« Home « Kết quả tìm kiếm

TIẾP XÚC PHÁP – VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI – BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG


Tóm tắt Xem thử

- TIẾP XÚC PHÁP – VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI – BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- non nửa thế kỷ tôi đi tìm kiếm nhưng thật khó nắm bắt được thần thái của văn hoá Hà Nội! Ngày nay, khi trở thành người nghiên cứu về văn hoá, tôi mới vỡ nhẽ ra rằng muốn tiếp cận văn hoá - nhất là văn hoá Hà Nội, phải tìm cho mình một lối đi.
- Nếu như chúng ta hiểu văn hoá là tất cả những gì do con người sáng tạo ra, nói theo cách của người Trung Hoa xưa - văn là nguỵ, chữ nguỵ gồm hai thành tố (nhân = người), (vi = làm), hay theo Marx, văn hoá là “thiên nhiên thứ hai” được “sản xuất theo quy luật cái đẹp” (khu biệt với tự nhiên) thì mọi cái liên quan đến con người đều có mặt văn hoá của nó.
- Khái niệm văn hoá có một ngoại diên rất rộng, do đó phải chấp nhận một nội hàm bị thu hẹp đến mức chung nhất..
- Viện Nghiên cứu Văn hoá Phương Đông..
- 448 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- Để tiếp cận văn hoá như là một tổng thể của các hệ thống biểu tượng vừa đa dạng, vừa đồng nhất, vừa đứt đoạn, vừa liên tục, vừa biến đổi, vừa đứng yên.
- Các thủ đô là nơi biểu hiện tập trung trình độ phát triển và bản sắc văn hoá của một quốc gia - dân tộc, là bộ mặt của cả nước trong mối bang giao quốc tế.
- Cũng tiếp nhận đạo Phật và văn hoá Phật giáo nhưng người Lào không quá say mê với giáo lý, không ép mình trong khuôn khổ nghi lễ gò bó, không dùng quyền uy của Đức Phật để biến vua thành vua - thần, không mất quá nhiều công sức để xây dựng nhiều chùa tháp nguy nga.
- Thạt Luổng là một biểu tượng của văn hoá Lào.
- bên kia, nguồn gốc loài người và dân tộc Lào, quả bầu - mẹ của người bản địa từ đó hình thành biểu tượng của văn hoá Lào.
- làm thành niềm vinh dự và tự hào của người Việt Nam..
- Người Việt học được ở người Hán lòng đam mê chữ nghĩa văn chương, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Trung Hoa, nhất là Nho giáo hơn 2.000 năm, nhưng trong tâm thức của họ vẫn có sự lựa chọn riêng của mình theo hướng khu biệt Trung Hoa trong suốt quá trình xây dựng nhà nước Đại Việt.
- 450 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- một ý nghĩa: Người Việt Nam buộc phải cầm vũ khí tiến hành cuộc chiến tranh chống kẻ thù xâm lược là một việc làm bất đắc dĩ, vì thế sau khi thắng giặc, gươm phải được hoàn trả và người Việt cầm bút.
- Thăng Long như Lý Công Uẩn đã khẳng định ngay từ đầu (trong Chiếu dời đô) là “thắng địa”, là “chốn hội tụ” “bốn phương đất nước” để trở thành biểu tượng văn hoá với sự thống nhất hài hoà giữa con người và thiên nhiên, giữa bộ mặt duyên dáng của thành phố với tính cách thanh lịch trong điệu thức tâm hồn sâu lắng của con người và luôn luôn được soi sáng trên những mặt hồ - những tấm gương của trí tuệ.
- Và những tấm gương ấy đã ghi lại ba lần tiếp xúc văn hoá của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung..
- Lần thứ nhất tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ để hình thành nền văn hoá quốc gia Đại Việt và Thăng Long trở thành biểu tượng của một Thủ đô văn hiến..
- Lần thứ hai tiếp xúc với văn hoá Pháp và phương Tây và nền văn hoá Việt Nam.
- Lần thứ ba tiếp xúc với văn hoá xã hội chủ nghĩa để định hướng cho nền văn hoá.
- Việt Nam hiện nay.
- Bước vào thời kỳ cận hiện đại, Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á và châu Á đều đứng trước hai thử thách nghiêm trọng:.
- Trong tình huống đó, nhân dân Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á và châu.
- tộc, mặt khác phải tiếp nhận nền văn hoá phương Tây để hiện đại hoá đất nước.
- Nơi đây tiếp biến văn hoá được diễn ra trên bình diện tiếp xúc Đông - Tây với hai hệ quy chiếu dường như đối lập.
- Cuộc gặp gỡ ấy tỏ ra rất “trái khoáy”, không có gì là thú vị, ấy thế mà chỉ trong một thời gian tương đối ngắn (so với tiếp xúc văn hoá giữa các nước Đông Nam Á với Trung Hoa và Ấn Độ), nền văn hoá của các quốc gia tại đây đã được cấu trúc hoá lại theo hướng vượt gộp, dẫn tới việc từng nước này rời bỏ “phương thức sản xuất châu Á”, tức là nền văn minh nông nghiệp truyền thống để đi vào quỹ đạo của nền văn minh công nghiệp phương Tây.
- Thứ hai, các giáo sỹ Thừa sai dòng Paris không những chỉ đưa “tà đạo” vào Việt Nam mà quan trọng hơn là đã nhúng sâu vào chính trị, trở thành người dẫn đường cho chính quyền Pháp thôn tính Việt Nam.
- Nếu như người Anh sang châu Á cùng với Kitô giáo và các thương nhân rồi sau đó mới sử dụng đến “ngoại giao pháo hạm” và thi hành một chính sách tự trị, thì người Pháp vì thương nghiệp kém Anh, vận tải đường biển kém Bồ Đào Nha, buôn bán không cạnh tranh nổi với người Hoa… nên liền theo gót chân các giáo sỹ là thuỷ binh, và sau đó là một bộ máy trực trị thiển cận, tàn bạo cho nên những người chuyển tải văn hoá Pháp này không mấy được thiện cảm của người Việt Nam.
- Do đó họ vừa chống ngoại xâm vừa tiếp nhận những giá trị văn hoá mới miễn là chúng giúp họ giữ nước và dựng nước.
- 452 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- Tiếp xúc.
- Mặc dù đạo Thiên Chúa đã mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng và suốt cả thời kỳ Pháp thuộc số người theo đạo này không nhiều, nhưng sự tiếp xúc văn hoá diễn ra trong bộ phận giáo dân đã có những đóng góp không nhỏ vào nền văn hoá Việt Nam.
- Cuối cùng họ trở thành những học giả Việt Nam lớn nhất thế kỷ XIX.
- Họ là những người “kinh bang tế thế” với những chương trình cải cách táo bạo mà sáng suốt: Nguyễn Trường Tộ chủ trương ngoại giao đa phương, đổi mới văn hoá giáo dục công nghệ hay Nguyễn Lộ Trạch đề xuất tư tưởng chính giáo để mình tự cứu mình chứ không thể mong chờ vào người khác.
- Nếu như trước đây các nhà Nho đóng vai trò chuyển tải văn hoá Hán, thì đến nửa đầu thể kỷ XX, việc tiếp xúc văn hoá Việt - Pháp cũng diễn ra trước hết ở tầng lớp Nho học và sau đó là tầng lớp tân học và người Kinh ở các đô thị.
- Sự tiếp xúc văn hoá Đông - Tây nửa đầu thế kỷ XX rất sôi động vì có ba nhân tố mới sau đây:.
- Sự áp đặt của chủ nghĩa thực dân đã làm cho xã hội Việt Nam trở thành xã hội kép: xã hội nông dân với nền nông nghiệp truyền thống, nền văn hoá xóm làng, và xã.
- hội thực dân với nền kinh tế công nghiệp và nền văn hoá thị dân..
- Các bậc “túc nho” ở Trung Quốc đã tiếp xúc với văn hoá phương Tây trước hết là các trào lưu tư tưởng châu Âu như duy lý luận của Descartes, thuyết giao kèo xã hội của Rousseau, thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu, thuyết tiến hoá của Huxley, thuyết cạnh tranh sinh tồn của Darwin… chủ trương đổi mới tư tưởng Trung Hoa truyền thống theo công thức “Đông học vi thể, Tây học vi dụng”.
- Ở Việt Nam, sau khi phong trào Cần Vương thất bại, các sỹ phu yêu nước qua Tân thư (con đường mà họ quen thuộc) đã tiếp nhận ảnh hưởng của văn hoá phương Tây và tìm con đường cứu nước mới.
- Các thế hệ nhà Nho Việt Nam từ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đến Huỳnh Thúc Kháng… cũng nhìn Nho giáo theo kiểu Khang, Lương và từ đó nổi lên hai phong trào: Đông du và Duy tân.
- Hồ Chí Minh đã phất cao ngọn cờ đó và đã tập hợp được toàn dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam.
