« Home « Kết quả tìm kiếm

TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở TỈNH AN GIANG


Tóm tắt Xem thử

- TÍCH TỤ ĐẤT ĐAI VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ THEO QUY MÔ ĐẤT ĐAI TRONG NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG.
- Hiệu quả sử dụng đất đai luôn là quan tâm chính của người nông dân.
- Trong bối cảnh gia nhập kinh tế toàn cầu, quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có thể là một giải pháp gia tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản.
- Một nghiên cứu được thực hiện năm 2008 ở tỉnh An Giang nhằm tìm hiểu quá trình tích tụ đất đai gắn liền với hiệu quả sử dụng đất theo quy mô và vấn đề mất đất.
- Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc người am hiểu ở cơ quan quản lý đất đai tại địa phương, phân tích số liệu thứ cấp và phỏng vấn 118 nông hộ đã được sử dụng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng: Quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn đang diễn ra và làm cho diện tích trung bình trên nông hộ có sở hữu đất đai tăng lên trong thời gian 5 năm vừa qua.
- Đồng hành với tiến trình tích tụ đất đai là quá trình mất đất đai của một bộ phận người dân sở hữu ít đất và kém hiệu quả.
- 1.5 và 2.0 ha lần lượt là quy mô đất đai cho 2 loại nông hộ có kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp hoặc thuần nông có thể có tiền để dành sau khi trừ đi các chi phí sản xuất và cuộc sống.
- Có đến 93% số nông hộ không đất nhận thấy rằng cuộc sống của họ tốt hơn hoặc giữ mức không đổi sau khi bán đất..
- Từ khóa: quy mô đất đai nông hộ, quy mô đất đai nông hộ tối thiểu, tích tụ đất đai, hộ không đất.
- Sở hữu và hiệu quả sử dụng đất đai luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nông dân nói riêng và ngành nông nghiệp trong phát triển kinh tế nói chung.
- Ở Việt Nam, chính sách đất đai vì vậy đã được điều chỉnh cho phù hợp với tiến trình chuyển dịch trong hơn hai thập kỉ qua.
- Theo đó, nông hộ đã trở thành đơn vị độc lập trong vấn đề quyết định sử dụng đất đai (Boothroyd, 2000.
- Vấn đề đất đai manh mún cũng đang là một trở ngại chính trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa nông sản trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa (Sally et al., 2007).
- Chính sách vừa mới ban hành cho phép hạn điền 6 ha ở ĐBSCL (www.tuoitre.com.vn, số 165/2007) là một biện pháp có thể thúc đẩy sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hóa..
- Cũng như nhiều chính sách mới khác, việc người nông dân tiếp nhận về chính sách hạn điền, hiệu quả sử dụng đất theo quy mô đất đai và các ảnh hưởng của chính sách này đang là một vấn đề cần được nghiên cứu.
- Một số câu hỏi được đặt ra, đó là: (1) Có hay không việc tích tụ đất đai trong nông thôn? (2) Hiệu quả kinh tế sử dụng đất với các quy mô đất đai như thế nào? (3) Cuộc sống của người dân bán đất trong quá trình tích tụ đất đai như thế nào?.
- Phân tích chuyển dịch đất đai trong nông thôn ở một xã thuần nông trong 5 năm vừa qua từ khi luật đất đai sửa đổi năm 2003..
- Phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất của nông hộ và xác định quy mô đất đai cho một nông hộ có thể bắt đầu có tiền để dành từ các hoạt động kinh tế..
- Phân tích sinh kế của nông hộ đã bán đất trong quá trình tích tụ đất đai trong nông thôn..
- 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Nghiên cứu được thực hiện từ phỏng vấn định tính các cơ quan liên quan về quản lý đất đai, đồng thời thu thập và phân tích việc chuyển dịch đất đai ở các mức độ tỉnh, huyện và xã ở vùng nghiên cứu.
- Bên cạnh đó, phân tích định lượng từ kết quả phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi đối với 118 nông hộ được chọn lựa theo nhóm quy mô đất đai đã được thực hiện.
- Số nông hộ được phỏng vấn bao gồm 39 hộ có diện tích lớn hơn 3 ha, 37 hộ có diện tích trung bình từ 2 đến 3 ha, 22 hộ có đất ít hơn 1ha và 20 hộ không có đất sản xuất..
- Thông tin và số liệu về chuyển dịch đất đai được thu thập và so sánh giữa 2 thời điểm 2003 và 2008.
- Đối với các thông tin về nhân khẩu và kinh tế nông hộ được.
- 4.1 Khái quát tình hình sở hữu đất đai ở điểm nghiên cứu.
- Xã Định Mỹ, một xã thuần nông chủ yếu canh tác lúa, thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang được chọn làm điểm nghiên cứu vì tính đặc trưng trong sản xuất nông nghiệp đồng thời có việc tích tụ đất đai đang diễn ra (Hình 1).
- An Giang là tỉnh thuần nông, có diện tích 3.406 km 2 và dân số khoảng 2.23 triệu người.
- Đây cũng là tỉnh dẫn đầu sản lượng lúa sản xuất hàng năm ở ĐBSCL với trên 3 triệu tấn/năm.
- Thoại Sơn là một huyện lớn nhất trong 11 đơn vị hành chính, chiếm 13% diện tích tự nhiên trong khi dân số chỉ chiếm 9% so với toàn tỉnh.
- Đây là huyện có kinh tế thuần nông (chủ yếu canh tác lúa) và trong 5 năm qua việc chuyển dịch đất đai có khuynh hướng mạnh hơn so với toàn tỉnh.
- Cũng 5 năm qua số hộ có diện tích trên 6 ha ở Thoại Sơn đã gia tăng từ 1.6% đến 1.7%.
- Điều này chứng tỏ rằng quá trình tích tụ đất đai và mất đất ở vùng thuần lúa có khả năng xảy ra mạnh hơn so với các vùng khác trong tỉnh.
- Mặt khác số hộ có diện tích đất lớn hơn 5 ha ở Thoại Sơn rất có thể đã được tích lũy từ những hộ đã có diện tích đất lớn hơn 3 ha trước đây, điều này được thể hiện qua tỷ lệ số hộ có đất lớn hơn 3 ha ở Thoại Sơn đã giảm đáng kể từ 6.5% xuống còn 5.8% trong 5 năm vừa qua (Hình 2)..
- Hình 2: Biến động các nhóm hộ có quy mô đất đai khác nhau ở vùng nghiên cứu (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang và Phòng Kinh Tế huyện Thoại Sơn).
- Cùng với phát triển kinh tế, một vùng thuần nông như xã Định Mỹ cũng có những chuyển biến nhất định về ngành nghề của các nông hộ.
- Điều đáng quan tâm trong nông thôn hiện nay là số hộ có diện tích nhỏ đã không ngừng tăng lên.
- Số liệu thu thập ở xã Định Mỹ (Bảng 1) cho thấy rằng số hộ có.
- Bên cạnh đó số hộ có diện tích lớn hơn 3 ha và 6 ha cũng đã không ngừng tăng lên.
- Điều này chứng tỏ rằng quá trình tích tụ đất đai đang diễn ra trong nông thôn..
- Bảng 1: Số lượng nông hộ phân theo quy mô đất đai ở xã Định Mỹ .
- Số hộ có diện tích =<.
- Số hộ có diện tích >.
- Sự biến động đất đai giữa các nhóm hộ diễn ra do quá trình chuyển nhượng đất đai.
- Số hộ mua bán chuyển nhượng đất đai do xã quản lý theo đó cũng biến động từ 45 đến 108 trường hợp/năm bao gồm các trường hợp người có hộ khẩu ở xã và ngoài xã đến mua đất.
- Diện tích chuyển nhượng trung bình cho một trường hợp thay đổi từ 1.4 ha đến 2.8 ha..
- Hình 4: Tình hình chuyển nhượng đất đai ở xã Định Mỹ (Nguồn: Ban địa chính UBND xã Định Mỹ).
- Theo số liệu thứ cấp từ xã đến tỉnh cho thấy rằng quá trình tích tụ đất đai và mất đất đã diễn ra ở địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu điều tra từ 118 nông hộ ở xã Định Mỹ chỉ ra rằng diện tích đất trung bình của một nông hộ đã tăng lên từ 2.65 ha lên 2.72ha trong 5 năm qua .
- Số hộ không có đất năm 2008 đã có diện tích đất bình quân vào 5 năm trước đây là 0.46 ha.
- khi 5 năm trước diện tích của nhóm hộ này là 0.91 ha/hộ.
- Mặc dù không có khác biệt thống kê về số đất bán đi của 2 nhóm hộ này nhưng rõ ràng nhóm hộ nghèo và ít đất có nguy cơ mất dần đất đai canh tác.
- Trong khi đó nhóm hộ có diện tích trung bình và lớn đã không ngừng tích lũy đất đai.
- Số liệu ở hình 5 cho thấy rằng diện tích của 2 nhóm hộ này đã gia tăng từ 2.28 ha/hộ đến 2.34 ha/hộ đối với nhóm trung bình và từ 5.12 ha/hộ đến 5.63 ha/hộ đối với nhóm hộ có diện tích lớn.
- Sự khác biệt đất đai trung bình của 2 nhóm hộ này trong 5 năm qua là có ý nghĩa thống kê..
- Hình 5: Diện tích trung bình nông hộ điều tra tại xã Định Mỹ (Nguồn: Số liệu khảo sát 2008).
- 4.2 Hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Tích tụ đất đai làm gia tăng diện tích đất canh tác trên nông hộ với mục đích gia tăng lợi nhuận tổng cộng.
- Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất trên một đơn vị diện tích là điều cần được phân tích và so sánh giữa các nhóm hộ có diện tích khác nhau.
- Bảng 2 cho thấy rằng lợi nhuận trên một đơn vị diện tích có chiều hướng giảm dần khi gia tăng diện tích sản xuất từ dưới 3 ha đến trên 6 ha trên một nông hộ.
- Càng gia tăng diện tích thì chi phí sản xuất trên một đơn vị diện tích có khuynh hướng giảm cả định phí và biến phí.
- Tương tự như vậy, tổng thu nhập cũng giảm khi gia tăng diện tích trung bình trên nông hộ.
- Mặc dù vậy, nhóm có diện tích trong khoảng 3 đến 6 ha cho hiệu suất đồng vốn trên chi phí sản xuất là cao nhất..
- Điều này chứng tỏ rằng nhóm diện tích này có hiệu quả sử dụng đất tốt nhất khi so sánh giữa 3 nhóm hộ..
- Cần để ý rằng đây là vùng sản xuất thuần nông, sản xuất lúa là chính.
- Vùng này có thể sản xuất 2 đến 3 vụ lúa/năm.
- Diện tích nhỏ có thể dễ dàng nâng cao hệ số sử dụng đất đến 3vụ lúa/năm trong khi diện tích trung bình càng cao thì hệ số sử dụng đất càng có thể ít hơn.
- Quy mô đất đai càng lớn thì khả năng có nhiều thửa đất trên một nông hộ cũng càng lớn và nó kéo theo một số chi phí sản xuất cao hơn chẳng.
- Chính điều này làm giảm lợi nhuận trên một đơn vị diện tích khi gia tăng quy mô diện tích..
- Bảng 2: Hiệu quả kinh tế sử dụng đất theo quy mô đất đai ở xã Định Mỹ Chỉ tiêu Đơn vị tính <.
- Diện tích trung bình Ha/hộ .
- Tâm lý đầu tư của chủ sở hữu đất đai cũng là một vấn đề được quan tâm khi liên quan đến chính sách hạn điền ảnh hưởng đến sản xuất.
- Qua khảo sát nhận thấy rằng chỉ có khoảng 50.9% và 46.2% số hộ lần lượt có diện tích lớn hơn 3 ha và 6 ha có khuynh hướng đầu tư sản xuất với mức độ thâm canh cao hơn so với mức bình thường để kỳ vọng có lợi nhuận cao trên nông hộ của họ.
- Số nông hộ còn lại vẫn có tâm lý đầu tư bình thường hoặc ít hơn khi gia tăng diện tích trung bình trên nông hộ..
- Như thế gia tăng diện tích trong quá trình tích lũy đất đai có thể gia tăng tổng lợi nhuận nhưng hiệu quả sản xuất trên đơn vị diện tích thì chưa được khẳng định, thậm chí qua số liệu điều tra cho thấy chỉ tiêu này bị giảm xuống khi gia tăng quy mô sản xuất.
- 4.3 Quy mô đất đai và tiền để dành.
- Để đầu tư tái sản xuất và tiến tới tích lũy tiền từ các hoạt động kinh tế là một mục tiêu quan trọng bậc nhất của nông hộ.
- Câu hỏi đặt ra là trong nông thôn hiện nay với các hoạt động kinh tế, sản xuất thuần nông hoặc kết hợp giữa nông nghiệp và một vài công việc phi nông nghiệp, thì với quy mô đất đai nào người nông dân có thể có tiền để dành cho cuộc sống và tái đầu tư sản xuất? Qua khảo sát chi tiêu cho cuộc sống gia đình cũng biến động theo nhóm diện tích đất đai sở hữu, diện tích càng lớn có khuynh hướng chi tiêu càng nhiều.
- Nghiên cứu này đã thực hiện phân tích tiền để dành của cá nhân các thành viên trong nông hộ đối với 2 nhóm hộ thuần nông và nhóm hộ nông nghiệp có làm thêm các hoạt động phi nông nghiệp (Hình 6).
- Tiền để dành được xem là số tiền còn lại sau khi lấy thu nhập thu được từ các hoạt động kinh tế trừ đi chi phí sản xuất và chi phí cuộc sống.
- Tiền để dành của cá nhân thành viên nông hộ đã biến động rất lớn theo quy mô đất đai đối với cả 2 nhóm hộ..
- Đối với nhóm hộ thuần nông, diện tích tối thiểu để có tiền để dành là khoảng 2.0 ha/nông hộ.
- Trong khi đối với nhóm hộ nông nghiệp có kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp thì diện tích tối thiểu có thể tạo ra tiền để dành là khoảng 1.5 ha, ít hơn 0.5 ha so với nhóm hộ thuần nông.
- Như vậy, kết hợp các hoạt động phi nông nghiệp đã làm giảm bớt áp lực chi tiêu cho cuộc sống gia đình và làm giảm áp lực bán đất của các nông hộ có diện tích nhỏ.
- Tuy nhiên, từ số liệu này cũng nhận thấy rằng với lợi nhuận thấp từ sản xuất lúa trong khi chi phí cuộc sống cao trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát khá cao đã làm cho ngưỡng quy mô đất đai có thể tạo ra tiền tích lũy trong nông hộ khá cao, 1.5 ha đến 2.0 ha cho một nông hộ..
- Quy mô đất đai (ha/hộ).
- Hình 6: Tiền để dành của cá nhân trong nông hộ theo quy mô đất đai (Nguồn: Số liệu khảo sát 2008).
- Đối với người dân sống trong nông thôn, đất đai là tài sản quan trọng nhất.
- Cũng nhìn nhận rằng các hộ này cũng đã có ước muốn chuyển đổi nghề từ nông nghiệp với diện tích hạn hẹp của họ sang một ngành nghề mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp và họ đã quyết định bán đất để tìm kiếm việc làm mới, tỷ lệ này chiếm 14,8%..
- Trong tình hình ít đất canh tác, chi chi sản xuất cao, lợi nhuận thấp thì sau khi chuyển đổi nghề sang phi nông nghiệp phần.
- Bảng 3: Lý do các hộ đã quyết định bán đất của nông hộ điều tra ở xã Định Mỹ.
- Thất bại trong sản xuất 2 7,4.
- Việc tích tụ đất đai trong nông thôn đã diễn ra trong nhiều năm qua.
- Ở vùng thuần nông có thể tiến trình tích tụ đất đai mạnh hơn so với các vùng sản xuất đa canh trong tỉnh An Giang..
- Do tích tụ đất đai mà đã dẫn đến 2 hệ quả tất yếu, trước hết là diện tích bình quân trên nông hộ có sở hữu đất đai đã nhiều hơn so với trước đấy, trong khi đó số hộ ít đất có chiều hướng bán đất trở thành nhóm hộ không đất canh tác và chuyển đổi ngành nghề sang lĩnh vực phi nông nghiệp..
- Rất nhiều hộ có diện tích lớn hơn 3 ha và 6 ha vẫn chưa có những đầu tư sản xuất đặc biệt để gia tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
- Diện tích đất đai trên nông hộ càng lớn thì hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích chưa thể hiện theo chiều hướng tích cực..
- Ở vùng thuần nông, chủ yếu là sản xuất lúa như vùng đã nghiên cứu, cần có một diện tích đất tối thiểu là 1,5 và 2,0 ha để nông hộ bắt đầu có tiền tích lũy từ hoạt động sản xuất của họ sau khi trừ đi chi phí sinh hoạt của cuộc sống..
- Luật đất đai 1993 và sửa đổi 2003