« Home « Kết quả tìm kiếm

TìM HIểU ĐƯờNG THI DƯớI GóC Độ Mã VăN HóA


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU ĐƯỜNG THI DƯỚI GÓC ĐỘ MÃ VĂN HÓA.
- Từ khi ra đời đến nay, Đường thi luôn được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu..
- Điều đó có lẽ do sự phong phú về nội dung và nghệ thuật của thơ Đường nói chung..
- Trong đánh giá nghệ thuật thơ Đường, có thể nói không vấn đề nào chưa từng được nhắc tới, nhưng riêng mã văn hóa Đường thi vẫn thiếu sự quan tâm cần thiết (có nhắc tới nhưng chưa có công trình nghiên cứu riêng về nó).
- Ở tham luận này, chúng tôi tập trung phân tích một số mã văn hóa Đường thi tiêu biểu thường xuất hiện, chỉ ra ý nghĩa có tính hệ thống của chúng và liên hệ những mã này với thi ca trung đại Việt Nam nhằm đưa ra cái nhìn sơ bộ về mã văn hóa Đường thi trong hệ thống của nó..
- Từ khóa: Thơ Đường, mã văn hóa.
- Đường thi xưa nay được xem là “ý tại ngôn ngoại”, “từ từ cẩm tú, cú cú ngọc châu”.
- Chúng ta đã tiếp nhận thơ Đường từ rất sớm, đó gần như là điều bắt buộc khi muốn tiếp cận thơ ca chữ Hán.
- Cái hay cái đẹp của thơ Đường đã được cả thế giới thừa nhận.
- Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa đã từng ca ngợi vẻ đẹp thơ Đường rằng:.
- Ngũ phụng Đường thi danh bất hủ, Tam lương khôi thủ cổ lai thi (1).
- Không phải ngẫu nhiên mà người ta ca ngợi thơ Đường nhiều đến vậy.
- Cái hay của thơ Đường thì nhiều vô kể, kê dẫn bao nhiêu cũng không thể cho là đủ được.
- Nhưng có lẽ, một trong những lí do khiến thơ Đường mãi lung linh, luôn thu hút sự tìm tòi, khám phá, đó chính là nó có nhiều tầng bậc ý nghĩa, trong đó có tầng bậc ý nghĩa xuất phát từ mã văn hóa Đường thi.
- Vì vậy, từ khi xuất hiện đến nay, Đường thi nói chung đã khiến chúng ta say mê và tiếp tục hành trình khám phá nó..
- Thơ chữ Hán nói chung, thơ Đường nói riêng cốt yếu ở sự tinh gọn ngôn từ nhưng hàm chứa ý tứ sâu sắc.
- Do vậy, các thủ pháp nghệ thuật như lối dùng từ ngữ ước lệ tượng trưng, sử dụng điển cố… đã được vận dụng triệt để trong thơ Đường..
- Mã văn hóa Đường thi mà chúng tôi nhắc tới ở đây cũng nhằm phục vụ yêu câu “ý tại ngôn ngoại” cho thơ.
- Đây cũng là một dạng ước lệ nhưng mang triết lí văn hóa trong cộng đồng đã được mặc nhiên thừa nhận.
- Thông qua các từ ngữ, các hình ảnh này, nếu chúng ta giải đúng mã văn hóa của nó thì cơ bản có hiểu được tứ Đường thi.
- Đây có thể nói một hướng khám phá đơn giản mà khá hiệu quả trong việc tiếp cận thơ Đường từ góc độ văn hóa.
- Vấn đề là chúng ta cần có kiến thức liên ngành về ngôn ngữ - văn hóa - lịch sử thì mới có thể nhận ra tầng bậc ý nghĩa này..
- Như vậy, chúng ta có thể tạm hiểu: Mã văn hóa là một ẩn số ngôn ngữ mang chiều sâu văn hóa cộng đồng hiển nhiên được thừa nhận.
- Mã văn hóa Đường thi là một dạng thức ngôn từ mang chiều sâu văn hóa Trung Hoa được hiện thực hóa trong thơ Đường..
- Trong quan niệm của người Trung Hoa, theo phương hướng thì ở giữa là Trung, tượng trưng cho sự tập trung, sự văn minh và thành tựu.
- Bốn hướng còn lại là Đông, Tây, Nam, Bắc tượng trưng cho những vấn đề khác nhau và đều có nguyên do khởi phát của nó.
- Mùa xuân khí trời ấm áp, cây cối nẩy lộc đâm chồi, nên thuộc hành Mộc ở phương Đông.
- Phương Đông, hành Mộc hay mùa xuân vì vậy mà tượng trưng cho sự ấm áp, cảnh thanh bình và sự xum vầy, đoàn viên.
- Phương Nam, hành Hỏa hay mùa hạ vì vậy tượng trưng cho sự trù phú, hưng thịnh.
- Vì nỗi ám ảnh chiến tranh liên tục ở nơi này nên thi ca, nhất là thơ Đường, đã coi phương Tây, hành Kim hay mùa thu tượng trưng cho chiến địa, tang thương, nơi mà các chinh phụ dõi mắt ngóng trông.
- Phương Bắc, hành Thuỷ hay mùa đông vì vậy tượng trưng cho sự lạnh lẽo, chia cách, biệt ly..
- Nhà thơ Lý Bạch khi miêu tả nỗi lòng của người chinh phụ nhớ chinh phu trong Xuân tứ gần như đã vận dụng triệt để mã văn hóa Đường thi nhằm làm rõ sự nhớ nhung xé lòng trong mùa xuân ấm áp:.
- Mùa xuân ấm áp, cỏ hoa mơn mởn là mùa của đoàn tụ, thế mà người chinh phụ phải sống cô lẻ, xa người chồng đang chiến đấu ngoài chiến tuyến.
- Thời điểm nổi lên “tứ mùa xuân” này đã là cuối xuân.
- “Dâu đất Tần xanh đã rũ cành” (Tần tang đê lục chi) chứng tỏ mùa xuân đến nơi đây đã rất lâu, trong khi “cỏ đất Yên mới nhú những chồi biếc li ti” (Yên thảo như bích ti), chứng tỏ mùa xuân ở đây vừa mới đến không lâu.
- Hai khung cảnh quá khác nhau này cho thấy sự xa cách của đôi người là rất lớn: Cùng thời điểm cuối xuân nhưng ở phía Tây chiến địa thuộc đất Tần, xuân đến đã lâu nên ngàn dâu xanh ngát, chinh chiến cũng nhiều nên người chinh phu rất ước ao, mong mỏi ngày trở về để đoàn viên bên người vợ ở quê nhà.
- Trong khi đó, người chinh phụ đang ở đất Yên thuộc phương Bắc xa xôi mới bắt đầu cảm nhận hơi xuân – cỏ non mới nhú.
- Vì đất Yên (sau này là Yên Kinh, nay là Bắc Kinh) ở phía Bắc, xa đường xích đạo nên mùa đông thường kéo dài, mùa xuân đến rất muộn.
- Người chinh phụ vừa cảm nhận hơi xuân thì nỗi nhớ chồng, niềm mong đoàn tụ lại trỗi lên mạnh mẽ.
- Vì trong tâm thức nàng, ngày xuân chồng sẽ được về! Nhưng thực tế thì xuân đến đã lâu mà chàng có về được đâu! Tứ thơ tới đây đã có thể lột tả được nỗi lòng và hoàn cảnh chia xa của đôi lứa, nhưng nhà thơ Lý Bạch còn tinh tế miêu tả nỗi lòng của người chinh phụ trước ngọn gió xuân man mác vô tình: Gió xuân sao chẳng cùng biết cho nỗi nhung nhớ, cớ gì vào thổi vào màn the (la vi) khiến niềm khát khao tuổi trẻ với lứa đôi hạnh phúc như vỡ oà, nức nỡ.
- Bởi cơn gió xuân là biểu trưng cho sự ấm áp, gió thổi làm màn the lay động (3.
- Đồng cảnh huống với người chinh phụ trong Xuân tứ của Lý Bạch không ai khác chính là người chinh phụ trong Xuân oán của Kim Xương Tự:.
