« Home « Kết quả tìm kiếm

Tín ngưỡng thờ thần ở đình làng Đồng Tháp


Tóm tắt Xem thử

- TÍN NGƯỠNG THỜ THẦN Ở ĐÌNH LÀNG ĐỒNG THÁP.
- Khoa Sư phạm Ngữ văn, Trường Đại học Đồng Tháp.
- Đình làng Đồng Tháp, thờ thần ở đình Đồng Tháp, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng thờ thần ở đình làng, tín ngưỡng thờ thần ở Đồng Tháp Keywords:.
- Đình làng Đồng Tháp hiện vẫn còn lưu giữ dấu vết tín ngưỡng thờ tự một thời của cư dân địa phương.
- Theo đó, các vị thần khác – kết quả từ nhu cầu địa phương hoá phúc thần của người Việt, sự giao thoa văn hoá với người Trung Quốc, người Chiêm Thành, người Chân Lạp – đều quy tụ về đình để trú ngụ và hưởng tế lễ bên cạnh vị thần chủ soái: Thần Thành Hoàng.
- Tín ngưỡng thờ thần ở đình làng Đồng Tháp.
- 1 VÀI NÉT VỀ ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP.
- Đình ở Đồng Tháp đa phần được xây dựng vào.
- Bảng 1: Số lượng đình và đối tượng được ban sắc phong hiện còn ở đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp i Tp/huyện Số đình Số lượng sắc phong Đối tượng ban tặng.
- Đình ở Đồng Tháp ngày trước chủ yếu được xây cất ven các con sông, đường giao thông chính của địa phương bấy giờ.
- Nhiều ngôi đình có sắc phong được ban vào năm Thiệu Trị thứ 5 (1845), với số lượng mỹ tự ban cho thần Thành Hoàng là 保安正直之神 Bảo an Chính trực chi thần, khẳng định nhiều đình ở Đồng Tháp có niên đại gần 200 năm.
- Nhìn chung, kiến trúc cũng như cách bày trí khu thờ tự ở các đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp gần như giống nhau.
- Về đại thể, đình làng Đồng Tháp xây dựng đầy đủ ba khu: Khu thờ tự, khu võ ca, khu võ quy.
- Một số đình ở tỉnh Đồng Tháp được tu sửa những năm trở lại đây cũng mô phỏng lại kiến trúc cổ và tạo tác hoành phi, câu đối trên chất liệu.
- Sự phối hợp của thần linh trong khuôn viên ngôi đình ở tỉnh Đồng Tháp từ thế kỷ XIX ghi nhận sự nâng cao ý thức khu vực của người dân.
- Những hình thức lễ tín ngưỡng dân gian, lễ nông nghiệp và lễ tết cổ truyền cũng được kết thành trên quan niệm về vị thần được thờ tự ở đình..
- Tín ngưỡng thờ thần ở đình làng Đồng Tháp nói riêng và khu vực Tây Nam Bộ nói chung được hình thành và kế thừa từ thành quả tư duy Việt trong chặng đường Nam tiến.
- Khảo sát cách bày trí khu thờ tự các đình ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay, có thể thấy tập hợp thần linh được quy tụ thờ ở đình có thể phân thành các nhóm đối tượng: Vị thần thờ chính, vị thần phối thờ theo tín ngưỡng dân gian, vị thần phối thờ qua giao thoa văn hoá và nhân vật lịch sử..
- 2.1 Vị thần thờ chính.
- Tính chất cởi mở trong quan niệm của cư dân phương Nam nói chung và người Đồng Tháp nói riêng đã tạo nên vị thế mới cho các vị thần được thờ tự ở đình.
- Sự phân cấp không tranh chấp vị thần Thành Hoàng của nhóm di dân buổi đầu đã gián tiếp định hình thứ bậc cho các vị thần được phối thờ sau này.
- Chính tính chất tập trung quyền lực của thần Thành Hoàng, cộng thêm sự phong cấp của thế tục càng làm tăng thêm uy thế cho vị thần này để quản lý dân ở những vùng xa trung ương như ở Đồng Tháp.
- Và nghĩa là, vị thần hào luỹ của Trung Quốc (城 thành: hào, 隍 hoàng: luỹ) khi vừa đến Việt Nam lập tức hoá thành vị thần chung chung đầy quyền bính ở cõi linh thiêng trừ tai giáng phúc cho cư dân trên các vùng đất mới.
- Với tính chất chung này, nên dù hữu danh vô thực, vị thần Thành Hoàng ở Đồng Tháp đã phát huy vai trò thống nhất thần linh và hợp thức hóa việc thờ tự ở địa phương..
- Bài vị thờ thần Thành Hoàng ở các đình của tỉnh Đồng Tháp đều thờ bức đại tự chữ 神 Thần bằng chữ Hán được sơn son thếp vàng, riêng đình Mù U (huyện Châu Thành) thờ bức đại tự chữ Hán với bốn chữ 城隍大王 Thành Hoàng Đại vương..
- Việc thờ tự vị thần này cũng giống như đình ở Đồng Tháp.
- Điểm đặc biệt của tín ngưỡng thờ thần Thành Hoàng ở tỉnh đều mang tính bất biến theo thời gian và không gian.
- Nhưng do biến cố lịch sử dân làng đã đổi tên thành đình thần Nguyễn Trung Trực tồn tại đến nay và người dân nơi đây vẫn ngỡ rằng sắc phong được ban cho và vị thần được thờ tự chính là anh hùng Nguyễn Trung Trực.
- Theo đó, tục thờ cúng thần Thành Hoàng ở Đồng Tháp nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung đã góp phần minh chứng cho ý thức cũng như nếp sống tập thể của người dân trên bước đường khai phá vùng đất mới với đủ mọi thử thách từ thiên nhiên.
- 2.2 Vị thần phối thờ theo tín ngưỡng dân gian.
- Xuất phát từ cơ tầng của nền nông nghiệp lúa nước, cư dân Đồng Tháp tiếp nhận thờ vị thần bảo trợ cho nông nghiệp, Thần Nông, ở khuôn viên sân đình.
- Mặc dù vậy, thiên nhiên phương Nam cụ thể ở Đồng Tháp vốn mang sẵn tính đe doạ con người bởi “rừng thiêng nước độc”.
- Quá trình khẩn hoang của cư dân đã sản sinh nên tín ngưỡng thờ thần Hổ..
- Và sự cộng hưởng của vị thần Chúa Xứ (xem thêm mục 2.3) ở khuôn viên sân đình giúp tăng cường niềm tin của dân địa phương về sự bảo trợ của thần linh.
- Thần Thổ địa được phối thờ ở sân đình là những nỗ lực đáng kể của người dân địa phương trước vị thần đại diện cho triều đình phong kiến cũng như vị thần chủ đất cũ của người Chiêm Thành và người Chân Lạp.
- Trong tương quan với các đình khu vực Tây Nam bộ, tùy phạm vi cũng như quy mô của đình mà hệ thống thần linh trong khuôn viên sân đình được tập hợp đầy đủ, hoặc chọn một trong số những vị thần đã kể trên, nhưng điểm chung nhất là đình nào cũng có thờ Thần Nông.
- Tuy nhiên, cách thờ vị thần này cũng không nhất quán trong cùng một huyện hoặc một tỉnh như tỉnh Đồng Tháp..
- Ngoài Thần Nông, thần Hổ và thần Ngũ Hành là hai vị thần xuất hiện nhiều ở các đình Tây Nam Bộ, riêng đình Hòa Ninh (Trà Vinh) còn lập thêm hai ban tả hữu thờ Mãnh thú.
- Trong khi đó, một số đình tân lập hay những đình xây dựng lâu năm lại không có vị thần nào ngự trị trong khuôn viên sân đình, chẳng hạn đình Phú Hội, đình thần Chùa Ông (Vĩnh Long), đình Mỹ Quý, đình Bến Kinh, đình.
- Với tập hợp thần linh theo tín ngưỡng dân gian, bộc lộ tính thực tế, sự dung dị, hài hòa trong cách sống và quan niệm của người Đồng Tháp cũng như người miền Tây.
- Nhìn chung, sự lựa chọn vị thần thờ tự khuôn viên sân đình phần nào lý giải cho nhu cầu cần được bảo trợ nơi rừng thiêng nước độc trên bước đường khai phá vùng đất mới.
- Lễ hội nông nghiệp ở các đình tỉnh Đồng Tháp thống nhất theo tên gọi chung của cả nước: Lễ Hạ điền (xuống đồng gieo hạt), Thượng điền (mừng mùa màng bội thu).
- Theo đó, sinh hoạt tín ngưỡng của cư dân tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh miền Tây chiêm trũng mang đậm yếu tố văn hóa nông nghiệp..
- 2.3 Vị thần phối thờ qua giao thoa văn hoá Tất cả các đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đều thờ vị Bạch Mã Thái giám/ Thái giám/Bạch Mã.
- Theo nghiên cứu của một số học giả cho rằng, vị thần Bạch Mã không có cái chỉ cái giống là vị thần dùng cho thần Thành Hoàng di chuyển.
- Vì vậy, vị thần Bạch Mã Thái giám mang tính chất hướng nội hơn, là sản phẩm tư duy của con người đối với nhu cầu trần tục ở cõi thiêng.
- Tuy nhiên truy về gốc, vị thần Bạch Mã nguyên là biến dạng của vị thần biển mà nghiên cứu của Tạ Chí Đại Trường cho biết việc thu nhận, chuyển đổi và biến dạng thần linh của người Việt với người Chiêm Thành, Chân Lạp và Trung Quốc đã tạo nên diện mạo và danh xưng hiện tại cho thần.
- Đặc biệt với sự cộng cư của lưu dân Trung Quốc ở Đồng Tháp đã thần hoá một nhân vật lịch sử cụ thể, Thái giám Trịnh Hoà với công trạng mở con đường tơ lụa cho Trung Quốc, tạo nên lai lịch cho vị thần Thái giám gắn liền tên tuổi với danh nhân nước này..
- Kết quả khảo sát cho biết, tỉnh Đồng Tháp không còn/không xuất hiện sắc phong cho vị thần Bạch mã Thái giám với tư cách bảo vệ cư dân trên vùng biển.
- Theo thời gian, vai trò của thần Bạch mã Thái giám bắt đầu mờ nhạt trong đời sống tín ngưỡng của cư dân Đồng Tháp.
- May mắn hơn vị thần Bạch Mã Thái giám, vị thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải được biết đến nhiều hơn ở vùng đất Đồng Tháp với số lượng lớn các bằng sắc của nhà Nguyễn ban tặng.
- Vị thần Đại Càn Quốc Gia Nam Hải Tứ Vị Thánh Nương được phủ lên truyện tích về sự trung trinh của Hoàng hậu và ba công chúa nhà Triệu Tống trong trận truy bức của quân Nguyên.
- Bước chân Nam tiến của cư dân Việt đã đưa vị thần này theo cuộc hành trình của mình và sự pha trộn với văn hoá Chàm khiến vị thần Po Riyak hay Po Yan Nưga hay Po Yan Dari Việt hoá thành Tứ Vị Thánh Nương và được thờ khắp nơi dọc biển.
- Tính chất biển của vị thần Đại Càn được ứng dụng nhiều hơn trong đời sống của người Đồng Tháp với lễ Cầu ngư vào mùa nước nổi diễn ra vào tháng 9, tháng 10 âm lịch hằng năm.
- Tuy nhiên, số lượng tự tích thờ vị thần Đại Càn ở tỉnh Đồng Tháp hiện nay không nhiều..
- Theo khảo sát gần đây, tỉnh Đồng Tháp chỉ có một miếu thờ thần Đại Càn duy nhất nằm trong khuôn viên đình Mỹ Hội (huyện Cao Lãnh).
- Mặc dù số lượng sắc phong ban cho vị thần Đại Càn tương đối nhiều, 28 văn bản, nhưng sự ít ỏi về số lượng tự tích thờ vị thần này phản ánh sức giảm sút mức ảnh hưởng của vị thần Đại Càn đối với đời sống tâm linh cư dân Đồng Tháp.
- Tình hình này buộc vị thần Đại Càn phải thiên di vào đình cho hợp thời..
- Theo đó, dù được ban sắc, được phong lên hàng Thượng đẳng thần ix song vị thần Đại Càn ở tỉnh Đồng Tháp chỉ được thờ trong đình với tư cách phối tự, thậm chí còn không có ban/ khánh thờ.
- Hầu hết các đình ở tỉnh Đồng Tháp đều lập miếu thờ Bà Chúa Xứ, vị thần đất cấp cao với vai trò chủ xứ sở của đất Chiêm Thành và Chân Lạp..
- Vị trí miếu thờ thường được lập ngoài sân đình cùng với các vị thần: Thần Nông, Ngũ hành, Thổ địa, Sơn Quân.
- Tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ ở tỉnh Đồng Tháp mang tính chất phổ biến, nhiều nơi dân địa phương còn lập riêng miếu thờ Bà với quy mô lớn..
- “trung tâm” thờ tự Chúa Xứ ở Châu Đốc (tỉnh An Giang) chi phối mạnh mẽ tín ngưỡng thờ Bà ở các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung và ở khu vực Đồng Tháp nói riêng..
- Nói đến vị chúa đất, xin nói thêm về vị thần có tên Chúa Ngung Ma nương.
- Văn tế một số đình tỉnh Đồng Tháp có kêu cầu đến vị thần này nhưng không thấy xuất hiện bài vị của thần trong hệ thống thần linh thờ tự của đình.
- Vị thần với tên chữ Hán là 主隅嬤娘 Chúa Ngung Ma nương trực tiếp cho biết tầng cấp quản lý của thần, chủ ở từng mảnh ruộng nhỏ.
- Vị thần này được tiếp nhận ở mức độ đồng nhất sinh hoạt nông dân Việt với nông dân Chiêm Thành và Chân Lạp, đưa đến một sự thờ cúng thần đất địa phương trong chặng đường khai khẩn.
- Lâu dần vị thần này của hai vương quốc bị thay thế bằng thần Tiền Hiền và thần Hậu Hiền của người Việt.
- Vị thần này vốn là một nữ thần nổi tiếng của Đạo giáo Trung Quốc, sau khi vào Việt Nam, được Đạo Cao Đài gọi là Đức Diêu Trì Phật Mẫu hay Kim Bàn Phật Mẫu.
- Vị thần Chúa Xứ, Chúa Ngung, Cửu Thiên mang dáng dấp của một nữ thần cùng với thần Đại Càn, thần Ngũ hành (Kim Đức nương nương, Mộc Đức nương nương, Thủy Đức nương nương, Hỏa Đức nương nương, Thổ Đức nương nương) từ lâu được người dân Đồng Tháp đưa vào đình thờ, ghi nhận sự chấp nhận của giới Nho sĩ bấy giờ về hiện tượng song tồn của nữ thần bên cạnh các nam thần chi phối toàn bộ đình trung.
- đồng thời tái khẳng định sức ảnh hưởng của những vị thần này trong đời sống thường nhật ở bản xứ..
- Tựu trung, các vị thần phối thờ ở đình qua giao thoa văn hóa giữa các dân tộc biểu hiện rõ thái độ tôn trọng, nếp sống hòa đồng của lớp người di dân cầu mong nhận sự bảo trợ từ những vị thần này như những vị thần theo tín niệm của mình.
- Các vị thần như đã trình bày là những vị thần thường trực ở tất cả các đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Theo số liệu thống kê, trong tổng số 84 đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp chỉ có vài đình có thờ nhân vật lịch sử như: Nguyễn Văn Thống ở đình Tân Khánh (TP Sa Đéc), Nguyễn Trung Trực ở đình Định Hoà và đình Phong Hoà (huyện Lai Vung), đình Mỹ Ngãi (TP Cao Lãnh) thờ ba vị đại.
- Trên nguyên lý này, hầu hết các đình tỉnh Đồng Tháp đều lập ban thờ Bác Hồ.
- Qua đây tái minh chứng cho tính cởi mở trong tâm thức tín ngưỡng của người Đồng Tháp về thế giới ngoài con người chốn đình trung..
- Theo các bài vị và tượng thờ hiện còn trong các đình tỉnh Đồng Tháp cho thấy mức độ ảnh hưởng sâu đậm của Nho giáo trong tâm thức tín ngưỡng của người dân địa phương trong quá khứ.
- Chính tính chất tương đồng gần gũi trong quan niệm của người dân địa phương, các vị thần này được tôn sùng ngay trong chánh tẩm của đình..
- Các vị thần được thờ tự trong đình làng Đồng Tháp như đã kể trên phần nào giúp tái hiện lại một thế giới vượt thường trong tâm thức tín ngưỡng của người dân Đồng Tháp bấy giờ.
- Theo đó, những nghi thức tế lễ là con đẻ cho cả quá trình tư duy không ngừng nghỉ của người Đồng Tháp trước những đổi thay thời cuộc.
- Cũng trong văn tế đình vào các kỳ lễ trong năm cho biết thêm danh sách các vị thần.
- Qua khảo sát, có thể thấy nhiều vị thần chưa thực sự được “chính danh” trong đình dù xuất hiện trong văn tế.
- Qua bài văn tế, có thể thấy tín ngưỡng thờ thần cây, thần đá, thần Hà Bá, Sơn Xuyên Nhạc Độc của cư dân Việt, phản ánh rõ ước vọng được bảo trợ từ thiên nhiên trong chặn đường Nam tiến đến Đồng Tháp.
- Tuy nhiên, so với khánh thờ hiện hữu của đình Mỹ Hiệp, những vị thần: Thạch Trụ, Mộc Trụ, Sơn Xuyên Nhạc Độc, Hà Bá Thuỷ Quan, Chúa Ngung Ma Nương, Đông Nam Sát Hải Lang Thát Nhị Đại Tướng Quân.
- ban thờ vị thần núi 高阁大王 Cao Các Đại vương xvii với tấm bài vị màu đỏ, dòng chữ Hán màu vàng.
- Nhìn chung, với hệ thống thần linh được thờ cúng ở đình làng Đồng Tháp nói riêng và các tỉnh Tây Nam Bộ nói chung đã lý giải cho việc hiện thực hóa khát vọng được che chở của người dân đến khai phá vùng đất mới.
- Theo thời gian, họ đã giữ lại những vị thần có quyền năng đủ mạnh để làm điểm tựa tinh thần cho mình, đồng thời tổng hợp thần linh vào chung ngôi đình trong bối cảnh cụ thể của điều kiện tự nhiên và dung hòa với tín ngưỡng cũng như tôn giáo bản địa.
- Quan niệm về sự liên kết cõi tục – cõi thiêng vẫn còn rất đậm sâu trong tư tưởng của người dân Đồng Tháp trong quá khứ và hiện tại.
- Đời sống tín ngưỡng của người Đồng Tháp nói riêng và người miền Tây nói chung rất phong phú và đa dạng, chung quy cũng nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của họ trên vùng đất miền Tây.
- Ngoài những vị thần cơ hữu của tín ngưỡng truyền thống, họ còn tìm kiếm và sáng tạo thêm những vị thần thích ứng với điều kiện môi trường sống mới ở miền Tây.
- Từ góc độ tín ngưỡng cho thấy, tính chất mở, tích hợp và đa nguyên của ngôi đình Đồng Tháp cũng như các ngôi đình ở miền Tây Nam Bộ thể hiện giá trị dân tộc được tái khẳng định bằng tinh thần yêu nước, trở thành điểm đặc biệt trong tín ngưỡng thờ thần và quy tắc ứng xử trong văn hóa tâm linh của người miền Tây trong quá khứ, rất cần được duy trì và tiếp nối.
- Hệ thống thần linh được thờ ở tự tích đình trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh miền Tây ghi nhận hiện tượng cộng tồn văn hoá của người Việt với người Hoa, người Chiêm Thành và người Chân Lạp.
- Việc trùng tu đình ở tỉnh Đồng Tháp chủ yếu bắt đầu từ những năm thế kỷ XXI.
- Xuất phát từ tập hợp thần linh thờ cúng ở đình cùng nghi thứ giao tiếp cõi tục – cõi thiêng giúp tái hiện lại diện mạo tín ngưỡng Đồng Tháp trong quá khứ, tạo tiền đề cho việc kế thừa thành quả văn hoá tín ngưỡng của người Đồng Tháp để tránh sa vào hiện tượng mê tín dị đoan trong việc gìn giữ bản sắc văn hoá dân tộc thời hội nhập.
- vi Năm 1845, vua Thiệu Trị ban sắc hai lần cách nhau một tháng, cụ thể vào ngày 27 tháng 11, ban mỹ tự cho thần Thành Hoàng các thôn ở tỉnh Đồng Tháp bấy giờ là 保安正直之神 Bảo an Chính trực chi thần, đến ngày 26 tháng 12 tiếp tục gia tặng mỹ tự cho thần là 保安正直佑 善之神 Bảo an Chính trực Hựu thiện chi thần..
- vii Câu chuyện dân gian về lời phát thệ của Thần Nông chỉ ở ngoài sân đình, quyết không vào kiểu nhà bà Cửu thiên Huyền nữ dạy dân làm (mô phỏng theo thế đứng chống nạnh của bà), vì như thế là “nấp dưới nách đàn bà”, lý giải cho việc miếu thờ Thần Nông phải xây theo kiểu nhà nóc bằng (kiểu nhà do chính ông dạy dân làm) mới “hợp” nguyên tắc thờ vị thần này của dân gian..
- Người tỉnh Đồng Tháp, được phong chức Thống Lãnh binh, phụ tá đắc lực cho Thiên hộ Võ Duy Dương chiêu mộ nghĩa quân và xây dựng căn cứ chống Pháp ở Đồng Tháp Mười..
- Ông có công huy động nhân dân lập căn cứ chống Pháp ở Đồng Tháp Mười những năm .
- 1866): Phó tướng của Thiên hộ Võ Duy Dương, được phong chức Đốc binh, cùng hợp sức với Thiên hộ Dương chống Pháp ở Đồng Tháp Mười..
- xvii Kết quả khảo cứu của các nhà nghiên cứu cho biết, thần Cao Các còn được gọi là thần Cao Sơn Cao Các, là vị thần núi nổi tiếng linh ứng, phù trợ dân chống được tai họa, được thờ khắp đất nước..
- Tín ngưỡng thờ danh nhân ở các đình tại Cần Thơ