« Home « Kết quả tìm kiếm

Tín dụng


Tóm tắt Xem thử

- Tín dụng.
- Khái niệm, chức năng và vai trò của tín dụng.
- Khái niệm tín dụng.
- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả (cả vốn và lãi) sau một thời gian nhất định..
- Từ khái niệm trên cho thấy trong quan hệ tín dụng người cho vay chỉ nhượng lại quyền sử dụng vốn cho người đi vay trong một thời gian nhất định.
- Ở đây quá trình vận động mang tính chất hoàn trả của tín dụng là biểu hiện đặc trưng nhất, sự khác biệt giữa quan hệ tín dụng và các mối quan hệ kinh tế khác.
- Một số phạm trù liên quan đến Tín dụng của Ngân hàng thương mại:.
- Chủ thể của tín dụng: Là người nhượng quyền sử dụng tài sản cho người khác và người nhận quyền sử dụng tài sản của người khác.
- Đối tượng tín dụng là loại tài sản mà người cho vay nhượng quyền sử dụng cho người đi vay, đối tượng tín dụng có thể là hiện vật, tiền và các vật có giá..
- Hơn nữa, trong nền kinh tế hiện đại, các quan hệ tín dụng đã được đa dạng hóa tối đa.
- Thời hạn tín dụng là khoảng thời gian thực hiện việc chuyển và nhận quyền sử dụng đối tượng tín dụng.
- Nó được tính từ khi bắt đầu giao đối tượng tín dụng cho người đi vay và kết thúc khi người cho vay nhận lại đối tượng tín dụng..
- Giá tín dụng là giá trị vật bù đắp cho người cho vay do nhượng quyền sử dụng đối tượng tín dụng.
- Cũng có thể coi giá cả tín dụng là giá trị vật bù đắp mà người đi vay phải trả do được nhận quyền sử dụng tín dụng.
- Bởi vậy, giá cả của tín dụng được coi là loại giá cả đặc biệt)..
- Chế tài tín dụng là sự trừng phạt do thỏa thuận hay do luật định đối với bên vi phạm điều kiện vay mượn.
- Chức năng tín dụng.
- Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình thống nhất trong sự vận hành của hệ thống tín dụng.
- Tín dụng là chiếc cầu nối giữa các nguồn cung và cầu về vốn tiền tệ trong nền kinh tế..
- Thông qua chức năng này tín dụng thực hiện việc điều hòa vốn tài sản từ nơi thừa sang nơi thiếu..
- Việc điều hòa này của tín dụng hoặc trực tiếp từ nơi thừa sang nơi thiếu tài sản hoặc gián tiếp qua các trung gian Tài chính.
- Với chức năng tập trung phân phối lại vốn, tài sản trong xã hội, tín dụng có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội xét trên cả mặt tích cực cũng như tiêu cực.
- Nếu việc tập trung phân phối lại của cải xã hội qua tín dụng phù hợp với nhu cầu khách quan của đời sống kinh tế xã hội, sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, đời sống dân cư sẽ được cải thiện.
- Vai trò của tín dụng.
- Tín dụng góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên liên tục..
- Với việc cung cấp tín dụng thông qua cho vay kịp thời, đã tạo khả năng đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh, cho phép các doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu về vốn luôn thay đổi và không để tồn đọng vốn trong quá trình luân chuyển..
- Tín dụng góp phần tích tụ, tập trung vốn thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh..
- Tín dụng góp phần điều chỉnh, ổn định và tăng trưởng kinh tế..
- Chẳng hạn, với ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện và thời hạn cho vay vốn đối với nông nghiệp, nông thôn để xây dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng, tín dụng góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp..
- Tín dụng còn là phương tiện để Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thích hợp (thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất tái chiết khấu và nghiệp vụ thị trường mở) để ổn định nền kinh tế khi nền kinh tế có dấu hiệu bất ổn (suy thoái, lạm phát).
- Hơn nữa, với sự tham gia của tín dụng thông qua dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã giảm chi phí lưu thông và an toàn trong thanh toán..
- Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và thực hiện các chính sách xã hội khác của Nhà nước..
- Với các hình thức tín dụng, cơ chế và lãi suất thích hợp, tín dụng đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân ngay cả khi thu nhập còn hạn chế..
- Tín dụng là công cụ thực hiện chức năng quản lý kinh tế xã hội của Nhà nước..
- Tín dụng góp phần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế..
- Hoạt động tín dụng không chỉ bó hẹp trong nền kinh tế của một quốc gia, mà còn mở rộng trên phạm vi quốc tế.
- Tín dụng đã tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư quốc tế trực tiếp, một hình thức hợp tác quốc tế ở mức độ cao hơn..
- Các hình thức tín dụng.
- Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì các hình thức tín dụng càng đa dạng.
- Căn cứ vào đối tượng và chủ thể tín dụng thì hiện nay tồn tại các hình thức tín dụng sau đây:.
- Tín dụng thương mại.
- Tín dụng thương mại phản ánh các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, dược thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa..
- Đối tượng của tín dụng thương mại là hàng hóa như nguyên liệu, vật liệu, sản phẩm dở dang, máy móc thiết bị..
- Chủ thể tham gia vào tín dụng thương mại là những người sản xuất kinh doanh thuộc mọi loại hình sở hữu, mọi ngành nghề..
- Chính việc gia hạn thanh toán đã làm xuất hiện quan hệ tín dụng và người mua trở thành người đi vay, người bán là người cho vay..
- Trong trường hợp này, lãi suất của tín dụng thương mại được cộng vào giá cả hàng hóa và được xác định ngay tại thời điểm bán hàng..
- Công cụ của tín dụng thương mại.
- Tín dụng thương mại góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ giảm chi phí giao dịch do không phải qua khâu trung gian mà qua quan hệ trực tiếp..
- Tuy nhiên tín dụng thương mại cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, thể hiện trên các phương diện:.
- Về quy mô: Tín dụng thương mại do các doanh nghiệp (người sản xuất, kinh doanh hàng hóa) cung cấp và họ chỉ có thể cung ứng khối lượng tín dụng trong khả năng vốn hàng hóa của họ..
- Về thời hạn cho vay: Tín dụng thương mại thường là tín dụng ngắn hạn nên không thể đáp ứng nhu cầu vay dài hạn..
- Về phạm vi: Tín dụng thương mại chỉ được thực hiện dưới hình thức hàng hóa (hiện vật), vì vậy phạm vi hoạt động của nó chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp có cung và cầu hàng hóa phù hợp nhau..
- Tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng thương mại gắn bó chặt chẽ với thanh toán tiền hàng, dịch vụ qua ngân hàng.
- Phát triển các hình thức thanh toán qua ngân hàng một cách rộng khắp, chấp hành nghiêm ngặt kỷ luật thanh toán sẽ góp phần mở rộng việc sử dụng tín dụng thương mại trong nền kinh tế quốc dân..
- Tín dụng ngân hàng.
- Tín dụng ngân hàng phản ánh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế (Các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức xã hội, và các cơ quan nhà nước các cấp).
- Trong tín dụng ngân hàng, ngân hàng xuất hiện với tư cách là người huy động vốn bằng tiền và cho vay (cấp tín dụng) cho các đối tượng nói trên..
- Đối tượng của tín dụng ngân hàng là vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội.
- Tín dụng ngân hàng huy động vốn dưới các hình thức: Tiền gửi (gồm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm), vay từ Ngân hàng Trung ương, phát hành tín phiếu..
- Các hình thức cho vay của tín dụng ngân hàng là: Cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho vay thế chấp và đầu tư chứng khoán (mua trái phiếu, tín phiếu)..
- Chủ thể tham gia vào hoạt động tín dụng ngân hàng bao gồm:.
- Ngân hàng (các tổ chức nhận tiền gửi) là những tổ chức trung gian Tài chính, nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức, sau đó cho vay (bao gồm các Ngân hàng thương mại, các Hiệp hội tiết kiệm và cho vay, các Hợp tác xã tín dụng)..
- Tín dụng ngân hàng có ưu điểm trên các mặt sau:.
- Về khối lượng tín dụng: Tín dụng ngân hàng có khả năng cung ứng những khoản vốn lớn đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay của khách hàng.
- Do đối tượng tín dụng ngân hàng là tiền tệ, và các hình thức huy động phong phú nên nó có thể huy động tiền tệ tạm thời nhàn rỗi từ mọi chủ thể trong nền kinh tế, kể cả nguồn vốn giữa các ngân hàng với nhau.
- Về thời hạn tín dụng: Tín dụng Ngân hàng lại có thể “đi vay ngắn hạn để cho vay dài hạn”..
- Về phạm vi tín dụng: Tín dụng ngân hàng có phạm vi huy động vốn cũng như cho vay rất lớn, liên quan đến các chủ thể và các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế.
- Trong hệ thống tín dụng quốc dân, tín dụng ngân hàng là loại hình tín dụng cơ bản nhất, chiếm vị trí chủ đạo - được thể hiện như sau:.
- Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện duy trì và phát triển các loại hình tín dụng khác bằng sự tham gia rộng rãi của tín dụng ngân hàng thông qua các nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, tái cầm cố các giấy tờ có giá, cho vay đối với ngân sách nhà nước, đối với người tiêu dùng..
- Tín dụng ngân hàng có tác dụng mạnh mẽ đến chu kỳ của quá trình tái sản xuất trên tầm vi mô cũng như trên tầm vĩ mô.
- Một mặt, người ta sử dụng tín dụng ngân hàng để đảm bảo sự thực hiện quá trình tái sản xuất.
- Đồng thời người ta cũng sử dụng tín dụng ngân hàng để điều chỉnh tính chu kỳ của quá trình tái sản xuất, bằng việc điều tiết lượng tín dụng đối với từng doanh nghiệp cũng như đôi với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nhằm đạt đến yêu cầu tăng trưởng cao nhưng bền vững..
- Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, lãi suất thị trường tín dụng ngân hàng của mỗi quốc gia cũng như trên phạm vi quốc tế phát huy vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hình thành và điều chỉnh cung cầu tín dụng trong nền kinh tế quốc dân..
- Hạn chế cơ bản của tín dụng ngân hàng.
- Có độ rủi ro cao, hạn chế này cũng gắn liền với chính những ưu điểm của tín dụng ngân hàng, do việc ngân hàng có thể cho vay số tiền lớn hơn nhiều so với Số vốn tự có, hoặc có sự chuyển hóa thời hạn và phạm vi tín dụng rất rộng.
- Tín dụng thuê mua.
- Tín dụng thuê mua phản ánh những quan hệ nảy sinh giữa công ty Tài chính (Công ty cho thuê Tài chính) với những người sản xuất kinh doanh dưới hình thức cho thuê tài sản..
- Đối tượng của tín dụng thuê mua là tài sản gồm nhà ở, văn phòng, nhà kho, phương tiện vận tải, các máy móc thiết bị..
- Hình thức tín dụng thuê mua: Có hai hình thức.
- Tín dụng thuê mua giúp cho doanh nghiệp có thể hiện đại hóa sản xuất theo kịp tốc độ phát triển của công nghệ mới trong khi nguồn vốn tự có còn hạn chế.
- Hơn nữa, do điều kiện cho vay dễ dàng, hình thức tín dụng này không nhất định phải có tài sản thế chấp, nên doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận khoản vay và tránh đọng vốn trong tài sản cố định..
- Tuy nhiên, do đối tượng của tín dụng thuê mua là tài sản nên so với tín dụng ngân hàng, phạm vi hoạt động hẹp hơn.
- Mặt khác, trong tín dụng thuê mua, doanh nghiệp phải chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn so với tín dụng thông thường..
- Tín dụng tiêu dùng (cho vay tiêu dùng).
- Do đó, cho vay tiêu dùng có những đặc điểm riêng khác với tín dụng ngân hàng nói chung:.
- Căn cứ vào mục đích vay có thể phân loại tín dụng tiêu dùng thành hai loại:.
- đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) Việt Nam, nhưng chỉ một vài năm trở lại đây, hoạt động cho vay tiêu dùng đã trở thành mục tiêu của nhiều TCTD, nhất là các TCTD ngoài nhà nước.
- Đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng là xu hướng tất yếu, là điều kiện khách quan trong điều kiện nền kinh tế thị trường, song đồng thời đó cũng là chiến lược, là mục tiêu và là thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Ngoài ra, là một nước đang phát triển, đời sống của nhân dân ngày một nâng cao thì nhu cầu về học tập, chữa bệnh, đi du lịch ở nước ngoài ngày càng nhiều, đó là thị trường rất hấp dẫn để các ngân hàng thương mại mở rộng tín dụng bằng việc cho vay qua thẻ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
- Qua đó cho thấy, tiềm năng để phát triển loại hình tín dụng này là cực kỳ lớn, đang cần các ngân hàng có chiến lược và chính sách cụ thể để đáp ứng với nhu cầu của nhân dân..
- Tín dụng quốc tế.
- Tín dụng quốc tế là mối quan hệ tín dụng giữa các Nhà nước, giữa các cơ quan của các Nhà nước với nhau, hoặc với Ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các doanh nghiệp của các nước với nhau..
- Tín dụng quốc tế phản ánh mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể kinh tế của một quốc gia với các chủ thể kinh tế của các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế..
- Đối tượng tín dụng quốc tế có thể là hàng hóa (dây chuyền sản xuất, thiết bị hàng hóa), cũng có thể là tiền tệ..
- Tín dụng quốc tế có khả năng đáp ứng được nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội khi mà nguồn vốn trong nước còn hạn hẹp, góp phần nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và kiến thức chuyên môn của người lao động..
- Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của NHTM vì thông qua hoạt động này, Ngân hàng có đầy đủ nguồn vốn để thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng (cho vay) và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng.
- Theo Luật các Tổ chức Tín dụng hiện hành của nước ta thì NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau:.
- Nhận tiền gửi của các tổ chức cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài