« Home « Kết quả tìm kiếm

TIÊU CHÍ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC


Tóm tắt Xem thử

- TIÊU CHÍ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT.
- Nghiên cứu từ nguyên là một công việc nghiêm túc, không thể tiến hành ngẫu hứng dựa trên suy luận chủ quan thuần tuý, mà đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có phương pháp khoa học được xây dựng dựa trên những tiêu chí chặt chẽ.
- Bài viết sau đây nhằm trình bày một số tiêu chí căn bản cho việc nghiên cứu từ nguyên tiếng Việt..
- Từ khóa: Tiêu chí, nguồn gốc, từ nguyên học.
- Thuật ngữ etymology (Anh) và étymologie (Pháp) tương ứng với tiếng Việt là từ nguyên học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp etumologia, mà Cicéron đã dịch sang tiếng la tinh là veriloquium, có nghĩa là “cách nói đúng”, hoặc “nghĩa đúng của một từ” xuất hiện từ rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên.
- Nhưng phải đợi đến những năm cuối thế kỷ XVIII, khi loài người phát hiện ra sự tồn tại của tiếng sanscrit, thì từ nguyên học mới trở thành một ngành khoa học như ngày nay.
- Theo cách hiểu thông dụng, từ nguyên học là ngành nghiên cứu về gia phả của các từ ngữ nói chung, hoặc nguồn gốc của một từ cụ thể nào đó (P.
- 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC.
- Việc làm sáng tỏ những vấn đề lý thuyết về từ nguyên học có ý nghĩa quyết định đến phương pháp nghiên cứu từ nguyên của một ngôn ngữ cụ thể.
- Mãi đến cuối thế kỷ XVIII, từ nguyên học còn được xem là một ngành nghệ thuật, vì chủ yếu nó dựa vào trực giác, vào trí tưởng tượng của nhà nghiên cứu.
- Giai đoạn đầu của từ nguyên học hiện đại được đánh dấu bằng sự thống trị của ngành ngữ âm học lịch sử, là ngành nghiên cứu nhằm hệ thống hóa những biến đổi về ngữ âm của một ngôn ngữ, để xây dựng những quy luật cho phép xác định những điều kiện để một âm x trong ngôn ngữ nguồn (như tiếng la tinh chẳng hạn) biến thành âm y trong ngôn ngữ đích (tiếng Pháp, Ý.
- để từ đó thiết lập nên những phả hệ của các từ ngữ, cũng như phục hồi lại vốn từ của những ngôn ngữ đã biến mất, như tiếng la-tinh bình dân, ngôn ngữ Ấn-Âu.
- Thoạt tiên, đây là một đóng góp đáng kể cho việc nghiên cứu nhằm khôi phục những vốn từ của một ngôn ngữ đã biến mất, thông qua một ngôn ngữ phái sinh.
- Tuy nhiên, dần dần người ta phát hiện ra rằng phương pháp nghiên cứu này không phải là không có vấn đề : vì quá tập trung chú ý đến hình thức, không chú trọng đến ngữ nghĩa, và loại bỏ sự vật được ám chỉ (vật quy chiếu) ra khỏi tầm quan sát, nên kết quả nghiên cứu khớng mang tính khoa học cao, và khó có thể kiểm chứng được..
- Đầu thế kỷ XX, sự ra đời và phát triển nhanh chóng của ngành địa lý ngôn ngữ (géographie linguistique) và ngành phương ngữ học (dialectologie) đã tác động mạnh đến.
- ngành từ nguyên học, với quan điểm giữa các đơn vị từ ngữ có sự phụ thuộc lẫn nhau.
- Vì thế, thuật ngữ từ nguyên học còn có thể được dùng để chỉ hai quy trình khác biệt nhau : về phương diện lịch đại, đó là sự lưu truyền qua thời gian của một nguồn gốc từ ngữ, về phương diện đồng đại, đó là sự tương tác năng động thể hiện nhu cầu nội tại của ngôn ngữ (P.
- Từ đó ra đời phương pháp Worter und Sachen (từ ngữ và sự vật) do nhà nghiên cứu H.
- Schuchardt đề ra, theo đó khi khảo sát một từ phải chú ý đến sự vật mà nó ám chỉ..
- Theo thực tế nghiên cứu, có thể tóm tắt việc nghiên cứu từ nguyên qua ba công việc chính, được thể hiện qua trật tự xuất hiện của các thông tin về một mục từ trong các tự điển từ nguyên (1.
- Xác định thời gian xuất hiện của một từ.
- Tìm hiểu nguồn gốc của từ và.
- Những biến đổi ngữ nghĩa của từ đó..
- Tựu trung lại, thời gian xuất hiện của từ ngữ được ghi trong các tự điển từ nguyên chẳng qua chỉ là thời gian xuất hiện của từ ngữ trên văn bản mà người ta còn lưu giữ được.
- Vì thế, kết quả nghiên cứu thời gian xuất hiện của từ ngữ tùy thuộc hoàn toàn vào yếu tố ngoài ngôn ngữ..
- Nếu việc xác định ngày tháng xuất hiện của một từ đòi hỏi nhà nghiên cứu phải có một nguồn tư liệu bằng văn bản thật phong phú, càng xưa càng tốt, để làm bằng chứng cho lần xuất hiện sớm nhất của từ ấy được ghi nhận bằng chữ viết, thì việc tìm hiểu nguồn gốc của một từ cần ở nhà nghiên cứu từ nguyên chẳng những phải có kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của từ ngữ, về những quy luật biến đổi ngữ âm qua các thời đại, về vốn từ vựng của những ngôn ngữ thường tiếp xúc với ngôn ngữ đang nghiên cứu, mà còn phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa, nhất là về lịch sử giao tiếp của các dân tộc sống chung trong cộng đồng và của các dân tộc có giao tiếp với nhau.
- vì thế, việc nghiên cứu từ nguyên học những ngôn ngữ chưa có nhiều truyền thống chữ viết thường bỏ qua công đoạn này.
- Những điều kiện còn lại chính là phẩm chất cần phải có của nhà nghiên cứu, và vì thế, nó quyết định giá trị của kết quả nghiên cứu..
- 2 NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN HỌC TIẾNG VIỆT.
- Tuyệt đại đa số những từ ngữ “bác học” trong tiếng Việt đều có nguồn gốc Hán - Việt, do đó nhà nghiên cứu từ nguyên học mảng từ vựng này nhất thiết phải có kiến thức về từ Hán - Việt..
- Vay mượn từ tiếng germanique *banqui.
- Dấu hoa thị * đặt trước một từ dùng để chỉ rằng nguồn gốc đó chỉ là giả định mà thôi..
- Bên cạnh lớp từ ấy, tiếng Việt còn có những từ ngữ được sử dụng trong đời sống hàng ngày, thường xuất hiện dưới dạng khẩu ngữ hơn là trong các văn bản viết, nhất là từ vựng của các phương ngữ.
- Vì thế, nguồn gốc của chúng ít được các nhà nghiên cứu quan tâm đến, nhất là việc xác định năm xuất hiện của chúng gần như là không thể vì văn bản viết không thể nào ghi chép lại được tất cả vốn từ được lưu hành trong toàn thể một cộng đồng ngôn ngữ, kể cả trong thời đại phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng bằng chữ viết như ngày nay..
- Để nghiên cứu nguồn gốc của những từ ấy, nhà nghiên cứu phải có vốn từ vựng phong phú của những ngôn ngữ đã và đang tiếp xúc với tiếng Việt : đó là các ngôn ngữ của các dân tộc anh em sống trên lãnh thổ Việt Nam, các phương ngữ Trung Hoa là tiếng mẹ đẻ của các cộng đồng di dân đến từ Trung Quốc trong những thế kỷ trước (tiếng “Tiều”.
- Trong bối cảnh tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ như thế, việc vay mượn từ ngữ từ nhiều nguồn gốc khác nhau là điều không thể tránh khỏi.
- Do đó, việc nghiên cứu từ nguyên của một bộ phận từ vựng tiếng Việt hiện đại đòi hỏi phải có kiến thức về nhiều thứ tiếng khác nhau.
- Nhưng yêu cầu cao như thế thường vượt quá khả năng của một nhà nghiên cứu, do đó, ta thấy các công trình trong lãnh vực này thường chỉ tập trung vào một nguồn gốc nào đó của tiếng Việt : về từ gốc Hán có Tầm nguyên Từ điển của Bửu Kế, Từ vựng gốc Hán trong tiếng Việt của Lê Đình Khẩn, về từ gốc Pháp có Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp của Nguyễn Quảng Tuân &.
- Một số nhà nghiên cứu khác có tham vọng lớn hơn, muốn truy nguyên càng nhiều càng tốt kho tàng từ vựng tiếng Việt, và họ ít nhiều đều vấp phải nhược điểm là võ đoán, gán ghép tùy tiện, do chỉ dựa vào suy luận phiến diện, thiếu cơ sở khoa học..
- Khó khăn của việc truy nguyên nguồn gốc của một từ nằm ở chỗ chẳng những nhà nghiên cứu phải tìm ra những từ có khả năng là từ gốc của từ ấy, mà còn phải chứng minh được mối quan hệ của từ đang được nghiên cứu với một từ được giả định là nguồn gốc của từ đó.
- Thật là phi lý khi cho rằng xà lan có nguồn gốc từ tiếng Khơ-me mà không giải thích được tại sao tiếng Việt lại đi vay mượn từ ấy của tiếng Khơ-me, là ngôn ngữ của một nước có nền khoa học kỹ thuật còn non kém, không đủ khả năng để chế tạo ra vật mang tên xà lan để cho tiếng Việt vay mượn từ những năm đầu của thế kỷ trước.
- Có trường hợp nhiều nhà nghiên cứu không thống nhất ý kiến với nhau về nguồn gốc của một số từ nào đó, nghĩa là chúng được gán cho nhiều từ gốc khác nhau, như trường hợp từ (áo) bà ba..
- Nhưng cũng có những trường hợp, nhà nghiên cứu không thể tìm ra lai lịch của chúng, và thường chỉ dừng lại ở giả thuyết cho rằng đó là từ Việt cổ.
- Vì thế, việc xác định được lai lịch của một từ không dễ dàng chút nào, và nhà nghiên cứu cần phải vận dụng nhiều dữ liệu đôi khi không thuộc lãnh vực ngôn ngữ học, như lịch sử, văn hóa, kinh tế, như Charles Brucker đã nhìn nhận : “Cần phải lưu ý đến tầm quan trọng của những mối quan hệ văn hóa-xã hội của lịch sử từ ngữ .
- chúng cấu thành một khía cạnh cơ bản trong việc nghiên cứu từ nguyên học.
- Việc xác định nguồn gốc của một từ trong vốn từ vựng tiếng Việt đã khó, thế mà việc xác định năm tháng xuất hiện của một từ lại càng khó khăn gấp bội, do việc những văn bản viết được lưu giữ đến ngày nay còn quá ít, và nhất là tiếng Việt đã thay đổi rất nhiều khi chuyển việc sử dụng chữ viêt từ chữ Hán và chữ Nôm sang chữ quốc ngữ làm phương tiện lưu giữ lời nói trên giấy.
- Chính vì thế mà ta thấy trong số những tự điển từ nguyên hoặc những từ điển có chú thích từ nguyên hiện có trên thị trường, không có tác giả nào cung cấp cho người đọc thông tin về thời gian xuất hiện của các mục từ (Nguyễn Lân, 1998.
- 3 MỘT SỐ TIÊU CHÍ TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU TỪ NGUYÊN.
- Qua một số công trình tìm hiểu về từ nguyên tiếng Việt, và nhất là qua công việc nghiên cứu đang tiến hành trong đề tài cấp bộ chúng tôi nhận thấy cần phải tuân thủ một số tiêu chí thẩm định để tránh sự nhầm lẫn hoặc suy diễn tùy tiện như thường thấy.
- Một từ X chỉ được chấp nhận là có nguồn gốc từ từ X’ khi nào nó có thể đáp ứng được những tiêu chí đã được rút ra từ thực tiễn đó..
- 3.1 Tiêu chí ngữ âm.
- Trước tiên, nhà nghiên cứu thường dựa vào phán đoán ít nhiều mang tính chất cảm tính của mình về cách phát âm của một từ để tìm từ gốc (étymon) của nó.
- Phán đoán ấy cho phép người nghiên cứu có thể xây dựng những giả thuyết sơ bộ để trả lời cho những câu hỏi như : từ này thuộc ngôn ngữ nào ? Thuần Việt hay có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác ? Nếu là một ngôn ngữ khác, thì đó là ngôn ngữ nào ? Hán ? Chàm ? Thái ? Khơ-me.
- Pháp ? Anh ? Những đánh giá sơ bộ như thế giúp nhà nghiên cứu tập trung chú ý vào một ngôn ngữ nào đó, để tìm từ có phát âm giống hoặc gần giống với từ đang nghiên cứu..
- Nhà nghiên cứu có thể tìm thấy một hoặc nhiều từ có phát âm gần giống với từ đang nghiên cứu, trong một hoặc nhiều ngôn ngữ khác nhau.
- Tìm được một từ có phát âm gần giống trong một ngôn ngữ nào đó, chẳng hạn như nóp, cà ràng (bếp lò bằng đất nung) có các từ phát âm gần giống trong tiếng khơ me là nop và kran (Vương Hồng Sển, 1999).
- Trường hợp này là trường hợp đơn giản nhất, và nhà nghiên cứu chỉ cần kiểm chứng lại xem có phải mỗi cặp từ đó cùng chỉ một sự vật (cùng nghĩa), và vật ấy được du nhập từ dân tộc nói thứ ngôn ngữ ấy (ở đây là tiếng khơ me)..
- Tìm được nhiều từ trong một ngôn ngữ có phát âm gần giống, chẳng hạn như đối với từ tăng bo, các từ phát âm gần giống trong tiếng Pháp là transport (vận tải) (mà Vũ Ngọc Khánh &.
- Nguyễn thị Huế, 2002 cho là từ gốc của tăng bo), và transbord(er) (sang mạn, chuyển hàng qua mạn tàu) (theo Nguyễn Quảng Tuân &.
- Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu cần phải xem xét nhiều khía cạnh.
- hơn nữa, cặp từ thứ hai có phát âm giống nhau hơn là cặp từ thứ nhất.
- Trong trường hợp này, nhà nghiên cứu phải tìm hiểu thêm cách sử dụng cũng như bối cảnh sử dụng của từ tăng bo : có phải từ này được sử dụng để thay thế cho từ vận chuyển, vận tải nói chung hay không ? Câu trả lời là không.
- Như vậy rõ ràng là tăng bo có nguồn gốc từ transborder, được rút gọn lại bằng cách bỏ phần đuôi -er, chứ không phải từ transport như cảm tính ban đầu của chúng ta..
- Tìm được nhiều từ có phát âm gần giống, trong nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn như bồi.
- Mặc dù bồi trong chữ cao bồi là do cách phát âm Việt hóa của boy trong từ cowboy (Anh-Mỹ), và về nghĩa thì ở một số nước, boy cũng được dùng (theo nghĩa xấu) để chỉ người phục vụ (Từ điển Anh-Việt, Nxb TPHCM, 1998), nhưng không thể vì thế mà kết luận rằng tất cả những trường hợp có âm tiết bồi đều có nguồn gốc từ boy của tiếng Anh như trong Vũ Ngọc Khánh &.
- phải xem xét thêm khía cạnh lịch sử giao tiếp giữa các ngôn ngữ.
- Do đó, khả năng vay mượn từ tiếng Anh ít hơn rất nhiều so với nguồn gốc Hán Việt của nó..
- Bên cạnh đó, có hiện tượng nhiều từ tiếng Việt có phát âm gần giống với một từ gốc của một ngôn ngữ khác : bia và la ve có phát âm gần giống với từ (la) bière, mặc rô và ma cô với từ maquereau, xà phòng và xà bông với từ savon, xà cột và xắc cốt với từ sacoche trong tiếng Pháp .
- nhất (trong nhất lớp) và dách (trong số dách) có phát âm gần giống với từ – của chữ Hán.
- Dĩ nhiên là nhà nghiên cứu sẽ gặp những từ mà anh ta không thể tìm ra từ gốc.
- nhưng cũng có thể đó là những từ vay mượn từ các dân tộc anh em cùng sống trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc từ các ngôn ngữ của các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia, Thái Lan, Mã Lai.
- Guiraud gọi là từ nguyên giả (fausse étymologie.
- có nhiều từ có cấu tạo từ vựng giống với một mô-típ cấu tạo từ vựng của một ngôn ngữ nào đó, nhưng hoàn toàn không có liên hệ gì với ngôn ngữ đó.
- chaland) chẳng hạn, có cấu tạo ngữ âm khiến cho có nhà nghiên cứu lầm tưởng rằng từ này cùng “lò” với những từ gốc khơ-me như xà rông, Xà Tón, Xà Tâm (địa danh)....
- 3.2 Tiêu chí ngữ nghĩa.
- Nếu chỉ dựa vào tiêu chí ngữ âm để tìm hiểu nguồn gốc của một từ thì nhà nghiên cứu sẽ rơi vào khuyết điểm tùy tiện và ngộ nhận.
- Do đó, cần phải dựa vào nhiều tiêu chí khác nữa để loại bỏ những trường hợp đồng âm ngẫu nhiên, là hiện tượng phổ biến giữa các ngôn ngữ, và như thế sẽ làm cho phán đoán thêm chính xác.
- Một đơn vị từ ngữ được vay mượn ở một ngôn ngữ khác thông thường vẫn giữ lại một vài nét nghĩa nguyên thủy.
- Ca (hát) chẳng hạn đồng âm với từ tiếng Pháp cas (trường hợp), nhưng giữa hai từ này chẳng có chút quan hệ ngữ nghĩa nào, do đó không thể kết luận rằng từ này được vay mượn từ từ kia.
- chính là từ vay mượn từ tiếng Pháp, vì nó giữ nguyên nét nghĩa của từ gốc.
- Cũng có trường hợp từ vay mượn có nghĩa rất xa với nghĩa của từ gốc, nhưng nhìn chung, nó cũng giữ lại một nét nghĩa nào đó, như chữ mô-đen được dùng để diển tả ý (ăn mặc) rất mốt (P.: modèle có nghĩa là kiểu, mẩu).
- Vậy liệu cua (đường) có phải là từ vay mượn của court (P.
- 3.3 Tiêu chí vật qui chiếu (critère référentiel).
- Thông thường, khi tiếp nhận một sự vật của một cộng đồng dân tộc sử dụng một ngôn ngữ khác, người bản ngữ tiếp nhận luôn tên gọi sự vật bằng ngôn ngữ của cộng đồng ấy, sau khi đã biến đổi cách phát âm cho phù hợp với đặc điểm ngữ âm của ngôn ngữ bản địa..
- do mỗi ngôn ngữ đi vay mượn biến đổi tên gọi theo cách riêng của mình.
- Nhưng không thể suy luận ngược lại là một từ có cách phát âm giống hoặc gần giống với một từ trong một ngôn ngữ khác là được vay mượn từ ngôn ngữ đó, nếu vật qui chiếu hoàn toàn thuộc về cộng đồng bản địa.
- Oẳn tù tì có phải xuất phát từ one, two, three của tiếng Anh không ? Xét trên phương diện ngữ âm, ta thấy cách phát âm của hai chuỗi từ này gần giống nhau.
- Tuy nhiên, đế đi đến kết luận là tiếng Việt đã sử dụng lại chuỗi từ tiếng Anh nói trên, thì nhà nghiên cứu cần phải chứng minh bằng được là trẻ em Việt Nam chỉ biết chơi những trò chơi dân gian ấy kể từ khi tiếp xúc với người Anh hoặc ít ra là từ khi tiếp xúc với ngôn ngữ của họ..
- 3.4 Tiêu chí lịch sử.
- Khi có một từ đồng âm hoặc gần âm với một số từ của một số ngôn ngữ có tiếp xúc với tiếng Việt, lẽ đương nhiên là ngôn ngữ nào tiếp xúc với tiếng Việt sớm hơn có khả năng tác động nhiều hơn đến tiếng Việt.
- 3.5 Tiêu chí hội nhập của các cộng đồng dân cư.
- Cộng đồng dân cư ngoại quốc nào hội nhập sâu rộng vào đời sống của cư dân bản địa sẽ có khả năng tương tác về mặt ngôn ngữ lớn hơn.
- Vì thế, từ papa càng ít có khả năng là nguồn gốc của từ ba (má) hơn so với tiếng Quảng.
- Tương tự như vậy, ba (má) dù có cách phát âm gần giống với papa của tiếng Pháp, cũng không thể vì thế mà vội vã kết luận rằng ba (má) có nguồn gốc từ tiếng Pháp như vài tác giả đã làm (Nguyễn Lân, 1998.
- chỉ cần quan sát địa bàn xuất hiện với tần số cao của từ này và thành phần xã hội của người sử dụng cũng có thể bác bỏ giả thiết nguồn gốc Pháp của nó..
- Nghiên cứu từ nguyên học là một công việc công phu, đòi hỏi người nghiên cứu phải hết sức khách quan và khoa học.
- Tính khách quan ấy thể hiện qua việc kiểm chứng chặt chẽ những giả thuyết mà nhà nghiên cứu đã nêu lên về xuất xứ của một từ, dựa trên những tiêu chí ngôn ngữ học (ngữ âm, ngữ nghĩa.
- và ngôn ngữ học xã hội (bối cảnh kinh tế xã hội...)..
- Từ điển các từ tiếng Việt gốc Pháp, Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học TP HCM, TP Hồ Chí Minh..
- Từ điển từ nguyên giải thích, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.