« Home « Kết quả tìm kiếm

Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ


Tóm tắt Xem thử

- Tìm hiểu pháp luật quốc tế, pháp luật một số nước trên thế giới và liên hệ với pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng.
- khoảng không vũ trụ.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật quốc tế.
- Abstract: Hệ thống hóa cơ sở lý luận của pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
- Trình bày kinh nghiệm của một số quốc gia như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Vương quốc Anh trong việc xây dựng nội dung các quy định pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ nhằm xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế..
- Keywords: Luật Quốc tế.
- Pháp luật Việt Nam.
- Khoảng không vũ trụ Content.
- Hoạt động thăm dò, khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ của loài người đã được bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, đánh dấu bằng sự kiện Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo vào khoảng không vũ trụ tháng 10 năm 1957 và tiếp đó là các sự kiện con tàu vũ trụ đầu tiên do phi công người Nga Y.Gagarin điều khiển bay quanh trái đất tháng 4 năm 1961 và nhà du hành vũ trụ người Mỹ Neil Armstrong đặt chân lên vũ trụ tháng 7 năm 1969..
- Sau hơn nửa thế kỷ, việc thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ đã đem lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng…một số nước trên thế giới còn đặt ra mục tiêu xây dựng căn cứ trên mặt trăng để khai thác và trung chuyển người lên sao Hoả … những điều mà trước đây chỉ có.
- trong các câu chuyện khoa học viễn tưởng thì nay cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ vũ trụ đang dần trở thành hiện thực..
- Khi quan hệ xã hội mới phát sinh thì việc xây dựng một hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh là tất yếu nhằm thiết lập một trật tự pháp lý đối với các quan hệ này.
- Hiện nay, pháp luật vũ trụ quốc tế và pháp luật vũ trụ của một số nước trên thế giới đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện, bao gồm các thoả thuận, điều ước quốc tế, hiệp ước, các quy tắc, các quy định của tổ chức quốc tế, luật pháp quốc gia, các quy định về điều hành, quản lý, các quyết định… Mục tiêu của pháp luật vũ trụ là đảm bảo một cách hợp lý về việc chịu trách nhiệm cho các phương pháp tiếp cận, thăm dò, sử dụng không gian vũ trụ vì lợi ích quốc gia và vì lợi ích chung của nhân loại.
- Pháp luật vũ trụ điều chỉnh các hoạt động: quân sự bên ngoài khoảng không vũ trụ, bảo tồn không gian, môi trường chung của Trái đất, trách nhiệm pháp lý do các thiệt hại gây ra bởi các đối tượng không gian, giải quyết tranh chấp, bảo vệ lợi ích của quốc gia, cứu hộ phi hành gia, chia sẻ thông tin về tiềm năng nguy hiểm trong không gian bên ngoài, sử dụng không gian liên quan đến công nghệ vũ trụ và vấn đề hợp tác quốc tế..
- Để từng bước bắt nhịp với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ vũ trụ trên thế giới và nhu cầu thực tiễn trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng của đất nước, Việt Nam đã và đang đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vũ trụ vào quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời từng bước xây dựng khung pháp lý về nghiên cứu, ứng dụng và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ.
- Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “Tìm hiểu pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ” làm luận văn tốt nghiệp cao học luật của mình..
- Mục đích nghiên cứu của luận văn là nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận của pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ.
- các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
- thu thập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng nội dung các quy định pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ.
- Và hướng tới việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật Việt Nam về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu quả, phù hợp với pháp luật quốc tế..
- Tìm hiểu cơ sở lý luận của pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ;.
- Tìm hiểu các quy định của pháp luật quốc tế về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ;.
- Thu thập kinh nghiệm trong việc xây dựng nội dung các quy định pháp luật về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng trong khoảng không vũ trụ;.
- Hướng tới việc tìm hiểu, xây dựng pháp luật Việt Nam về hoạt động khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ hiệu quả, phù hợp với pháp luật quốc tế..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Các quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế cũng như pháp luật vụ trũ của một số quốc gia trên thế giới hiện nay được xây dựng và phát triển thành một hệ thống quy phạm pháp luật tương đối đầy đủ, hoàn thiện..
- Toàn bộ hệ thống quy phạm pháp luật vũ trụ quốc tế hiện nay khá đồ sộ và còn rất nhiều vấn đề đang được thảo luận trong quá trình tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về lĩnh vực này, nhưng luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu trong việc tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ bản của hệ thống quy phạm pháp luật vũ trụ trên cơ sở các quy định tại năm bộ nguyên tắc và năm điều ước quốc tế về khoảng không vũ trụ như: chế độ pháp lý đối với vật thể vũ trụ, vấn đề đăng ký phóng vật thể vũ trụ, việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra và một số vấn đề liên quan khác.
- Đối với pháp luật một số quốc gia trên thế giới, luận văn cũng giới hạn phạm vi nghiên cứu trong việc tìm hiểu một số quy chế pháp lý cơ bản trong Luật vũ trụ và hàng không quốc gia 1958, Luật thương mại vũ trụ 1998 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và Luật khoảng không vũ trụ năm 1986 của Vương quốc Anh..
- Với tính chất của đề tài, luận văn chỉ tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích các vấn đề pháp lý cơ bản thuộc lĩnh vực khoảng không vũ trụ, từ đó liên hệ với các hoạt động trong lĩnh vực khoảng không vũ trụ của Việt Nam và hướng đến việc xây dựng các quy phạm pháp luật vũ trụ của Việt Nam..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Với mục đích và yêu cầu được đặt ra của đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phân tích, so sánh luật học, đánh giá thực tiễn, thống kê….
- Với mục đích nghiên cứu như đã trình bày trên, luận văn này mong muốn đưa đến cái nhìn tổng quát về pháp luật quốc tế và luật vũ trụ của một số quốc gia trong hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ.
- Đồng thời hướng tới việc đề xuất xây dựng, phát triển khung pháp lý đối với hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam..
- Chương I: Những vấn đề lý luận về pháp luật khoảng không vũ trụ..
- Chương II: Nội dung pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia về hoạt động thăm dò, khai thác, sử dụng khoảng không vũ trụ..
- Chương III: Vấn đề lý luận, thực tiễn của pháp luật Việt Nam về vũ trụ và một số phương hướng xây dựng, phát triển..
- Lê Mai Anh – Chủ biên (2007), Giáo trình Luật quốc tế, NXB Công an nhân dân, Hà Nội..
- 2 Lê Văn Bính (2005), Các quy phạm luật quốc tế trong hệ thống pháp luật quốc gia, Tạp chí khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, T.XXI, Số 2/2005..
- 3 Nguyễn Trường Giang (2008), Những phát triển của luật pháp quốc tế trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- 4 Đinh Ngọc Lân (1998), Lịch sử chinh phục khoảng không vũ trụ, NXB Thanh Niên, Hà Nội..
- 5 Nhà pháp luật Việt – Pháp (1999), Hội thảo Pháp – Việt khoảng không vũ trụ, mạng không gian và thông tin viễn thông, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội..
- 10 Nguyễn Tứ – dịch (2001), Ngành hàng không vũ trụ, NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh..
- 11 Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1994), Một số vấn đề lý luận cơ bản về Luật Quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Văn bản pháp luật.
- 16 Hiệp ước về các nguyên tắc hoạt động của quốc gia trong nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ kể cả Mặt trăng và các thiên thể khác 1967.
- 17 Hiệp định về cứu hộ phi công vũ trụ, trao trả phi công vũ trụ và các phương tiện được đưa vào khoảng không vũ trụ 1968..
- 18 Công ước quốc tế về trách nhiệm pháp lý quốc tế đối với thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra 1972..
- 19 Công ước về đăng ký các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ 1975..
- 20 Công ước về hoạt động của các quốc gia trên Mặt trăng và các thiên thể khác 1979..
- 21 Tuyên bố hệ thống các nguyên tắc về hoạt động nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ của các quốc gia 1963..
- 22 Các nguyên tắc sử dụng vệ tinh nhân tạo của các quốc gia cho việc phát sóng truyền hình quốc tế trực tiếp 1982..
- 23 Các nguyên tắc liên quan đến việc viễn thám Trái Đất từ khoảng không vũ trụ 1986..
- 24 Các nguyên tắc liên quan đến việc sử dụng nguồn năng lượng hạt nhân trong khoảng không vũ trụ 1992..
- Tuyên bố về hợp tác quốc tế trong việc khai thác và sử dụng khoảng không vũ trụ vì quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia, đặc biệt quan tâm đến nhu cầu của các nước đang phát triển 1996..
- “Chiến lược nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vũ trụ đến năm 2020”..
- 32 Quyết định số 1549/2006/QĐ-TTg, ngày của Thủ tướng Chính phủ thành lập Viện Công nghệ vũ trụ thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam