đã trải qua nhiều thế kỷ.
- Đó chính là danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương cổ kính..
- Chùa Tây Phương được xây từ rất lâu đời theo tài liệu ghi chép lại vào năm Giáp Dần thời Mạc Phúc Nguyên.
- Đến năm 1794 dưới thời Tây Sơn chùa đã được đại tu hoàn toàn với tên mới là “Tây Phương cổ tự” chùa mang hình dáng kiến trúc còn lại như ngày nay..
- Khi lên đến cổng chùa du khách không khỏi ngưỡng mộ trước vẻ đẹp kiến trúc thể hiện đầy tài năng sáng tạo của cha ông xưa.
- Các cột gỗ trong chùa đều được kê trên đá tảng xanh có khắc hình cánh sen.Mái ngói của nhà chùa được lợp hai lớp, mái trên có múi in nổi hình lá đề lớp dưới là mái lót hình vuông sơn ngũ sắc như màu cà sa xếp dưới những hàng rui gỗ làm thành ô vuông đều đặn, xung quanh diềm mái của ba tòa nhà đều chạm trổ tinh tế theo hình thức lá triện cuốn.
- Toàn bộ ngôi chùa toát lên vẻ hoành tráng và phóng khoáng..
- Nơi đây còn tập trung những kiệt tác hiếm có của nghệ thuật điêu khắc tôn giáo bao gồm khảm, trổ, phù, điêu và tạc tượng.
- Khắp chùa chỗ nào có gỗ là có trạm trổ theo đề tài trang trí quen thuộc của dân tộc Việt Nam với các hình như: lá dâu, lá đề, hoa sen, hoa cúc, rồng, phượng những đường nét chạm trổ vô cùng tinh xảo được tạo ra dưới bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng mộc nổi tiếng xứ Đoàn.
- Trong chùa có 70 pho tượng phật cùng các phù điêu có mặt ở khắp mọi nơi, các tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng.
- Đặc biệt 18 vị la Hán với nhiều hình dáng khác nhau, kẻ đứng người ngồi mỗi vị một dáng vẻ khác nhau nhằm phản ánh thực tại cuộc sống trần gian với kiếp luân hồi của người đời..
- Với kiến trúc độc đáo, giao thông thuận tiện danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đang là điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương thưởng ngoạn.
- Hàng năm, Lễ hội chùa Tây Phương thường tổ chức ngày chính thức vào ngày mùng 6 tháng 3 Âm lịch..
- Trải qua bao biến đổi của lịch sử danh lam thắng cảnh chùa Tây Phương đã để lại trong lòng mỗi người khách những ấn tượng sâu đậm về nền nghệ thuật cổ Việt Nam.
- Chùa Tây Phương đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa Quốc gia năm 1962.