« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện biến đổi khí hậu


Tóm tắt Xem thử

- TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CHO SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỈNH BẠC LIÊU TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU.
- Bạc Liêu, biến đổi khi hậu, thích nghi đất đai, sử dụng đất, vùng ven biển.
- Nhằm giúp quá trình sử dụng đất bền vững đề tài đã được thực hiện để xác định các vùng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất tại các tiểu vùng sinh thái (mặn, ngọt và lợ) của tỉnh.
- Thông qua các kịch bản biến đổi khí hậu được đề xuất kết hợp với phương pháp đánh giá đất đai theo FAO (1976) kết quả nghiên cứu đã phân vùng thích nghi hiện tại và thích nghi trong bối cảnh tương lai từ các kịch bản nước biển dâng và xâm nhập mặn trong các trường hợp không có tác động của công trình và có tác động của công trình (Âu thuyền Ninh Quới – cống ngăn mặn) cho 09 kiểu sử dụng đất chính của tỉnh Bạc Liêu (LUT1: 3 vụ lúa.
- Kết quả đạt được có thể giúp các nhà quản lý, thực hiện chính sách có những biện pháp quy hoạch sử dụng đất hợp lý trong tương lai..
- Tiềm năng đất đai cho sản xuất nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu trong điều kiện biến đổi khí hậu.
- Với ba tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, hiện tại Bạc Liêu tồn tại các mâu thuẫn về mục đích sử dụng đất giữa vùng ngọt, lợ (tôm và lúa);.
- Để có thể thích ứng được với những thách thức đang diễn ra, việc chọn lựa các kiểu sử dụng đất thích nghi với các điều kiện để sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và phát triển bền vững nền nông nghiệp là vấn đề cần quan tâm..
- 2.1 Phương pháp đánh giá đất đai theo FAO Sử dụng phương pháp đánh giá thích nghi tự nhiên (FAO, 1976) để đề xuất các kiểu sử dụng đất đai và hệ thống sử dụng đất đai cho từng tiểu vùng cụ thể (chia nhỏ các vùng thích nghi ra thành từng tiểu vùng khác nhau).
- Hình 1: Sơ đồ phương pháp thực hiện đánh giá thích nghi tự nhiên Trong đó:.
- Thành lập bản đồ đơn vị đất đai:.
- Xây dựng bản đồ đơn tính: 07 đặc tính đất đai được thu thập dữ liệu (từ các bản đồ có sẵn,.
- Bảng 1: Chất lượng đất đai và đặc tính đất đai trong xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
- Chất lượng đất đai Đặc tính đất đai.
- Thành lập bảng đồ đơn vị đất đai: tiến hành chồng ghép 07 lớp thông tin bản đồ đơn tính của đặc tính đất đai để tạo bản đồ đơn vị đất đai hoàn.
- Số lượng đơn vị bản đồ đất đai được thành lập với các đặc tính đất đai được thể hiện trong Bảng 2:.
- Bảng 2: Bảng phân cấp đặc tính trong đơn vị bản đồ đất đai tỉnh Bạc Liêu năm 2012 ĐV.
- Các kiểu sử dụng đất đai có triển vọng: được lựa chọn trên cơ sở khảo sát, hiện trạng sử dụng đất kết hợp và định hướng của địa phương (Bảng 3)..
- Bảng 3: Chọn lọc kiểu sử dụng đất đai LUT Kiểu sử dụng đất đai.
- Chọn lựa chất lượng đất đai/yêu cầu sử dụng đất đai:.
- Trong điều kiện hiện tại của tỉnh Bạc Liêu có 04 chất lượng đất đai được yêu cầu trong 09 kiểu sử dụng đất đai là:.
- Phân cấp yêu cầu sử dụng đất đai: các yêu cầu chất lượng đất đai được phân cấp cho 09 kiểu sử dụng đất dựa trên điều kiện tự nhiên và đặc tính của các kiểu sử dụng đất..
- Bảng 4: Yêu cầu chất lượng đất đai cho từng kiểu sử dụng đất đai STT Yêu cầu sử dụng.
- đất đai LUT1 LUT2 LUT3 LUT4 LUT5 LUT6 LUT7 LUT8 LUT9.
- “Y” yêu cầu 2.2 Đánh giá đất đai tự nhiên trong điều.
- kiện nước biển dâng và xâm nhập mặn.
- Trong điều kiện tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu được đưa ra khác nhau (mực nước biển dâng, điều tiết đóng mở cống, xây dựng các công trình) làm cho đặc tính đất đai ở vùng nghiên cứu bị thay đổi.
- Kết quả thay đổi đặc tính đất đai này sẽ được sử dụng để xây dựng các bản đồ đơn vị đất đai mới và điều này sẽ dẫn đến sự phân vùng thích nghi đối với các kiểu sử dụng đất đai ở vùng cũng có những thay đổi tương ứng..
- Các kịch bản thực hiện đánh giá thích nghi.
- trong điều kiện nước biển dâng và xâm nhập mặn được kế thừa kết quả mô phỏng, bản đồ xâm nhập mặn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030 (nước biển dâng 17 cm biển Đông và 14 cm biển Tây) và sự tác động của công trình âu thuyền Ninh Quới trong đánh giá tình hình xâm nhập mặn của dự án CLUES (Climate Change Affecting Land Use in the Mekong Delta: Adaptation of Rice-based Cropping Systems).
- Các kịch bản được mô phỏng với các dữ liệu xâm nhập mặn năm 1998 (điều kiện khô hạn).
- Cụ thể các kịch bản được trình bài trong Bảng 1..
- Bảng 5: Các kịch bản nước biển dâng (Sea level rise – SLR) được sử dụng trong đánh thích nghi đất đai Ký hiệu Diễn giải.
- A0 Điều kiện hiện tại..
- A0SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện hạn..
- B0SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện mưa nhiều..
- C0SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện bình thường..
- A1 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện hạn, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- A1SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện hạn, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- A2 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện hạn, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- A2SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện hạn, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- B1 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện mưa nhiều, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- B1SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện mưa nhiều, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- B2 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện mưa nhiều, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- B2SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện mưa nhiều, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- C1 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện bình thường, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- C1SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện bình thường, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới..
- C2 Kịch bản mặn hiện tại trong điều kiện bình thường, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- C2SLR Kịch bản nước biển dâng 17 cm trong điều kiện bình thường, có tác động công trình âu thuyền Ninh Quới kết hợp tăng 2 ngày mở cống..
- 3.1 Phân hạng khả năng thích nghi đất đai hiện tại.
- Hiện tại, Bạc Liêu có 09 vùng thích nghi đất đai.
- cho 09 kiểu sử dụng đất (Hình 2).
- Kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên trong điều kiện hiện tại được đánh giá là phù hợp với hiện trạng sử dụng đất ở địa phương.
- Ở các tiểu vùng sinh thái khác nhau sẽ có những kiểu sử dụng đất phù hợp đặc trưng..
- Hình 2: Bản đồ phân vùng thích nghi đất đai tỉnh Bạc Liêu năm 2012 Ghi chú – S1: Thích nghi cao, S2: Thích nghi trung bình.
- kiểu sử dụng đất có thể đề xuất chọn lựa bao gồm:.
- Tại tiểu vùng sinh thái mặn các kiểu sử dụng đất được xem là thích nghi là tôm - lúa, chuyên tôm và tôm - thủy.
- đối với những khu vực nằm dọc theo biển Đông (Vùng X, XII) chịu sự tác động mạnh hơn của xâm nhập mặn các kiểu sử dụng đất thích nghi là chuyên tôm, tôm - thủy sản và làm muối.
- Riêng ở tiểu vùng mặn có sự xuất hiện của đất giồng cát (Vùng XIV), có địa hình cao không bị ảnh hưởng nhiều của xâm nhập mặn và người nông dân có thể sử dụng nước ngọt (nước ngầm, nước dự trữ ở kênh) trong sản xuất do đó các kiểu sử dụng đất được xem là thích nghi đối với khu vực này là chuyên màu và lúa - màu..
- 3.2 Phân hạng thích nghi đất đai trong điều kiện nước biển dâng và xâm nhập mặn.
- Trong điều kiện phân tích sự tác động của các kịch bản nước biển dâng, xâm nhập mặn và tác động của công trình Âu thuyền Ninh Quới.
- Sô lượng đơn vị đất đai và phân vùng thích nghi đất đai có những thay đổi rõ rệt (Bảng 6)..
- Dưới tác động của nước biển dâng các đơn vị đất đai của vùng nghiên cứu bị thay đổi về các đặc tính thời gian mặn, độ mặn, độ sâu ngập và thời gian ngập ở một số khu vực.
- Kết quả dẫn đến sự thay đổi về thích nghi đất đai đối với các kiểu sử dụng.
- Ở những năm mưa nhiều, diện tích nước mặn sẽ bị giảm, cùng với đó diện tích nước lợ sẽ tăng lên so với các kịch bản khác, đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi thích nghi đối với các kiểu sử dụng đất.
- Trong điều kiện không có sự tác động của công trình (Âu thuyền Ninh Quới – cống ngăn mặn), kết quả thích nghi cho thấy có sự thay đổi nhỏ trong vùng thích nghi I và II trong tiểu vùng ngọt.
- Hai vùng này thích nghi cho tất cả kiểu sử dụng lúa và màu.
- Vùng VII hiện tại thích nghi cho 02 vụ lúa có khả năng thích nghi cho tôm - lúa do mở rộng diện tích nước lợ.
- Bảng 6: Số lượng đơn vị đất đai và vùng thích nghi ở các kịch bản.
- Kịch bản Diễn giải các kịch bản Đơn vị.
- đất đai.
- Số vùng thích nghi.
- Hiện tại Điều kiện hiện tại năm 2012 35 9.
- Nước biển dâng 17 cm (A0SLR) 57 13.
- Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới (A1SLR) 51 13 Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới, tăng 2 ngày.
- Nước biển dâng 17 cm (B0SLR) 61 14.
- Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới (B1SLR) 52 14 Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới, tăng 2 ngày.
- Nước biển dâng 17 cm (C0SLR) 64 14.
- Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới (C1SLR) 62 13 Nước biển dâng 17 cm, có âu thuyền Ninh Quới, tăng 2 ngày.
- Phân hạng thích nghi đất đai dưới điều kiện nước biển dâng không có tác động công trình.
- Hình 3: Đánh giá thích nghi đất đai ở các kịch bản.
- Ghi chú – S1: Thích nghi cao, S2: Thích nghi trung bình, Điều kiện hiện tại (a), nước biển dâng 17 cm (2030) năm hạn (b), nước biển dâng 17 cm (2030) năm nước nhiều (c), nước biển dâng 17 cm (2030) năm trung bình (d).
- Phân hạng thích nghi đất đai dưới điều kiện nước biển dâng có tác động công trình.
- Qua các kịch bản nước biển dâng trong điều kiện khác nhau (năm hạn, mưa nhiều và trung bình) cùng với sự tác động của hệ thống công trình, kết quả phân hạng thích nghi (Hình 4.
- 5 và 6) cho thấy: đối với vùng ngọt không thay đổi về thích nghi do có hệ thống đê bao ngăn mặn triệt để, các kiểu sử dụng thích nghi là 3 vụ lúa, 2 vụ lúa, lúa - màu, chuyên màu.
- (vùng mặn) ở kịch bản năm hạn và năm trung bình không biến động nhiều, các kiểu sử dụng thích nghi là các mô hình thủy sản nước mặn như chuyên tôm, tôm - thủy sản, muối thủy sản.
- Vùng lợ vẫn là vùng chuyển đổi mạnh trong các kịch bản.
- Đây là vùng bị ảnh hưởng khi các kịch bản thay đổi, các mô hình thích nghi là mô hình tôm - lúa, tôm - thủy sản và chuyên tôm..
- Hình 4: Vùng thích nghi của các kịch bản năm mưa nhiều có tác động của hệ thống công trình tỉnh Bạc Liêu.
- Ghi chú – S1: Thích nghi cao, S2: Thích nghi trung bình.
- Hình 5: Vùng thích nghi của các kịch bản năm trung bình có tác động của hệ thống công trình tỉnh Bạc Liêu.
- Hình 6: Vùng thích nghi của kịch bản năm hạn có tác động của hệ thống công trình tỉnh Bạc Liêu.
- Ghi chú - S1: Thích nghi cao, S2: Thích nghi trung bình 4 KẾT LUẬN.
- Kết quả đánh giá thích nghi trong điều kiện hiện tại cho thấy, Bạc Liêu có 35 đơn vị đất đai, 09 vùng thích nghi cho 09 kiểu sử dụng có triển vọng.
- và hệ thống công trình có sự thay đổi về số lượng đất đai (từ 35 lên 64 đơn vị đất đai) và số lượng vùng thích nghi (09 vùng lên 14 vùng) ở các kịch bản khác nhau.
- mặn vì có đê bao ngăn mặt triệt để các mô hình lúa và màu là những kiểu sử dụng được ưu tiên sản xuất.
- Vùng mặn và lợ, tùy theo sự tác động của xâm nhập mặn mà diện tích nước mặn sẽ làm thay đổi diện tích thích nghi cho nuôi thủy sản sẽ có sự biến động.
- Kết quả nghiên cứu hỗ trợ việc hoạch định chính sách sử dụng đất đai, bố trí cây trồng, vật nuôi một cách hiệu quả.
- từ đó, góp phần nâng cao hiệu quả canh tác, phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững cho tỉnh Bạc Liêu thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu..
- Để hoàn thành bài báo này, nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn Dự án “Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất đai ở Đồng bằng sông Cửu Long: Sự thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền đất lúa (CLUES)” đã hỗ trợ thông tin và nguồn tài chính trong quá trình nghiên cứu..
- Giáo trình đánh giá đất đai