« Home « Kết quả tìm kiếm

TIẾP NHẬN CÁC GIÁ TRỊ MỚI VÀ GIỮ GÌN CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ BẢN ĐỊA Ở TÂY NGUYÊN


Tóm tắt Xem thử

- Tiếp nhận các giá trị mới và giữ gìn các giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số ở Tiếp nhận các giá trị mới và giữ gìn các giá trị truyền thống của các dân tộc thiểu số bản địa ở Tây nguyên.
- Vũ Dũng Viện trưởng Viện Tâm lý học Trong tổ chức hoạt động lao động sản xuất, tổ chức đời sống sinh hoạt hàng ngày, nói cách khác trong quá trình giao tiếp giữa các dân tộc đã diễn ra hai quá trình đồng thời, những đan xen vào nhau - Quá trình các dân tộc tiếp nhận các giá trị mới của dân tộc khác và quá trình giữ gìn các giá trị truyền thống của dân tộc mình..
- Qua nghiên cứu thực tiễn ở nước ta, chúng tôi nhận thấy, việc tiếp nhận các giá trị mới chủ yếu diễn ra từ phía các dân tộc thiểu số, ít diễn ra từ phía dân tộc Kinh (dân tộc đa số).
- Trong cộng đồng đa dân tộc ở các địa phương, các dân tộc thiểu số tiếp nhận một số giá trị của dân tộc Kinh để phát triển kinh tế và tổ chức cuộc sống của mình tốt hơn..
- Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứ của 3 đề tài : 1) Dự án điều tra cơ bản về tâm lý các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên .
- 2) Đề tài độc lập cấp Nhà nước về những đặc điểm tâm lý của các dân tộc ở Tây Nguyên và Tây Nam Bộ do tôi làm chủ nhiệm.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi thu được một lượng số liệu phong phú về tâm lý các dân tộc ở nước ta, song trong khuôn khổ của bài viết này, chúng tôi chỉ trình bày một vài nét cơ bản về tiếp nhận và bảo lưu các giá trị của các dân tộc thiểu số ở khu vực lớn của nước ta là Tây Nguyên.
- ở khu vực Tây Nguyên có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống.
- Theo tổng điều tra dân số năm 1999, ở Tây Nguyên có 44 dân tộc sinh sống, trong đó có 13 dân tộc thiểu số bản địa (dân tộc tại chỗ), chiếm 1/4 dân số toàn Tây Nguyên.
- Các dân tộc ở Tây Nguyên chia làm 3 nhóm chính : Dân tộc Kinh (nhóm đa số), dân tộc thiểu số bản địa và các dân tộc thiểu số di cư tới.
- ở đây, chúng tôi chủ yếu tập trung vào các dân tộc thiểu số bản địa, còn nhóm các dân tộc thiểu số khác chiếm số lượng không đáng kể ở khu vực cao nguyên này.
- Các dân tộc thiểu ở khu vực này tiếp nhận các giá trị của các dân tộc khác, chủ yếu của dân tộc Kinh thể hiện ở các khía cạnh sau : 1.Các dân tộc thiểu số bản địa tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm và cách thức sản xuất của dân tộc Kinh.
- Các dân tộc thiểu số bản địa tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm và cách thức sản xuất của dân tộc Kinh xuất phát từ cơ sở hợp tác về sản xuất giữa hai nhóm dân tộc này.
- Kết quả điều tra cho thấy có 89,5% số người Kinh và các dân tộc bản địa được hỏi cho rằng có hợp tác với nhau trong lĩnh vực canh tác, sản xuất, chăn nuôi và trồng rừng..
- Qua sự hợp tác này, các dân tộc bản địa tiếp thu được các tri thức, kinh nghiệm và cách thức sản xuất của dân tộc Kinh.
- Cách thức sản xuất truyền thống của các dân tộc bản địa là đốt rừng làm nương rẫy, đâm lỗ, bỏ hạt.
- Trên mảnh nương của đồng bào các dân tộc bản địa người ta trồng hầu hết các loại cây phục vụ cho cuộc sống của gia đình như : lúa, ngô, sắn, rau màu, rau thơm, ...Mảnh nương của câc dân tộc bản địa đóng vai trò của một “cái chợ thu nhỏ”.