- 454 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- phóng dân tộc và cách mạng vô sản thế giới.
- Và chủ nghĩa xã hội đã đáp ứng được yêu cầu của người Việt Nam vừa giải phóng được dân tộc vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá của mình.
- “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”: Con đường của Hồ Chí Minh không chỉ soi sáng cho cách mạng Việt Nam mà còn phù hợp với các dân tộc bị áp bức trên hành tinh.
- Vì thế Hồ Chí Minh đã được UNESCO công nhận là Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hoá thế giới..
- Trong bối cảnh chống chủ nghĩa thực dân, văn hoá được sử dụng như là một công cụ để lôi cuốn, giác ngộ quần chúng.
- Thực dân Pháp dùng văn hoá để nô dịch nhân dân ta nên bị phản ứng quyết liệt và họ đã không đạt được ý muốn.
- tầng lớp “tân học” đã tạo nên phong trào đổi mới văn hoá có hình thức hiện đại và dân tộc, góp phần to lớn vào sự biến đổi văn hoá trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Pháp nhưng không đáp ứng được yêu cầu chính trị của quần chúng (đánh đổ chủ nghĩa thực dân).
- Chỉ có Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Đông Dương mới tập hợp được đội ngũ và huy động sức mạnh tối đa của văn hoá vào công cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ nên đã chiến thắng thực dân Pháp..
- Quá trình tiếp xúc và giao thoa văn hoá Pháp - Việt đã làm biến đổi diện mạo của thành phố Hà Nội trên tất cả các mặt của cuộc sống:.
- Về danh nghĩa, Huế vẫn là Thủ đô của Nam triều, nhưng Hà Nội trên thực tế đã được thực dân Pháp xây dựng thành trung tâm chính trị, văn hoá của Việt Nam và cả ba nước Đông Dương thuộc Pháp.
- Sự tiếp xúc văn hoá Pháp - Việt mang tính chất áp đặt, với những phương tiện hiện đại làm cho Hà Nội mang một diện mạo mới, đặc biệt là sự ra đời của những nhân tố văn hoá mới..
- Đó là, thứ nhất, sự ra đời của những nhân tố văn hoá mới: chữ quốc ngữ, nhà trường tân học, báo chí xuất bản, các ngành văn hoá hiện đại và các tầng lớp xã hội mới có.
- quan hệ chặt chẽ với văn hoá.
- Lần đầu tiên trong xã hội Việt Nam xuất hiện lớp người trí thức tự do sống bằng lao động trí óc của mình: dạy học, viết văn, viết báo, vẽ tranh, chơi nhạc, nghiên cứu văn học, làm thuốc… Họ là những người đại diện cho văn hoá dân tộc thay thế lớp sỹ phu vốn đại diện cho văn hoá cũ và một lớp công chúng thị dân đông đảo của văn hoá từ các công chức, những người lao động đến các cô hàng xén, các me tây… Lần đầu tiên người Việt Nam làm quen với hình thức báo chí đủ các loại: công báo, nhật báo, tuần báo, phổ thông bán nguyệt san, nguyệt san… Chính nhờ có báo chí xuất bản mà đã sản sinh ra những người viết văn chuyên nghiệp và một tầng lớp đông đảo bạn đọc, chủ yếu là tầng lớp thị dân.
- Đây là bước chuyển rất cơ bản từ văn hoá xóm làng sang văn hoá đô thị..
- Hai là, quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra theo quy trình từ sao phỏng đến bản địa hoá và được quy định bởi cách ứng xử và sự lựa chọn của người Việt Nam.
- Sự lựa chọn đó, như trên đã nói, nhằm làm cho nước được độc lập, dân được ấm no, văn hoá tiến bộ.
- Nếu như xã hội Việt Nam là một xã hội kép, người Việt Nam một lúc sống hai mang thì cái mang văn hoá ngoại nhập sẽ bị thay đổi - thậm chí khá đột ngột, nhưng cái mang nội sinh sẽ trở thành cơ tầng, mạch nước ngầm tạo nên cái nền ít biến đổi nhất quy định tính cách của văn hoá Việt Nam mà cái cốt lõi của nó là lòng yêu nước, chống ngoại xâm..
- Ba là, sự đổi mới văn hoá Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX theo hướng dân tộc, khoa học, đại chúng đã tạo nên diện mạo nền văn hoá hiện đại mà các lực lượng cách mạng Việt Nam đã tiếp nhận để xây dựng nền văn hoá mới phục vụ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Người tiêu biểu cho nền văn hoá đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh..
- Những biểu hiện quan trọng của quá trình tiếp biến văn hoá diễn ra trên các lĩnh vực chủ yếu sau đây:.
- Khi tiếp cận với nền văn hoá hiện đại, tiếng Việt buộc phải biến đổi hệ thống ngữ pháp để đảm bảo chức năng giao tiếp và biểu đạt của nó.
- 456 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- Theo truyền thống, người Việt Nam đã sáng tác tiểu thuyết dưới hình thức truyện thơ.
- Với sự ra đời của chữ quốc ngữ, một số nhà dịch thuật bắt đầu dịch, phỏng dịch các tác phẩm văn học phương Tây và tiểu thuyết Tàu, sau đó mới sáng tác văn xuôi Việt Nam.
- Người mở đầu cho tiểu thuyết Việt Nam là Hồ Biểu Chánh, nhưng cuốn Tố Tâm của Song An Hoàng Ngọc Phách được lưu ý nhất trong sự tiếp xúc với văn học Pháp bởi vì nó được viết theo kiểu tiểu thuyết lãng mạn Pháp - và thật lạ lùng hiếm có trên văn đàn quốc tế, trong vòng một thời gian rất ngắn từ năm cả một nền văn học Việt Nam hiện đại đã trưởng thành.
- Cũng tương tự như vậy, kịch nói, theo Nghệ sỹ Nhân dân - đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, thì người Việt Nam đầu thế kỷ XX dựa theo các mẫu Pháp mà xây dựng một thể loại sân khấu mới, người ta đặt cho nó cái tên “kịch nói”5.
- kịch nói Việt Nam thời đó vừa là những người trí thức, hiểu biết sâu sắc nền văn hoá Pháp, lại vừa là những nhà văn, nhà thơ, nghệ sỹ hàng đầu của Việt Nam.
- Họ tiếp xúc với sân khấu Pháp không phải chỉ như với một ngành nghệ thuật biệt lập mà trong sự tiếp xúc tổng thể với cả một nền văn hoá.
- Con đường sáng tạo của các nghệ sỹ Việt Nam là đã ứng dụng phương pháp sân khấu truyền thống vào kịch nói, tức là đem tính cách điệu và tính ước lệ với một hệ thống nguyên tắc vào sân khấu tả thực (naturaliste), sân khấu hiện thực (réaliste) châu Âu.
- Lúc đầu nhạc mới cũng sao phỏng theo khuôn mẫu những thể nhạc khiêu vũ châu Âu như Tango, Rumba… Kết quả của sự sao phỏng đó đã đem lại cho nhạc mới Việt Nam hai loại: nhạc tình và nhạc hùng.
- Nhạc hùng là những hành khúc khoẻ, trẻ của lớp thanh niên đi theo bước quân hành của lịch sử hào hùng Việt Nam.
- Theo Thái Bá Vân6, mô hình thẩm mỹ truyền thống của Việt Nam trước khi tiếp xúc với phương Tây được hình thành và phát triển từ mô hình Đông Sơn sang mô hình Lý, tức là mô hình hình học với sự nhịp nhàng cân xứng đến trong sáng và thuần khiết (một thành tựu cao về tư duy hình tượng) đến mô hình hình tượng trưng của nghệ thuật Phật giáo Việt Nam (thông qua sự áp đặt của văn hoá Hán và sự thẩm thấu của màu sắc Ấn Độ qua Chàm), không miêu tả duy lý kiểu phương Tây mà theo quan niệm nghệ thuật là để truyền đạo và thờ cúng.
- Tardieu lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (Ecole des Beaux - Arts de L’Indochine) để dạy cho người Việt Nam phương pháp hội hoạ phương Tây từ nguyên tắc viễn - cận khoa học, cách bố cục, đến chất liệu sơn dầu, cách pha màu hoàn toàn xa lạ với truyền thống ước lệ của không gian và thời gian trong nghệ thuật phương Đông (giống như nghệ thuật sân khấu mà chúng tôi đã đề cập ở trên)..
- Cũng như các lĩnh vực khác trong lĩnh vực tiếp biến văn hoá mang tính áp đặt và đứt đoạn, nền mỹ thuật của Việt Nam trong khi tiếp xúc với phương Tây (qua Pháp) đã trải qua một quá trình “vật lộn”.
- Vì ở Việt Nam trước đó chưa có cơ sở xã hội và lý tưởng thẩm mỹ cho cách nhìn viễn - cận khoa học kiểu phương Tây.
- Vì vậy các nhà tân hoạ đã phải chật vật lắm mới có thể chấp nhận một không gian tạo hình mới và bằng cả suốt một cuộc đời thể nghiệm và cuối cùng “lột xác” trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để tạo nên nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại.
- Tuy nhiên các nhà mỹ học Việt Nam với tài năng, với sức mạnh của lý tưởng thẩm mỹ và nhân cách của người nghệ sỹ yêu nước đã tạo nên cả một nền mỹ thuật nằm trong mỹ cảm của người Việt Nam, vừa dân tộc, vừa hiện đại, như chúng ta đã biết.
- Họ chính là những người mở đường và cài đặt nền móng cho nền mỹ thuật Việt Nam hiện đại..
- Không thể kể ra tất cả mọi ngành văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại được hình thành qua sự tiếp xúc với văn hoá Pháp và phương Tây, nhưng rõ ràng sự tiếp xúc đó đã đem lại một diện mạo mới, một sự cách tân đột biến trong nền văn hoá Việt Nam.
- phải là một sự bắt chước mà thực tế là một sự cấu trúc hoá lại toàn bộ văn hoá Việt Nam”7..
- Cái bản sắc dân tộc được lộ ra trong quá trình tiếp xúc chính là độ khúc xạ của các hiện tượng ngoại lai.
- Độ khúc xạ đó thể hiện việc Việt Nam hoá các yếu tố vay mượn.
- 458 TIẾP XÚC PHÁP - VIỆT VÀ PHƯƠNG TÂY: HÀ NỘI - BIỂU TƯỢNG THỦ ĐÔ ANH HÙNG.
- trong quá trình tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa và Ấn Độ đã tạo nên một nền văn hoá quốc gia dân tộc với 2 dòng: văn hoá bác học và văn hoá dân gian, thì lần tiếp xúc với văn hoá phương Tây cũng đã tạo nên một nền văn hoá hiện đại với hai thành tố: yếu tố dân tộc (do sự hoà nhập giữa văn hoá bác học và văn hoá dân gian), và yếu tố hiện đại (những hình thức ngoại sinh được bản địa hoá), được vận hành trong một cơ chế văn hoá vừa dân tộc vừa hiện đại.
- Chúng ta đánh giá cao công lao của một nhóm người trí thức tự do, chỉ trong vòng gần 20 năm, nhờ tinh thần dân tộc mà họ đã góp phần đổi mới toàn bộ nền văn hoá Việt Nam.
- Họ là lớp người tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam với tài thích ứng với cái mới, đổi mới cái cũ mà không phải dân tộc nào cũng làm được..
- Nếu như trong cuộc tiếp xúc với phương Tây, Nhật Bản là nước duy nhất ở phương Đông bứt phá khỏi mô hình “phương thức sản xuất châu Á”, vượt qua quỹ đạo của nền văn minh Trung Hoa để đi theo con đường Âu hoá, và họ đã thành công, thì Việt Nam lại chọn con đường giải phóng dân tộc đi vào quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội thế giới - một con đường hội nhập Đông Tây chưa hề có sẵn, nhưng lại là con đường tương lai của nhân loại.
- Dưới sự lãnh đạo, dìu dắt của lãnh tụ thiên tài Nguyễn Ái Quốc, Việt Nam đã vượt qua muôn vàn thử thách nghiêm trọng và đang đi vào sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước..
- Trên cái nền văn hoá mang nặng tính yêu nước đó mà cách mạng đã thừa hưởng và cổ vũ cả một dân tộc đi vào cuộc chiến tranh giải phóng có một không hai trong lịch sử.
- Tại Hà Nội, các tổ chức cách mạng đã được thành lập: Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận phản đế, Mặt trận Việt Minh… Hà Nội xứng đáng trở thành biểu tượng của Thủ đô anh hùng, trung tâm đầu não của những ngày tháng 8 và ngày khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà..
- chủ nghĩa Việt Nam phong tặng là “Thủ đô anh hùng” và được bạn bè quốc tế tôn vinh..
- Xem phần mở đầu cuốn Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, NXB Đà Nẵng, 1997, tr.
- Đoàn Văn Chúc - bài Biểu tượng văn hoá trong cuốn Văn hoá học.
- Hà Nội được Nhà nước Việt Nam phong tặng Thủ đô anh hùng..
- Phan Ngọc, Sự tiếp xúc văn hoá Việt Nam với văn hoá Pháp - một trường hợp điển hình của sự tiếp xúc văn hoá.
- Hội thảo hợp tác văn hoá Pháp - Việt, Hà Nội, 1992