- Mùa xuân ấm áp thì hoa khoe màu tươi, chim khoe tiếng hót, kêu gọi bạn tình là lẽ tự nhiên, làm cho sắc xuân thêm rộn ràng, cớ chi nàng không cho? Hai câu thơ đầu tưởng là vô lí, nhưng đọc thêm hai câu cuối khiến ta ngùi ngùi, cảm thông cho người thiếu phụ có hành động rất lạ đời: Thì ra nàng đang nằm mộng, tiếng chim hót lảnh lót trên cành làm nàng giật mình tỉnh giấc.
- Vậy ở đó có gì vui mà nàng phải luyến tiếc dù chỉ là trong giấc mộng, đến nỗi phải giận dỗi con chim vô tình đang lượn hót trên cành? Như chúng ta biết, phía Tây vốn tượng trưng cho chiến địa, vốn là bãi chiến trường.
- chiến địa xa xôi này, nên trong mộng được đến bên chồng đã là niềm hạnh phúc vô bờ của người chinh phụ.
- Nhưng khi mùa xuân đến, mùa của bình yên đoàn tụ (được điểm xuyến trên sắc xanh của hàng dương liễu), mà chồng lại đi chinh chiến ngoài xa, đã làm cho lòng người vợ trẻ còn lạnh hơn cái lạnh mùa Đông vừa mới đi qua.
- Không chỉ mã văn hóa về mùa hay hướng mới gợi lên những vấn đề mà nhà thơ muốn gửi gắm.
- Địa danh cũng trở thành một dạng mã văn hoá đặc biệt của Đường thi.
- Tiêu biểu nhất có lẽ là thành Trường An.
- Trường An là quốc đô của các triều Tây Hán, Tân, Tây Tấn, Tiền Triệu, Tiền Tần, Hậu Tần, Tây Nguỵ, Bắc Chu, Tuỳ và Đường (nay là Thành phố Tây An tỉnh Thiểm Tây).
- Đây là Trung tâm giao lưu kinh tế văn hoá lớn bậc nhất của cả nước và trải qua nhiều triều đại, nên từ đời Đường trở về sau, Trường An trở thành mỹ từ để gọi vùng đất kinh đô phồn hoa:.
- Mạc thị Trường An hành lạc xứ, Không kim tuế nguyệt dị tha đà..
- Trường An bất kiến sử nhân sầu..
- Đăng Kim Lăng Phượng Hoàng đài – Lý Bạch.
- Tấn triều nam độ nhật, Thử địa cựu Trường An..
- Kim Lăng – Lý Bạch.
- Triều Tấn dời về phía nam, lấy Kiến Khang làm quốc đô, Kiến Khang là tên gọi cũ của Kim Lăng (nay là Thành phố Nam Kinh tỉnh Giang Tô), nên Lý Bạch đồng nhất Kim Lăng cũng là Trường An.
- Ở Việt Nam, chúng ta cũng gọi Trường An là quốc đô của mình:.
- Như vậy, Trường An trở thành mỹ từ để chỉ về kinh đô, trung tâm văn hoá xã hội, là chốn phồn hoa, chứ không còn gói gọn ở một đơn vị hành chính nữa..
- Trường An nhất phiếm nguyệt, Vạn hộ đảo y thanh..
- Thu phong xuy bất tận, Tổng thị Ngọc Quan tình..
- Tử Dạ Ngô ca – Lý Bạch.
- Bài ngũ ngôn nhạc phủ này chỉ có 6 câu nhưng Lý Bạch đã sử dụng đến 4 mã văn hóa Đường thi rất đáng chú ý.
- “Trường An” chính chosnos phồn hoa đô hội như đã nói ở trên.
- Nên Thu phong xuy bất tận, tổng thị Ngọc Quan tình (gió thu thổi mãi không dứt, như là thâu hết tình nơi Ngọc Quan)..
- Ngọc Quan do vậy cũng trở thành danh từ chỉ về chiến địa:.
- Bạch tuyết ca tống Vũ Phán Quan quy kinh – Lý Bạch.
- Bắc phong ở đây tiếp tục là một mã văn hóa nữa.
- Như đã nói, phương Bắc thuộc hành Thủy, mùa đông, vì vậy tượng trưng cho sự lạnh lẽo, chia cách, biệt ly..
- Như vậy, mã văn hóa là một bộ phận thuộc nhận thức cộng đồng có tính triết lí cao, để đưa chúng vào thơ có kết cấu hoàn chỉnh như thơ Đường là không hề đơn giản.
- Vậy mà ở đời Đường, các “tao nhân tài tử” đã làm cho mã văn hóa được cố định qua từ ngữ và làm cho chúng phong phú hơn rất nhiều.
- Nói cách khác, chính thơ Đường đã hệ thống hóa các mã văn hóa cộng đồng, khiến chúng phục vụ cho nhu cầu thể hiện nghệ thuật của nhà thơ..
- Mã văn hóa Đường thi gợi lên cho người đọc những hình ảnh ước lệ, mang chiều sâu từ triết lý văn hóa của người Trung Hoa.
- Trải qua bao thăng trầm, biến đổi, lớp từ ấy dần trở nên xa lạ với người tiếp nhận, phải thông qua giải thích thì chúng ta mới hiểu tạm đúng và đủ về nó.
- Thực chất, mã văn hóa Đường thi lớn hơn một từ Hán Việt và gần hơn với điển cố văn học.
- Mã văn hóa Đường thi là chúng ta tiếp cận từ góc độ văn hóa, nó chỉ là một.
- “mã từ” để gợi mở chiều sâu văn hóa dân tộc mà thôi.
- Và những mã văn hóa Đường thi như chúng tôi vừa phân tích ở trên, các tác giả thi ca trung đại Việt Nam ta vẫn mượn dùng, mang phong vị mới và không khác mấy so với nghĩa văn hóa của các mã này ở đời Đường..
- Nếu xuân trong Đường thi gợi sự đoàn viên, ấm áp thì trong thi ca trung đại Việt Nam cũng vậy:.
- Nếu trong Đường thi thu gợi cảnh chiến địa.
- tang thương thì thu trong thi ca trung đại Việt Nam chủ yếu gợi cái buồn miên man vô tận:.
- Trong thi ca trung đại Việt Nam, mùa thu thường gắn với vẻ đẹp của trăng, và vì vậy, trăng cũng gợi nỗi buồn man mác:.
- Nếu “Hồ” ở Trung Quốc là danh từ chỉ về phương Bắc, giặc đến từ phương Bắc nói chung thì ở Việt Nam cũng vậy.
- Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải đời Trần đã rất khéo vận dụng mã văn hóa này khi nói về quân Nguyên Mông (phía Bắc Đại Việt) trong bài Tụng giá hoàn kinh sư:.
- (Đoạt giáo [giặc] ở bến Chương Dương, bắt giặc [Bắc] ở cửa Hàm Tử) Trương Hán Siêu cũng rất khéo vận dụng mã văn hóa này trong Bạch Đằng giang phú:.
- (Bọn giặc không dám động binh đao chừ, [ta có] nền thái bình muôn thuở) Như vậy, thi ca trung đại Việt Nam cũng sử dụng mã văn hóa Đường thi nhưng nghĩa văn hóa không rõ ràng, triệt để như trong thơ Đường.
- Các yếu tố thuộc chiều sâu văn hóa đã thực sự bị các nhà thơ trung đại.
- “gạn” lại để phù hợp môi trường văn hóa Việt Nam..
- Ngô Văn Phú (dịch), 2008, Đường thi tam bách thủ, NXB Văn học..
- (1) Ngũ phụng thơ Đường là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Vương Duy và Lý Hạ… Còn ba cái hay của thơ Đường gồm “Thi trung hữu nhạc” (trong thơ có nhạc), “Thi trung hữu họa” (trong thơ có hoạ) và “Thi trung hữu hồn” (trong thơ có hồn).
- Bởi có nhạc, có họa, có hồn như vậy, mà thơ Đường được đứng đầu thơ xưa nay (khôi thủ cổ lai thi), cũng vì vầy mà khiến cho các nhà thơ Đường được danh bất hủ..
- (5) Trong thi ca trung đại Việt Nam cũng có hình ảnh giặt áo vào mùa thu, nhưng không dùng cụm động tân “đảo y” (đập áo), mà thường lấy dụng cụ giặt áo đông (cái chày) để miêu tả: