« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU NHỮNG TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC


Tóm tắt Xem thử

- Sự nghiên cứu tư tưởng dân tộc làm cho việc khẳng định có một thứ tư tưởng triết học Việt Nam dần dần trở nên tự tin hơn.
- trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam thì lại rất đa dạng, phong phú.
- Người Việt Nam có tư duy khái quát phát triển rất sớm.
- Từ đó, chúng tôi thấy rằng, nghiên cứu và hướng dẫn sinh viên tìm hiểu các tư tưởng triết học của dân tộc ẩn sâu trong văn hóa dân gian, trong đó có truyện ngụ ngôn trong quá trình dạy và học môn triết học trong Đại học Quốc gia Hà Nội(ĐHQGHN) nói chung và Trường Đại học Ngoại Ngữ(ĐHNN) nói riêng là rất cần thiết..
- Trong những năm qua, tổ chuyên môn Triết học của Trường ĐHNN – ĐHQGHN đã đầu tư và chọn hướng nghiên cứu khoa học là tìm hiểu những tư tưởng triết học của người Việt Nam qua kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
- Những đề tài của tổ chuyên môn cũng được đánh giá khá tốt như: đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát của người Việt cổ qua kho tàng thần thoại Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu một số tư tưởng duy vật và biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam”, đề tài: “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam.
- Vì vậy, để tiếp tục hướng nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn đề tài “Tìm hiểu những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đại học Quốc Gia.
- Nghiên cứu dưới góc độ lịch sử tư tưởng Việt Nam có một số tài liệu và tác giả điển hình.
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam do GS.
- Lịch sử tư tưởng Việt Nam của GS.
- Tác giả Phúc Khánh “Thử tìm hiểu các yếu tố tư tưởng triết học trong truyện thần thoại Việt Nam.
- Hoàng Tiến Tựu: “Bình giảng truyện dân gian”, “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy – nghiên cứu Văn học dân gian Việt Nam.
- Lịch sử Văn học dân gian Việt Nam của các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên chủ biên.
- Truyện ngụ ngôn các dân tộc thiểu số Việt Nam của Phạm Minh Hạnh, Phan Hồng Sơn..
- Tác giả Triều Nguyên với: Góc nhìn cấu trúc về truyện ngụ ngôn dân gian Việt Nam.
- Ca dao ngụ ngôn người Việt – tuyển chọn và bình giải..
- Bình giải ngụ ngôn Viêt Nam của tác giả Chương Chính.
- Mặc dù cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các phương diện khác nhau, các tác giả cũng đã nêu lên một số nội dung và ý nghĩa của truyện dân gian Việt Nam, cũng đã đề cập ít nhiều đến nội dung phản ánh của truyện ngụ ngôn Việt Nam.
- Song, cho đến nay những công trình nghiên cứu có tính định hướng và hệ thống về tư tưởng triết học Việt Nam, những tư tưởng triết học tự phát trong kho tàng văn hoá dân gian, đặc biệt trong truyện ngụ ngôn vẫn còn một khoảng trống, chưa có một tác phẩm, một công trình nghiên cứu nào đề cập sâu đến vấn đề này..
- Trong quá trình nghiên cứu, tổ chuyên môn của chúng tôi cũng đã có đề tài nghiên cứu về truyện ngụ ngôn, nhưng lại đi vào nghiên cứu những tư tưởng duy vật và biện chứng.
- Nếu nói về tư tưởng triết học trong truyện ngụ ngôn không chỉ có duy vật mà còn có cả những yếu tố duy tâm và siêu hình… Trong khả năng nhất định, đề tài nghiên cứu của chúng tôi mong được lấp dần khoảng trống đó để có thể hiểu sâu hơn, thấy được những giá trị triết học trong kho tàng văn hoá dân tộc Việt Nam..
- Tập trung làm rõ những đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn Việt Nam, đi sâu vào tìm hiểu những quan niệm về tự nhiên, xã hội và con người, từ đó đưa ra những nhận xét khái quát về tư duy triết học tự phát của người lao động Việt Nam ẩn chứa trong những truyện ngụ ngôn.
- Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm cơ bản của truyện ngụ ngôn Việt Nam.
- Khai thác một số tư tưởng triết học tự phát trong một số truyện ngụ ngôn điển hình của các dân tộc Việt Nam.
- Khẳng định các giá trị trong đó có giá trị giáo dục của truyện ngụ ngôn trong lịch sử và giai đoạn hiện nay.
- Đề xuất một số hướng nghiên cứu và sử dụng truyện ngụ ngôn Việt Nam như các cứ liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứu triết học cho sinh viên của các trường đại học thuộc khối ngành khoa học xã hội và nhân văn trong giai đoạn hiện nay..
- 4- KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU · Khách thể nghiên cúu: Truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam đã được các nhà nghiên cúu văn học dân gian sưu tầm, tập hợp lại trong các tài liệu như: truyện ngụ ngôn Việt Nam của các tác giả Anh Tú, Phạm Minh Hạnh, Nguyễn Xuân Kính, Trương Chính, Triều Nguyên....
- Đối tượng nghiên cứu: Những tư tưởng triết học tự phát trong truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam..
- Phạm vi nghiên cứu: Khảo cứu những truyện ngụ ngôn của các dân tộc Việt Nam đã được các nhà nghiên cứu văn học dân gian sưu tầm và biên soạn chúng tôi đã thống kê, phân tích tìm ra những tư tưởng triết học ẩn chứa trong đó.
- Những truyện ngụ ngôn được trích dẫn trong đề tài được lấy từ các tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo..
- 6- Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI · Ý nghĩa khoa học · Tìm hiểu những đặc điểm cơ bản trong truyện ngụ ngôn Việt Nam từ góc độ triết học, với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội Việt Nam trong những giai đoạn nhất định giúp chúng ta hiểu được những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc trong những giai đoạn lịch sử.
- Bước đầu đưa ra những nhận xét có tính chất khái quát về tư duy triết học tự phát của người Việt Nam trong lịch sử.
- Đề tài đưa ra một số phương hướng và giải pháp sử dụng truyện ngụ ngôn như những cứ liệu để học tập và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, lịch sử tư tưởng triết học tự phát của người Việt Nam trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài còn cung cấp tài liệu tham khảo cho giảng viên, sinh viên trong việc tìm hiểu và nghiên cứu kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện ngụ ngôn nói riêng từ góc độ của triết học..
- Chương 1 KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRUYỆN NGỤ NGÔN.
- VIỆT NAM 1.1.
- Khái niệm và nguồn gốc truyện ngụ ngôn Việt Nam 1.1.1.
- Khái niệm truyện ngụ ngôn Việt Nam Trong phần này chúng tôi đưa ra các quan niệm của các tác giả về truyện ngụ ngôn như định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt, định nghĩa của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Chu Xuân Diên, Đỗ Bình Trị, Trần Vĩnh và Hoàng Tiến Tựu.
- Khi quan niệm thế nào là truyện ngụ ngôn thì không thấy có ý kiến trái chiều nhau của các nhà nghiên cứu trên tất cả các bình diện và chúng tôi đi đến kết luận: Ngụ ngôn là loại truyện không dùng cách nói trực tiếp thông thường mà là thông qua một câu chuyện nào đó có nhân vật chính là sự vật, đồ vật.
- Do mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu và khai thác tính triết lý thông qua nội dung của các truyện ngụ ngôn.
- Nguồn gốc của truyện ngụ ngôn Việt Nam Trong phần này chúng tôi đã tập trung làm rõ văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội.
- Vì vậy, nghiên cứu nguồn gốc hình thành truyện ngụ ngôn cũng không thể không nằm trong dòng chảy của sự ra đời văn học dân gian bởi vì truyện ngụ ngôn là một bộ phận của văn học dân gian..
- Truyện ngụ ngôn xuất hiện từ lâu ở nước ta – lúc đầu là những truyện tiền ngụ ngôn sau đó phát triển mạnh mẽ ở thời phong kiến.
- Khi Phật giáo tràn vào nước ta, các truyện ngụ ngôn nhà Phật lại được thâm nhập vào nhân dân.
- Một con đường nữa để làm phong phú kho tàng truyện ngụ ngôn của nước ta Hán học cũng đem vào nước ta nhiều truyện ngụ ngôn của Trung Quốc.
- Khi ca dao ra đời và phát triển, một số truyện ngụ ngôn đã được sáng tác dưới hình thức ca dao.
- Do đặc thù là một loại truyện trí tuệ nên truyện ngụ ngôn ở Việt Nam chỉ xuất hiện khi trình độ nhận thức của con người đạt trình độ tư duy cao – xã hội có sự phân chia giai cấp.
- Quá trình phát triển của truyện ngụ ngôn của Việt Nam được hình thành bằng nhiều con đường như: do nhân dân tự sáng tác để phản kháng lại áp bức, bất công.
- Đặc trưng và sự khác biệt của truyện ngụ ngôn với một số thể loại khác trong văn học dân gian 1.2.1.
- Đặc trưng của truyện ngụ ngôn Việt Nam.
- Một là, về nội dung của truyện ngụ ngôn.
- Hầu hết các truyện ngụ ngôn đều thể hiện một nguyên lý đạo đức hay một nguyên tắc xử thế nào đó kèm theo nó là hậu quả tốt hay xấu qua việc vận dụng các nguyên lý hay nguyên tắc đó.
- Hai là, các biện pháp nghệ thuật của truyện ngụ ngôn cũng rất đặc sắc.
- Truyện ngụ ngôn đã tìm được cho mình phương pháp thể hiện nội dung một cách có hiệu quả và khá độc đáo.
- Sự khác biệt của truyện ngụ ngôn với một số thể loại khác trong văn học dân gian.
- Thứ nhất, Truyện ngụ ngôn và truyện về loài vật Chúng tôi cho rằng truyện ngụ ngôn và truyện về loài vật có điểm giống nhau là cùng lấy loài vật làm nhân vật.
- Còn truyện ngụ ngôn thì người ta chỉ mượn loài vật làm nhân vật, nhưng nội dung chủ yếu lại để nói về đời sống con người.
- Thứ hai: Truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích thế sự Về nội dung, truyện ngụ ngôn và truyện cổ tích thế sự là những truyện cùng có nội dung xã hội, tức là cùng nói về việc đời.
- Còn ở truyện ngụ ngôn thì nội dung chủ yếu là những kinh nghiệm sống, những bài học luân lý, đạo đức, những quan niệm triết lý nhân sinh được con người đúc kết lại và cùng nhau thực hiện để tự hoàn thiện mình..
- Thứ ba: Truyện ngụ ngôn với truyện cười Truyện ngụ ngôn là các bài học kinh nghiệm, triết lý sâu sắc, còn ở truyện cười là sự khai thác các khía cạnh lố bịch, khờ khạo, các khuyết tật của con người, không mang màu sắc luân lý, triết học gì.
- Thứ tư: Truyện ngụ ngôn và đồng thoại, đồng dao Ở truyện ngụ ngôn, bài học càng sâu sắc, thâm thúy bao nhiêu thì câu truyện càng hấp dẫn người đọc bấy nhiêu.
- Thứ năm: Truyện ngụ ngôn với tục ngữ, ca dao Ý nghĩa, nội dung của truyện ngụ ngôn và tục ngữ, ca dao có nội dung là cùng nói lên những bài học kinh nghiệm, những triết lý đạo đức… Nhưng sự khác nhau là ở chỗ truyện ngụ ngôn là một câu chuyện kể hoàn chỉnh, có đầu, có đuôi, có đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, nêu ra bài học.
- Còn tục ngữ và một số câu ca dao có nội dung ngụ ngôn lại là những câu ngắn gọn, súc tích, không thành một câu chuyện hoàn chỉnh mà là một lát cắt độc đáo, khéo léo.
- Tự sự, ẩn dụ là đặc trưng cơ bản của truyện ngụ ngôn, còn tục ngữ và một số câu ca dao có nội dung ngụ ngôn là sự diễn đạt tư tưởng một cách trực tiếp thường dùng so sánh, ví von, hình ảnh tưởng tượng.
- Đối tượng và mục đích của tục ngữ, ca dao… rộng hơn truyện ngụ ngôn.
- Nó có thể là tất cả các hiện tượng về tự nhiên, xã hội và con người còn truyện ngụ ngôn thì giống như một vở kịch ngắn mà kết thúc bao giờ cũng có yếu tố bất ngờ.
- QUAN NIỆM VỀ THẾ GIỚI, CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN VIỆT NAM - MỘT SỐ NHẬN XÉT 2.1.
- Quan niệm về thế giới, con người và xã hội trong truyện ngụ ngôn Việt Nam 2.1.1.
- Truyện ngụ ngôn đã thể hiện rất chi tiết, sinh động suy nghĩ, tình cảm và hành động của người Việt đối với tự nhiên.
- truyện ngụ ngôn đã thể hiện được bản tính, trí tuệ của người Việt Nam, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, khát vọng chinh phục và cải tạo tự nhiên.
- Về cơ bản truyện ngụ ngôn Việt Nam đã phản ánh cách nhìn tích cực, cùng những quan niệm về thế giới, tuy còn trực quan và thô sơ nhưng sự phản ánh này đúng như nó đang tồn tại và trên hết là thái độ hoà hợp và tôn trọng tự nhiên của người Việt trải qua các thế hệ khác nhau.
- Phần này chúng tôi phân tích và chứng minh quan niệm của nhân dân lao động về con người, xã hội được thể hiện trong truyện ngụ ngôn như: thái độ trân trọng, tôn vinh con người, kinh nghiệm sống được đúc rút ra từ trong lao động sản xuất, cuộc đấu tranh của con người với tự nhiên, với các lực lượng phản tiến bộ, phê phán những thói hư tật xấu của các loại người trong xã hội.
- Truyện ngụ ngôn không chỉ vẽ nên bức tranh chung của xã hội Việt Nam qua các giai đoạn phát triển của lịch sử mà còn mô tả sinh động, cụ thể những sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội, phong tục tập quán, truyền thống và cả lối tư duy của người Việt được thể hiện khá rõ nét và chân thực.
- Một số nhận xét về tư duy triết học tự phát của người Việt Nam trong truyện ngụ ngôn.
- Sự đan xen của các yếu tố duy vật và duy tâm trong truyện ngụ ngôn Việt Nam - Về mặt thế giới quan, truyện ngụ ngôn Việt Nam đã phản ánh nhận thức có tính duy vật tự phát, thừa nhận sự tồn tại và vận động khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người..
- Trong truyện ngụ ngôn còn thể hiện tư tưởng duy vật khi đã chỉ ra được sự khác biệt của con người với loài vật là có ý thức, có trí khôn.
- Chính vì vậy, trong truyện ngụ ngôn bên cạnh quan điểm duy vật về con người, về đời người, về xã hội của nhân dân lao động còn có sự đan xen quan điểm duy tâm.
- Phương pháp tư duy biện chứng trong truyện ngụ ngôn Việt Nam Mặc dù là tự phát, song những tư duy biện chứng của người Việt bộc lộ qua truyện ngụ ngôn rất sinh động, phong phú và cũng khá toàn diện.
- Một trong những đóng góp lớn nhất của truyện ngụ ngôn Việt Nam về góc độ triết học đó là phương pháp biện chứng khi xem xét, nhìn nhận, đánh giá sự vật.
- Một số kết luận về tư tưởng triết học của người Việt Nam và việc sử dụng truyên ngụ ngôn trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở bậc đại học 2.3.1.
- Một số kết luận về tư tưởng triết học của người Việt Nam.
- Thứ nhất, tư tưởng triết học Việt Nam thường gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước..
- Thứ hai, tư tưởng triết học Việt Nam có khuynh hướng trội là đi từ nhân sinh quan đến thế giới quan..
- Nghiên cứu và sử dụng truyên ngụ ngôn trong quá trình giảng dạy và học tập môn triết học ở bậc đại học.
- Từ thực tiễn giảng dạy môn học tại trường Đại học Ngoại Ngữ, chúng tôi rút ra một số kết luận sau trong việc sử dụng truyện ngụ ngôn nói riêng - văn học dân gian nói chung vào quá trình dạy và học môn triết học ở bậc đại học..
- Thứ nhất, trong giảng dạy môn triết học việc sử dụng đúng lúc, đúng chỗ các dẫn chứng được chọn lọc kỹ càng từ các truyện ngụ ngôn sẽ đưa lại hiệu quả tích cực đối với người học.
- Trong từng chương, thậm chí từng mục nếu chúng ta biết đưa những ví dụ từ truyện ngụ ngôn sẽ làm sinh động bài giảng.
- Một trong những chìa khóa để giải quyết vấn đề này chính là thông qua văn hoá dân gian và đặc biệt là truyện ngụ ngôn đã giúp chúng tôi rất nhiều, làm phong phú và sinh động thêm từng tiết giảng, sinh viên hứng thú học tập, yêu quý và trân trọng những giá trị truyền thống, yêu quê hương, đất nước hơn.
- Truyện ngụ ngôn lại là một bộ phận của văn học dân gian, xuất hiện từ rất sớm trong quá trình sản xuất và sinh hoạt xã hội, đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Là một trong những thể loại văn học dân gian được hình thành tự phát, được lưu truyền chủ yếu bằng miệng mặc dù rất phong phú, đa dạng nhưng truyện ngụ ngôn không được xây dựng và trình bày thành một hệ thống..
- Truyện ngụ ngôn là một loại truyện chứa đựng trong một sự tích hoàn toàn tưởng tượng một quan niệm triết lý hay đạo đức, một kinh nghiệm sống đã được tổng kết trong lao động và sản xuất.
- Nghiên cứu truyện ngụ ngôn từ góc độ triết học, chúng tôi bước đầu đưa ra những nhận xét có tính khái quát những quan niệm chung nhất của nhân dân lao động Việt Nam trong lịch sử về thế giới, về con người và về xã hội.
- Truyện ngụ ngôn phản ánh được cách nhìn tích cực, biện chứng về giới tự nhiên, xã hội, con người và đặc biệt thái độ tôn trọng và hoà hợp trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên..
- đề tài nghiên cứu đã thu được một số kết quả như chỉ ra được quan niệm về thế giới, về con người và xã hội của người Việt Nam trong truyện ngụ ngôn.
- Chỉ ra được những đóng góp của truyện ngụ ngôn trong giai đoạn hiện nay và lớn hơn cả chính là ý nghĩa giáo dục rút ra sau mỗi câu chuyện.
- Các thế hệ người Việt Nam đã sáng tác, đã gìn giữ, đã lưu truyền, bổ sung, làm mới và không ngừng phát triển kho tàng truyện ngụ ngôn của dân tộc.
- Người Việt Nam vẫn dùng truyện ngụ ngôn để phản ánh, để triết lý, để răn dạy, để giáo dục.
- Các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian vẫn say sưa lựa chọn truyện ngụ ngôn làm đối tượng khám phá, tìm hiểu.
- Chúng tôi hy vọng và tin tưởng rằng, trong thời gian tới truyện ngụ ngôn sẽ vẫn là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nghiên cứu ở nhiều góc độ mới hơn đem đến cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau những hiểu biết sâu hơn, rộng hơn, để được tự hào nhiều hơn về con người và trí tuệ Việt Nam.
- Tìm hiểu những tư tưởng triết học trong truyện ngụ ngôn và vận dụng chúng vào trong quá trình giảng dạy môn Triết học tại trường ĐHNN – ĐHQGHN là một việc làm mang tính khả thi và đã được tổ Triết học chúng tôi vận dụng một cách hiệu quả vào quá trình giảng dạy những năm vừa qua