« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn - một thái độ ứng xử thẩm mỹ đối với lớp trẻ giai đoạn 1930-1945


Tóm tắt Xem thử

- TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN - MỘT THÁI ĐỘ ỨNG XỬ THẨM MỸ ĐỐI VỚI LỚP TRẺ GIAI ĐOẠN 1930-1945.
- Ứng xử thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ.
- Bài viết luận giải sự ra đời và phát triển của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn như một thái độ ứng xử thẩm mỹ, đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ mới của thanh niên thế hệ 1930-1945.
- Sự tương hợp giữa thị hiếu thẩm mỹ mới của thanh niên với sự đổi mới thi pháp tiểu thuyết hiện đại của nhóm Tự Lực văn đoàn là nhân tố hết sức quan trọng, tạo nên sự phát triển của văn học nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng ở giai đoạn 1930-1945 trong nền văn học Việt Nam hiện đại..
- Cùng với sự ra đời của tổ chức này, một loạt tiểu thuyết được viết theo phong cách hiện đại của các nhà văn TLVĐ cũng đã xuất hiện.
- ngày đầu mới xuất hiện, tiểu thuyết của các nhà văn như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo đã thu hút được sự quan tâm của lớp trẻ thời ấy.
- Tiểu thuyết TLVĐ đã tạo nên một sức hấp dẫn kỳ lạ như một thứ “ma lực” đối với lớp trẻ giai đoạn .
- TLVĐ đã góp phần quan trọng để tạo nên một nền tiểu thuyết hiện đại cho văn học Việt Nam hiện đại.
- Trong công trình văn học sử khá đồ sộ trên 1000 trang Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, nhà nghiên cứu Phạm Thế Ngũ đã khẳng định: “Có thể nói chỉ với Tự Lực văn đoàn chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam” (1).
- Tiểu thuyết TLVĐ đã làm cho thế hệ trẻ giai đoạn 1930-1945 mê say đắm đuối.
- Nhiều người thuộc thế hệ ấy dù đã trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, đến nay còn sống vẫn nhớ và kể lại : lớp trẻ thời ấy như họ, thường giấu bố giấu mẹ để đọc tiểu thuyết TLVĐ.
- thế? Sở dĩ có biểu hiện ấy là bởi khi đọc tiểu thuyết TLVĐ thì gần như toàn bộ tâm linh, tâm lực của lớp trẻ bị cái hay, cái đẹp rất mới lạ của tiểu thuyết TLVĐ cuốn hút.
- Chính vì lẽ đó, nên bố mẹ họ lo con mình sẽ lơ là, xao lãng việc học hành khi đọc tiểu thuyết TLVĐ..
- Đọc xong Hồn bướm mơ tiên (1933), người đọc là lớp trẻ tha thiết chờ mong được cảm nhận tiểu thuyết sau đó của Khái Hưng.
- Khi tiếp nhận tiểu thuyết Đoạn tuyệt (1934), lớp trẻ háo hức chờ đợi được đọc tiểu thuyết sau đó của Nhất Linh.
- Tiểu thuyết TLVĐ đã tạo nên mối quan hệ giao tiếp khá mật thiết giữa nhà văn và người đọc là thanh niên Việt Nam thuộc tầng lớp trí thức, tiểu tư sản thị dân Tây học ở giai đoạn 1930-1945..
- Về phía nhà văn TLVĐ, tiểu thuyết của họ đã thể hiện một thái độ ứng xử thẩm mỹ đối với lớp trẻ thời ấy.
- Cái mới, cái đẹp của tiểu thuyết TLVĐ là một sự đáp ứng cao đối với nhu cầu đọc, nhu cầu thưởng thức của thanh niên vào thời điểm đó.
- 2 SỰ XUẤT HIỆN THỊ HIẾU THẨM MỸ MỚI TRONG TÂM LÝ TIẾP NHẬN CỦA LỚP TRẺ GIAI ĐOẠN 1930-1945.
- Sự xuất hiện của các giai tầng này đã tạo nên cơ cấu của một xã hội hiện đại.
- Còn đối với lớp trẻ thuộc giai đoạn thì họ luôn háo hức, khát khao với cái mới.
- Đặc điểm tâm lý này của lớp trẻ ở giai đoạn 1930-1945 đã được đáp ứng bằng thái độ ứng xử thẩm mỹ của tiểu thuyết TLVĐ.
- Lớp trẻ tỏ rõ sự thích thú đối với tiểu thuyết của TLVĐ bởi sức hấp dẫn của những tác phẩm ấy hoàn toàn phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ mới của họ.
- Lớp trẻ được nói tới trong bài viết này là thanh niên thuộc giai cấp tư sản và tầng lớp tiểu tư sản trí thức, học sinh, thị dân Tây học.
- Lớp trẻ này cũng đã sớm tiếp nhận những yếu tố văn hóa cũng như những tác phẩm văn chương của Tây Âu, đặc biệt là của nước Pháp.
- Lớp trẻ này sớm tỏ ra thờ ơ, hững hờ với những bộ tiểu thuyết cổ điển được kết cấu theo lối chương hồi của Trung Quốc..
- Những bộ tiểu thuyết ấy chỉ ngồn ngộn những diễn biến, những sự kiện mà các nhân vật lại tỏ ra mờ nhạt như những bóng hình xa xưa..
- Một trong những biểu hiện khác của lớp trẻ về sự tự ý thức cái “tôi” con người cá nhân là niềm khát khao mở rộng tầm nhìn để khám phá cuộc sống, khám phá thế giới và đặc biệt hơn nữa là tự khám phá về chính mình.
- Có thể nói, khát vọng của cái “tôi” bản thể ở lớp trẻ thời này vừa mang tính hướng ngoại, lại vừa mang tính hướng nội.
- Các nhân vật trong tiểu thuyết đều được các nhà văn TLVĐ khắc họa, thực sự có chiều sâu nội tâm..
- Mọi diễn biến tâm trạng của những nhân vật trong tiểu thuyết TLVĐ vừa phù hợp với quá trính tâm lý của con người, vừa phù hợp với logic nội tại của tác phẩm.
- Nên khi gặp gỡ “thế giới” nhân vật nam thanh nữ tú trong tiểu thuyết TLVĐ, lớp trẻ thời ấy cảm thấy như được “gặp” chính mình, để hiểu và khám phá cõi sâu tâm hồn của chính mình.
- Họ tắm mình và tìm mình trong tiểu thuyết TLVĐ.
- Đối với lớp trẻ thời ấy, những chi tiết ly kỳ, lắt léo trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc mà lớp già Hán học.
- Lớp trẻ bắt gặp ở các nhân vật trong tiểu thuyết TLVĐ một sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn..
- Khi thưởng thức tiểu thuyết TLVĐ, lớp trẻ thời ấy, hầu hết đều nhận ra rằng: vẻ đẹp tâm hồn của các nhân vật trong tiểu thuyết TLVĐ không chỉ là vẻ đẹp của phẩm hạnh mà còn là vẻ đẹp vi tế của sự phong phú và đa dạng về tinh thần.
- Điều này làm cho lớp trẻ tâm đắc và khoái thú hơn đối với tiểu thuyết TLVĐ trong hành trình không ngừng đi tìm chính mình..
- Thị hiếu thẩm mỹ mới của lớp trẻ thuộc giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức tiểu tư sản, thị dân thời ấy hoàn toàn khác hẳn với thị hiếu thẩm mỹ của các Nho sĩ trí thức Hán học.
- Lớp trẻ thời 30-45 luôn luôn khát khao với cái mới, trong đó có cái mới của văn chương.
- Tiểu thuyết TLVĐ lại hoàn toàn mới về văn thể, về thi pháp.
- Tiểu thuyết TLVĐ xuất hiện với tư cách là một thái độ ứng xử thẩm mỹ và đã đáp ứng được thị hiếu thẩm mỹ mới của lớp trẻ.
- Bằng những thiên tiểu thuyết mới khá đặc sắc, các nhà văn TLVĐ đã bộc lộ một thái độ ứng xử thẩm mỹ đối.
- Nhu cầu cảm thụ tiểu thuyết TLVĐ của lớp trẻ ở giai đoạn này rất cao, nên các nhà văn TLVĐ mới “sản xuất” và.
- “cung cấp” những tiểu thuyết đặc sắc của họ, đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của lớp trẻ thời ấy..
- Cũng theo hướng khẳng định bằng con số, trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập 1) nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ cho rằng: “Đương thời, tác phẩm Tự Lực văn đoàn có một sức hấp dẫn nhất định đối với độc giả thành thị.
- Tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn vào loại bán chạy nhất đương thời” (từ 1933 đến 1936, nhà xuất bản Đời nay đã bán được 58.000 cuốn tiểu thuyết và thơ, có những cuốn như Đời mưa gió được in lại đến nghìn thứ tám)” (5).
- Những con số “54 ngàn cuốn tiểu thuyết” (trừ hai tập thơ của Thế Lữ và Tú Mỡ) và “58.000” cuốn tiểu thuyết và thơ trong công trình của hai ông Phạm Thế Ngũ và Phan Cự Đệ không đơn thuần là những con số thống kê số lượng tiểu thuyết của TLVĐ được xuất bản trong những năm đầu khi nhóm văn phái này vừa mới được thành lập mà còn là chỉ số chứng thực cho nồng độ háo hức, nhiệt thành của lớp trẻ đương thời khi họ đón đọc tiểu thuyết TLVĐ.
- Một minh chứng tiêu biểu cho sự đáp ứng của tiểu thuyết TLVĐ đối với thị hiếu thẩm mỹ của lớp trẻ thời 30-45 là trong một lần Tạp chí Sông Hương tổ chức trưng cầu ý kiến bạn đọc về tác phẩm Hồn bướm mơ tiên vào năm 1938, những người đọc trẻ tuổi đã không ngần ngại phong tặng Khái Hưng danh hiệu là “Alfred de Musset của thanh niên Việt Nam”.
- Bởi bằng tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, Khái Hưng đã đáp ứng thị hiếu thẩm mỹ, nói đúng niềm khát khao của lớp trẻ Việt Nam thời 30-45 về cái mới trong văn học giống như những bài thơ của nhà thơ lãng mạn Pháp Alfred de Musset ở thế kỷ XIX đã từng làm rung động bao con tim của lớp trẻ nước Pháp nói riêng và người đọc trẻ tuổi trên toàn thế giới nói chung.
- Như vậy, với việc phong tặng Khái Hưng danh hiệu “Alfred de Musset của thanh niên Việt Nam”, lớp trẻ Việt Nam thời ấy không chỉ thể hiện sự ngưỡng mộ tài văn của Khái Hưng.
- Sự khát khao của lớp trẻ thời 30-45 muốn được thưởng thức cái mới trong những tác phẩm văn học không hề nhỏ.
- Ngay từ buổi đầu xuất hiện trên văn đàn, những tiểu thuyết của TLVĐ với tiếng nói của khát vọng giải phóng cá tính vượt ra ngoài sự kiềm tỏa của lễ giáo phong kiến và đề cao hạnh phúc cá nhân đã được lớp trẻ đương thời háo hức đón nhận..
- Có thể nói, Đoạn tuyệt là một tác phẩm đã thể hiện rõ nhất, mạnh mẽ nhất những nội dung ấy nên sau khi ra đời, cuốn tiểu thuyết này đã trở thành tâm điểm chú ý, hoan nghênh và đón nhận của lớp trẻ lúc bấy giờ, đặc biệt là những người “ đã từng chịu những nỗi khắt khe của cuộc đời xung đột mới, cũ”.
- Trong các thể loại mới của văn học, tiểu thuyết của TLVĐ là thể loại được lớp trẻ của giai cấp tư sản, tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, thị dân học sinh Tây học yêu thích nhất.
- Nếu như thể loại sử thi (anh hùng ca) đã tạo nên bộ mặt của văn chương thời cổ đại thì thể loại tiểu thuyết mới lại tạo nên diện mạo cho nền văn chương thời hiện đại ở mọi quốc gia trên hành tinh chúng ta.
- Cảm giác đầu tiên khi đọc tiểu thuyết TLVĐ là sự mới mẻ, tính hiện đại khác với tiểu thuyết chương hồi của Trung Quốc.
- Sự khác biệt này được tạo ra bởi tính hiện đại của tiểu thuyết TLVĐ trong công cuộc hiện đại hóa văn học dân tộc do tổ chức TLVĐ khởi xướng..
- Tiến trình đổi mới nền văn học Việt Nam theo con đường hiện đại hóa thực chất là đổi mới về các thể loại, trong đó có thể loại tiểu thuyết.
- Sự đổi mới thi pháp thể loại tiểu thuyết Việt Nam, làm cho thể loại này có tính hiện đại ngang với tầm của tiểu thuyết hiện đại thế giới, tạo nên một sức hấp dẫn đặc biệt đối với lớp trẻ giai đoạn 1930-1945.
- Một điểm cũng cần phải nói rõ thêm trong thi pháp tiểu thuyết TLVĐ, đó là nhịp điệu và kể cả lối chuyển cảnh, cắt cảnh, tạo nên.
- Yếu tố thời gian trong tiểu thuyết TLVĐ đã mất hẳn tính vật lý, tuyến tính mà nhiều khi là thời gian đồng hiện.
- Thời gian và không gian trong tiểu thuyết TLVĐ cũng mang nhiều sắc thái khác nhau.
- Tiểu thuyết TLVĐ mang tính phức hợp, đa diện, đa chiều.
- Nếu như tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc gợi cho lớp trẻ cảm giác xa lạ, mòn sáo thì tiểu thuyết của TLVĐ lại gợi cảm giác vừa gần vừa xa, vừa hư lại vừa như thực.
- Tiểu thuyết TLVĐ là một hợp thể đa phong cách.
- Mặc dù những tiểu thuyết của cùng một nhà văn, nhưng mỗi tác phẩm lại mang một vẻ riêng.
- Những nội dung tư tưởng mới của tiểu thuyết TLVĐ đều được thể hiện bằng thi pháp mới của thể loại tiểu thuyết.
- Nếu không có sự đổi mới về thi pháp thì những nội dung tư tưởng mới trong tiểu thuyết TLVĐ cũng không thể có được sức lôi cuốn, hấp dẫn đối với thanh niên thời ấy.
- Về nội dung, tiểu thuyết TLVĐ đã thể hiện đậm nét cái “tôi” cá nhân với nhu cầu giải phóng cá tính bằng những sáng tạo mới của nghệ thuật tiểu thuyết, nên nó hoàn toàn thích ứng với thị hiếu thẩm mỹ mới của lớp trẻ.
- Cái mới lạ của nội dung được thể hiện bởi cái mới lạ về thi pháp thể loại, tạo nên một vẻ đẹp hài hòa trong từng thiên tiểu thuyết.
- Nhờ vậy, tiểu thuyết TLVĐ đã trở thành “món ăn tinh thần” đầy sức hấp dẫn và cuốn hút đối với thanh niên thời ấy..
- Khi luận giải về nguyên nhân tạo nên sức hấp dẫn của tiểu thuyết TLVĐ, ông Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng: “Ở giai đoạn đầu sở dĩ tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn được công chúng thanh niên nhiệt liệt hoan nghênh còn vì lý do khác: nó nhân danh chủ nghĩa nhân đạo, tinh thần dân chủ, nhân danh văn minh tiến bộ để chống lễ giáo phong kiến.
- Tuy tiểu thuyết TLVĐ là văn chương chứ không phải báo chí, song nó nắm bắt một cách kịp.
- thời và nhạy bén những vấn đề nóng hổi mà lớp trẻ rất mực quan tâm.
- Tiểu thuyết TLVĐ ra đời giữa không khí ấy đã hàm chứa được những giá trị nhân văn sâu sắc..
- Tất cả những vấn đề trên bao trùm lên toàn bộ nội dung của tiểu thuyết TLVĐ, tạo nên một nguồn sinh khí mới, kích thích tinh thần của lớp trẻ thuộc giai đoạn 1930-1945.
- Ngay từ thiên tiểu thuyết đầu tiên của nhóm TLVĐ có nhan đề là Hồn bướm mơ tiên do nhà văn Khái Hưng viết đã đề cập đến vấn đề nhạy cảm của tuổi trẻ.
- Tiểu thuyết được Khái Hưng viết bằng một thứ ngôn ngữ rất giản dị, dễ hiểu, nhưng đầy sức gợi tả, gợi cảm.
- Trước tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, nền tiểu thuyết Việt Nam đi từ vị trí không giao điểm đến vị trí giao điểm.
- Đó là giao điểm giữa tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc và tiểu thuyết hiện đại phương Tây.
- Nhưng đến tiểu thuyết TLVĐ thì nghệ thuật tiểu thuyết đã nghiêng hẳn về tiểu thuyết hiện đại phương Tây, chủ yếu là tiểu thuyết Pháp.
- Tiểu thuyết Việt Nam đi từ thể văn vần (truyện Nôm bằng thơ ở thế kỷ XVIII) đến thể văn xuôi.
- So với những thiên truyện vừa viết bằng văn xuôi Quốc ngữ xuất hiện đầu tiên ở Nam Bộ đến tiểu thuyết Tố Tâm (1925) của Song An Hoàng Ngọc Phách thì tiểu thuyết TLVĐ đã đánh dấu một bước phát triển khá cao của nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại..
- Điều đó được thể hiện ở yếu tố ngôn ngữ tiểu thuyết được Việt hóa rất cao, khá trong sáng và rất giản dị.
- Nếu như không gian trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc là không gian nước Tàu, không gian trong tiểu thuyết Pháp là không gian nước Pháp thì không gian trong tiểu thuyết TLVĐ là không gian Việt Nam đích thực..
- Với tiểu thuyết Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã tạo nên độ chín muồi nhuần nhuyễn, thành thục của tiểu thuyết TLVĐ.
- Nửa chừng xuân không chỉ thể hiện tài năng viết tiểu thuyết của Khái Hưng mà còn làm vẻ vang thêm uy tín của TLVĐ.
- Nếu như ở tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, nội dung xoay quanh cái “trụ” chủ đề tuổi trẻ- tình yêu- tôn giáo với hướng giải quyết rất mới mẻ thì trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân, toàn bộ nội dung quy tụ vào chủ đề tuổi trẻ- tình yêu và chế độ đại gia đình phong kiến.
- Không chỉ về mặt ngôn ngữ mà về nghệ thuật xây dựng nhân vật, tiểu thuyết Nửa chừng xuân cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể..
- So với Nửa chừng xuân của Khái Hưng, ở tiểu thuyết Đoạn tuyệt (1935) của Nhất Linh, tinh thần chống lễ giáo phong kiến có phần quyết liệt hơn..
- Quá trình hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam đã có sự khởi động từ những thập niên đầu của thế kỷ 20.
- Những nhà văn có công đầu tiên trong việc đổi mới thể loại tiểu thuyết là Hồ Biều Chánh, Đặng Trần Phất, Lê Hoằng Mưu, Trần Chánh Chiếu,… Tuy nhiên, tiểu thuyết TLVĐ ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới của thể loại tiểu thuyết ở phương diện nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
- Có thể khẳng định rằng sự ra đời của tiểu thuyết TLVĐ đã làm thay đổi hoàn toàn diện mạo của thể loại tiểu thuyết nói riêng và của cả nền văn học hiện đại Việt Nam nói chung.
- Nhờ vậy, tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn đã tạo nên sức hấp dẫn lớn đối với lớp trẻ thời 1930-1945.
- Tính hiện đại của tiểu thuyết TLVĐ là một sự ứng xử thẩm mỹ đầy ý nghĩa văn hóa đối với một thời đại..
- Tiểu thuyết TLVĐ đã xác lập một mô hình cho thể loại tiểu thuyết hiện đại mà mô hình ấy gồm cả nội dung hiện đại và hình thức nghệ thuật cũng hiện đại.
- Nói ngắn gọn là tiểu thuyết TLVĐ đã hướng.
- Lớp trẻ vào thời xuất hiện tiểu thuyết TLVĐ đã nảy sinh thị hiếu thầm mỹ mới, đòi hỏi sự đổi mới của văn chương..
- Tiểu thuyết của TLVĐ là tiểu thuyết mới nên đã đáp ứng được khẩu vị thẩm mỹ của lớp trẻ thời ấy..
- Phan Cự Đệ: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, (2 tập), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1974.