- Song, sự có mặt của người Kinh đã làm thay đổi lớn cách thức sản xuất của các dân tộc bản địa.
- Từ sản xuất đam lỗ bỏ hạt, tự cung tự cấp, các dân tộc bản địa đã học ở người Kinh cách thức sản xuất mới như trồng lúa nước, trồng cây công nghiệp (cà phê, cao sư, hạt tiêu.
- Sự tiếp nhận các tri thức, kinh nghiệm và cách thức sản xuất này đã góp phần quan trọng voà việc phát triển kinh tế của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
- Chẳng hạn, gia đình chị H’nê Eban dân tộc Êđe ở buôn Nui, xã Tam Thắng, huyện CưJut, tỉnh Đắc Lắc biết cách trồng cà phê, đậu xanh, bông, lúa nước...nên mỗi vụ thu được 60 triệu đồng.
- Vấn đề đặt ra là “ Tại sao các dân tộc bản địa lại tiếp thu các giá trị này ở dân tộc Kinh.
- Từ kết quả điều tra cho thấy : Qua giao tiếp và hợp tác giữa dân tộc Kinh và bản địa, các dân tộc bản địa đã nhận thấy hiệu quả của cách thức sản xuất của dân tộc Kinh, điều này có thể giúp học thoát khỏi đói nghèo.
- Mặt khác, các dân tộc bản địa đánh giá cao một số phảm chất của dân tộc Kinh như biết tính toán, năng động, cần cù...Các dân tộc bản địa muốn đồng nhất với dân tộc Kinh về các phẩm chất này..
- Các dân tộc bản địa tiếp nhận các giá trị của dân tộc Kinh trong.
- Có lẽ sự tiếp nhận các giá trị của dân tộc Kinh từ phía các dân tộc bản địa thể hiện rõ nhất là trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.ở đây chúng tôi tập trung vào các khía cạnh : trang phục, nhà ở, cưới xin, ma chay.
- Kết quả điều tra cho thấy : 89,8% số người của các dân tộc bản địa được hỏi trả lời mặc trang phục của dân tộc Kinh, 4,8% mặc trang phục của dân tộc mình và 5,4% kết hợp cả hai trang phục.
- Như vậy, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các dân tộc bản địa hàng ngày mặc quần áo của dân tộc mình, đại đa số mặc theo người Kinh.
- Điều cần lý giải là : “Tại sao các dân tộc bản địa lại mặc theo trang phục của người Kinh.
- Thứ nhất, các nguyên nhân khách quan : Không có nguyên lịệu, không có người dệt, không có quần áo dân tộc để bán.
- Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của các dân tộc bản địa bị mai một nhiều.
- Quần áo truyền thống của các dân tộc bản địa nếu có bán thì rất đắt (khoảng 500.000đồng / bộ, đắt gấp 5 lần bộ quần áo của người Kinh).
- Trong khi đó mặc trang phục dân tộc gặp bất tiện lên nương rẫy, đi rừng, dày và khi mồ hôi, bụi dính vào thì nóng và có mùi khó chịu.
- Chúng tôi rất chú ý đến các nguyên nhân này, vì chúng phản ánh tâm lý của các dân tộc bản địa trong việc tiếp nhận giá trị của dân tộc Kinh.
- Qua kết quả điều tra định lượng và phỏng vấn sâu cho thấy có một số nguyên nhân tâm lý khiến các dân tộc bản địa thích mặc trang phục của dân tộc Kinh như.
- Mặc quần áo dân tộc mình sợ họ cười.
- Qua tìm hiểu ở thanh niên các dân tộc bản địa họ còn đưa ra một số nguyên nhân khác như : Quần áo của dân tộc Kinh văn minh hơn, lịch sự hơn, quần áo của các dân tộc bản địa cổ lỗ sĩ, lạc hậu, rườm ra, không đẹp, không hợp với thanh niên, thanh niên không thícch.
- Đây là biểu hiện của quá trình đồng nhất dân tộc.
- Khi các dân tộc cùng nhau sinh sống trong một cộng đồng dân cư, các dân tộc thiểu số có xu hướng muốn đồng nhất mình với dân tộc đa số.
- Sự đồng nhất này sẽ tạo điều kiện thuận lưoi cho việc giao tiếp và hợp tác giữa các dân tộc.
- Trong cuộc sống hiện tại ở Tây Nguyên, cuộc sống của nhiều gia đình các dân tộc bản địa còn khó khăn.
- Họ thường phải nhờ vào sự giúp đỡ của dân tộc Kinh từ giúp về kinh nghiệm sản xuất đến vay tiền để mua con giống, phân bón, thuốc trừ sâu, chăm sóc cây cà phê, vay luơng thực khi thiếu thốn.
- ở đây, không chỉ thể hiện sự đồng nhất và mong muốn đồng nhất với dân tộc Kinh của các dân tộc bản địa, mà còn thể hiện sự ngại ngùng ở một số người bản địa ( nhất là thanh niên) khi mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
- Trang phục truyền thống của các dân tộc bản địa là con trai đóng khố.
- Điều này không còn phù hợp với cuộc sống hiện tại và người ta cảm thấy ngại ngùng, khó hoà nhập khi mặc bộ trang phục này trong sinh hoạt hàng ngày trong cộng đồng có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống.
- Như vậy, qua sử dụng trang phục hàng ngày đã phản ánh sự đồng nhất của các dân tộc thiểu với dân tộc Kinh thông qua tri giác xã hội được thực hiện trong quá trình giao tiếp giữa các dân tộc..
- 2.2.Về nhà ở của các dân tộc bản địa : Nhà ở cũng là một chỉ số phản ánh sự tiếp nhận các giá trị mới của các dân tộc bản địa Tây Nguyên.
- Số liệu điều tra trên cho thấy chỉ có 1/3 số gia đình các dân tộc bản địa được hỏi ở trong các ngôi nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, còn lại 2/3 số hộ ở trong các ngôi nhà xây hoặc các ngôi nhà gép gỗ, ngôi nhà vách nứa, tre giống người Kinh.
- Qua thực tế quan sát và qua trao đổi với cán bộ địa phương chúng tôi thấy ngôi nhà dài truyền thống của các dân tộc bản địa - ngôi nhà của nhiều thế hệ cùng chung sống ngày càng ít đi, nhường chỗ cho những ngôi nhà nhở dành cho các gia đình hạt nhân.
- Tại sao các dân tộc bản địa hiện nay lại thích ở trong các ngôi nhà giống của dân tộc Kinh ? Qua điều tra cho thấy.
- Các dân tộc bản địa cho rằng ngôi nhà của người Kinh rẻ hơn , vì làm một ngôi nhà sàn truyền thống phải cần nhiều gỗ, tốn tiền và hiện nay rất khó tìm gỗ, vì rừng đã bị phá huỷ rất nhiều.
- Về trang trí trong nhà : Qua quan sát thực tế, chúng tôi thấy ở hầu hết các gia đình không có sự trang trí gì đặc biệt phản ánh phong tục tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa.
- Chúng tôi không nhận thấy các đồ vật trang trí truyền thống phản ánh bản sắc riêng của các dân tộc bản địa ngoại trừ một số con dao đi rừng, cái gùi của phụ nữ và vài cái choé đựng rượu.
- Nếu so sánh với dân tộc Dao sống ở Tây Nguyên thì dân tộc Dao có nhiều nét riêng độc đáo trong trang trí nhà cửa thể hiện bản sắc của dân tộc mình (từ trang trí nơi thờ cúng đến trang trí phía bên ngoài ngôi nhà)..
- Về cưới xin của các dân tộc thiểu số bản địa : Việc tổ chức lễ cư​​ới là một biểu hiện khác của sự tiếp nhận giá trị văn hoá của dân tộc Kinh của các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên.
- Bảng 1: Thực trạng c​​ưới xin của các dân tộc thiểu số hiện nay Số TT.
- Dân tộc Thực trạng.
- Các dân tộc Bản địa.
- Các dân tộc Thiểu số di c​ư.
- Giống dân tộc Kinh (khác tr​ước).
- Qua số liệu bảng 1 ta có thể rút ra một số nhận xét sau : Đa số ng​​ười dân bản địa ​​đ​​ược hỏi cho rằng, đám cư​​ới của thanh niên dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay đ​​ược tổ chức theo lối mới, giống dân tộc Kinh.
- Vậy việc tổ chức đám c​​ới ở Tây Nguyên hiện nay thay đổi ở những khía cạnh nào ? Qua phỏng vấn sâu chúng tôi đ​​ợc biết, các dân tộc thiểu số học tập ng​​ười Kinh cách thức đám c​ưới nh​​ư : thuê rạp, thuê nhà hàng để tổ chức, trong đám c​​ưới không đánh cồng chiêng, mà thuê nhạc, có thiếp mời khách, có xe đón cô dâu, có chụp ảnh, quay video, cô dâu mặc áo hay váy c​​ưới, chú rể mặc complê chứ không mặc quần áo dân tộc, tay cô dâu ôm hoa.
- Đối với các dân tộc bản địa theo chế độ mẫu hệ thì nhà gái phải mang lễ vật sang nhà trai, mà nhà trai không phải đ​​a gì sang nhà gái.
- Sự thay đổi của các dân tộc cả trong nhận thức lẫn trong cách thức thực hiện nghi lễ đám cư​ới.
- Khi tìm hiểu về vấn đề c​​ới xin của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên, đề tài đã tìm hiểu suy nghĩ của các dân tộc về vấn đề “Thích gả con cho dân tộc nào.
- Đây là vấn đề cần đ​​ược quan tâm, bởi vì nó là một trong những yếu tố phản ánh quan hệ giữa các nhóm dân tộc ở Tây Nguyên hiện nay.
- Mặt khác, nó cũng thể hiện sự thay đổi phong tục, tập quán về c​​ưới xin của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên Từ số liệu bảng 2 chúng ta có thể đ​​a ra một số nhận xét.
- Điều đáng chú ý là có một tỷ lệ lớn ng​​ười đ​​ược hỏi, đặc biệt là các dân tộc bản địa ​ cho rằng con cái của mình gả cho dân tộc nào cũng đ​​ược.
- Đây là một sự thay đổi lớn trong nhận thức của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên về vấn đề cư​​ới xin của con cái, qua đó phản ánh một tri giác tốt, mối quan hệ tốt giữa các dân tộc ở Tây Nguyên.
- Nếu có tồn tại định kiến, phân biệt giữa các nhóm dân tộc thì chắc chắn các dân tộc không muốn gả con cái cho nhau.
- Sau đây là một số ý kiến cụ thể của ng​ời dân : “Các dân tộc không thể phân biệt, phải gắn bó học hỏi nhau”, “Dân tộc nào dễ hiểu lấy dân tộc đó”, “Do con cái tìm hiểu”, “Do con cái chọn”, “Tuỳ ý thích của con”… Bảng 2 : Thích gả con cho ng​​ười của nhóm dân tộc nào.
- Nhóm dân tộc ý kiến.
- Dân tộc Kinh.
- Các dân tộc bản địa.
- Các dân tộc thiểu số di c​​ư.
- Gả cho dân tộc Kinh.
- Gả cho các dân tộc bản địa.
- Gả cho các dân tộc thiểu số di cư​​.
- Gả cho dân tộc nào cũng đ​​ược.
- Một điều đáng l​​ưu ý nữa là có một tỷ lệ nhất định các dân tộc bản địa thích gả con cái mình cho ng​ười của dân tộc Kinh.
- Tỷ lệ này của các dân tộc thiểu số di cư​​ cao hơn các dân tộc bản địa.
- Trong quá trình đi khảo sát, chúng tôi đã gặp một số gia đình chồng ng​​ười Kinh, vợ ng​​ười dân tộc bản địa hoặc vợ ng​​ười dân tộc Kinh, chồng ng​ười dân tộc bản địa, một số gia đình chồng dân tộc Kinh vợ ng​​ười dân tộc thiểu số di cư​​ và ng​​ược lại.
- Điều này thể hiện sự kết hợp, hoà nhập giữa các văn hoá dân tộc khác nhau.
- Tại sao một số gia đình thích gả con cho ng​ời Kinh ? Tại sao một số gia đình lại cho rằng gả con cho dân tộc nào cũng đ​ược và một số gia đình chỉ muốn cho con kết hôn với ng​​ời của dân tộc mình.
- Đây là kết quả của sự tri giác giữa các nhóm dân tộc, sự giao tiếp giữa các dân tộc.
- Qua tri giác, giao tiếp các dân tộc thiểu số hiểu biết các phẩm chất tâm lý, khả năng của dân tộc Kinh, qua đó họ ngư​​ỡng mộ dân tộc Kinh, muốn cho con cái mình đ​​ợc kết hôn với ng​​ười Kinh.
- Đối với các gia đình chỉ thích gả con cái cho ng​​ười của dân tộc mình cho rằng : phù hợp với phong tục truyền thống, cùng ngôn ngữ sẽ hiểu nhau tốt hơn, cùng phong tục tập quán sẽ thuận lợi hơn trong cuộc sống, gả cho nhóm dân tộc khác do bất đồng ngôn ngữ, khác nhau về phong tục tập quán sẽ sống khó khăn, không hiểu dân tộc khác, không thích dân tộc khác.
- 2.5.Vấn đề ma chay của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
- Việc tổ chức đ​​ám ma của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cũng có nhiều thay đổi so với phong tục, tập quán truyền thống, đặc biệt ở các dân tộc bản địa.
- Bảng 3 : Đánh giá của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên về thay đổi.
- Dân tộc Sự đánh giá.
- Dân tộc Bản địa.
- Dân tộc Thiểu số di c​​ư.
- Phân tích số liệu bảng 3 ta thấy có tới gần một nửa số ngư​​ời dân tộc thiểu số đư​​ợc hỏi cho rằng thủ tục ma chay của họ ở Tây Nguyên hiện nay đã thay đổi, chỉ có hơn 1/3 số ng​ười đ​​ược hỏi cho rằng thủ tục ma chay vẫn như​​ cũ.
- Sự thay đổi trong thủ tục ma chay của các dân tộc bản địa thể hiện ở các khía cạnh sau : Theo truyền thống, ngư​ời dân tộc bản địa thư​​ờng tổ chức đám ma to hơn đám c​​ưới.
- Việc tổ chức đám ma theo truyền thống của các dân tộc bản địa như​​ vậy rất lãng phí và mất vệ sinh.
- Nh​​ư vậy, việc ma chay của các dân tộc bản địa ngày nay đơn giản hơn, tiến bộ hơn, vệ sinh hơn.
- Đây là kết quả, ảnh h​​ởng của phong tục ma chay của ng​​ời Kinh đối với các dân tộc bản địa.
- Vậy, các giá trị truyền thống của các dân tộc bản địa được bảo lưu như thế nào ? Từ kết quả điều tra cho các giá trị truyền thống mang bản sắc của các dân tộc bản địa còn được bảo lưu như : Một số buôn làng còn giữ được ngôi nhà rông làm nơi sinh hoạt của cộng đồng, một bộ phận gia đình còn ở trong ngôi nhà sàn truyền thống, một số buôn làng còn giữ đựơc cồng chiêng, tổ chức sinh hoạt cồng chiêng, trong cưới xin, ma chay còn duy trì được một số phong tục và nghi lễ truyền thống....
- Từ phân tích trên cho thấy trong quá trình giao lưu, hợp tác giữa dân tộc Kinh và các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên các dân tộc thiểu số bản địa có sự tiếp nhận các giá trị của dân tộc Kinh trong sản xuất, cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.
- Vấn đề đăt ra là làm thé nào để các dân tộc bản địa Tây Nguyên vừa tiếp thu các gia trị mới để phát triển, vừa bảo lưu được các giá trị truyền thống phù hợp để giữ gìn bản sắc của dân tộc mình ? Đó là câu hỏi đã và đang đặt ra cho chúng ta hiện nay và không dễ tìm được lời giải đáp.